Các Công Trình Đề C Ập Đến Nguồn Nhân Lực Nữ, Nữ Trí Thức Và Phụ Nữ


trương, chính sách xây dựng chiến lược tổng thể về nhân tài, là bộ phận nhân lực đỉnh cao của NNL.

GS.TS Nguyễn Văn Khánh (chủ biên) (2010), Xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam, Nxb CTQG, Hà Nội. Công trình này là kết quả nghiên cứu, hội thảo của các nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước KX.03.22/06 -10 Xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam phục vụ sự nghiệp chấn hưng đất nước trong thế kỷ XXI. Bằng cách tiếp cận liên ngành, công trình mong muốn góp phần nhận thức, lý giải một số vấn đề cơ bản về trí tuệ, nguồn lực trí tuệ. Cuốn sách được kết cấu thành bốn phần bao gồm: Phần I: trí tuệ và nguồn lực trí tuệ - những vấn đề lý luận chung. Phần II: Nguồn lực trí tuệ Việt Nam trong lịch sử và hiện tại. Phần III: Xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước. Phần IV: Phát triển và sử dụng nguồn lực trí tuệ - tiếp cận từ kinh nghiệm nước ngoài. Cuốn sách có ý nghĩa tham khảo quan trọng về mặt lý luận cũng như thực tiễn trong việc phát huy nguồn lực trí tuệ của Việt Nam hiện nay, phục vụ yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học (2010), Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài khoa học cấp cơ sở năm 2010, Phát triển NNLCLC đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với kinh tế tri thức. Đề tài đã tập trung làm rõ lý luận về NNLCLC và CNH, HĐH gắn với kinh tế tri thức; đồng thời tìm hiểu kinh nghiệm thế giới về phát triển NNLCLC và thực trạng NNLCLC của Việt Nam hiện nay và những vấn đề đặt ra. Trên cơ sở đó, đề tài chỉ ra xu hướng phát triển NNLCLC, đồng thời, đề xuất những giải pháp cơ bản để phát triển nguồn lực này đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với kinh tế tri thức của Việt Nam.

PGS.TS. Nguyễn Văn Tài (2010), Phát huy tính tích cực xã hội của đội

ngũ cán bộ nước ta hiện nay, Nxb CTQG, Hà Nội. Trên cơ sở quan điểm của


Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cuốn sách của tác giả đã đi sâu phân tích, làm rõ những cơ sở lý luận và thực tiễn của đường lối, chính sách cán bộ của Đảng ta. Đặc biệt với phương pháp tiếp cận vấn đề một cách có hệ thống, tác giả đã đưa ra những đánh giá sát thực về tình hình cán bộ nước ta hiện nay, đề xuất những giải pháp cụ thể, có tính khả thi để góp phần kiện toàn, nâng cao chất lượng cán bộ các cấp.

Nguyễn Thị Thanh Dung (2010), Phong cách tư duy Hồ Chí Minh với việc xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay, Nxb CTQG, Hà Nội. Cuốn sách của tác giả đã phản ánh một cách khái qu át, có hệ thống những nội dung cơ bản của phong cách tư duy Hồ Chí Minh, từ đó đề ra một số giải pháp có tính khả thi nhằm góp phần xây dựng phong cách tư duy của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nước ta hiện nay.

Viện Khoa học giáo dục Việt Nam (2010), Kinh nghiệm một số nước về phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ gắn với xây dựng đội ngũ trí thức, Nxb CTQG, Hà Nội. Các tác giả đã phân tích chính sách phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ với xây dựng đội ngũ trí thức của từng nước, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

Bên cạnh những cuốn sách và công trình nghiên cứu tiêu biểu của các nhà khoa học, các nhà quản lý trong nước, còn một số bài báo khoa học cũng đề cập đến vấn đề này đó là:

TS Nguyễn Hữu Dũng (2002), Phát triển NNLCLC trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế, Tạp chí Lý luận chính trị số 8, T8/2002. Trong bài viết của mình, tác giả đã đưa ra quan niệm về NNLCLC, sơ lược về thực trạng NNLCLC ở nước ta hiện nay, trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm phát huy nguồn lực này ở nước ta trong thời kỳ đổi mới.

Vấn đề phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay - 3

PGS.TS Bùi Thị Ngọc Lan (2007), Một số bổ sung, phát triển trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực Việt Nam, Tạp chí Lý luận chính trị


T2/2007. Tác giả đã nghiên cứu một cách hệ thống những quan điểm cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam về NNL qua các kỳ Đại hội của Đảng; Làm rõ cơ sở lý luận của việc phát triển NNLCLC theo tinh thần của Đại hội X (2006).

PGS.TS Phan Thanh Khôi (2008), Đóng góp của đội ngũ trí thức vào chủ trương, đường lối hội nhập kinh tế quốc tế, Tạp chí Lý luận chính trị tháng 3/2008. Qua bài viết của mình tác giả đã làm rõ vai trò quan trọng của đội ngũ trí thức Việt Nam trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Tác giả đã chỉ ra vai trò quan trọng của đội ngũ trí thức trong việc xây dựng luận cứ khoa học; bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật; đào tạo NNL; góp phần vào quá trình CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn. Đồng thời, tác giả đã chỉ ra một số những giải pháp nhằm phát huy vai trò của đội ngũ trí thức trong bối cảnh thực hiện CNH, HĐH hiện nay.

TS Phạm Công Nhất (2008), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế, Tạp chí Cộng sản số 786 (tháng 4 năm 2008). Tác giả đã phân tích làm rõ thực trạng NNL ở nướ c ta trong giai đoạn hiện nay, về số lượng và chất lượng. Đặc biệt, điểm nhấn trong bài viết của tác giả chính là chất lượng NNL Việt Nam đang còn nhiều hạn chế, yếu kém, cho dù nước ta có NNL dồi dào. Bên cạnh đó, tác giả đã chỉ ra một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến thực trạng đó, trên cơ sở đó đã đề xuất một số những giải pháp để có thể phát triển NNLCLC đủ mạnh đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

PGS.TS Đàm Đức Vượng (2008), Báo cáo khoa học tại Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ ba với chủ đề: Việt Nam, Hội nhập và phát triển, Thực trạng và giải pháp về phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam, T12/2008. Trong báo cáo, tác giả đã đề cập tới thực trạng NNL Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, ở từng bộ phận của NNL như: nông dân, công nhân… Từ đ ó, tác giả đã đưa ra những giải pháp để phát triển NNL ở Việt Nam hiện nay, nhằm nâng cao chất lượng NNL đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.


Tác giả Nguyễn Tiến Dũng, Đỗ Văn Dạo “Vấn đề phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta hiện n ay”; Tạp chí Lao động và xã hội , số 329, tháng 2 - 2008. Thông qua bài viết các tác giả đánh giá thực trạng của NNLCLC, chỉ ra những vấn đề bất cập và từ đó đưa ra các giải pháp để phát triển NNLCLC ở nước ta hiện nay.

PGS.TS Phạm Thành Nghị (2009), Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực ở những quốc gia và vùng lãnh thổ Đông Á, Tạp chí Nghiên cứu con người số 2 (41) năm 2009. Qua bài viết của mình, tác giả đã tập trung làm rõ kinh ngiệm phát triển NNL của Nhật Bản và một số nước Đông Á như: Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore, Đài Loan với những nội dung cơ bản, toàn diện: Luôn coi con người, nhân lực là yếu tố quyết định nhất; phát triển NNL theo nhu cầu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, theo chiến lược đón đầu; kết hợp đào tạo nghề đại cương và đào tạo nghề chuyên sâu; vai trò của Nhà nước và trách nhiệm của doanh nghiệp và khu vực tư nhân; thu hút và trọng dụng nhân tài.

Tác giả Nguyễn An Ninh, Lê Thị Ánh Tuyết “Vài kinh nghiệm xây dựng và phát huy nguồn nhân lực chất lượng cao từ Dung Quất”; Tạp chí Lao động công đoàn, số 436, tháng 9, 2009. Bài viết nêu lên những kinh nghiệm trong việc xây dựng và phát huy NNLCLC trong những năm qua ở nhà máy lọc dầu Dung Quất như trong việc đào tạo, sử dụng và tạo môi trường thuận lợi….

GS.TS Hoàng Văn Châu (2009), Phát triển NNLCLC cho hội nhập kinh tế - vấn đề cấp bách sau khủng hoảng, Tạp chí Kinh tế đối ngoại số 38/2009. Trong bài viết của mình, ở góc độ tiếp cận NNL có trình độ cao - lực lượng lao động có học vấn, có trình độ chuyên môn cao được đào tạo chủ yếu ở các trường đại học tác giả đã đề cập tới thực trạng thị trường lao động ch ất lượng cao ở Việt Nam; tác động của khủng hoảng tài chính tới thị trường NNLCLC của Việt Nam. Từ đó, đưa ra giải pháp phát triển NNLCLC cho các trường đại học nói chung, trường đại học ngoại thương nói riêng.


GS.TS Nguyễn Văn Khánh, TS Hoàng Thu Hương (2010), Đào tạo NNLCLC ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng và triển vọng, Tạp chí nghiên cứu con người số 1/2010. Các tác giả đã đưa ra quan niệm về NNLCLC, thực trạng NNLCLC ở Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó, các tác giả đã chỉ ra triển vọng phát triển NNLCLC và một số khuyến nghị để phát triển nguồn lực này phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH của đất nước.

