Nội Dung Chính Sách Phát Triển Nguồn Nhân Lực Nữ Trong Lực Lượng Công An Nhân Dân



phủ chuyển quan điểm chính trị của họ vào các chương trình và hành động cụ thể nhằm cho ra những kết quả để thay đổi thực tại và đạt được những mục tiêu mong muốn trong tương lai [85]. Hoạch định chính sách phát triển NNLN được tiến hành theo quy trình: Bước 1, nhận diện và phân tích vấn đề chính sách phát triển NNLN, nhằm xác định và cân nhắc lựa chọn những nội dung cấp bách cần thiết xây dựng chính sách phát triển đối với NNLN. Bước 2, xây dựng chương trình nghị sự chính sách phát triển NNLN. Trọng tâm việc thiết lập chương trình nghị sự chính sách phát triển NNLN là xem xét các vấn đề, đưa ra các lý giải về nguyên nhân, hệ quả và cân nhắc về sự cần thiết phải giải quyết vấn đề bằng chính sách phát triển NNLN. Bước 3, thiết kế chính sách phát triển NNLN, là một phần quan trọng của giai đoạn hoạch định chính sách phát triển NNLN. Đây là giai đoạn phân tích chính sách, tìm kiếm những bằng chứng và giải pháp sơ bộ cho những vấn đề của chính sách. Trên cơ sở đó, các nhà hoạch định chính sách sẽ chọn phương án tối ưu và đưa ra dự thảo chính sách. Bản dự thảo sẽ được thẩm định và đánh giá bởi các cơ quan tham gia xây dựng chính sách và sẽ được cơ quan chủ trì hoàn chỉnh nội dung trình cấp có thẩm quyền ký ban hành. Nội dung dự thảo chính sách phát triển NNLN khi hoàn chỉnh cần phải nêu rõ được các vấn đề: Xác định được hệ thống mục tiêu của chính sách phát triển NNLN; xây dựng được hệ thống giải pháp để tổ chức thực hiện chính sách phát triển NNLN; xây dựng được cơ chế kiểm soát việc thực thi chính sách phát triển NNLN; xác định được những nguồn lực để thực hiện chính sách phát triển NNLN. Bước 4, ra quyết định và hợp pháp hóa chính sách, do cơ quan có thẩm quyền ký ban hành để thi hành chính sách, đó là công đoạn cuối cùng của quá trình hoạch định chính sách phát triển NNLN.

Thứ hai, tổ chức thực thi chính sách phát triển NNLN, là giai đoạn thực hiện các mục tiêu chính sách trong thực tiễn, là giai đoạn biến các ý tưởng chính sách thành những kết quả thực tiễn thông qua các hoạt động tổ chức thực thi chính sách. Thực thi chính sách có tầm quan trọng đặc biệt gắn liền với quá trình hoạch định chính sách. Chính sách tốt mà không được thực thi sẽ trở thành vô nghĩa, nếu thực thi sai hoặc nửa vời, miễn cưỡng sẽ kém hiệu quả và có thể mang lại kết quả trái ngược với mục tiêu ban đầu. Quá trình thực thi chính sách mà sai nguyên tắc,



sai hướng dẫn sẽ có thể làm biến dạng chính sách ban đầu, dẫn đến phải điều chỉnh hoặc hủy bỏ do sự thất bại của chính sách. Trong quá trình tổ chức thực thi chính sách, các nguồn lực được khai thác sử dụng để thực hiện chính sách. Trong đó những yếu tố sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình thực thi chính sách là: Phạm vi ảnh hưởng của các nhóm đối tượng chịu tác động của chính sách; quy mô ảnh hưởng và phạm vi ảnh hưởng của chính sách; tổ chức bộ máy các cơ quan đơn vị, đội ngũ cán bộ thực hiện chính sách; kinh phí, nguồn lực, cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật để tổ chức thực thi chính sách; các cơ chế và chính sách khác có liên quan đến chính sách phát triển NNLN [78]. Trong quá trình tổ chức thực thi chính sách, chủ thể quản lý thực hiện chính sách phải lường trước mọi tác động và ảnh hưởng của những yếu tố đó thì hiệu quả thực thi chính sách phát triển NNLN mới đạt được kết quả tốt. Tổ chức thực thi chính sách phát triển NNLN được tiến hành theo quy trình gồm các giai đoạn: Tuyên truyền phổ biến chính sách, lập kế hoạch thực thi chính sách, chuẩn bị cơ sở vật chất, chuẩn bị bộ máy tổ chức thực hiện, thực nghiệm chính sách, triển khai thực hiện chính sách một cách toàn diện, giai đoạn điều phối và kiểm soát.

Thứ 3, đánh giá chính sách phát triển NNLN qua thu thập, thông tin, dữ liệu về kết quả của quá trình thực thi chính sách phát triển NNLN sau một thời gian nhất định, nhằm xem xét, nhận định, phân tích và so sánh các kết quả thu được với những mục tiêu của chính sách đã đề ra. Đây là hoạt động thường xuyên của bộ phận kiểm tra, giám sát, giúp cho nhà quản lý theo dõi sát tình hình thực hiện chính sách, được tiến hành qua các hoạt động thực hiện chế độ báo cáo và đánh giá định kỳ tình hình thực thi chính sách và tác động của chính sách đến các đối tượng thụ hưởng. Sơ kết định kỳ và tổng kết từng giai đoạn đánh giá và rút kinh nghiệm trong việc thực thi chính sách nhằm kịp thời bổ sung, điều chỉnh chính sách, đồng thời chấn chỉnh việc tổ chức thực thi chính sách giúp nâng cao hiệu lực hiệu quả thực hiện các mục tiêu chính sách phát triển NNLN [78].

Chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân

dân

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.



Chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân - 7

Theo Giáo trình Nghiệp vụ tổ chức Hành chính - Nhân sự [60], chính sách đối với cán bộ, công chức là hệ thống các quan điểm, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước liên quan đến cán bộ, công chức bao gồm: Tiêu chuẩn; quy hoạch; quyền và nghĩa vụ; bầu cử; tuyển dụng, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng; đạo đức và trách nhiệm công vụ; chế độ lương, phụ cấp, trợ cấp, nhà ở, chế độ hưu trí; khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức.

NNLN trong lực lượng CAND là một bộ phận cấu thành NNL ngành Công an và của Quốc gia. Chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND bao gồm các chính sách quy định chung đối với cán bộ, công chức nữ và chính sách riêng đối với cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng CAND, nhằm xây dựng NNLN đáp ứng tốt yêu cầu sự nghiệp bảo vệ ANQG, đảm bảo TTATXH. Như vậy, Chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND bao gồm các chính sách phát triển NNL chung của ngành Công an, ngoài ra còn có các chính sách đặc thù cho NNLN, đảm bảo thúc đẩy, tạo điều kiện cho NNLN trong tiếp cận các cơ hội trong tuyển sinh, tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng và tham gia lãnh đạo, quản lý.

Từ các phân tích trên, theo NCS, chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND là tập hợp các quyết định quản lý nhà nước, có liên hệ mật thiết với nhau, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng và ban hành; bao gồm các mục tiêu và giải pháp nhất định, nhằm giải quyết các vấn đề phát triển NNLN về quy mô, cơ cấu và chất lượng, đáp ứng yêu cầu bảo vệ ANQG, bảo đảm TTATXH.

Chủ thể của chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân

Công an nhân dân là lực lượng vũ trang chuyên chính bảo vệ Đảng, Nhà nước, bảo vệ con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và giữ gìn cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân. Hoạt động của CAND, trong đó có hoạt động quản lý NNL và hoạch định, thực thi chính sách phát triển NNL, NNLN trong lực lượng CAND phải tuân thủ phải tuân thủ sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối của Đảng, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự thống nhất quản lý của Chính phủ và chỉ huy, quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Công an.

Thứ nhất, chủ thể hoạch định chính sách phát triển NNLN trong lực lượng



CAND

Chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND là một bộ phận thuộc chính sách trong CAND, do đó, chủ thể hoạch định chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND cũng chính là chủ thể hoạch định chính sách trong CAND, cụ thể là:

Quốc Hội, Chính phủ là chủ thể hoạch định chính sách trong CAND. Bộ Công an chủ trì hoặc phối hợp với bộ, ngành, cơ quan chức năng tham mưu, đề xuất chính sách đối với lực lượng CAND. Cục Tổ chức cán bộ thuộc Bộ Công an là đơn vị chuyên trách tham mưu với Bộ Trưởng Bộ Công an đề xuất với Đảng, Nhà nước ban hành về chế độ, chính sách đối với lực lượng CAND. Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp, Bộ Công an tham mưu xây dựng luật, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng lực lượng CAND, trong đó có xây dựng chế độ, chính sách đối với NNLN trong lực lượng CAND.

Đối với các chính sách thành phần áp dụng cho từng đối tượng cụ thể trong CAND, Bộ trưởng Bộ Công an là chủ thể hoạch định chính sách; quy trình xây dựng thực hiện theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Thường được thực hiện theo quy trình: Đơn vị được giao chủ trì xây dựng dự thảo văn bản; xin ý kiến Công an các đơn vị, địa phương; tổ chức hội thảo; xin ý kiến bộ, ngành liên quan; xin ý kiến lãnh đạo Bộ; cơ quan pháp chế thẩm định và trình Bộ trưởng duyệt ký ban hành văn bản.

Thứ hai, chủ thể thực thi chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND Thực thi chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND là trách nhiệm

của toàn lực lượng, trong đó vai trò hạt nhân lãnh đạo là các cấp ủy đảng; sự chỉ đạo trực tiếp của thủ trưởng đơn vị; vai trò tham mưu của các cơ quan chức năng và vai trò chủ thể là mỗi cán bộ, chiến sỹ CAND [ ].

Bộ trưởng Bộ Công an lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện chính sách phát triển NNLN trong phạm vi toàn lực lượng CAND, Công an đơn vị, địa phương tổ chức thực thi các chính sách phát triển NNLN trong lực lượng Công an đơn vị, địa phương thuộc phạm vi quản lý. Bộ Công an và Công an các đơn vị, địa phương triển khai thực hiện chính sách phát triển NNLN trong lực lượng



CAND thông qua việc ban hành và tổ chức thực hiện các chương trình, đề án, kế hoạch về công tác cán bộ, phát triển NNL, bình đẳng giới, công tác cán bộ nữ và các chính sách cụ thể áp dụng đối với NNLN như chính sách tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, lương, phụ cấp, chăm sóc sức khỏe, thi đua khen thưởng... ; định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết, báo cáo kết quả thực hiện. Chỉ đạo lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu, nội dung phát triển NNLN và chính sách phát triển NNLN trong chương trình, kế hoạch công tác nhiệm kỳ, hàng năm của đơn vị; chịu trách nhiệm giải trình việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu trước tập thể, cơ quan chức năng hoặc khi có yêu cầu của cấp trên.

Cục Tổ chức cán bộ là đơn vị trực thuộc Bộ có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng hướng dẫn, tổ chức thực hiện các chính sách phát triển NNL, trong đó có NNLN trong lực lượng CAND, cụ thể là các chính sách trong công tác cán bộ nữ, chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội trong lực lượng CAND; hướng dẫn, theo dõi việc thực hiện chính sách phát triển NNLN trong toàn lực lượng CAND; đồng thời, kiểm tra, đánh giá, tham mưu tổ chức sơ tổng kết và đề xuất lãnh đạo Bộ Công an sửa đổi, bổ sung, ban hành các chính sách phát triển NNLN CAND cho phù hợp với thực tế sử dụng NNLN trong lực lượng CAND.

Phòng Tổ chức cán bộ hoặc các phòng chức năng tham mưu thực hiện công tác tổ chức cán bộ thuộc Công an các đơn vị, địa phương có trách nhiệm giúp cấp ủy, lãnh đạo đơn vị chỉ đạo và tổ chức thực hiện chính sách phát triển NNLN tại Công an đơn vị, địa phương, đảm bảo tuân thủ đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị, quyết định của Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an và đảng ủy, lãnh đạo Công an đơn vị, địa phương.

Ban bình đẳng giới, gia đình và trẻ em các cấp được thành lập từ Bộ đến cơ sở. Ban bình đẳng giới, gia đình và trẻ em Bộ Công an có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng đưa vấn đề giới trong quá trình hoạch định, thực thi chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND. Là Ban chuyên môn chủ trì tham mưu cho Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch Bình đẳng giới, công tác phụ nữ, công tác cán bộ nữ; tuyên



truyền nâng cao nhận thức giới, luật pháp, chính sách đối với phụ nữ trong lực lượng CAND.

Hội phụ nữ Bộ Công an cùng với Hội phụ nữ Công an các đơn vị, địa phương có nhiệm vụ vừa tham mưu đề xuất xây dựng chính sách, vừa có trách nhiệm cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an về phát triển NNLN trong lực lượng CAND; đồng thời có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục, vận động phụ nữ CAND thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của ngành; giám sát, phản biện xã hội về quyền và lợi ích của phụ nữ; chăm lo đời sống, sức khỏe cho phụ nữ, hướng dẫn phụ nữ tổ chức tốt cuộc sống gia đình.

Ba là, đặc điểm của chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND Thứ nhất, chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND là sự thể chế

hóa chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng lực lượng CAND

Công an nhân dân là lực lượng vũ trang chuyên chính bảo vệ Đảng, Nhà nước, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ ANQG, bảo đảm TTATXH, đấu tranh phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật. Do vậy, mọi hoạt động của lực lượng CAND phải đảm bảo nguyên tắc đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam. Để giúp lực lượng CAND hoàn thành xứ mệnh, trước tiên, Đảng quan tâm lãnh đạo công tác xây dựng lực lượng CAND, đề ra chủ trương, đường lối để xây dựng xây dựng lực lượng CAND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị trong tình hình mới.

Chính sách phát triển NNL, trong đó có chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND là nội dung quan trọng trong công tác xây dựng lực lượng CAND, do vậy chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND phải đặt trong chỉnh thể chính sách chung đối với NNL CAND và gắn với công tác xây dựng lực lượng CAND. Như vậy, việc xây dựng, hoạch định chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND phải là sự cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng lực lượng CAND. Chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND được thực hiện tốt sẽ góp phần đảm bảo xây dựng lực lượng CAND trong sạch,



vững mạnh, là cơ sở, nền tảng để lực lượng CAND hoàn thành xứ mệnh chính trị mà Đảng giao.

Thứ hai, chính sách phát triển NNLN phù hợp với hoạt động đặc thù của lực lượng CAND

NNLN trong lực lượng CAND lao động trong lĩnh vực đặc thù, đó là một hình thái lao động đặc biệt của xã hội, thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường xã hội phức tạp, đa dạng; đối tượng phạm tội hoạt động dưới nhiều vỏ bọc, manh động, liều lĩnh, tinh vi, xảo quyệt, nên trách nhiệm và năng lực cá nhân của cán bộ nữ CAND đóng vai trò quyết định tới việc hoàn thành nhiệm vụ. Lao động ấy hao tổn không chỉ thể lực, trí lực mà nhiều khi còn chịu đựng nhiều hy sinh, thiệt thòi, thậm chí cả tính mạng. Do vậy, chính sách đối với NNLN trong lực lượng CAND phải bám sát, phù hợp với tính chất lao động đặc thù của lực lượng CAND.

Chính sách cán bộ nói chung, chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND nói riêng phải xuất phát từ chủ trương, đường lối chính sách chung của Đảng, Nhà nước và yêu cầu nhiệm vụ chính trị của ngành; ngoài ra, chính sách phải phù hợp với từng lực lượng, từng nhóm đối tượng và từng cấp công an, khi chính sách phát triển NNLN phù hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi để NNLN phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ Đảng, Nhà nước, nhân dân giao phó cho lực lượng CAND.

Thứ ba, chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND quan hệ chặt chẽ với chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức nói chung và lực lượng vũ trang nói riêng

Nguồn nhân lực nữ trong lực lượng CAND là một bộ phận cấu thành của NNL CAND, đồng thời cũng là một bộ phận cấu thành NNLN của lực lượng vũ trang, nằm trong hệ thống NNL thuộc cơ quan hành chính nhà nước Việt Nam. Để đảm bảo tính công bằng, cân đối trong các lực lượng lao động xã hội, chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND phải phù hợp và căn cứ quy định chung về chính sách đối với cán bộ, công chức và lực lượng vũ trang.



Tuy nhiên, do tính chất lao động đặc thù của lực lượng CAND được xác định là nhóm lao động đặc biệt, khó khăn, vất vả, cường độ cao, thời gian làm việc nhiều, sự mất mát sức khỏe, thể chất tinh thần lớn, có đổ máu và thậm chí hi sinh cả tính mạng. Do vậy, chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND ngoài chính sách chung đối với cán bộ, công chức và lực lượng vũ trang còn được Đảng, Nhà nước quan tâm ưu đãi bù đắp chi phí thể lực, trí lực, tinh thần trong lao động, nhằm đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần để NNLN trong lực lượng CAND gắn bó yên tâm nỗ lực, hăng say công tác, chiến đấu.

2.2.2. Nội dung chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân

Một là, chính sách tuyển dụng, sử dụng nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân

Chính sách tuyển dụng, sử dụng NNL nói chung và NNLN trong lực lượng CAND nói riêng là tổng thể các quan điểm, phương hướng, mục tiêu và giải pháp nhằm tuyển dụng, sử dụng NNLN một cách khoa học và hợp lý nhằm phát huy trình độ, năng lực, sở trường của NNLN trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ ANTT [84].

Về chính sách tuyển dụng NNLN trong lực lượng CAND

Hoạt động tuyển dụng NNLN vào lực lượng CAND được thực hiện thông qua các hình thức tuyển sinh, tuyển chọn và chuyển chuyên nghiệp. Tuyển dụng thông qua hình thức tuyển sinh là tiếp nhận học viên đã hoàn thành các chương trình giáo dục, đào tạo tại các học viện, trường CAND; tuyển dụng thông qua hình thức tuyển chọn NNLN vào biên chế CAND là tuyển lựa công dân có trình độ cao thuộc những ngành nghề mà CAND chưa thể đào tạo; tuyển dụng thông qua hình thức xét chuyển chuyên nghiệp cho hạ sỹ quan, chiến sỹ hết thời gian tham gia nghĩa vụ CAND có kết quả đạt xuất sắc. Điểm khác biệt căn bản, mang tính đặc thù đầu tiên của hoạt động tuyển dụng NNLN vào lực lượng CAND là phụ thuộc vào chỉ tiêu, biên chế mà Chính phủ ấn định cho ngành Công an và Bộ trưởng phân bổ cho từng hệ lực lượng và cấp Công an, Công an đơn vị, địa phương; hoạt động tuyển sinh cũng đồng thời cũng là tuyển dụng; do vậy, tùy theo nhu cầu biên

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/05/2022