Nguồn Nhân Lực Nữ Chất Lượng Cao


thuần là lực lượng lao động nữ đang có và sẽ có, mà còn ba o gồm sức mạnh thể lực, trí lực và tâm lực của các cá nhân nữ trong một cộng đồng, quốc gia được đem ra hoặc có khả năng đem ra sử dụng vào quá trình phát triển xã hội.

Theo nghĩa hẹp, NNLN với tư cách là lực lượng lao động của xã hội, bao gồm nhóm phụ nữ trong độ tuổi lao động có khả năng lao động. Pháp luật Việt Nam qui định độ tuổi lao động đối với nữ (nữ từ đủ 15 tuổi đến hết 55 tuổi, nam từ đủ 15 tuổi đến hết 60 tuổi) nên mặc dù dân số nữ thường xuyên cao hơn (chiếm trên 51% dân số), song lực lượng lao động nữ thường chiếm tỷ lệ nhỏ hơn (khoảng trên 40% lao động xã hội). Vì tuổi nghỉ hưu của lao động nữ sớm hơn nam 5 năm nên tỷ lệ lao động nữ luôn thấp hơn nam.

2.1.1.3. Nguồn nhân lực chất lượng cao

Về vấn đề này C.Mác đã từng quan niệm: “Vậy thì nền công nghiệp do toàn xã hội thực hiện một cách tập thể và có kế hoạch lại càng cần có những con người có năng lực phát triển toàn diện, đủ sức tinh thông toàn bộ hệ thống sản xuất” [62, tr.474]. Khi phân loại lao động thành “lao động giản đơn” và “lao động phức tạp”, C.Mác đã đi đến kết luận: lao động phức tạp (lao động được đào tạo) là bội số của lao động giản đơn.

Các nhà kinh tế học cũng cho rằng: NNL mà hạt nhân của nó là lao

động kĩ thuật là toàn bộ thể lực, trí lực với trình độ chuyên môn, kĩ năng mà con người tích luỹ được, có khả năng đem lại thu nhập cao trong tương lai. Theo đó, có ba loại nhân lực chủ yếu quyết định sự phát triển là: người lao động thể lực; chuyên gia lành nghề và những người có ý tưởng sáng tạo.

Ở Việt Nam cụm từ NNLCLC mới được đề cập nhiều từ khi nước ta gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và chính thức được nhắc đến trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam để khẳng định sự hiện diện của một bộ phận nhân lực đầu tàu trong quá trình phát triển của đất nước: “Thông qua việc đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển NNLCLC, chấn hưng nền giáo dục Việt Nam” [ 22, tr.34].


Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng ta lại khẳng định: “Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là NNLCLC là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển nhanh, bền vững đất nước” [ 23, tr.41]. Từ quan điểm trên cho thấy nhận thức của Đảng ta về NNLCLC ngày càng đầy đủ và phù hợp với xu thế phát triển của thời đại . Coi phát triển NNLCLC chính là khâu đột phá để đưa Việt Nam sớm thoát khỏi tình trạng nước kém phát triển và vươn lên trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

Cùng với quan điểm của các nhà kinh điển và Đảng Cộng sản Việt Nam, khái niệm NNLCLC hay nhân lực trình độ cao được bàn luận khá sôi nổi. Song, đến nay vẫn chưa có được một khái niệm thống nhất. Mỗi tác giả, tùy theo góc độ tiếp cận của mình đưa ra các quan niệm khác nhau:

Theo GS.TS Nguyễn Trọng Chuẩn cho rằng: “NNLCLC - một NNL mới, là một lực lượng lao động có học vấn, có trình độ chuyên môn cao và nhất là có khả năng thích ứng nhanh với những th ay đổi nhanh chóng của công nghệ sản xuất” [8, tr.185].

Vấn đề phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay - 5

GS.VS. Phạm Minh Hạc cho rằng:

NNLCLC là đội ngũ nhân lực có trình độ và năng lực cao, là lực lượng xung kích tiếp nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến, s ử dụng có hiệu quả việc ứng dụng vào điều kiện nước ta, là hạt nhân đưa lĩnh vực của mình đi vào CNH, HĐH được mở rộng theo kiểu vết dầu loang bằng cách dẫn dắt những bộ phận có trình độ và năng lực thấp hơn, đi lên với tốc độ nhanh [ 28, tr.147-148].

TS. Nguyễn Hữu Dũng cho rằng:

NNLCLC là khái niệm để chỉ một con người, một người lao động cụ thể có trình độ lành nghề (về chuyên môn kỹ thuật) ứng với một ngành nghề cụ thể theo tiêu thức phân loại lao động về chu yên môn


kỹ thuật nhât định (trên đại học, đại học, cao đẳng, công nhân lành nghề) [15, tr.20].