Tác giả Lê Văn Phục “Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở một số nước trên thế giới”; Tạp chí Lý luận Chính trị, số 6, 2010. Bài viết đã nêu lên kinh nghiệm về phát triển NNLCLC ở các nước Tây Âu, Mỹ, các nước Đông Nam Á, Đông Á, từ đó rút ra những bài học cho Việt Nam trong việc phát triển NNLCLC hiện nay.

Thượng tướng, VS.TS Nguyễn Huy Hiệu (2011), Giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN theo tinh thần nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Tạp chí Tổ chức Nhà nước số 6/2011. Theo tinh thần nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, trong bài viết của mình, tác giả đã chỉ ra tính cấp thiết trong việc giáo dục - đào tạo NNLCLC trên cơ sở thực trạng việc phát triển NNL ở nước ta trong thời gian qua. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã chỉ ra những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới thực trạng trên, từ đó đã đưa ra những giải pháp về giáo dục - đào tạo nhằm phát triển NNLCLC đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

TS Văn Tất Thu (2011), Nhân tài và những vấn đề cơ bản trong sử dụng, trọng dụng nhân tài, Tạp chí Tổ chức nhà nước số 1/2011. Trên giác độ tiếp cận nhân tài là bộ phận tinh túy nhất trong NNLCLC, tác giả đã đưa ra khái niệm và những đặc điểm của nhân tài, vị trí, vai trò của nhân tài. Từ đó, tác giả đã đưa ra những vấn đề cơ bản trong sử dụng nhân tài; phát hiện nhân tài; trọng dụng, tôn vinh nhân tài và kinh nghiệm về phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài của ông cha ta trong lịch sử.


PGS.TS Phan Thanh Khôi, TS Nguyễn Văn Sơn (2011), Xây dựng đội ngũ trí thức lớn mạnh, chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước, Tạp chí Tuyên giáo số 7/2011. Các tác giả đã khẳng định vai trò của trí thức - lực lượng sáng tạo đặc biệt quan trọng có vai trò to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Từ đó đưa ra những quan điểm mang tín h giải pháp cơ bản nhất để xây dựng đội ngũ trí thức, đặc biệt là việc thực hiện xây dựng đội ngũ trí thức theo nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI.

PGS.TS Đỗ Thị Thạch (2011), Chiến lược phát triển nguồn nhân lực trong Văn kiện Đại hội XI của Đảng, Tạp chí Lịch sử Đảng số 7/2011. Trong bài báo của mình, tác giả đã đi sâu phân tích làm rõ chiến lược phát triển NNL trong văn kiện Đại hội XI của Đảng ta. Đồng thời, tác giả cũng chỉ rõ những quan điểm mới trong chiến lược phát triển NNL, từ đó làm rõ quan điểm của Đảng về những giải pháp để phát triển NNL và NNLCLC.

Tài liệu nước ngoài: Bên cạnh những công trình nghiên cứu trong nước

về vấn đề NNL, NNLCLC đã được nhiều nhà khoa học quốc tế quan tâm nghiên cứu với các góc độ nghiên cứu khác nhau. Tron g đó, đáng chú ý là một số công trình tiêu biểu như: Thẩm Vinh Hoa - Ngô Quốc Diện (chủ biên) (1996), Tôn trọng trí thức, tôn trọng nhân tài kế lớn trăm năm chấn hưng đất nước, Nxb CTQG, Hà Nội. Đây là cuốn sách có ý nghĩa tham khảo đối với Việt Nam trong công cuộc đổi mới, CNH, HĐH đất nước hiện nay. Nội dung cuốn sách nói về tư tưởng nhân tài của Đặng Tiểu Bình - nhà lãnh đạo, tổng công trình sư của công cuộc cải cách, mở cửa xây dựng hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc, là người đã kết hợp những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin với thực tiễn Trung Quốc, sáng lập ra lý luận xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc. Tư tưởng của đồng chí Đặng Tiểu Bình về nhân tài là sự kế thừa và phát triển tư tưởng của Mác - Lênin, Mao Trạch Đông, là bộ phận cấu thành quan trọng trong kho tàng lý luận của Trung Quốc trên con đường xây dựng đất nước XHCN, là kim chỉ nam để làm tốt công tác nhân tài của Trung Quốc.


