cũng có tính độc lập tương đối có thể trong những trường hợp cụ thể làm thay đổi hoàn cảnh, nhưng xét đến cùng nó vẫn bị quyết định bởi các điều kiện khách quan.
Chương 3
NGUỒN NHÂN LỰC NỮ CHẤT LƯỢNG CAO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
- THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
3.1. NGUỒN NHÂN LỰC NỮ CHẤT LƯỢNG CAO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN
3.1.1. Thực trạng nguồn nhân lực nữ chất lượng cao ở Việt Nam
hiện nay
3.1.1.1. Nguồn nhân lực nữ chất lượng cao ở Việt Nam có gia tăng về số lượng, cơ cấu song chưa ổn định, không đều
Theo kết quả điều tra dân số đến 1/4/2009, Việt Nam có gần 86 triệu người; tăng 9,47 triệu người so với năm 1999. Hiện nay, Việt Nam là nước đông dân thứ 3 ở ASEAN và thứ 13 trên thế giới. Dân số của Việt Nam tăng nhanh, tỷ lệ tăng dân số bìn h quân giai đoạn 1999 - 2009 là 1,2%/năm. Điều này phản ánh lực lượng lao động ngày càng gia tăng cùng với sự gia tăng của dân số, Việt Nam được coi đang ở giai đoạn cơ cấu dân số vàng. Bởi vậy, NNLN ở nước ta cũng không ngừng phát triển (chiếm hơn 50% dân số và trên 40% lực lượng lao động xã hội). Với số lượng đông đảo, NNLN Việt Nam tham gia vào nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội và có đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của đất nước. Từ đó, vị trí, vai trò của họ thay đổi trong xã hội thời gian qua và tương lai.
Số lượng NNL đang làm việc ở các ngành có sự khác biệt nhất định. Ở một số ngành, nam và nữ tham gia tương đối đồng đều ở lĩnh vực lao động trình độ thấp. Ví dụ, năm 2010, Nông Lâm Thủy sản, nam chiếm 48,9%, nữ 51,1%; Công nghiệp chế biến, tỷ lệ tương ứng là 47,5 và 52,5%. Ở những ngành có yêu cầu trình độ cao như Khoa học và công nghệ vốn có tỷ lệ nhân lực nữ thấp, lại có xu hướng giảm sút trong giai đoạn 2007 - 2010, cụ thể từ 34,7% năm 2007, xuống 31,1% năm 2010. Hoặc có sự điều chỉnh rất
nhỏ như ngành Thông tin và Truyền thông từ 36,1% năm 2007 lên 39,1% năm 2009 và lại giảm xuống còn 37,9% năm 2010. Ở những ngành có tỷ lệ nhân lực nữ cao, như Giáo dục và Đào tạo từ 69,5% năm 2007 xuống 68,5% năm 2010 [92, tr.26], tỷ lệ nhân lực nữ giảm nhẹ, nhưng ngành giáo dục và đào tạo ưu thế thuộc về nữ nên tỷ lệ nhân lực nữ tham gia trong ngành này vẫn chiếm tỷ lệ cao và chưa có sự thay đổi trong những năm tiếp theo. Thực tế, ở ngành giáo dục lương, thu nhập và điểm đầu vào của ngành sư phạm thường thấp hơn so với một số ngành khác. Như vậy, có thể thấy ngành sư phạm nữ nhiều hơn nam cũng có nghĩa chất lượng của ngành sư phạm còn thấp hơn một số ngành khác trong xã hội. Hơn nữa, một thực tế khách quan xã hội vẫn còn tâm lý bất bình đẳng giới, đó là nữ giới vào ngành sư phạm sẽ ổn định và nhu cầu có thu nhập cao không phải bức thiết đối với nữ.
Cơ cấu nhân lực nữ chất lượng cao phân theo trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ và vùng miền
Bảng 3.1: Phân bố lực lượng lao động phân theo trình độ năm 2010
Đơn vị: %
Chung | Nam | Nữ | |
Không có trình độ chuyên môn kỹ thuật | 84.3 | 83.1 | 85.7 |
Sơ cấp, TCCN và TC nghề | 7.2 | 8.4 | 5.9 |
CĐ, ĐH và sau ĐH | 8.1 | 8.1 | 8.1 |
Không xác định | 0.3 | 0.3 | 0.3 |
Có thể bạn quan tâm!
- Phát Triển Nguồn Nhân Lực Nữ Chất Lượng Cao Là Nội Dung Không Thể Thiếu Cho Việc Thực Hiện Mục Tiêu Phát Triển Bền Vững, Đảm Bảo Tiến Bộ Công
- Phát Triển Nguồn Nhân Lực Nữ Chất Lượng Cao Góp Phần Trực Tiếp Nâng Cao Chất Lượng Nguồ N Nhân Lực Ở Việt Nam
- Những Nhân Tố Chủ Quan Cơ Bản Tác Động Đến Việc Phát Triển Nguồn Nhân Lực Nữ Chất Lượng Cao Ở Việt Nam Hiện Nay
- Nguồn Nhân Lực Nữ Chất Lượng Cao Tham Gia Lãnh Đạo, Quản Lý Trong Hệ Thống Chính Trị Còn Thấp Và Không Ổn Định
- Nguồn Nhân Lực Nữ Chất Lượng Cao Trong Lĩnh Vực Khoa Học Và Công Nghệ Có Sự Tăng Lên Về Số Lượng Và Chất Lượng Nhưng Chưa Đáp Ứng Yêu Cầu
- Số Giờ Làm Việc Nhà Bình Quân 1Người/ngày Của Dân Số Chia Theo Giới Tính Và Trình Độ Học Vấn
Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.
Nguồn: TCTK: Số liệu thống kê giới ở Việt Nam 2000 - 2010, tr.147.
Qua thống kê cho thấy sự phân bố lực lượng lao động có trình độ không đều, tỷ lệ nữ có trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học chiếm rất thấp 8,1%, trong khi đó không có trình độ c huyên môn kỹ thuật chiếm tỷ lệ khá cao 85,7%. Đây là một thách thức lớn cho việc giải quyết việc làm cho họ. Như vậy, có thể thấy chất lượng NNL nói chung và NNLN nói riêng ở nước ta còn rất thấp, nên việc phát triển NNLNCLC ở Việt Nam hiện nay trở thành đòi hỏi khách quan trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH.
Bảng 3.2: Phân bố trình độ lực lượng lao động phân theo thành thị - nông thôn năm 2010
Đơn vị: %
Thành thị | Nông thôn | |||||
Chung | Nam | Nữ | Chung | Nam | Nữ | |
Cả nước | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 |
Không có trình độ chuyên môn kỹ thuật | 68.5 | 66.9 | 70.3 | 90.7 | 89.7 | 91.8 |
Sơ cấp, TCCN và TC nghề | 11.7 | 13.2 | 17.3 | 5.4 | 6.5 | 96.0 |
CĐ, ĐH và sau ĐH | 19.5 | 19.6 | 19.4 | 3.5 | 3.4 | 3.6 |
Không xác định | 0.3 | 0.3 | 0.3 | 0.3 | 0.4 | 0.3 |
Nguồn: TCTK: Số liệu thống kê giới ở Việt Nam 2000 - 2010, tr.147
Năm 2010, tỷ lệ NNLNCLC ở thành thị là 19,4% trong khi đó ở nông thôn chỉ có 3,6%. Qua đó ta thấy, ở thành thị có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, trình độ dân trí cao hơn ở nông thôn nên NNLNCLC ở thành thị có điều kiện phát triển lớn hơn nhiều (gần 6 lần) ở nông thôn. Nhưng NNLNCLC ở nông thôn 3,6% nhiều hơn nam 3,4% và ngược lại ở thành thị nữ 19,4% thấp hơn nam 19,6%. Bởi vì, thực tế ở nông thôn nam có điều kiện di cư lớn hơn nên tỷ lệ nam thấp hơn nữ ở nông thôn.
Bảng 3.3: Phân bố NNLN năm 2010 phân theo vùng và theo trình độ
Đơn vị: %
Không có trình độ chuyên môn kỹ thuật | Sơ cấp, TCCN và TC nghề | CĐ, ĐH và sau ĐH | Không xác định | |
Đồng bằng Sông Hồng | 80.5 | 8.1 | 11.2 | 0.2 |
Trung du và MN phía Bắc | 86.4 | 7.0 | 6.3 | 0.3 |
Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung | 87.3 | 5.7 | 6.8 | 0.3 |
Tây Nguyên | 88.9 | 4.7 | 6.0 | 0.4 |
Đông Nam Bộ | 81.6 | 5.7 | 12.5 | 0.3 |
Đồng bằng Sông Cửu Long | 92.3 | 3.1 | 4.1 | 0.4 |
Nguồn: TCTK: Số liệu thống kê giới ở Việt Nam 2000 - 2010, tr.147 - 149.
Sự phân bố NNLNCLC năm 2010 cho thấy có tình trạng mất cân đối giữa các vùng miền trong cả nước. Trong đó, Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ có tỉ lệ NNLNCLC lớn nhất (trên 10%), trong khi đó Đồng bằng Sông Cửu Long chiếm tỷ lệ thấp nhất (4,1%). Chính sự mất cân đối giữa các vùng miền như trên đã khẳng định một điều về mặt khách quan tâm lý người dân về vai trò, vị trí của nữ giới nói chung và NNLNCLC vẫn còn khác nhau. Xã hội vẫn chưa có quan niệm đúng đắn về sự cần thiết phát triển NNLNCLC ở Việt Nam hiện nay. Quan niệm phổ biến trong xã hội nữ giới chưa thực sự được giải phóng để đứng ngang hàng với nam giới và luôn bị phát triển kém hơn nam giới về mọi phương diện.
Bảng 3.4: Tỷ lệ NLNCLC phân theo trình độ tham gia vào hoạt độn g kinh tế - xã hội
Đơn vị: %
Năm 2007 | Năm 2008 | Năm 2009 | Năm 2010 | |
Cao đẳng | 87.2 | 86.2 | 86.9 | 85.5 |
ĐH và sau ĐH | 88.0 | 88.6 | 88.7 | 88.6 |
Nguồn: TCTK: Số liệu thống kê giới ở Việt Nam 2000 - 2010, tr.145.
Trong những năm qua, tỷ lệ nhân lực nữ chất lượng cao (trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học) có xu hướng tăng. Tuy nhi ên, nhân lực nữ có trình độ cao đẳng tham gia vào hoạt động kinh tế - xã hội lại có xu hướng giảm dần trong những năm gần đây (giảm từ 87,2% năm 2007 đến năm 2010 chỉ còn 85,5%). Ngược lại, trình độ đại học và sau đại học có xu hướng tăng (năm 2007 chiếm 88,0% đến năm 2010 tăng lên 88,6%). Qua số liệu thống kê trên có thể thấy vẫn còn một bộ phận NNLNCLC được đào tạo không tham gia hoạt động kinh tế, vì sau khi tốt nghiệp đại học, cao đẳng đa phần NNLNCLC ở độ tuổi sinh sản. Một bộ phận khác vẫn còn tâm lý phụ nữ chỉ dành cho gia đình nên sau khi lập gia đình ở nhà lo việc nội trợ mà không tham gia hoạt động kinh tế - xã hội. Như vậy, có thể thấy NNLNCLC có trình
độ cao đẳng, đại học và sau đại học không tham gia hoạt động kinh tế - xã hội còn chiếm tỷ lệ cao hơn 10%. Đây là sự lãng phí lớn về NNLNCLC cho sự phát triển bền vững của đất nước hiện nay và trong thời gian tới. Xã hội vẫn còn định kiến về sự phát triển và đóng góp của họ, nhưng bản thân NNLNCLC cũng vẫn chưa tự đấu tranh, cố gắng để vượt qua được thiên kiến của xã hội về bản thân nên họ vẫn chấp nhận như một lẽ đương nhiên là phụ nữ trước hết phải dành cho gia đình. Họ được đào tạo đầy đủ xong vẫn c hấp nhận ở nhà lo việc nội trợ dẫn đến lãng phí lớn cho gia đình, xã hội và bản thân.
3.1.1.2. Chất lượng của nguồn nhân lực nữ chất lượng cao ở Việt
Nam hiện nay
Mặt trí lực của nguồn nhân lực nữ chất lượng cao (trình độ học vấn)
Với sự cố gắng nỗ lực chung của toàn xã hội trong thời gian qua nên NNLNCLC đã có sự phát triển vượt bậc thể hiện ở tỷ lệ sinh viên nữ được đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng ngày càng tăng so với trước đây (xem phụ lục 1). Năm 2001, tỷ lệ sinh viên nữ chỉ đạt có 44,28% thì đến năm 2010 , tỷ lệ này đã là 49,36% (tăng 5,08%). Với tỷ lệ sinh viên nữ như trên là lực lượng bổ sung vào NNLNCLC nhanh chóng trong những năm tiếp theo.
Thực tế, tỷ lệ NNLNCLC có học hàm, học vị ở Việt Nam thấp so với tiềm năng và nam giới. Bởi, tỷ lệ nữ sinh viên và kết quả học tập không kém nam sinh viên, nhưng tỷ lệ NNLNCLC có học hàm, học vị đều thấp . Tỷ trọng NNLNCLC tỷ lệ nghịch với cấp độ học vị và chức danh, có nghĩa tỷ lệ giảm dần tương ứng với mức tăng dần của học vị và chức danh khoa học. Các chức danh đều tăng qua hàng năm nhưng tỷ lệ so với tổng số sinh viên nữ thì quá thấp chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của NNLNCLC. Như vậy, có thể khẳng định NNLNCLC luôn gặp khó khăn về mặt khách quan và chủ quan trong việc học tập nâng cao trình độ và phấn đấu để đạt được các chức danh khoa học. Sau khi tốt nhiệp đại học, cao đẳng đa phần NNLNCLC dành thời gian cho việc thực hiện chức năng sinh con , nuôi con và gia đình, họ không
còn thời gian để học tập nâng cao trình độ, trong khi họ vẫn phải tham gia việc ngoài xã hội. Họ phải gánh cùng một lúc nhiều nhiệm vụ, song kinh tế lại khó khăn nên phần lớn họ nhường phần học tập nâng cao trình độ, phấn đấu công danh sự nghiệp cho người chồng (nam giới trong gia đình) và chấp nhận thiệt thòi về mình. Đây là tâm lý chung của đại bộ phận phụ nữ, trong đó có NNLNCLC, dẫn đến mất nhiều cơ hội cho họ bộc lộ khả năn g và khẳng định bản thân đóng góp cho sự phát triển của xã hội. Nhược điểm chính của NNLNCLC họ luôn luôn chấp nhận thấp kém hơn nam giới, không muốn và khó thể phấn đấu để khẳng định mình để mọi người trong xã hội thừa nhận. Họ luôn tự bằng lòng với cái mà mình có mà ít có quyết tâm phấn đấu để vươn lên khẳng định mình trước những thiên kiến của xã hội từ lâu đã gán cho họ. Họ muốn dựa vào nam giới và coi đó như một điểm tựa cho chính mình mà không muốn đứng ngang hàng với nam giới. Tâm lý đó đã hằn sau và o trong nếp nghĩ cũng như hành động của đại bộ phận phụ nữ trong xã hội, trong đó có NNLNCLC.
Bảng 3.5: Tỷ lệ NNLNCLC có học hàm, học vị từ năm 2007 - 2011
Đơn vị tính: %
2000 | 2004 | 2007 | 2009 | 2011 | |
Giáo sư | 4,3 | 3,1 | 5,1 | - | 10,27 |
Phó giáo sư | 7,0 | 14,6 | 11,7 | - | 25,78 |
Tiến sĩ | 14,9 | 17,5 | 17,1 | 21,4 | - |
Thạc sĩ | 29,1 | 39,1 | 30,53 | 39,7 | - |
Nguồn: Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, năm 2012
Số liệu trong bảng trên phản ánh quá trình phát triển của NNLNCLC ở trình độ trên đại học trong những năm qua có sự thăng trầ m qua từng năm. Tính chung đến năm 2000, toàn bộ NNLNCLC có chức danh Giáo sư, Phó giáo sư chiếm tỷ lệ 11,3%. Đến năm 2011, tỷ lệ này đã lên tới 36,05%, nghĩa là từ đó đến nay đã tăng hơn gấp 3 lần. Tuy nhiên, phân tích sâu hơn có thể
thấy, sự phát triển này vẫn chưa phản ánh đúng năng lực và trí tuệ của NNLNCLC. Đối với trình độ tiến sỹ, năm 2004 đạt tỷ lệ 17,5% thì đến năm 2007 còn có 17,1% và tăng trở lại vào năm 2009 là 21,4%. Tương tự chức danh phó giáo sư từ 14,6% năm 2004 xuống còn 11,7% năm 2007 và đến năm 2011 lại tăng lên 25,78%. Học vị thạc sĩ năm 2004 tỷ lệ 39,1% và đạt tỷ lệ 39,7% vào năm 2011. Như vậy, so với năm 2004 thì tỷ lệ thạc sĩ tăng không đáng kể. Qua đó có thể khẳng định, Đảng và Nhà nước chưa có chủ trương, chính sách cụ thể ưu tiên cho NNLNCLC học tập nâng cao trình độ nên tỷ lệ NNLNCLC có học hàm, học vị còn thấp. Hơn nữa, vẫn còn có những chính sách bất bình đẳng giới xảy ra nên NNLNCLC không muốn phấn đấu học tập nâng cao trình độ. Bởi vì, NNLNCLC sau khi thu xếp được công việc gia đình, bố trí thời gian học nâng cao trình độ thì nhiều người không còn trong độ tuổi qui hoạch, đề bạt, bổ nhiệm. T hực tế hiện nay, tuổi đào tạo, bồi dưỡng, qui hoạch, đề bạt, bổ nhiệm và nghỉ hưu của nữ theo qui định của Nhà nước luôn sớm hơn nam 5 năm. Như vậy, nữ giới luôn phải chấp nhận thiệt thòi hơn nam 10 năm nên họ không muốn học tập lên trình độ cao và nếu có học nên cao được thì cũng khó được đánh giá, sử dụng như nam giới. Hơn nữa, nhiều khi NNLNCLC khi cố gắng vươn lên vượt qua bao khó khăn vứt vả để đạt được học hàm, học vị, công danh sự nghiệp, địa vị cao trong xã hội thì họ lại bị mất rất nhiều thứ, trong đó có gia đình nên họ không muốn đánh đổi điều thiêng liêng đó, dẫn đến hiện tượng càng nên cao tỷ lệ nữ giới càng giảm như trên là một tất yếu xảy ra trong xã hội hiện nay. Chính những qui định về tuổi mang tính chất bất bình đẳng giới này đã làm hạn chế khả năng vươn lên và cống hiến của NNLNCLC.
Về thể lực của NNLNCLC: Trong những năm qua do điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn nên đời sống của người dân nói chung và NNLNCLC nói riêng chưa được đáp ứng đầy đủ về điều kiện vật chất và tinh thần nên thể lực của NNLNCLC còn nhiều hạn chế, tinh thần chưa thực sự