Những Giá Trị Của Các Công Trình Luận Án Cần Tham Khảo Và Vấn Đề Đặt Ra Cần Tiếp Tục Nghiên Cứu


Nguyễn Đức Hạt (2007), Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ nữ trong hệ thống chính trị, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách làm sáng tỏ những vấn đề nâng cao vị trí, vai trò, năng l ực lãnh đạo của cán bộ nữ, tăng cường sự tham gia lãnh đạo, quản lý của họ trong bộ máy của Đảng, Nhà nước và các tổ chức đoàn thể ở nước ta trong tình hình mới.

Viện Gia đình và Giới (2009), Kết quả nghiên cứu định tính về nữ lãnh đạo khu vực Nhà nước ở Việt Nam. (Báo cáo Dự án Nâng cao năng lực lãnh đạo nữ khu vực Nhà nước EOWP/UNDP). Dự án đã rà soát tài liệu để tìm ra kết quả; phát hiện ra các yếu tố túc đẩy và các trở ngại chính mà phụ nữ tham gia lãnh đạo gặp phải và từ đó nêu ra kinh nghiệm và sáng kiến, kết luận và khuyến nghị cho vấn đề này.

Nguyễn Thị Kim Dung (2010), Hồ Chí Minh với cuộc đấu tranh về quyền bình đẳng của phụ nữ , Nhà xuất bản dân trí, Hà Nội. Tác giả nêu: Hồ Chí Minh với cuộc đấu tranh về quyền bình đẳng và sự tiến bộ của phụ nữ; Hồ Chí Minh với việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ; Tăng cường bình đẳng giới và nâng cao vị thế năng lực cho phụ nữ theo tư tưởng Hồ Chí Minh; Những tác phẩm của Hồ Chí Minh về quyền bình đẳng của phụ nữ.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Đại học quốc gia Hà Nội, Hội thảo

khoa học, Nữ trí thức Việt Nam đối với sự nghiệp CNH, HĐH đất nước . Hội thảo đã tập hợp rất nhiều bài viết có giá trị nói lên những đóng góp to lớn của nữ trí thức trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội thời gian qua. Trên cơ sở đó, đề ra những giải pháp phát triển nữ trí thức trong tương lai để tiến kịp sự phát triển của nam giới.

1.2. NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA CÁC CÔNG TRÌNH LUẬN ÁN CẦN THAM KHẢO VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

1.2.1. Những giá trị của các công trình luận án cần tham khảo

Các công trình nghiên cứu ở trên đã có nhiều đóng góp có ý nghĩa về mặt khoa học, làm sáng tỏ nhiều vấn đề như NNL, NNLCLC, nhân tài, trí


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

thức nữ cũng như vị trí, vai trò của nó trong sự phát triển của đất nước. Các tác giả đều đi đến nhận thức chung: Ngu ồn lực trên giữ vai trò quyết định tất cả các nguồn lực khác, trong đó đặc biệt nêu lên được vai trò của đội ngũ trí thức trong thời đại ngày nay và đối với sự nghiệp đổi mới thực hiện CNH, HĐH đất nước.

Các tác giả đã bước đầu đưa ra được quan niệm về NN LCLC ở những góc độ định tính hay định lượng nhất định, quan niệm về trí thức nữ, nhà khoa học nữ…. Từ đó chỉ ra được vai trò, tầm quan trọng của NNLCLC trong công cuộc đổi mới và thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Một số tác giả đi phân tích thực trạng NNL nói chung và NNLCLC nói riêng ở Việt Nam trong những năm qua và xu thế phát triển của nó trong tương lai. Đồng thời từ đó bước đầu làm rõ quan điểm của Đảng ta đối với việc phát triển NNL và NNLCLC, từ đó đưa ra một số phương hướng cơ bản, giải pháp chủ yếu nhằm phát triển NNL và NNLCLC phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong xu thế hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa, phát triển kinh tế tri thức hiện nay.

Vấn đề phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay - 4

Qua những công trình nghiên cứu trên đây của các tác giả, ta thấy có

nhiều cách nhìn khác nhau về NNL, NNLCLC và trí thức nữ của một số nhà khoa học trong thời gian qua. Hầu hết các tác giả đều đã xem xét NNL, NNLCLC, nữ trí thức về mặt số lượng và chất lượ ng nói chung, một số tác giả đã khẳng định được vai trò của lược lượng này trong s ự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. Tác giả luận án mong muốn góp phần nhỏ vào việc làm sáng tỏ về NNLNCLC ở Việt Nam hiện nay.

Những bài viết về NNLN không chỉ góp phần khẳng định tầm quan trọng của NNLN nước ta mà còn hướng vào sự luận chứng giải pháp để phát huy vai trò đó và đã bước đầu nêu lên những kiến nghị có giá trị thực tiễn.

Như vậy, những công trình và các đề tài nghiên cứu được đề cập ở trên

của các tác giả trong thời gian qua đã có nhiều đóng góp quan trọng về mặt


khoa học để cho tác giả luận án tiếp cận, nghiên cứu, tham khảo phục vụ cho công trình nghiên cứu của tác giả luận án.

1.2.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án

Bên cạnh những giá trị to lớn về mặt khoa học mà các công trình nghiên cứu nêu trên đã đạt được, nhưn g vấn đề về NNLCLC còn là những vấn đề lớn, phức tạp, mới cần tập trung yêu cầu nghiên cứu. Đối với NNLNCLC, có thể nêu ra một số vấn đề như sau:

Thứ nhất, NNLCLC là vấn đề mới xuất hiện ở cả Việt Nam và trên

thế giới nên có nhiều công trình quan tâm ngh iên cứu dưới những góc độ khác nhau. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về NNLCLC theo tinh thần Đại hội XI và dưới góc độ triết học thì còn là mới mẻ cần được nghiên cứu một cách công phu về vấn đề này. Hơn nữa từ trước đến nay, chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập một cách có hệ thống về NNLNCLC trong quá trình phát triển. Do vậy, vấn đề phát triển NNLNCLC sẽ được tác giả luận án tiếp tục nghiên cứu.

Thứ hai, đã có nhiều đề tài, công trình khoa học nghiên cứu về phụ nữ, trí thức nữ ở những góc độ khác nhau. C ác tác giả đã đưa ra những quan điểm của Đảng ta về mục tiêu phát triển phụ nữ nói chung trong công cuộc đổi mới đất nước và sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với kinh tế tri thức. Tuy nhiên, trong các công trình nghiên cứu đó, tiềm năng của NNLNCLC với tư cách là một nguồn lực quan trọng của quá trình đổi mới phát triển kinh tế - xã hội của đất nước hiện nay còn chưa được đề cập x ứng đáng. Hơn thế nữa, cho đến thời điểm này, chưa có một chuyên khảo nào nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống tương ứng về v ấn đề phát triển NNLNCLC dưới góc độ triết học, mà chỉ dừng lại ở những bài báo, những tham luận khoa học, những cuốn sách tham khảo và phần nhiều còn dừng lại ở mức độ khái quát những nét chung nhất về các nhà khoa học nữ hay nữ trí thức. Vì vậy, tác giả mong muốn làm sáng tỏ hơn vấn đề phát triển NNLNCLC ở Việt Nam dưới góc độ


triết học trong luận án trên cơ sở đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm một cách công bằng về hai giới.

Thứ ba, trong thời gian qua, nhiều công trình khoa học đã đề xuất ra nhiều giải pháp để nâng cao vai trò, vị trí của phụ nữ trong xã hội nói chung và trí thức nữ nói riêng. Theo quan điểm của tác giả luận án thì vai trò của NNLNCLC với tư cách là một lực lượng không thể thiếu trong quá trình phát triển NNLCLC nói chung và những đóng gó p lớn lao của họ vào sự phát triển của đất nước thì cần phải có những giải pháp thiết thực, để từ đó có thể áp dụng vào thực tiễn một cách có hiệu quả nhất nhằm khắc phục sự bất bình đẳng giới, gây lãng phí lớn nguồn chất xám của xã hội. Chính vì vậy, những vấn đề này sẽ được tác giả nghiên cứu tiếp và luận giải trong luận án.


Chương 2

PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NỮ CHẤT LƯỢNG CAO

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY - NHÌN TỪ MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐIỀU KIỆN KHÁCH QUAN VÀ NHÂN TỐ CHỦ QUAN


2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ B ẢN

2.1.1. Nguồn nhân lực, nguồn nhân lực nữ, nguồn nhân lực nữ chất lượng cao

2.1.1.1. Nguồn nhân lực

Hiện nay, trong quá trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước , có nhiều công trình nghiên cứu đã đề cập đến khái niệm NNL dưới các góc độ khác nhau.

Theo Từ điển Tiếng Việt: Nguồn là nơi phát sinh, nơi cung cấp. Nhân lực là sức của con người bao gồm: sức lực cơ bắp (thể lực), trình độ tri thức được vận dụng vào quá trình lao động của mỗi cá nhân (trí lực), những ham muốn, hoài bão của bản thân người lao động hướ ng tới một mục đích xác định (tâm lực). Nhân lực với ý nghĩa đầy đủ của nó bao gồm ba yếu tố : Thể lực, trí lực và tâm lực. Ba yếu tố đó có quan hệ biện chứng với nhau, trong đó, trí lực giữ vai trò quyết định, nhưng thể lực và tâm lực cũng đóng vai trò quan trọng như điều kiện cần thiết không thể thiếu đối với sự phát triển của NNL. Nguồn nhân lực được hiểu là nơi phát sinh, n guồn cung cấp sức của con người trên đầy đủ các phương diện cho lao động sản xuất và quản lý.

Theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc: “Nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, là kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực tế hoặc tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội trong một cộng đồng” [2, tr.3]. Ngân hàng Thế giới cho rằng: Nguồn nhân lực là toàn bộ “vốn người”

(thể lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp...) mà mỗi cá nhân sở hữu. Nguồn lực con người được coi như là một nguồn vốn bên cạnh các nguồn vốn khác như tài chính, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên...


Theo Giáo sư - Viện sĩ Phạm Minh Hạc cùng các nhà khoa học tham gia chương trình KX - 07:

Nguồn nhân lực cần được hiểu là số dân và chất lượng con người, bao gồm cả thể chất và tinh thần, sức khỏe và trí tuệ, năng lực, phẩm chất và đạo đức của người lao động. Nó là tổng thể nguồn nhân lực hiện có thực tế và tiềm năng được chuẩn bị sẵn sàng để tham gia phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia hay một địa phương nào đó… [29, tr.323].

Như vậy, các khái niệm trên cho thấy NNL không chỉ đơn thuần là lực lượng lao động đã có và sẽ có, mà còn bao gồm sức mạnh của thể chất, trí tuệ, tinh thần của các cá nhân trong một cộng đồng, một quốc gia được đem ra hoặc có khả năng đem ra sử dụng vào quá trình phát triển xã hội.

Khái niệm nguồn nhân lực" được hiểu như khái niệm nguồn lực con người". Nó được sử dụng như một khái niệm công cụ để điều hành, thực thi chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, NNL bao gồm bộ phận dân số trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động và những ngư ời ngoài độ tuổi lao động có tham gia lao động - hay còn được gọi là nguồn lao động. Bộ phận của nguồn lao động gồm toàn bộ những người từ độ tuổi lao động trở lên có khả năng và nhu cầu lao động được gọi là lực lượng lao động.

Như vậy, xem xét dưới các góc độ khác nhau nên đã có nhiều quan điểm khác nhau về NNL. Tuy nhiên, những quan niệm này đều thống nhất nội dung cơ bản: NNL là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội. NNL (theo nghĩa rộng) với tư cách là yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất, giữ vai trò quan trọng nhất, là nguồn lực cơ bản và nguồn lực vô tận của sự phát triển, là sự tổng hợp của cả số lượng và chất lượng; không chỉ là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động mà là các thế hệ con người với những tiềm năng, sức mạnh trong cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội. Theo nghĩa hẹp, NNL là nguồn lực tham gia vào sự phát triển kinh tế - xã hội, bao gồm các nhóm dân cư trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, sản xuất xã hội, tức là toàn bộ các cá nhân cụ


thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng th ể các yếu tố về thể lực, trí lực, tâm lực của họ được huy động vào quá trình lao động.

Vì vậy, chúng tôi chọn quan điểm cho rằng NNL là tổng thể số lượng

và chất lượng con người với các tiêu chí về thể lực, trí lực và tâm lực tạo nên năng lực mà bản thân con người và xã hội đã, đang và sẽ huy động vào quá trình lao động sáng tạo vì sự phát triển và tiến bộ xã hội.

Trong quá trình phát triển của đất nước có rất nhiều nguồn lực khác nhau đóng góp vào sự phát triển. Tuy nhiên, trong mối quan hệ giữa các nguồn lực thì NNL đóng vai trò quyết định các nguồn lực khác trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội được thể hiện ở những điểm sau:

- Các nguồn lực khác như: vốn, tài nguyên thiên nhiên... tự nó tồn tại

dưới dạng tiềm năng, chúng chỉ trở thành động lực c ủa sự phát triển khi có sự kết hợp với NNL, trở thành khách thể chịu sự tác động, cải tạo, khai thác và sử dụng của con người.

- Các nguồn lực khác là hữu hạn, có thể bị khai thác cạn kiệt, chỉ có NNL với cốt lõi là trí tuệ mới là nguồn lực có tiềm năng vô hạn, biểu hiện ở chỗ trí tuệ con người không chỉ tự sản sinh về mặt sinh học, mà còn tự đổi mới không ngừng, phát triển về chất trong con người nếu biết chăm lo, bồi dưỡng và khai thác hợp lý.

- Qua thực tiễn phát triển của nhiều nước đã cho thấy thành tự u phát

triển kinh tế - xã hội phụ thuộc chủ yếu vào năng lực nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người. Nhận thức đúng vai trò quyết định của NNL và đầu tư cho chiến lược con người, đặt lên hàng đầu vấn đề nâng cao chất lượng NNL, coi giáo dục - đào tạo là chìa khoá của sự tăng trưởng đã đem lại thành công cho các nước, đặc biệt là các nước công nghiệp mới như Hàn Quốc từ một trong những nước nghèo nhất thế giới trở thành một trong những quốc gia công nghiệp mới hùng mạnh nhất về kinh tế của thế giới thứ ba, vượt xa An-giê-ri - quốc gia có cùng điểm xuất phát về trình độ cách đây 40 năm;


Nước Nhật đạt được những bước tiến vượt bậc cũng do biết đặt vấn đề con người vào trung tâm của sự phát triển bằng các triết lý nhân sự mang tính dân tộc, biết sử dụng NNL thông qua các thành tựu khoa học công nghệ và đã nhanh chóng bứt lên trở thành cường quốc kinh tế thứ hai trên thế giới.

Do vậy, không phải ngẫu nhiên các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin đã khẳng định: lịch sử phát triển chân chính của xã hội là lịch sử phát triển con người, do con người và vì con người. Tiến trình phát triển lịch sử được quyết định bởi trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong đó người lao động ngày càng trở thành yếu tố quan trọng hàng đầu. Nhận thức sâu sắc về vai trò của con người trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991) của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định: Sự nghiệp phát triển kinh tế đặt con người vào vị trí trung tâm, thống nhất tăng trưởng kinh tế với công bằng và tiến bộ xã hội. Đảng Cộng sản Việt Nam cũng nhiều lần khẳng định mục tiêu và động lực chính của sự phát triển là vì con người, do con người. Vì vậy, chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, xét về thực chất là chiến lược con người. Nâng cao dân trí, bồi dưỡng, phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là yếu tố quyết định thắng lợi của công cuộc CNH, HĐH đất nước" 19, tr.21. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001) Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục xác định “ Nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững...” 21, tr.112. Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (2001) Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Phát triển, nâng cao chất lượng NNL, nhất là NNLCLC là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển nhanh, bền vững đất nước” [ 23, tr.41].

2.1.1.2. Nguồn nhân lực nữ

Theo nghĩa rộng, NNLN bao gồm tổng hòa các tiêu chí của bộ phận dân số nữ đang có khả năng tham gia vào quá trình lao động xã hội và các thế hệ phụ nữ nối tiếp sẽ phục vụ xã hội. Nói cách khác, NNLN được hiểu không chỉ đơn

Xem tất cả 177 trang.

Ngày đăng: 15/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí