nhiệm vụ quan trọng của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Gia đình là tổ chức xã hội đầu tiên có khả năng tốt nhất trong việc chăm lo cho sự phát triển của mỗi con người trên cả ba phương diện: thể chất, trí tuệ và tình cảm tâm lý. Sự tác động của gia đình được diễn ra ngay từ khi đứa trẻ còn trong bào thai đến khi ra đời và sự tác động này tồn tại trong suốt cuộc đời con người.
Do NNLNCLC phải thực hiện chức năng sinh và nuôi dưỡng con cái nên họ luôn luôn gắn liền với gia đình. Đề cập đến sự tác động của gia đình đến NNLNCLC cần phải hiểu đây là sự tác động hai chiều. Gia đình là nơi NNLNCLC thực hiện chức năng tái sản xuất ra con người, nuôi dưỡng NNL cho đất nước và đồng thời là nơi NNL NCLC tiếp nhận những nguồn lực từ gia đình và xã hội cho sự phát triển của chính mình. Không thể nói đến phát triển NNLNCLC chỉ căn cứ vào sự tham gia hoạt động xã hội mà coi nhẹ vai trò to lớn của họ trong gia đình. Cũng như không thể chỉ đề cao vai trò của NNLNCLC trong gia đình mà quên đi trách nhiệm của gia đình trong việc chăm lo cho sự phát triển của NNLNCLC. Gia đình phải có sự nhận thức đầy đủ và đầu tư cho mọi thành viên trong gia đình một cách công bằng không phân biệt nam nữ để họ có cơ hội phát tr iển những tiềm năng của từng cá nhân đóng góp cho xã hội. Khi gia đình tái sản xuất và nuôi dưỡng để có NNLNCLC cũng chính là điều kiện cơ bản để gia đình thực hiện tốt chức năng của mình. NNLNCLC được tạo các điều kiện phát triển toàn diện ngay từ trong g ia đình thì chính gia đình cũng sẽ nhận được những đóng góp tích cực, có hiệu quả của họ cho sự phát triển của gia đình nói riêng và cả xã hội nói chung.
2.3.2. Những nhân tố chủ quan cơ bản tác động đến việc phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay
2.3.2.1. Bản thân nguồn nhân lực nữ chất lượng cao
Nhân tố chủ quan quan trọng nhất thuộc về bản thân NNLNCLC. NNLNCLC do bị ảnh hưởng của tư tưởng “trọng nam, khinh nữ” từ ngàn đời nay còn để lại, nên NNLNCLC vẫn còn tư tưởng tự ti, an p hận, cam chịu và
thụ động. Điều này đã trở thành lực cản bên trong kìm hãm khả năng độc lập, sáng tạo và cống hiến của chính họ. Về mặt tâm lý truyền thống, NNLNCLC vẫn còn có xu hướng “nhường bước” nam giới từ trong gia đình cho đến ngoài xã hội. Trong gia đình, người phụ nữ thường nhường việc học tập, phấn đấu công danh sự nghiệp cho nam giới. Ngoài xã hội, nhiều phụ nữ có năng lực, được thụ hưởng một nền giáo dục đầy đủ, có kỹ năng cao vẫn còn có xu hướng chấp nhận địa vị thấp hơn các đồng nghiệp là nam giới. Chính vì tâm lý tự ti, mặc cảm nên rất nhiều NNLNCLC ngại phát biểu ý kiến, ngại tranh luận với nam giới, mặc dù ý kiến của họ có thể là chính xác. Tâm lý tự ti, mặc cảm này đã làm hạn chế vai trò của chính họ. Hơn nữa, hiện nay NNLNCLC trình độ học vấn, chuyên môn nghề nghiệp còn thấp, nên cơ hội tìm việc làm để nâng cao thu nhập còn gặp nhiều khó khăn. Bản thân NNLNCLC chưa thực sự cố gắng học tập nâng cao trình độ để tìm kiếm cơ hội tốt cho mình, một bộ phận có thói quen an phận, tự bằng lòng với chính mình làm hạn chế khả năng phát triển của bản thân.
Một bộ phận NNLNCLC luôn cần cù, chịu khó, dịu dàng, nhẫn nại, có niềm đam mê cháy bỏng trong công việc, luôn khát khao sáng tạo, đổi mới . Họ sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong một hoàn cảnh khó khăn, nhưng họ vẫn tự lực, tự cường, bền bỉ phấn đấu, chiến thắng chính mình và vượt lên hoàn cảnh để làm thay đổi vị thế của mình trong xã hội . Một bộ phận NNLNCLC đã đấu tranh xóa bỏ tư tưởng an phận, tự bằng lòng với trình độ, bằng cấp của mình , cố gắng học tập nâng cao trình độ để tận dụng điều kiện khách quan thuận lợi khẳng định mình và có địa vị cao trong xã hội. Họ thực sự trở thành những tấm gương phụ nữ tiêu biểu trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, trở thành chỗ dựa tinh thần cho chồng con, đồng nghiệp . Họ đã làm cho chồng con và đồng nghiệp nể phục bởi tài năng, đức hạnh cũng như ý chí , nghị lực của bản thân.
Có thể bạn quan tâm!
- Mối Quan Hệ Giữa Điều Kiện Khách Quan Và Nhân Tố Chủ Quan Trong Việc Phát Triển Nguồn Nhân Lực Chất Lượng Cao
- Phát Triển Nguồn Nhân Lực Nữ Chất Lượng Cao Là Nội Dung Không Thể Thiếu Cho Việc Thực Hiện Mục Tiêu Phát Triển Bền Vững, Đảm Bảo Tiến Bộ Công
- Phát Triển Nguồn Nhân Lực Nữ Chất Lượng Cao Góp Phần Trực Tiếp Nâng Cao Chất Lượng Nguồ N Nhân Lực Ở Việt Nam
- Nguồn Nhân Lực Nữ Chất Lượng Cao Ở Việt Nam Hiện Nay - Thực Trạng Và Nguyên Nhân
- Nguồn Nhân Lực Nữ Chất Lượng Cao Tham Gia Lãnh Đạo, Quản Lý Trong Hệ Thống Chính Trị Còn Thấp Và Không Ổn Định
- Nguồn Nhân Lực Nữ Chất Lượng Cao Trong Lĩnh Vực Khoa Học Và Công Nghệ Có Sự Tăng Lên Về Số Lượng Và Chất Lượng Nhưng Chưa Đáp Ứng Yêu Cầu
Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.
2.3.2.2. Nhân tố giáo dục - đào tạo
Giáo dục là quá trình được tổ chức có ý thức, hướng tới mục đích khơi gợi hoặc biến đổi nhận thức, năng lực, tình cảm thái độ của người dạy và người học theo hướng tích cực. Nghĩa là góp phần hoàn thiện nhân cách người học bằng những tác động có ý thức từ bên ngoài, góp phần đáp ứng các nhu cầu tồn tại và phát triển của con người trong xã hội đương đại.
Đào tạo nói đến việc dạy các kỹ năng thực hành, nghề nghiệp hay kiến thức liên quan đến một lĩnh vực cụ thể, để người học lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kĩ năng, nghề nghiệp một cách có hệ thống để chuẩn bị cho người học đó thích nghi với cuộc sống và khả năng đảm nh ận được một công việc nhất định.
Ngày nay, thế giới ngày càng nhận thức rõ hơn về vai trò của giáo dục đào tạo đối với sự phát triển của mỗi quốc gia và là một trong những biện pháp quan trọng nhất để thực hiện bình đẳng giới và nâng cao trình độ học vấn cho NNLN và trẻ em gái là sự đầu tư tốt và không ngoan nhất. Giáo dục và xóa mù chữ cho các em gái cũng có tác động trực tiếp đến việc giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh, người mẹ và tăng tuổi thọ.
Ở Việt Nam, Đảng đã khẳng định “giáo dục là quốc sách hàng đầu”,
đồng thời luôn tạo ra những cơ hội và điều kiện để NNLN được học đầy đủ như nam giới. Nội dung và phương pháp giáo dục đúng đắn sẽ tạo điều kiện khơi dậy những tiềm năng sẵn có của NNLNCLC. Ngược lại, nó sẽ kìm hãm khả năng phát triển của NNLNCLC, dẫn đến không khai thác được sức mạnh của một nửa dân tộc đóng góp vào mục tiêu phát triển chung của đất nước.
Thông qua giáo dục, trình độ, chuyên môn kĩ thuật, nhân cách, đạo đức và khả năng sáng tạo của NNLNCLC hình thành và phát triển, nhờ đó mà chất lượng NNLNCLC ngày càng được nâng lên không ngừng. Việc đầu tư cho giáo dục đảm bảo bình đẳng giữa nam và nữ sẽ tích lũy vốn cho con người, là chìa khóa để duy trì sự tăng trưởng kinh tế và nâng cao thu nhập.
Giáo dục còn góp phần vào xóa đói, giảm nghèo. N NLNCLC được giáo dục sẽ giúp họ không còn quan niệm NNLN chỉ quanh quẩn với công việc gia đình, trái lại, họ sẽ tham gia vào các công việc ngoài xã hội, tích cực tr ong chuyên môn, nghiệp vụ để tạo ra năng suất lao động cao, có thu nhập chính đáng đóng góp vào kinh tế của gia đình và xã hội.
Đối với NNLNCLC, bên cạnh những tác động tích cực nêu trên, giáo dục còn giúp NNLNCLC có hiểu biết để nâng cao sức khỏe sinh sản. Nhân lực nữ có trình độ học vấn cao thường kết hôn muộn hơn, thực hiện kế hoạch hoá gia đình tốt hơn và có quy mô gia đình nhỏ hơn so với nhân lực nữ không có trình độ học vấn hoặc trình độ học vấn thấp. NNLNCLC được giáo dục đầy đủ và ở bậc cao thì họ sẽ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con mình tốt hơn sẽ cung cấp NNL có chất lượng cho đất nước. NNLNCLC được giáo dục một cách bài bản trong hệ thống giáo dục quốc dân nên sẽ có khả năng tạo ra thu nhập độc lập và giáo dục cũng đề cao vị trí của NNLN trong cộng đồng qua đó làm cho NNLNCLC tham gia đóng góp, quyết định nhiều hơn trong hoạt động ngoài xã hội và gia đình. Giáo dục sẽ tạo cho NNLN sự hiểu biết cơ bản về quyền và trách nhiệm của mình đối với thế hệ tương lai của đất nước.
Vai trò của giáo dục, vai trò của thầy cô trong nhà trường cũng rất quan trọng trong việc giáo dục để xóa bỏ nhữn g tư tưởng lạc hậu, “trọng nam khinh nữ”. Cần có những quan điểm giáo dục đúng đắn để khai thác tối đa tiềm năng trí tuệ của NNLNCLC, khoa học đã chứng minh trí tuệ của người phụ nữ không có gì kém hơn so với đàn ông và đàn ông làm được ở những ngành nghề gì, thành công ra sao thì phụ nữ cũng có thể làm được điều đó.
Tóm lại, giáo dục và đào tạo để phát triển NNLNCLC là chìa khóa để nâng cao chất lượng NNL của quốc gia. Việt Nam phải kiên trì thực hiện chủ trương coi giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu thì việc giảm khoảng cách giới trong giáo dục đào tạo (đặc biệt là giáo dục bậc cao) sẽ thúc đẩy sự
phát triển toàn diện và nâng cao chất lượng NNL của đất nước, trong đó có NNLNCLC trước mắt cũng như lâu dài.
2.3.2.3. Chủ trương, chính sách xã hội c ủa Đảng và Nhà nước
Chính sách xã hội là các quan điểm, chủ trương được thể chế hóa để tác động vào các quan hệ xã hội nhằm giải quyết những vấn đề xã hội, góp phần thực hiện công bằng xã hội, tiến bộ và phát triển con người.
Ngày nay, sự tiến bộ của con người được xem là tiêu chuẩn cao nhất của sự phát triển xã hội. Sự phát triển xã hội đòi hỏi phải đem lại công bằng, bình đẳng cho mọi người, đặc biệt là NNLN. Điều này hoàn toàn phù hợp với mục tiêu của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa - cuộc cách mạng được xem là triệt để nhất trong lịch sử . Trong công cuộc đổi mới , phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển, việc chăm lo phát triển nguồn lực con người là một yếu tố quyết định thành công của công cuộc đổi mới theo định hướng XHCN ở Việt Nam. Chăm lo phát triển nguồn lực con người hướng vào cả nam và nữ với các tiêu chí: phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tình cảm và đạo đức.
Một trong những nhân tố chủ quan quan trọng có tác động trực tiếp đến
việc phát triển con người, phát triển NNL, đặc biệt NNLNCLC là chính sách xã hội. Chính sách xã hội là một công cụ không thể thiếu của quản lý nhà nước nhằm thực hiện và điều chỉnh các mối quan hệ của con người xoay quanh mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và xã hội. Chính sách xã hội đúng đắn, phù hợp đảm bảo sự phát triển bình đẳng đối với cả nam và nữ . Nó là động lực to lớn khơi dậy tiềm năng, sức sáng tạo của con người, đ ặc biệt của NNLNCLC tạo điều kiện thuận lợi để họ say mê lao động phát triển khả năng sáng tạo của mình đóng góp cho sự phát triển của cá nhân và cộng đồng xã hội. Ngược lại, nếu hệ thống chính sách xã hội không đảm bảo sự phát triển bình đẳng giới, thiếu đồng bộ thì nó sẽ trở thành rào cản kìm hãm năng lực và
tư duy sáng tạo của NNLNCLC làm cho họ không có cơ hội được đóng góp sức mình cho sự phát triển của đất nước , nó tạo điều kiện cho sự phát triển thiên lệch của hai giới trong mục tiêu chung.
Như vậy, trong đời sống xã hội, việc tạo động lực hoạt động cho NNLNCLC thực chất là thiết lập được môi trường pháp lý thuận lợi, xóa bỏ rào cản tâm lý cũng như những điều kiện thích hợp để NNLNCLC có thể phát triển tối đa tính tích cực và khả năng sáng tạo của mì nh. Do những đặc điểm sinh học và trở ngại về giới tính nên NNLNCLC thường chịu những thiệt thòi hơn so với nam giới về thời gian cống hiến và cơ hội thăng tiến.
2.3.2.4. Quá trình sử dụng và đãi ngộ nguồn nhân lực nữ chất lượng cao
Sử dụng là một thuật ngữ chung để chỉ quá trình tiếp nhận, phát triển và đánh giá kết quả hoạt động thực tiễn của NNL. Đối với NNLNCLC, quá trình sử dụng được biểu hiện ra là quá trình thu hút và trọng dụng nhằm phát triển tối đa khả năng của lực lượng này. Vấn đề sử dụng và đã i ngộ là hai vấn đề không thể tách rời nhau, nó có mối quan hệ biện chứng tác động qua lại nhằm phát triển NNLNCLC.
Việc sử dụng NNLNCLC là một nhân tố rất quan trọng để phát triển tri
thức, kỹ năng và sức sáng tạo của họ. Việc sử dụng NNLNCLC đúng với ngành nghề và trình độ đào tạo , đãi ngộ xứng đáng với năng lực , trình độ, sự đóng góp thì sẽ tạo cho họ động lực, từ đó thúc đẩy họ phát triển, nâng cao trình độ chuyên môn, tài năng, trí tuệ và ra sức phấn đấu vươn lên về mọi mặt đóng góp cho mục tiêu phát triển. Tuy nhiên, việc sử dụng NNLNCLC không phù hợp, đãi ngộ không hợp lý sẽ làm cho họ bị hạn chế, chán nản, dẫn đến hiện tượng chảy máu chất xám, thậm chí thui chột khả năng sáng tạo và cống hiến.
Quá trình sử dụng và đãi ngộ NNLNCLC hợp lý không chỉ đơn thuần dựa vào kỹ năng, trình độ chuyên môn nhằm đạt hiệu quả kinh tế trước mắt mà còn phải đảm bảo được sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững và bình đẳng giới. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, việc sử dụng và đãi ngộ
NNLNCLC sao cho hợp lý sẽ phát huy được hiệu quả là một trong những vấn đề rất phức tạp nhưng cần được đặt ra và giải quyết thấ u đáo. Có ý kiến cho rằng, nền kinh tế thị trường hãy để cho thị trường lao động quyết định việc lựa chọn, sử dụng và đãi ngộ với các trình độ khác nhau của lao động , có như vậy mới phát huy được hiệu quả cao trong quá trình sử dụng lao động . Ngoài ra, còn có ý kiến đã đặt niềm tin vào sự chi phối của cơ chế thị trường trong việc tự động đem lại sự công bằng xã hội và bình đẳng nam - nữ. Theo chúng tôi, quan điểm trên được hiểu máy móc, lạnh lùng, khó thực hiện, vì trên thực tế bên cạnh chức năng là người lao động như nam giới thì NNLNCLC còn đảm nhận chức năng sinh con, nuôi con. “Khi thực hiện chức năng này người lao động nữ chẳng những phải tiêu hao sức vóc, một phần khả năng lao động mà còn mất hàng thập kỷ về thời gian lao động, hơn thế nữa lại là thời gian vàng ngọc, trẻ khoẻ, sung sức nhất” 96, tr.8. Trong quá trình sử dụng và đãi ngộ NNLNCLC phải chú ý đến đặc điểm của phụ nữ, vừa có chức năng lao động như nam giới, vừa có chức năng tái sản xuất dân số và nguồn lao động, phải tính đến tiêu hao sức lực và thời gian của NNLNCLC trong việc thực hiện chức năng thứ hai một cách hợp lý để họ có điểm xuất phát ngang bằng về mặt sức lao động với nam giới trong nền kinh tế thị trường.
Trong quá trình sử dụng và đãi ngộ NNLNCLC phải tạo điều kiện thuận lợi cho họ phát triển ngang bằng với nam giới về cơ hội đóng góp, thăng tiến và thụ hưởng thành quả lao động. Qui trình tuyển dụng, đề bạt bổ nhiệm, luân chuyển, khen thưởng sao cho phù hợp đảm bảo công bằng, bình đẳng giữa nam và nữ. NNLNCLC khi sử dụng phải khai thác tiềm năng sẵn có của họ tránh lãng phí cho gia đình và xã hội.
Nói tóm lại, việc phát triển NNLNCLC luôn chịu sự tác động của nhiều nhân tố khác nhau, trong đó phải nói đến những điều kiện khách quan và những nhân tố chủ quan cơ bản trên. Mỗi điều kiện và nhân tố tác động ở những khía cạnh nhất định đến NNLNCLC, nhưng đều ảnh hưởng đến sự
phát triển của NNLNCLC. Trong đó, điều kiện khách quan có vai trò quan trọng mang tính quyết định, nhưng nhân tố chủ quan cũng có tác động lớn đến việc phát triển NNLNCLC. Vì thế, khi xem xét, đánh giá, xây dựng chiến lược phát triển NNLNCLC cần phải phân tích và đánh giá đầy đủ tất cả các điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan để có chiến lược phát triển NNLNCLC phù hợp trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
1. Việc phát triển NNLCLC, trong đó có NNLNCLC là những vấn đề thu hút được đông đảo các nhà nghiên cứu tìm hiểu trong thời gian qua. Hiện nay, phát triển NNLNCLC là vấn đề vừa mang tính cấp bách, vừa lâu dài để góp phần thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Nhưng muốn phát triển NNLNCLC ở Việt Nam hiện nay cần phải xem xét cả những điều kiện khách quan v à nhân tố chủ quan. Từ những lí do trên, luận án phân tích và làm rõ các khái niệm về NNL, NNLN, NNLNCLC chỉ ra các tiêu chí để xác định NNLNCLC và cấu trúc của nó. Đồng thời luận án cũng làm rõ khái niệm NNLNCLC, phát triển NNL, phát triển NNLNCLC.
2. Trên cơ sở đó, khẳng định vị trí, vai trò của việc phát triển NNLNCLC không chỉ trong phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế, mà còn là nhân tố không thể thiếu trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội bền vững, đảm bảo tiến bộ công bằng xã hội và góp phần nâng cao chất lượng NNL ở Việt Nam hiện nay. Từ đó, nếu không phát triển NNLNCLC sẽ gây lãng phí lớn và làm chậm tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia và nhân loại trong tương lai. Luận án đi sâu phân tích tiếp những điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan cơ bản tác động đến phát triển NNLNCLC. Trong đó vai trò quan trọng hàng đầu đối với quá trình phát triển của lịch sử - xã hội thuộc về các điều kiện khách quan. Tuy nhiên, nhân tố chủ quan nó