Tác giả Đỗ Văn D ạo cho rằng:

NNLCLC là bộ phận lao động xã hội có trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật cao; có kỹ năng lao động giỏi và có khả năng thích ứng nhanh với những thay đổi nhanh chóng của công nghệ sản xuất; có sức khỏe và phẩm chất tốt, có khả năng vận dụng sáng tạo những tri thức, những kỹ năng đã được đào tạo vào quá trình lao động sản xuất nhằm đem lại năng suất, chấ t lượng và hiệu quả cao [24, tr.29-32].

Từ các quan niệm trên, chúng ta có thể thấy các đặc trưng cốt lõi của NNLCLC như sau:

Một là, về vai trò và tầm quan trọng: NNLCLC là lực lượng lao động ưu tú nhất, thực hiện vai trò dẫn đường đối với NNL trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

Hai là, về số lượng: NNLCLC chỉ là một bộ phận trong tổng số nhân lực quốc gia.

Ba là, về chất lượng: NNLCLC được đánh giá thông qua các yếu tố cơ

bản sau: (1) Phẩm chất đạo đức, (2) Trình độ chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo, (3) Có khả năng thích ứng và sáng tạo trong công việc.

2.1.1.4. Nguồn nhân lực nữ chất lượng cao

Đối với khái niệm NNLNCLC, ở Việt Nam từ trước đến nay chưa có nghiên cứu một cách hệ thống về vấn đề này. Hầu hết, các tác giả mới đưa ra được khái niệm trí thức nữ, tác giả Đỗ Thị Thạch cho rằng:

Trí thức nữ là bộ phận quan trọng của đội ngũ trí thức đang tham gia trên tất cả các lĩnh vực: khoa học, công nghệ, lãnh đạo, quản lý, văn học nghệ thuật; là một bộ phận tiêu biểu của phụ nữ, có những phẩm chất, thiên chức của người phụ nữ như tinh thần cần cù, chịu khó, nhân hậu, đảm đang…và chức năng làm vợ, làm mẹ [ 84, tr.20].


Ngoài quan niệm nêu trên, còn có những thuật ngữ khác nói về khía cạnh nào đó của NNLNCLC như trong lĩnh vực sản xu ất vật chất có những thuật ngữ: Chuyên gia nữ, nghệ nhân nữ, nữ công nhân kỹ thuật lành nghề…hay trong lĩnh vực sản xuất tinh thần có những thuật ngữ: Nhà bác học nữ, khoa học nữ…. Những thuật ngữ trên có nội hàm hẹp hơn và cụ thể hơn để chỉ những người lao động nữ có trình độ, có tri thức, mang lại hiệu quả cao trong các lĩnh vực sản xuất.

Trên cơ sở nghiên cứu về NNLCLC nói chung, tác giả có thể đưa ra

một cách ngắn gọn về NNLNCLC là một bộ phận ưu tú nhất của nguồn nhân lực nữ, có trình độ học vấn cao, có năng lực sáng tạo, có phẩm chất đạo đức tiêu biểu của nguồn nhân lực nữ, đặc biệt là khả năng thích ứng nhanh, đáp ứng được những yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn và trong quá trình lao động sản xuất luôn đem lại năng suất, chất lượng và hiệu quả cao.

Từ quan niệm NNLNCLC như trên , chúng ta có thể xác định các tiêu

chí cơ bản của NNLNCLC như sau:

Về trí lực, trí lực của NNLNCLC được biểu hiện chủ yếu ở các khía cạnh như:

Trình độ học vấn: Những người có trình độ cao đẳng, đại học trở lên. Đây được coi là tiêu chí quan trọng nhất, biểu hiện rõ nhất trí lực của NNLNCLC. Bởi vì, khi NNL có trình độ, có sự hiểu biết thì lúc đó họ mới nhận thức và cải tạo tự nhiên - xã hội đạt kết quả c ao, mới có khả năng áp dụng được những tiến bộ khoa học - công nghệ vào trong quá trình lao động sản xuất để đem lại năng xuất, chất lượng và hiệu quả.

Năng lực sáng tạo: NNLNCLC là lực lượng lao động có khả năng sáng

tạo trong công việc. Đặc biệt trong thời đại ngày nay, “những cái gì mới và sôi động của ngày hôm qua nhanh chóng trở thành cũ kỹ và tầm thường của ngày hôm nay” [5, tr.2]. Chính vì vậy, nếu con người không liên tục có những ý tưởng sáng tạo thì hoạt động của tổ chức, của một dân tộc sẽ bị tê liệt và trở


lên lạc hậu. Tiêu chí này nhằm xác định NNLCLC nói chung, nhưng đặc biệt cần thiết và quan trọng đối với NNLNCLC giữ vai trò lãnh đạo quản lý, các và các nhà khoa học nữ. Bởi vì, lực lượng lao động này phải là những người lao động có trí tuệ phát triển, có nhân cách, có một số phẩm chất nổi bật mà ít người có, giàu tính sáng tạo, tư duy độc đáo, nhạy bén, dịu dàng khôn khéo, có sự hiểu biết sâu rộng về chuyên môn, có kinh nghiệm trong công việc, có tay nghề cao, có khả năng dự báo và giải quyết công việc nhanh chóng, chính xác mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Về thể lực, thể lực của NNLNCLC hay còn gọi là sức khỏe và được thể hiện ở tình trạng sức khỏe của người lao động. Tình trạng sức khỏe của NNLNCLC được biểu hiện qua các mặt cụ thể sau: chiều cao, cân nặng, tuổi thọ, tình hình bệnh tật, cơ sở vật chất, các điều kiện để bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho bản thân cũng như NNL trong tương lai….NNLNCLC có sức khỏe tốt được thể hiện ở: sự nhanh nhẹn, tháo vát, bền bỉ, dẻo dai để đáp ứng được yêu cầu của công việc và khả năng chịu đựng sức ép trong công việc mà họ phải vượt qua.

Về phẩm chất đạo đức, phẩm chất đạo đức, nhân cách, thái độ và tác phong làm việc cũng được coi là một tiêu chí không thể thiếu tr ong việc đánh giá chất lượng NNL. NNLNCLC phải là lực lượng lao động có đạo đức nghề nghiệp được thể hiện như: yêu nghề, say mê với công việc, có tính kỷ luật và có trách nhiệm với công việc mà mình đảm nhiệm, sẵn sàng vượt qua khó khăn về giới để khẳng đị nh bản thân, vươn lên vì mục tiêu bình đẳng và phát triển. Cao hơn cả đạo đức nghề nghiệp còn thể hiện ở sự mong muốn đóng góp tài năng, trí tuệ, công sức của mình vào sự nghiệp phát triển chung của đất nước, xóa bỏ rào cản tâm lý tự ty, mặc cảm, định kiến bất bình đẳng về giới của bản thân và xã hội. Đây được xem là tiêu chí mang tính chất nền tảng trong quá trình xây dựng những tiêu chí để xác định đúng về NNLNCLC.

Ngày nay, phẩm chất đạo đức của NNLNCLC còn được biểu hiện ở

những nội dung mới: thái độ tự tin không cam chịu đói nghèo, lạc hậu, quyết


chí vươn lên làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội; dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, hăng say học tập, nghiên cứu khoa học - công nghệ để nâng cao trình độ hiểu biết; biết vươn lên để tạo bình đẳng giới, có khả năng độc lập ứng xử trong lao động, sản xuất kinh doanh cũng như trong mọi hoạt động nghề nghiệp sao cho phù hợp với những chuẩn mực, nguyên tắc đạo đức trong thời đại mới; có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng với lối sống lành mạnh, tôn trọng nhân nghĩa đạo lý, bao dung, đôn hậu coi trọng chữ tín, đạo đức nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động.

Hiện nay, có nhiều cách xác định cấu trúc của NNLCLC khác nhau do quan niệm của từng tác giả nghiên cứu đưa ra. Chúng tôi, đồng ý với quan điểm trong Văn kiện Đại hội đ ại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam (2011) khẳng định:

Phát triển và nâng cao chất lượng NNL, nhất là NNLNCLC là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển…. Đặc biệt coi trọng phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, đội ngũ chuyên gia, quản trị doanh nghiệp giỏi, lao động lành nghề và cán bộ khoa học, công nghệ đầu đàn [ 23, tr.130].

Dựa trên cơ sở đó, tác giả chỉ xem xét, nghiên cứu và phân tích về cấu trúc NNLNCLC tập trung ở những đối tượng cụ thể sau:

Thứ nhất, đội ngũ nữ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi .

Đây là bộ phận chủ yếu và ưu tú nhất của NNLNCLC, bởi họ là những người có tri thức và trình độ học vấn cao (chủ yếu được đào tạo trong một hệ thống giáo dục). Họ đóng vai trò tham gia hoạch định chủ trương , đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và lãnh đạo thực hiện những vấn đề được đặt ra . Họ là những đầu tàu dẫn dắt tổ chức, cơ quan, đoàn thể đi đến thành công.

Với đặc trưng cơ bản là lao động trí óc phức tạp, sáng tạo, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nữ có vai trò to lớn trong việc tham gia lãnh đạo, quản lý, điều


hành một cơ quan, tổ chức hay một đơn vị. Đồng thời sáng tạo r a các giá trị mới, phát triển lý luận, xây dựng luận cứ khoa học cho các quyết sách kinh tế - chính trị, văn hóa - xã hội…của đảng cầm quyền; chuyển giao các tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ tiên tiến để phục vụ sản xuất, góp phần to lớn vào quá trình nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài để đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Thứ hai, đội ngũ nữ chuyên gia, quản trị doanh nghiệp giỏi và lao

động nữ lành nghề

Đội ngũ nữ chuyên gia, quản trị doanh nghiệp giỏi - người đứng mũi chịu sào, người chịu trách nhiệm về lĩnh vực mình tham mưu và với sự sống còn của doanh nghiệp nên họ phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao và luôn cố gắng học tập nâng cao trình độ để đ áp ứng được những yêu cầu khắt khe của thị trường và dẫn dắt doanh nghiệp phát triển. Họ không chỉ có chuyên môn nghiệp vụ cao mà còn có một sức khỏe bền bỉ, mộ t tinh thần mẫn cán, một tâm lý ổn định, vững vàng. Nữ chuyên gia, quản trị doanh nghiệp có mặt ở tất cả các thành phần kinh tế và các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Quá trình lao động của họ có những đóng góp lớn vào sự tăng trưởng của nền kinh tế và sự phát triển của xã hội. Chính sự phát triển (thành công) của các nữ chuyên gia, quản trị doanh nghiệp giỏi ngày nay đã làm thay đổi phần nào cách nhìn của toàn xã hội về NNLN nói chung và NNLNCLC nói riêng từ trước đến nay.

Lao động nữ lành nghề hoạt động trong nhiều ngành nghề khác nhau

đòi hỏi sự khéo léo, tỷ mỷ, cẩn thận và sự chuyên nghiệp cao. Lực lượng này có trình độ tay nghề cao chủ yếu thông qua 2 hình thức đào tạo: từ các trường dạy nghề và từ chính trong thực tiễn lao động sản xuất….Đặc biệt, trong bộ phận này có các nghệ nhân có trình độ tay nghề cao, tâm huyết với nghề nghiệp, có kinh nghiệm. Họ có vai trò quan trọng trong việc gìn giữ, bảo lưu, tiếp tục phát triển các làng nghề truyền thống trong bối cảnh xã


hội hiện đại, đồng thời quảng bá những giá trị truyền thống, bản sắc của dân tộc đến với cộng đồng quốc tế, góp phần to lớn t rong quá trình đào tạo NNL cho đất nước trong gia đoạn hiện nay .

Thứ ba, đội ngũ nữ cán bộ khoa học, công nghệ đầu đàn.

Đây là lực lượng lao động trí tuệ trong xã hội có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, có khả năng làm chủ, sáng tạo những tri thức và kh oa học, công nghệ vào trong đời sống xã hội. Họ thích nghi nhanh chóng với sự thay đổi của môi trường và điều kiện sống. Sản phẩm lao động của đội ngũ này là sáng tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần phục vụ cho sự phát triển của đời sống xã hội. Trong giai đoạn hiện nay, đội ngũ nữ cán bộ khoa học, công nghệ đầu đàn giữ vai trò quan trọng không thể thiếu của quá trình phát triển NNLCLC và là bộ phận cốt lõi của NNLNCLC.

Như vậy, cấu trúc của NNLNCLC rất đa dạng, bao gồm nhiều bộ phận, thành phần khác nhau. Mỗi bộ phận có vai trò khác nhau trong xã hội, nhưng tựu chung lại họ là lực lượng quan trọng trong cơ cấu lại nền kinh tế , chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh t ế và lợi thế cạnh tranh. Lực lượng này là nhân tố bảo đảm cho sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững mà Việt Nam không thể bỏ qua cho sự phát triển của đất nước trong giai đoạn hiện nay . Vì thế, trong đường lối, chính sách của Việt Nam, Đảng và Nhà nước luôn coi vấn đề phát triển NNLNCLC luôn là hướng ưu tiên và tập trung phát triển trong thời gian tới.

2.1.2. Phát triển nguồn nhân lực

Sự phát triển nói chung được coi là quá trình vận động theo khuynh hướng đi lên từ trình độ thấp đến trình độ cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Đó là sự biến đổi cả về số lượng và chất lượng của sự vật theo hướng ngày càng hoàn thiện ở trình độ cao hơn. Quan điểm mácxít về sự phát triển, vận dụng vào nghiên cứu con người đã nhấn mạnh yếu tố phát triển con người, lấy con người làm trung tâm. Lịch sử phát triển của nhân

Xem tất cả 177 trang.

Ngày đăng: 15/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí