Một Số Khó Khăn Khi Người Dân Tham Gia Qlrrtt:


thiên tai, hướng dẫn người dân PCTT theo phương châm “4 tại chỗ”. Lắng nghe, tiếp thu ý kiến phản ánh, góp ý để tạo điều kiện tốt nhất cho người dân thực hiện và QLRRTT. Chính quyền, các ngành, hội đoàn thể cũng đã có nhiều giả pháp để hỗ trợ, khuyến khích người dân thay đổi lịch mùa vụ, thích ứng với BĐKH; thực hiện một số công trình phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai; hỗ trợ sinh kế, xóa nhà ở đơn sơ tạm bợ; cứu trợ khẩn cấp trước, trong và sau thiên tai; bảo vệ môi trường… để xây dựng cộng đồng an toàn trong thiên tai.

4.3. Một số khó khăn khi người dân tham gia QLRRTT:

Trong qua trình khảo sát, tác giả đã tiếp cận đến những khó khăn của người dân trong công tác QLRRTT:

Thứ nhất, vấn đề đầu tiên là tài chính khi huy động đóng góp vào các công trình tránh lụt bão, bởi vì ở khu vực nông thôn thu nhập chủ yếu của họ là từ sản xuất nông nghiệp, rất bấp bênh, nên việc đóng góp tiền bạc là khó khăn.

Thứ hai, một bộ phận người dân trong độ tuổi lao động, nhất là lực lượng thanh niên vắng mặt tại địa phương tương đối lớn, họ phải đến các đô thị, doanh nghiệp để tìm kế sinh nhai, nên ở lại địa phương chủ yếu là người già, phụ nữ, trẻ em,… Vì vậy, khi có thiên tai thì việc huy động lực lượng trong phương châm “4 tại chỗ” là rất khó khăn.

Thứ ba, một số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa thật sự quan tâm đến công tác PCTT, chưa chủ động triển khai thực hiện các giải pháp mà người dân đề xuất, kiến nghị từ trước, đến khi có thông tin thiên tai sắp xảy ra thì mới chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện, nhất là các giải pháp phi công trình; ngân sách dành riêng cho công tác PCTT còn nhiều khó khăn; việc đào tạo, bồi dưỡng, trang bị kiến thức kỹ năng cho cán bộ thôn, xóm, khu vực, Ban chỉ huy PCTT cấp cơ sở chưa thường xuyên nên khả năng nắm bắt, chỉ dạo, phương pháp thực hiện phòng chống còn nhiều hạn chế. Qua khảo sát, chỉ có 1 (phường Nhơn Bình, thành phố Quy Nhơn) trong 4 xã, phường thành lập được Nhóm cán bộ kỹ thuật hỗ trợ cộng đồng theo Quyết định số 666/QĐ-TCTL-ĐĐ ngày 22/8/2011 của Tổng cục Thủy lợi - Bộ


NNPTNN về “Phê duyệt nội dung tài liệu tham khảo và Hướng dẫn thực hiện Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng”.

Thứ tư, địa bàn các xã trọng điểm về thiên tai khá rộng, địa bàn cách trở nên khó khăn trong công tác tuyên truyền; khi có thiên tai xảy ra nhiều khu dân bị chia cắt, cô lập nên khó khăn trong công tác chỉ huy theo phương châm “4 tại chỗ” và công tác cứu trợ khẩn cấp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Tóm lại, QLRRTT có sự tham gia của người dân là một quá trình trong đó người dân trong cộng đồng chủ động và tham gia tích cực vào việc xác định và phân tích các rủi ro thiên tai, lập kế hoạch, thực hiện, theo dõi và đánh giá các hoạt động nhằm mục đích giảm nhẹ tình trạng dễ bị tổn thương và tăng cường khả năng ứng phó, thích nghi của cộng đồng với tác động của thiên tai, đặc biệt trong bối cảnh BĐKH. Sự tham gia của người dân trong công tác QLRRTT là cần thiết. Người dân là “trung tâm” của quá trình ra quyết định trong công tác QLRRTT. Việc tiếp cận các thông tin về thiên tai người dân kịp thời nắm bắt thông qua nhiều nguồn tin mang tính chính xác cao. Người dân vừa là chủ thể vừa là đối tượng thụ hưởng nên đã tích cực tham gia vào quá trình QLRRTT. Qua nghiên cứu cho thấy, người dân đã có nhận thức tốt hơn về tác hại của thiên tai, có kế hoạch phòng chống, giảm nhẹ thiên tai từ hộ gia đình đến cộng đồng thôn, xóm; sẵn sàng đóng góp tiền bạc, vật chất, sức lao động cho các công trình mà cộng đồng được hưởng lợi; tự giác thực hiện PCTT để bảo vệ tài sản, tính mạng con người, các đối tượng dễ bị tổn thương được ưu tiên giúp đỡ… Người dân, đặc biệt là nông dân ngày càng có nhận thức tốt hơn và từng bước thích nghi các công việc của họ trong điều kiện BĐKH, họ tự giác tính toán để thay đổi lịch mùa vụ, chăm nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy hải sản sao cho sao cho có năng suất nhất. Người dân đóng vai trò nòng cốt trong công tác kiểm tra, giám sát, quyết định huy động duy tu, bảo dưỡng các công trình cộng đồng do người dân đóng góp và của Nhà nước đầu tư tại địa phương. Vai trò của người dân là nhân tố quan trọng trong việc xây dựng cộng đồng an toàn, gắn kết chặt chẽ với chủ trương huy động xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.


Sự tham gia của người dân trong quản lý rủi ro thiên tai trên địa bàn tỉnh Bình Định - 11


5.1. Kết luận:‌

CHƯƠNG 5:

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Trong bối cảnh thiên tai đang có xu hướng cực đoan hơn bởi tác động của BĐKH, công tác phòng, chống thiên tai được Đảng, Nhà nước và nhân dân ta xác định là một trong những nhiệm vụ ưu tiên và xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đầu tư kinh phí và sức lực liên tục trong nhiều năm để xây dựng hệ thống các công trình, cơ sở vật chất phòng chống thiên tai, Nhà nước đã quan tâm hoàn thiện thể chế, chiến lược, chính sách, tăng cường năng lực và nhận thức của người dân. QLRRTT có sự tham gia của người dân là một quá trình trong đó người dân trong cộng đồng chủ động và tham gia tích cực vào việc xác định và phân tích các rủi ro thiên tai, lập kế hoạch, thực hiện, theo dõi và đánh giá các hoạt động nhằm mục đích giảm nhẹ tình trạng dễ bị tổn thương và tăng cường khả năng ứng phó, thích nghi của cộng đồng với tác động của thiên tai, đặc biệt trong bối cảnh BĐKH.

Do đặc thù của tỉnh Bình Định là tỉnh thường xuyên bị ảnh hưởng bở thiên tai, nhất là thiên tai lụt bão nên trong những năm qua các các cấp ủy Đảng, chính quyền, ngành, đoàn thể của tỉnh đã triển khai nhiều chủ trương, giải pháp để tăng cường công tác phòng ngừa, giảm nhẹ rủi ro thiên tai hiệu quả. Sự phối hợp, điều hành trong chỉ đạo, chỉ huy phong tránh, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai giữa các cấp, các ngành, các địa phương có nhiều tiến bộ. Tỉnh ủy, UBND tỉnh, BCH PCTT - TKCN tỉnh đã chỉ đạo kịp thời các biện pháp chống hạn, triển khai sớm công tác phòng chống mưa bão, lũ lụt đến các sở, ban, ngành, địa phương thể hiện khả năng và năng lực điều hành, chỉ huy phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai của cơ quan lãnh đạo cấp tỉnh. BCH PCTT - TKCN đã tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết nhất là hiện tượng khí tượng, thủy văn nguy hiểm; tổ chức khai thát tốt sản phẩm dự báo khí tượng thủy văn, các phương án nâng cao chất lượng dự báo. Thông tin dự báo thiên tai đã được truyền tới cơ sở, cộng đồng kể cả vùng sâu, vùng xa kịp thời. Tỉnh đã có những giải pháp, phương án phòng chống và giảm nhẹ thiên


tai tích cực từ bị động đối phó sang chủ động phòng tránh, thích nghi dần với thiên tai, đã lồng ghép nội dung phòng chống giảm nhẹ thiên tai trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Lực lượng cán bộ PCTT - TKCN được củng cố và phát triển, năng lực tìm kiếm, cứu nạn của công an, bộ đội, các đoàn thể xã hội và các địa phương được tăng cường thông qua tập huấn và diễn tập. Trang thiết bị PCTT - TKCN được mưa sắm, bổ sung thêm. Nhờ củng cố lực lượng và tăng cường năng lực PCLB - TKCN nên đã hạn chế được thiệt hại về người, tài sản và cơ sở hạ tầng

Công tác giáo dục, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng, tránh, giảm nhẹ thiên tai được quan tâm thực hiện với nhiều hình thức đa dạng. Sự tham gia của người dân trong lập kế hoạch và thực hiện QLRRTT tại cộng đồng theo Đề án 1002 của Thủ tướng Chính phủ bước đầu mang lại nhiều hiệu quả. Qua nghiên cứu cho thấy, sự tham gia của người dân trong công tác quản lý rủi ro thiên tai là cần thiết. Người dân là “trung tâm” của quá trình ra quyết định trong công tác QLRRTT. Việc tiếp cận các thông tin về thiên tai người dân kịp thời nắm bắt thông qua nhiều nguồn tin mang tính chính xác cao. Người dân vừa là chủ thể vừa là đối tượng thụ hưởng nên đã tích cực tham gia vào quá trình QLRRTT. Người dân đã có nhận thức tốt hơn về tác hại của thiên tai, có kế hoạch phòng chống, giảm nhẹ thiên tai từ hộ gia đình đến cộng đồng thôn, xóm; sẵn sàng đóng góp tiền bạc, vật chất, sức lao động cho các công trình mà cộng đồng được hưởng lợi; tự giác thực hiện PCTT để bảo vệ tài sản, tính mạng con người, các đối tượng dễ bị tổn thương được ưu tiên giúp đỡ… Mặt khác, người dân, đặc biệt là nông dân ngày càng có nhận thức tốt hơn và từng bước thích nghi các công việc của họ trong điều kiện BĐKH, họ tự giác tính toán để thay đổi lịch mùa vụ, chăm nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy hải sản sao cho sao cho có năng suất nhất. Người dân đóng vai trò nòng cốt trong công tác kiểm tra, giám sát, quyết định huy động duy tu, bảo dưỡng các công trình cộng đồng do người dân đóng góp và của Nhà nước đầu tư tại địa phương. Vai trò của người dân là nhân tố quan trọng trong việc xây dựng cộng đồng an toàn, gắn kết chặt chẽ với chủ trương huy động xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Nhà


nước, các tổ chức hội đoàn thể, các tổ chức tài trợ đóng vai trò hỗ trợ cho người dân trong quá trình này.

Tuy nhiên, trong quá trình khảo sát thực tế, vẫn còn không ít người dân khó tiếp cận do địa bàn xã, phường, thôn, khu vực rộng, cách trở, do bận công việc, làm ăn xã, buôn bán…; một số người dân chưa có nhận thức tốt, chưa thật sự quan tâm đến hội họp, tiếp xúc và xem đây là công việc của Nhà nước - Nhà nước phải làm.

Có thể nói, QLRRTT có sự tham gia của người dân là một giải pháp tốt, xuất phát từ thực tiễn. Đây cũng là phương châm của Đảng và Nhà nước ta trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

Qua khảo sát thực tiễn, tác giả đã đưa ra một số khuyến nghị, nhằm huy động đông đảo người dân trong công tác QLRRTT và PCTT tại cộng đồng.

5.2. Khuyến nghị:


Như trình bày ở các phần trước, người dân tham gia QLRRTT với mục tiêu là xây dựng cộng đồng an toàn, từng bước thích nghi trong điều kiện BĐKH. Vì vậy, sự tham gia của người dân là hết sức quan trọng, quyết định mạnh mẽ đến đời sống xã hội, nên QLRRTT phải được triển khai đồng bộ hơn để người dân nắm bắt được việc mình làm, lợi ích đem lại khi tham gia vào các hoạt động QLRRTT. Để tiếp tục nâng cao vai trò của người dân trong QLRRTT trong thời gian đến, thích ứng với BĐKH, tác giả của đề tài đưa ra các khuyến nghị sau đây:

- Một là, qua khảo sát tại 4 xã, phường nghiên cứu cho thấy ý thức và hành động tham gia QLRRTT tại cộng đồng là rất tốt, góp phần đáng kể cho công tác phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai, xây dựng được cộng đồng an toàn. Vì vậy, công tác này được phát huy và nhân rộng đến nhiều địa bàn khác trong tỉnh, nhất là ưu tiên áp dụng tại 90 xã, phường trọng điểm về thiên tai lụt bão trong tỉnh.

- Hai là, tiếp tục thông tin, tuyên truyền sâu rộng về thiên tai và tác động của thiên tai, BĐKH đến đông đảo các tầng lớp nhân dân. Đề án 1002 của Thủ tướng Chính phủ về “Nâng cao nhận thức cộng đồng trong quản lý rủi ro thiên tai dựa vào


cộng đồng” được triển khai trong phạm vi cả nước từ năm 2009, tỉnh Bình Định có Quyết định ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Đề án 1002 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh, tuy nhiên đến nay việc triển khai còn chậm, ngân sách nhà nước chưa ưu tiên để thực hiện đề án, số xã thực hiện ít, chủ yếu triển khai dựa trên nguồn kinh phí tài trợ của Ngân hàng Thế giới và các tổ chức phi chính phủ. Vì vậy, để nâng cao hơn nữa nhận thức của người dân và để người dân tham gia nhiều hơn trong QLRRTT, đề nghị tỉnh quan tâm về tài chính để các địa phương triển khai thực hiện Đề án của Thủ tướng Chính phủ ngày càng hiệu quả.

- Ba là, việc lập kế hoạch PCTT hàng năm, cần huy động đông đảo người dân tham gia, các ý kiến của người dân phải được trân trọng tiếp thu. Cần sử dụng tốt hơn các công cụ như PR, PAR, PRA trong xây dựng kế hoạch PCTT và QLRRTT. Việc lập kế hoạch PCTT phải gắn kết với các nhiệm vụ, chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong điều kiện BĐKH.

- Tư là, cần làm tốt công tác quy hoạch thoát nước, chống ngập úng; nâng cao năng lực chuyên môn dự báo, thông tin, cảnh báo sớm… về thiên tai cho cán bộ các cơ quan quản lý nhà nước; nâng cao chuyên môn, kỹ năng PCTT cho cán bộ, Ban chỉ huy PCTT các cấp, nhất là cấp cơ sở để sẵn sàng tham gia ứng phó khi có thiên tai xảy ra theo phương châm “4 tại chỗ”. Thành lập các đội phản ứng nhanh, thanh niên xung kích, các nhóm hỗ trợ cộng đồng trong QLRRTT. Tăng cường xây dựng hệ thống cảnh báo sớm về thiên tai để người dân kịp thời tiếp nhận, nắm bắt diễn biến thiên tai để sẵn sàng ứng phó một cách tốt nhất. Triển khai bản đồ thiên tai và bản kiểm (những việc cần làm trước, trong và sau thiên tai) đến từng hộ gia đình, nhằm giúp người dân xây dựng kế hoạch PCTT tại chỗ tốt hơn.

- Năm là, huy động nhân dân tham gia đóng góp (tiền bạc, vật chất, sức lao động…) với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, cùng hưởng lợi. Cần gắn kết công tác QLRRTT với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” ở các địa bàn dân cư.

- Sáu là, tăng cường hỗ trợ sinh kế cho người dân, nhất là các hộ nghèo, cận nghèo, các đối tượng dễ bị tổn thương, giúp người dân tăng năng suất canh tác, tăng


cường thích nghi và sức chịu đựng trước các loại hình thiên tai, tạo việc làm tại chỗ cho người dân, nhất là lực lượng thanh niên - lực lượng chính trong phòng chống thiên tai. Hỗ trợ, trang bị các điều kiện, phương tiện cần thiết cho chính quyền cơ sở, cộng đồng để ứng phó với thiên tai.

- Bảy là, tăng cường các giải pháp công trình hạ tầng như: sửa chữa, nâng cấp, gia cố các đê sông, đê biển, đập, hồ thủy lợi, cầu, đường giao thông, các công trình nhà nước, cộng đồng… Thực hiện hỗ trợ xóa nhà ở đơn sơ, tạm bợ, dột nát cho người nghèo, các đối tượng chính sách, dễ bị tổn thương, đảm bảo tính vững chắc trong PCTT.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt:

1. Ban Chấp hành TƯ Đảng (2013), Nghị quyết số 24-NQ/TƯ ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành TƯ Đảng khóa XI về Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

2. Bàn Cao Sơn (2016), Sự tham gia của người dân vào Chương trình MTQGXDNTM tại xã Việt Lâm, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, Luận văn thạc sỹ Chính sách công, Chương trình Fulbright, Trường đại học kinh tế TP.HCM.

3. BĐRC (2010), Báo cáo đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương và năng lực (VCA), xã Cát Chánh, huyện Phù Cát.

4. Bộ NNPTNT (2012), Báo cáo tổng kết thi hành Pháp lệnh Phòng chống, lụt bào và các văn bản pháp luật có liên quan.

5. Cục Thống kê tỉnh Bình Định, Niên giám thống kê tỉnh Bình Định từ năm 2010 - 2015.

6. DMC - UNDP, BNNPTNT (2011), Tài liệu kỹ thuật Quản lý rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu, Dự án nâng cao năng lực thể chế về Quản lý rủi ro thiên tai tại Việt Nam, đặc biệt là các rủi ro thiên tai liên quan đến biến đổi khí hậu.http://doanthanhnien.vn/Uploads/file/thanhnga@doantn.vn/2016/05/17/Tai%20lieu

%20ky%20thuat%20CBDRM.pdf

7. DMC - BNNPTNT (2015), Hướng dẫn tổ chức thực hiện Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng - 2015, Tổng cục Thủy lợi, Bộ NN và PTNT.

8. DMC - Oxfarn (2012), Sổ tay hướng dẫn “QLRRTT và thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng”.

9. Đảng bộ xã Vĩnh Thịnh (2015), Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội xã Vĩnh Thịnh, giai đoạn 2010 - 2015.

10. Hà Văn Cát - BĐRC (2012), Báo cáo đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương và năng lực (VCA), xã Ân Hảo Đông, huyện Hoài Ân.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/05/2022