của Đảng - giải phóng dân tộc khỏi tình trạng nô dịch không tách rời việc giải phóng nhân dân lao động khỏi tình trạng áp bức bóc lột và hướng vào mục tiêu giải phóng con người, đồng thời trên cơ sở phân tích nhiều lý thuyết về sự phát triển, khái quát kinh nghiệm của việc thực hiện nhiều mô hình của các nước khác nhau, nước ta đã lựa chọn mô hình phát triển trên tinh thần “tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển văn hóa, bảo vệ môi trường” với mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” như Nghị quyết Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định. Để thực hiện được mục tiêu đó cần phải phát huy vai trò của NNLNCLC.
Từ những lí do trên, cho thấy việc phát triển NNLNCLC ở nước ta hiện nay là rất quan trọng. Nếu chúng ta không có được NNLNCLC về trình độ văn hóa, năng lực tổ chức quản lý, tâm huyết với công việc, thể lực tốt, có ý chí vươn lên khắc phục khó khăn , định kiến về giới thì không thể có những đóng góp lớn lao của họ để góp phần đưa đất nước phát triển đi lên . NNLNCLC còn có khả năng xóa bỏ những quan niệm lạc hậu của xã hội về vị trí, vai trò của NNLN trong đời sống xã hội và hội nhập quốc tế và đi đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. Xây dựng được NNLNCLC, họ chính là cầu nối quan trọng, là minh chứng rõ nhất cho bạn bè quốc tế hiểu hơn về đất nước , con người Việt Nam tiến bộ và cũng là một trong những quốc gia đi đầu trong việc thực hiện quyền bình đẳng giới.
2.2.3. Phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao góp phần trực tiếp nâng cao chất lượng nguồ n nhân lực ở Việt Nam
Trong điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay, việc phát triển NNLNCLC càng cần thiết để góp phần nâng cao chất lượng NNL. NNLNCLC thường sinh con theo kế hoạch và có kiến thức chăm sóc sức khoẻ và dinh dưỡng một cách khoa học và hiệu quả nhất. Họ là một bộ phận dân cư có thu nhập cao hơn NNL không có trình độ hoặc trình độ thấp kém , cho nên họ có khả năng nuôi dưỡng
và dạy bảo con tốt. Theo kết quả của Ngân hàng thế giới (WB), người mẹ có học vấn càng cao thì tỷ lệ người mẹ chết càng thấp và đứa trẻ do người mẹ đó sinh ra ngày càng khoẻ mạnh. Trình độ học vấn của mẹ ảnh hưởng đến tỷ suất chết của trẻ em nhờ sử dụng các dịch vụ y tế và những thay đổi trong vệ sinh phòng bệnh của gia đình. Những trẻ em có mẹ trình độ học vấn cao thì sẽ có cơ hội đến trường, được học tập cao hơn, có nhân cách, hiểu biết tốt để có thể tham gia vào thị trường nhân lực một cách tốt nhất.
Phát triển NNLNCLC sẽ trực tiếp làm tăng chất lượng NNL của xã hội.
Bởi người mẹ chính là người thầy đầu tiên của mỗi con người trong cuộc đời nên người mẹ được giáo dục đầy đủ có trình độ học vấn thì người mẹ đ ó có nhiều khả năng cung cấp NNL có chất lượng cho xã hội. NNLNCLC có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng NNL trong tương lai, vì khi người phụ nữ có trình độ, họ có thu nhập độc lập nên họ có quyền quyết định trong việc nuôi dưỡng cải thiện sức khỏe cho các thành viên tron g gia đình và đầu tư cho con học hành một cách tốt nhất. Tuy nhiên, trong dài hạn, các tác động này sẽ làm cho chất lượng NNL được cải thiện v à năng suất lao động trung bình của toàn xã hội sẽ được nâng lên. Người mẹ có học vấn cao sẽ có khả năng chỉ bảo con mình tốt hơn thông qua việc dạy dỗ ở nhà và cách thức sử dụng nhiều tài liệu học tập hơn, cũng như việc khai thác thế mạnh của internet để tiếp thu kiến thức của nhân loại một cách tốt nhất. Đồng thời, khi người phụ nữ có trình độ, hiểu biết, có uy tín và địa vị trong xã hội thì họ sẽ thực sự là những tấm gương về đức hy sinh, nghị lực vươn lên trong lao động và làm chủ c uộc sống để cho con họ noi theo.
Người phụ nữ có trình độ cao còn giáo dục để con mình tránh xa với các tệ nạn xã hội trở thành những công dân có ích cho xã hội. Đây vừa là tình yêu của người mẹ đối với con , vừa là trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với sự phát triển của thế hệ tương lai. Trong cuộc sống thường nhật đầy khó khăn, cạm bẫy chúng ta tìm thấy ở những người vợ, người mẹ sự yên tĩnh trong tâm
Có thể bạn quan tâm!
- Nguồn Nhân Lực Nữ Chất Lượng Cao
- Mối Quan Hệ Giữa Điều Kiện Khách Quan Và Nhân Tố Chủ Quan Trong Việc Phát Triển Nguồn Nhân Lực Chất Lượng Cao
- Phát Triển Nguồn Nhân Lực Nữ Chất Lượng Cao Là Nội Dung Không Thể Thiếu Cho Việc Thực Hiện Mục Tiêu Phát Triển Bền Vững, Đảm Bảo Tiến Bộ Công
- Những Nhân Tố Chủ Quan Cơ Bản Tác Động Đến Việc Phát Triển Nguồn Nhân Lực Nữ Chất Lượng Cao Ở Việt Nam Hiện Nay
- Nguồn Nhân Lực Nữ Chất Lượng Cao Ở Việt Nam Hiện Nay - Thực Trạng Và Nguyên Nhân
- Nguồn Nhân Lực Nữ Chất Lượng Cao Tham Gia Lãnh Đạo, Quản Lý Trong Hệ Thống Chính Trị Còn Thấp Và Không Ổn Định
Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.
hồn, sự cân bằng bình yên trong cuộc sống, sự chở che vỗ về những khi ta cần điểm tựa. Chính họ đã tiếp sức cho chúng ta vượt qua những khó khăn để sống một cuộc sống hữu ích và có hiệu quả cao.
Xã hội ngày càng phát triển phụ nữ ngày càng có cơ hội nâng cao trình độ học vấn cho nên họ không chỉ làm các công việc gia đình mà còn tham gia vào các hoạt động xã hội, giúp họ có thu nhập cho kinh tế gia đình (đôi khi còn là nguồn thu nhập chính) được nâng cao. Đồng thời, họ lại còn là những người đạo diễn chính trong việc giúp các thành viên trong gia đình hưởng thụ những thành quả lao động của bản thân và gia đình một cách khoa học, hợp lý, bổ ích góp phần tái sản xuất sức lao động và nâng cao chất lượng NNL. Để thực hiện được tốt vai trò đó, không phải NNLN nào cũng có thể làm được mà cần có NNLNCLC đảm nhiệm.
Như vậy, theo quan điểm phát triển hiện nay, NNLNCLC luôn tồn tại với hai tư cách: vừa là phụ nữ; vừa là NNLCLC. Trong thời đại hiện nay, họ không chỉ là lực lượng lao động qua n trọng của xã hội, mà còn là lực lượng tái sản xuất ra sức lao động có chất lượng cho xã hội, là một bộ phận không thể thiếu trong quá trình đổi mới và thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
2.3. NHỮNG ĐIỀU KIỆN KHÁCH QUAN VÀ NHÂN TỐ CHỦ QUAN CƠ BẢN TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NỮ CHẤT LƯỢNG CAO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.3.1. Những điều kiện khách quan cơ bản tác động đến việc phát
triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay
2.3.1.1. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế
CNH, HĐH và hội nhập quốc tế đã tác động tích cực và tiêu cực đến việc phát triển NNLNCLC. Từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là cơ hội tốt cho đất nước nói chung và NNLNCLC nói riêng, hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới. CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế giúp cho NNLNCLC có nhiều cơ hội trong việc chọn việc làm,
nâng cao thu nhập và cơ hội nâng cao nhận thức. Lợi ích của CNH, HĐH đối với NNLNCLC là có thể thu hút, tiếp nhận những dòng vốn, công nghệ hiện đại để khai thác tài nguyên thiên nhiên và mở rộng hoạt động thương mại ra bên ngoài thông qua hợp tác quốc tế. Từ đó khai thác có hiệu quả nguồn vốn, khoa học công nghệ, trình độ quản lý để chuyển dịch cơ cấu kinh tế đầu tư cơ sở hạ tầng, đầu tư giáo dục y tế...nâng cao thu nhập người dân trong đó có NNLNCLC. Hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện cho NNLNCLC có cơ hội nâng cao hiểu biết, làm gia tăng các giá trị vô hình cho bản thân.
CNH, HĐH đã góp phần nâng cao năng suất lao động của NNLNCLC
nhờ việc áp dụng các thành tựu của khoa học và công nghệ hiện đại vào trong sản xuất, giải phóng sức lao động của NNLNCLC. Việc gia nhập WTO sẽ đẩy nhanh hơn quá trình CNH, HĐH và tạo ra nhiều việc làm cho NNLNCLC do tham gia vào các tổ chức và hoạt động kinh tế trong nền kinh tế thị trường giúp cho họ có điều kiện thay đổi công việc, tăng thu nhập và nâng cao nhận thức cho mình. Việc hội nhập quốc tế sẽ tạo điều kiện và thúc đẩy việc thiết lập cơ cấu lao động theo định hướng thị trường, đó là cần có những lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, trong khi những lao động không có chuyên môn kỹ thuật phải được cắt giảm. Tạo điều kiện cho NNLNCLC tham gia sâu rộng hơn và o phân công và hợp tác lao động quốc tế. Đặt nền móng cho việc tạo việc làm một cách ổn định và bền vững. Điều đó làm tăng năng suất lao động và giảm nhanh đói nghèo, khả năng tham gia giáo dục của NNLNCLC cũng tăng nhanh.
Bên cạnh đó CNH, HĐH và hội nhập quốc tế đòi hỏi NNLNCLC phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao hơn, phát triển một lực lượng lao động có khả năng nắm bắt công nghệ t iên tiến với những chuyển biến nhanh và đa dạng về hình thái của nền kinh tế, cũng như khả năng nắm bắt kịp với tiến bộ và chuyển đổi mang tính toàn cầu. Khi hội nhập đầy đủ và sâu hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới sự cạnh tranh trên thị trường lao động khu vực
và quốc tế gay gắt hơn, lợi thế cạnh tranh do tiền công rẻ sẽ mất dần; Yếu thế của lao động Việt Nam nói ch ung và NNLNCLC nói riêng trong cạnh tranh sẽ bộc lộ rõ hơn do trình độ tay nghề, chuyên môn, ngoại ngữ, kỷ luật, tác phong công nghiệp, tính năng động xã hội, trình độ hi ểu biết pháp luật và thể lực còn hạn chế.
CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế có nguy cơ đẩy NNLNCLC nếu không tích cực cập nhật cái mới, học tập nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ sẽ bị đào thải, không kiếm được việc làm và rơi vào tình cảnh nghèo khổ, không được tiếp cận với các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe, sức khỏe sinh sản, nước sạch vệ sinh và giáo dục.
Cơ chế thị trường và quá trình CNH, HĐH còn nảy sinh nhiều vấn đề xã hội liên quan trực tiếp tới NNLNCLC. Nhân lực nữ chất lượng cao gặp nhiều khó khăn, thách thức khi thực hiện vai trò người mẹ, người thầy đầu tiên của con người trong điều kiện xã hội và gia đình có nhiều thay đổi. CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế có nguy cơ đẩy NNLNCLC ra khỏi thị trường lao động do phong tục truyền thống và do tiến bộ khoa học công nghệ.
2.3.1.2. Truyền thống văn hóa, tâm lý, tập quán của dân tộc
Truyền thống văn hoá dân tộc có tác động rất lớn đến sự phát triển NNLNCLC- nhất là về mặt tinh thần. Các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc là yếu tố quan trọng, là môi trường lành mạnh để hình thành và phát triển NNL. Một dân tộc, một quốc gia có truyền thống tốt, tập quán lành mạnh, có nền văn hoá phát triển cao thì đó chính là cơ sở điều kiện tốt để xây dựng một NNL vừa có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, vừa có thái độ, tinh thần, tác phong làm việc tốt. Ngược lại, nếu một dân tộc, một quốc gia có những phong tục, tập quán lạc hậu thì sẽ kìm hãm sự vươn lên của chính quốc gia, dân tộc đó . Ngoài ra, những đặc trưng văn hoá - xã hội của một dân tộc còn là cơ sở cho việc sử dụng NNL hợp lý và hiệu quả cao . Điều này đã được thể hiện ở một số quốc gia: Hàn Quốc, Nhật Bản. “Yếu tố văn hoá và truyền
thống dân tộc như tinh thần lao động, tính kỷ luật cao, tinh thần học tập và niềm tự hào dân tộc đã đưa Hàn Quốc vươn lên vị trí xứng đáng trong chưa đầy 1/2 thế kỷ qua” 94, tr.125.
Chúng ta thường hay nhắc tới truyền thống yêu nước, cần cù, thông
minh, sáng tạo trong lao động và những phẩm chất anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang... của phụ nữ Việt Nam. Người phụ nữ còn được đề c ao với vai trò sinh thành ra các thế hệ tương lai để duy trì nòi giống. Người Việt xưa đã mơ đến con đàn cháu đống để có khả năng chinh phục các miền đất lạ và Mẹ Âu Cơ với bọc trăm trứng đã trở thành một huyền thoại tâm linh không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Việt xưa và nay. Người phụ nữ Việt Nam còn được biết đến với phẩm chất anh hùng đấu tranh chống giặc ngoại xâm : Hai Bà Trưng đã từng đánh đuổi quân Nam Hán; Bà Triệu - tài trí hơn cả nam giới và còn một loạt các tướng lĩnh khác mà hiện nay vẫn còn đền thờ ở nhiều nơi để ghi nhận công lao đóng góp của họ cho sự sinh tồn của đất nước Việt Nam hôm nay và mai sau. Chính những truyền thống quý báu và phẩm chất tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam đó đã là niềm tự hào của giới nữ, là sức mạnh, là cội nguồn, là điểm tựa tinh thần để NNLNCLC vươn lên khẳng định mình đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của sự phát triển kinh tế - xã hội trong sự nghiệp đổi mới đất nước.
Bên cạnh đó, mọi người cần phải loại bỏ những phong tục, tập quán lạc hậu, lối tư duy theo kiểu “trọng nam, khinh nữ” của Nho giáo, đề cao vai trò của người đàn ông trong gia đình và ngoài xã hội. Chính những định kiến đó, đã ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống xã hội qua nhiều thời đại, làm cho NNLN có tư tưởng tự ti, cam chịu, chấp nhận định kiến, phân biệt đó như sự sắp đặt tự nhiên, mà không muốn phấn đấu vươn lên. Ngoài ra, còn có các yếu tố tiêu cực của tôn giáo khác đã kìm hãm sự phát triển tài năng của NNLNCLC.
Việt Nam cần tạo điều kiện cho sự phát triển mọi mặt của NNLNCLC vì mục tiêu phát triển kinh tế bền vững và tiến bộ công bằng xã hội thì mọi
người trong xã hội phải xóa bỏ hoàn toàn trong nhận thức và hành động những phong tục, tập quán và tâm lý lạc hậu đó.
2.3.1.3. Tiền đề di truyền sinh học
Một trong các tiền đề có tác động trực tiếp đến sự phát triển thể lực và trí lực của NNLNCLC ở Việt Nam chính là tiền đề di truyền sinh học. Do cấu tạo cơ thể và đặc điểm sinh lý, NNLNCLC thường yếu hơn nam giới về mặt sức khỏe, nhưng lại có những lợi thế hơn nam giới nhờ sự khéo léo, kiên trì, chịu khó, nét dịu dàng, tinh tế…
NNLN nói chung và NNLNCLC nói riêng phải đảm nhiệm chức năng
sinh con, duy trì sự tồn tại và phát triển nòi giống. Chính vì vậy, chức năng tái sản xuất ra con người trước hết là một hiện tượng di truyền sinh học, song cũng là một hiện tượng xã hội. Việc thực hiện chức năng sinh học đó lại luôn có mối quan hệ và chịu sự tác động của các yếu tố xã hội khác như: gia đình, môi trường kinh tế, giáo dục, phúc lợi xã hội…Do vậ y, không quan tâm đến tiền đề di truyền sinh học của NNLNCLC với tư cách là lực lượng tái sản xuất ra con người sẽ không chỉ mất mát hiện tại về năng suất, hiệu quả lao động, tác động tiêu cực đến việc phát triển NNLNCLC mà còn ảnh hưởng đến một vài thế hệ sau và ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của quốc gia dân tộc.
Vấn đề phát triển NNLNCLC vì thế cần phải thấy được những đặc điểm riêng về mặt di truyền sinh học đó để làm sao có những giải pháp và chính sách xã hội hợp lý, đảm bảo phát triển được thế mạnh và phù hợp với mặt sinh học của NNLNCLC. Chỉ thực hiện được điều đó khi xã hội chuyển từ nhận thức sang hành động coi vấn đế tái sinh ra con người không chỉ là việc riêng của NNLN mà phải xem đó là nhiệm vụ của xã hội. Có như vậy, mới đánh giá được đúng vai trò và những đóng góp của NNLNCLC trong quá trình phát triển xã hội. Trên cơ sở đó, mới có thể tạo điều kiện thuận lợi cho NNLNCLC phát triển bình đẳng với nam giới.
Về mặt trí tuệ và một số phẩm chất khác, phụ nữ không thua kém nam giới, nhưng chúng ta cần thấy được sự khác biệt về giới tính để đánh giá đúng vị trí, vai trò và làm tròn chức năng giới của họ. Ở đây, cần phải hiểu bình đẳng giới không có nghĩa là cân bằng giữa nam giới và nữ giới.
V.I. Lênin viết: “Trong bất kỳ trường hợp nào cũng không được hiểu sự bình đẳng là sự cân bằng giữa nam và nữ về năng suất lao động, về những điều kiện lao động” [57]. NNLN có thể bình đẳng với nam giới về khả năng tư duy, về quyền hưởng thụ; nhưng thiên chức và điều kiện phát triển của mỗi giới phải khác nhau. Cái khác nhau ấy sẽ bổ sung, hỗ trợ cho nhau, tạo điều kiện cho nhau hoàn thành tốt cả chức năng gia đình và chức năng xã hội.
2.3.1.4. Gia đình
Theo quan điểm duy vật lịch sử, nhân tố quyết định s ự phát triển của xã hội, suy đến cùng là sản xuất vật chất và tái sản xuất ra đời sống xã hội. Nhưng bản thân sự sản xuất đó lại có hai loại. Một mặt là sản xuất ra tư liệu sinh hoạt…; mặt khác là sự sản xuất ra bản thân con người, là sự truyền nòi giống. Những trật tự xã hội... là do hai loại sản xuất đó quyết đ ịnh: một mặt là do trình độ phát triển của lao động và mặt khác là do trình độ phát triển của gia đình 63, tr.44.
Gia đình là nơi con người sinh ra và lớn lên, có tác động to lớn đến sự phát triển của cá nhân và xã hội. Gia đình là nơi thể hiện mối quan hệ thiêng liêng sâu đậm của tình cảm vợ - chồng, cha - con, anh - chị - em máu mủ - đó là những người đồng tâm, đồng cảm, chia ngọt sẻ bùi và nâng đỡ nh au suốt cuộc đời. Có những vấn đề không ở đâu có thể đáp ứn g giải quyết có hiệu quả ngoài môi trường gia đình. Có lẽ nỗi bất hạnh lớn nhất của cuộc đời con người là cảnh sống “vô gia cư”, gia đình tan vỡ… Gia đình vừa là sản phẩm của xã hội, vừa tác động to lớn đến tiến trình phát triển của xã hội. Việc xây dựng gia đình mới đem lại hạnh phúc cho mỗi người , đây là một trong những