1.1.3. Các công trình đề c ập đến nguồn nhân lực nữ, nữ trí thức và phụ nữ

Tác giả Trần Thị Vân Anh - Lê Ngọc Hùng (1996), Phụ nữ, giới và phát triển, Nhà xuất bản Phụ nữ, Hà Nội. Các tác giả đã trình bày: Phần I: Cuốn sách cung cấp một hệ thống những khái niệm cơ bản của phụ nữ học về các vấn đề phụ nữ, giới và phát triển. Qua đ ó, giúp người đọc nắm được những biểu hiện và những xu hướng biến đổi trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình có liên quan đến người phụ nữ; Phần II: Bằng những tư liệu phong phú và những kết quả nghiên cứu mới nhất, hai tác giả đã phác họa bức tranh đa dạng, nhiều vẻ về vị trí, vai trò người phụ nữ trong sự nghiệp đổi mới kinh tế - xã hội nước ta hiện nay; Phần III: gồm hai chương cuối làm luận cứ khoa học cho việc nâng cao chính sách xã hội đối với phụ nữ ngang tầm đổi mới kinh tế.

Tác giả Trần Thị Thu (2003), Tạo việc làm cho lao động nữ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Phân tích tại Hà Nội), Nhà xuất bản Lao động

- xã hội, Hà Nội. Tác giả đã trình bày: Cơ sở khoa học của tạo việc làm cho lao động nữ Hà Nội trong thời kỳ CNH, HĐH: các khái niệm cơ bản và sự cần thiết tạo việc làm cho lao động nữ; những yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm cho lao động nữ trong thời kỳ CNH, HĐH; phân tích một số mô hình tạo việc làm cho lao động; kinh nghiệm thu hút, sử dụng lao động và việc làm cho lao động nữ ở một số nước trong khu vực; Thực trạng tạo việc làm cho lao động nữ thời gian qua: những đặc điểm ảnh hưởng đến tạo việc làm cho lao động nữ Hà Nội; phân tích thực trạng việc làm và tạo việc làm cho lao động nữ Hà Nội trong thời gian qua; Những quan điểm và giải pháp tạo việc làm cho lao động nữ Hà Nội trong thời kỳ CNH và HĐH: phương hướng tạo việc làm cho lao động nữ Hà Nội trong thời kỳ CNH, HĐH; những quan điểm về tạo việc làm cho lao động nữ Hà Nội trong thời kỳ CNH, HĐH; những giải pháp tạo việc làm cho lao động nữ Hà Nội trong thời kỳ CNH, HĐH.


Võ Thị Mai (2003), Vai trò của nữ cán bộ quản lý nhà nước trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội. Tác giả đã trình bày về giới quản lý và vấn đề nữ cán bộ quản lý trong bộ máy nhà nước, góp phần làm sáng rõ thực trạng và xu hướng biến đổi vai trò nữ cán bộ quản lý trong quá trình CNH, HĐH đất nước, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa vị thế, vai trò của phụ nữ tham gia quản lý lãnh đạo trong bộ máy nhà nước trước những đòi hỏi của yêu cầu quản lý hiện đại.

Dương Thị Minh (2004), Gia đình Việt Nam và vai trò người phụ nữ

trong gia đoạn hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Nội dung công trình tập trung phân tích các yếu tố cơ bản tác động đ ến gia đình và vai trò của phụ nữ Việt Nam trong gia đình, đặc điểm cơ bản của gia đình Việt Nam và xu hướng biến đổi vai trò của người phụ nữ trong giai đoạn hiện nay. Từ đó, tác giả nêu ra những vấn đề xây dựng gia đình mới và phát huy vai trò của người phụ nữ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Tác giả Đỗ Thị Thạch (2005), Phát huy nguồn nhân lực trí thức nữ Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa , Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Tác giả đã đề cặp đến một số vấn đề sau: Một số vấn đề chung về trí thức và trí thức nữ: quan niệm về trí thức và trí thức nữ; những cơ sở để khẳng định phẩm chất trí tuệ ở người phụ nữ; một số yếu tố tác động đến phẩm chất trí tuệ của người phụ nữ; Đặc điểm, vai trò của đội ngũ trí thức nữ và những vấn đề đặt ra hiện nay: quá trình hình thành, đặc điểm của đội ngũ trí thức nữ và xu hướng biến đổi của những đặc điểm đó trong giai đoạn hiện nay; vai trò của đội ngũ trí thức nữ trong quá trình phát triển đất nước; yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đối với NNL trí thức nữ; Phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát huy NNL trí thức nữ trong sự nghiệp CNH, HĐH: một số quan điểm chính sách của Đảng và Nhà nướ c; phương hướng xây dựng NNL trí thức nữ ở nước ta hiện nay; một số giải pháp chủ yếu nhằm xây d ựng và phát huy NNL trí thức nữ trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

Xem tất cả 177 trang.

Ngày đăng: 15/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí