Phát Triển Nguồn Nhân Lực Nữ Trong Lực Lượng Công An Nhân Dân



NNL CAND, trong đó có NNLN luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm, tăng cường số lượng đảm bảo đủ NNL đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, khối lượng công tác bảo đảm ANTT trong từng giai đoạn; đồng thời được quan tâm về chính sách trong đào tạo, bồi dưỡng, tiền lương, phụ cấp, phúc lợi, bảo hiểm y tế, chăm sóc sức khỏe.

Bốn là, tính chất công tác của NNLN trong lực lượng CAND có cường độ cao, độc hại và nguy hiểm. Cuộc đấu tranh bảo vệ ANTT là trận tuyến thầm lặng, bí mật, không phân vùng, phân tuyến về không gian, diễn ra liên tục, không ngừng nghỉ, không phân định thời gian. Nhịp điệu chiến đấu diễn ra rất khẩn trương, việc xử lý các tình huống đòi hỏi phải có độ chính xác cao, nhiều khi phải sử dụng một lúc nhiều biện pháp, nhiều hướng, nhiều lực lượng. Chính vì thế, lao động trong CAND được xác định là lĩnh vực “lao động đặc biệt”, sử dụng với mức độ tập trung cao cả trí tuệ, sức lực, cả vũ khí và phương tiện khoa học kỹ thuật, có nhiều khi phải đổ máu, hi sinh tính mạng. Do đó, NNLN trong lực lượng CAND được xác định là lực lượng vũ trang, thực hiện nghĩa vụ bảo vệ ANQG, đảm bảo TTATXH, bảo vệ Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa và giữ gìn cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân.

Năm là, NNLN trong lực lượng CAND mang đặc điểm tự nhiên về giới tính, cấu tạo sinh học của giống cái, có khả năng thụ thai, mang thai, sinh con và nuôi con bằng sữa mẹ; có đặc điểm sinh học của giống cái, cấu trúc hình thể nhỏ, cân nặng nhẹ, thể lực, chiều cao thấp hơn so với nam giới. Về mặt xã hội, NNLN trong lực lượng CAND được sinh ra và lớn lên trong môi trường giáo dục và nền văn hóa Việt Nam, tư tưởng Nho giáo và định kiến giới đã ăn sâu vào tiềm thức không chỉ của nam giới mà cả nữ giới, nên trong thực tế, định kiến giới đã chi phối, ảnh hưởng khá sâu sắc đến vai trò, vị trí của NNL nam và nữ trong gia đình và xã hội, nhất là trong học tập, công tác, chiến đấu, kể cả tham gia lãnh đạo, chỉ huy.

Xuất phát từ đặc điểm giới tính, đặc điểm giới của NNLN và tính chất, yêu cầu công tác Công an, nên nhu cầu sử dụng NNLN trong lực lượng CAND có những điểm khác với các đơn vị hành chính sự nghiệp, số lượng NNLN trong lực lượng CAND chiếm tỷ lệ thấp hơn nhiều so với nam giới (trung bình dưới 15%



trong tổng số biên chế toàn lực lượng); mặc dù số lượng, tỷ lệ không nhiều, nhưng NNLN là bộ phận cấu thành quan trọng, không thể thiếu trong tổng thể NNL CAND và được bố trí ở tất cả các lực lượng, cấp Công an. Tuy nhiên, trong thực tế quá trình sử dụng, NNLN chủ yếu thường được bố trí và phát huy hiệu quả ở các công việc có tính chất tĩnh, phục vụ chiến đấu như tham mưu, tổng hợp, xây dựng lực lượng, hậu cần, cơ yếu, tài chính, nghiên cứu khoa học, giảng dạy, hay lực lượng an ninh chính trị nội bộ, quản lý xuất nhập cảnh, cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.

2.1.2. Phát triển nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân

Phát triển nguồn nhân lực

Phát triển NNL là thuật ngữ khá phổ biến khi nghiên cứu về NNL, được nhiều tổ chức và cá nhân các nhà khoa học bàn đến.

Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), phát triển NNL bao hàm phạm vi rộng, là sự phát triển năng lực và sử dụng năng lực của con người để tiến tới có được việc làm hiệu quả, cũng như thoả mãn nghề nghiệp và cuộc sống cá nhân. Khái niệm này mang tính bao quát và nhấn mạnh khía cạnh xã hội của NNL: NNL vừa là yếu tố của sản xuất, của sự tăng trưởng kinh tế, vừa là mục tiêu của tăng trưởng và phát triển kinh tế [130].

Các tác giả Trần Văn Cầu và Mai Quốc Chánh cho rằng: Phát triển NNL là quá trình phát triển thể lực, trí lực, khả năng nhận thức và tiếp thu kiến thức tay nghề, kỹ năng lao động xã hội và sức sáng tạo của con người. Với cách tiếp cận phát triển từ góc độ xã hội, phát triển NNL là quá trình tăng lên về mặt số lượng NNL và nâng cao về mặt chất lượng NNL, tạo ra cơ cấu NNL ngày càng hợp lý. Với cách tiếp cận phát triển từ góc độ cá nhân, tác giả cho rằng phát triển NNL là quá trình làm cho con người trưởng thành, có năng lực xã hội và tính năng động xã hội cao [49].

Như vậy, có nhiều cách tiếp cận khác nhau, song khi nói đến phát triển NNL các nghiên cứu thường nhấn mạnh đến việc nâng cao chất lượng của NNL là điều chỉnh hợp lý số lượng, cơ cấu NNL và nâng cao chất lượng để có thể đáp ứng



được các đòi hỏi trong quá trình lao động sản xuất phục vụ cho chính bản thân cá nhân và cho toàn xã hội.

Kế thừa kết quả các nghiên cứu trên, theo NCS: Phát triển NNL là quá trình tạo ra sự tạo ra sự biến đổi số lượng, cơ cấu, chất lượng của NNL nhằm đáp ứng yêu cầu về nguồn lực con người cho hoạt động lao động của cá nhân, tổ chức và sự phát triển của xã hội.

Phát triển nguồn nhân lực nữ

Theo quan điểm của triết học duy vật biện chứng, phát triển là sự vận động đi lên từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến ngày càng hoàn thiện, đưa đến sự ra đời của cái mới, cái tiến bộ thay thế cho cái cũ, cái lạc hậu.

Phát triển NNLN là việc nâng cao vai trò của phụ nữ trong sự phát triển KT - XH, qua đó gia tăng giá trị của NNLN. Phát triển NNLN phải căn cứ vào sự phát triển NNL nói chung và xét đến những đặc thù riêng của nữ giới. Phát triển NNLN phải được xem xét bình đẳng về luật pháp, về tiếp cận giáo dục - đào tạo, y tế chăm sóc sức khỏe, việc làm và thu nhập, chăm sóc gia đình [76].

Phát triển NNLN là sự gia tăng về quy mô, hợp lý hóa cơ cấu và nâng cao chất lượng NNLN, đáp ứng đòi hỏi của sự phát triển KT - XH và sự phát triển của phụ nữ. Nghĩa là, phát triển NNLN là quá trình tạo ra sự biến đổi phù hợp về số lượng, cơ cấu và nâng cao chất lượng NNLN, hướng tới nâng cao hiệu quả sử dụng NNLN nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển KT - XH của đất nước. Phát triển NNLN phải căn cứ vào phát triển NNL nói chung, bên cạnh đó có những đặc thù riêng cho phụ nữ. Phát triển NNLN còn có thể được hiểu là tạo điều kiện về quyền được học hành, được chăm sóc y tế, quyền được có việc làm và thu nhập tương xứng, quyền ra quyết định và sử dụng các nguồn lực trong gia đình, trách nhiệm chăm sóc gia đình. Phát triển NNLN cũng được hiểu theo nghĩa bình đẳng về luật pháp, về cơ hội, bình đẳng trong thù lao và trong tiếng nói. Phát triển NNLN có thể được hiểu là nam giới và phụ nữ đều có vị trí như nhau trong xã hội [91].

Do vậy, trong luận án này, theo NCS: Phát triển NNLN là quá trình tạo ra sự biến đổi gia tăng về số lượng, chất lượng và sự phù hợp về cơ cấu của NNLN

Commented [A2]:



nhằm đáp ứng yêu cầu sử dụng NNLN cho hoạt động lao động của cá nhân, tổ chức và sự phát triển của xã hội.

Phát triển NNLN dựa trên tiêu chí sau:

- Thứ nhất, phát triển về số lượng NNLN nhằm đảm bảo đủ NNLN cho các hoạt động của tổ chức trong hiện tại và tương lai. Số lượng NNLN được xác định dựa vào nhu cầu thực tế công việc đòi hỏi và dự báo quy mô phát triển tổ chức hoặc các yếu tố tác động đến việc tăng hay giảm nhu cầu lao động đột biến.

- Thứ hai, phát triển về cơ cấu NNLN, đảm bảo tính hợp lý của NNLN về giới tính, độ tuổi, trình độ chuyên môn, vùng miền và yêu cầu vị trí việc làm. Cơ cấu NNLN hợp lý sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng NNLN thông qua hiệu suất sử dụng, giá trị tăng thêm từ việc sử dụng NNLN, hệ số sử dụng thời gian lao động nữ.

- Thứ ba, phát triển về chất lượng NNLN thể hiện ở ba mặt là phát triển thể

lực, phát triển trí lực và phát triển nhân cách, kỷ luật của người lao động nữ. Trong

đó, phát triển thể lực của người lao động nữ là gia tăng chiều cao, cân nặng, tuổi

thọ, sức mạnh, sự dẻo dai của cơ bắp và thần kinh. Ngoài yếu tố giống nòi thì thu

nhập và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe là rất quan trọng, những yếu tố này chỉ

được cải thiện khi KT - XH phát triển; phát triển trí lực NNLN là phát triển năng

lực trí tuệ của người lao động nữ, là quá trình nâng cao trình độ học vấn, chuyên

môn, nghiệp vụ, khoa học kĩ thuật, kĩ năng, kỹ xảo, sức sáng tạo của người lao

động nữ. Trong nhiều nhân tố ảnh hưởng đến trí lực thì giáo dục, đào tạo và khoa

học công nghệ là nhân tố quyết định; phát triển nhân cách, kỷ luật của NNLN là

phát triển những phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong, quan điểm sống tích

cực, lối sống lành mạnh, bản lĩnh hội nhập, năng động sáng tạo, tính tích cực, tác

phong công nghiệp, tinh thần trách nhiệm của công dân. Đó là quá trình nâng cao

nhận thức các giá trị của cuộc sống, là quá trình phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

và tiếp thu những tinh hoa của nhân loại.


Phát triển nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân

Tổ chức của lực lượng CAND được bố trí theo nguyên tắc quản lý tập trung, thống nhất, chuyên sâu theo từng lĩnh vực công tác của lực lượng vũ trang, kết


45

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân - 6



hợp quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh thổ và bố trí theo cấp hành chính. NNLN là bộ phận không thể thiếu trong cơ cấu NNL CAND; được tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện và bố trí công tác theo yêu cầu công tác, gắn với vị trí việc làm và phù hợp với đặc thù NNLN trong lực lượng CAND [106].

Phát triển NNLN trong lực lượng CAND hướng tới tăng cường sức mạnh, đảm bảo tính ổn định, bền vững về số lượng, cơ cấu và chất lượng NNLN nhằm phát huy vai trò của NNLN đóng góp cho sự nghiệp bảo vệ ANQG, bảo đảm TTATXH. Vì vậy, theo NCS, phát triển NNLN trong lực lượng CAND là quá trình tạo ra sự biến đổi gia tăng về số lượng, hoàn thiện về cơ cấu và nâng cao về chất lượng, hướng tới nâng cao giá trị sử dụng NNLN trong lực lượng CAND nhằm đáp ứng yêu cầu sự nghiệp bảo vệ ANQG, đảm bảo TTATXH.

Phát triển NNLN trong lực lượng CAND xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ, mô hình tổ chức và yêu cầu bảo vệ ANQG, bảo đảm TTATXH của đất nước; đảm bảo phù hợp với tính chất, yêu cầu nhiệm vụ, khối lượng công tác, chiến đấu của từng lượng lượng, cấp công an; đồng thời, còn phải thực hiện các quy định của Đảng, Nhà nước về bình đẳng giới nhằm tạo điều kiện để NNLN khắc phục khó khăn do đặc thù giới, phát huy tối đa khả năng công tác, chiến đấu và thực hiện tốt thiên chức của người phụ nữ.

Phát triển nguồn nhân lực nữ trong lực lượng CAND dựa trên tiêu chí sau:

Thứ nhất, tiêu chí phát triển về số lượng, đảm bảo số lượng NNLN trong lực lượng CAND hợp lý, đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng NNLN của Ngành theo yêu cầu vị trí việc làm, gắn tổ chức, bộ máy và cơ cấu NNL trong từng lực lượng, cấp Công an.

Thứ hai, tiêu chí phát triển về cơ cấu NNLN trong lực lượng CAND nhằm đảm bảo bố trí đủ, hợp lý số lượng NNLN theo độ tuổi, thành phần dân tộc, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, gắn với yêu cầu sử dụng NNLN trong từng giai đoạn, từng lực lượng và cấp Công an, phục vụ tốt nhiệm vụ bảo vệ ANQG, đảm bảo TTATXH.

Thứ ba, tiêu chí phát triển về chất lượng gồm: Đảm bảo NNLN trong lực lượng CAND có thể lực tốt, được phản ánh bằng hệ thống các chỉ số chiều cao,



cân nặng, sức khỏe thể lực, điều lệnh, quân sự, võ thuật, bắn súng...; đảm bảo về trí lực, đảm bảo NNLN trong lực lượng CAND có trình độ giáo dục, đào tạo, chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng, sự sáng tạo, nhạy bén trong công tác và chiến đấu; đảm bảo phát triển phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của người Công an cách mạng và phong cách làm việc tiến bộ theo yêu cầu công tác Công an trong tình hình mới, biểu hiện ở thái độ dám nghĩ, dám làm, hăng say học tập, không ngừng nâng cao kiến thức, hiểu biết, nỗ lực nghiên cứu KH & CN, phấn đấu vươn lên; có khả năng độc lập ứng xử trong mọi hoạt động nghề nghiệp phù hợp với những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức trong thời kỳ mới; bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh, tôn trọng nhân nghĩa đạo lý, coi trọng chữ tín, đạo đức nghề nghiệp. Tất cả những phẩm chất đó thuộc phạm trù đạo đức của con người “vừa hồng, vừa chuyên” trong lực lượng CAND.

2.2. Chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân

2.2.1. Khái niệm, chủ thể và đặc điểm chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân

Một là, khái niệm về chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân

Chính sách, có nhiều cách hiểu khác nhau về nội hàm của thuật ngữ chính sách.

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam [123], chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ. Chính sách được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó. Bản chất, nội dung và phương hướng của chính sách tuỳ thuộc tính chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của tổ chức. Muốn đầu ra chính sách đúng phải vừa giữ vững mục tiêu, phương hướng, được xác định trong đường lối, nhiệm vụ chung, vừa linh loạt vận dụng vào hoàn cảnh và điều kiện cụ thể.

Theo Jame Anderson, chính sách là quá trình hành động có mục đích được thực hiện bởi một hoặc nhiều chủ thể trong việc giải quyết các vấn đề mà họ quan tâm [138].



Chính sách công, là thuật ngữ dùng để chỉ một chuỗi các quyết định hoạt động của nhà nước nhằm giải quyết một vấn đề chung đang đặt ra trong đời sống KT - XH theo mục tiêu xác định [122].

Trong lĩnh vực quản lý công, chính sách công và được hiểu là: Chính sách công là phương hướng, cách thức hành động do nhà nước lựa chọn và được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để giải quyết một vấn đề phát sinh trong một giai đoạn nhất định, định hướng cho xã hội phát triển một cách thống nhất theo mong muốn của nhà nước. Chính sách công vừa là sản phẩm của hoạt động quản lý nhà nước, vừa là công cụ thực hiện chức năng quản lý xã hội [86].

Theo Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành văn bản quy phạm pháp luật, Chính sách là định hướng, giải pháp của Nhà nước để giải quyết vấn đề của thực tiễn nhằm đạt được mục tiêu nhất định.

Theo tác giả Nguyễn Hữu Hải và Lê Văn Hòa [80], chính sách công là tập hợp các quyết định có liên quan với nhau, do nhà nước ban hành, bao gồm các mục tiêu và giải pháp để giải quyết một vấn đề công nhằm thúc đẩy xã hội phát triển theo hướng nhất định.

Chính sách công có vai trò quan trọng trong việc định hướng hành vi cho các đối tượng (cá nhân, tổ chức) trong xã hội theo những mục tiêu mong muốn của các nhà xây dựng chính sách; hỗ trợ, khuyến khích và tạo điều kiện cho đối tượng bị tác động phát triển tốt; điều tiết các quan hệ sản xuất, phân phối và lưu thông phân bố NNL lao động trong xã hội; tạo lập môi trường hoạt động thuận lợi, phù hợp với luật pháp của nhà nước.

Chính sách phát triển nguồn nhân lực

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án, chính sách phát triển NNL được tiếp cận như là một bộ phận của hệ thống chính sách công.

Kế thừa các nghiên cứu về chính sách công và chính sách phát triển NNL, NCS cho rằng, chính sách phát triển NNL là tập hợp các quyết định quản lý có liên hệ mật thiết với nhau do các cơ quan hành chính nhà nước xây dựng và ban hành, bao gồm các mục tiêu và giải pháp nhất định, nhằm giải quyết vấn đề phát



triển NNL, đáp ứng yêu cầu phát triển của cá nhân, tổ chức và thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Khái niệm chính sách phát triển NNL của NCS cho thấy:

- Chủ thể xây dựng và ban hành chính sách phát triển NNL là các cơ quan quản lý công, đó là các cơ quan nhà nước.

- Đối tượng tác động của chính sách phát triển NNL là mọi thành viên trong xã hội.

- Mục tiêu của chính sách phát triển NNL nhằm tạo ra sự thay đổi về quy mô, cơ cấu và chất lượng NNL có khả năng đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hội nhập quốc tế. Chính sách phát triển NNL thể hiện việc chăm lo nâng cao sức khỏe, thể chất, tinh thần và giáo dục, đào tạo trình độ văn hoá, chuyên môn, nghề nghiệp, tay nghề, kỷ luật lao động, kỹ năng lao động cho người lao động.

Chính sách phát triển NNL được xây dựng và tổ chức thực hiện theo quan điểm hệ thống, đồng bộ và toàn diện để mọi cá nhân đều có cơ hội phát triển và thể hiện năng lực của mình.

Chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ

Chính sách phát triển NNLN là một bộ phận trong hệ thống chính sách phát triển NNL. Theo NCS, chính sách phát triển NNLN là tập hợp các quyết định quản lý có liên hệ mật thiết với nhau, do cơ quan nhà nước xây dựng và ban hành, bao gồm các mục tiêu và giải pháp nhằm giải quyết vấn đề phát triển NNLN, đáp ứng yêu cầu phát triển tổ chức và thúc đẩy sự phát triển của xã hội.

Chính sách phát triển NNLN bao gồm các chính sách tác động đến quy mô, cơ cấu và chất lượng NNLN.

Chính sách phát triển NNLN được xây dựng và triển khai theo quy trình chính sách công:

Thứ nhất, hoạch định chính sách phát triển NNLN, là toàn bộ quá trình nghiên cứu, xây dựng và ban hành đầy đủ một chính sách [78]. Hoạch định chính sách là một quá trình phức tạp, có đan xen những vấn đề chính trị, sẽ không có chính sách nào được đưa ra mà không liên quan đến các quyết sách về chính trị. Các Chính

.....

⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/05/2022