Số Giờ Làm Việc Nhà Bình Quân 1Người/ngày Của Dân Số Chia Theo Giới Tính Và Trình Độ Học Vấn


điều kiện khách quan thúc đẩy NNLNCLC vươn lên khẳng định tầm quan trọng của mình hơn. NNLNCLC được bình quyền với người chồng trong gia đình, được gia đình động viên, tạo điều kiện vật chất và tinh thần giúp họ vươn lên trong học tập và công tác. Nhiều nữ chất lượng cao đạt được học vị, học hàm rất cao, có tiếng nói quan trọng trong gia đình và xã hội. Họ góp phần trong việc lên án, tố cáo bất công của xã hội và đóng góp quan trọng vào việc đảm bảo quyền lợi cho chị em phụ nữ, nhất là nữ chất lượng cao có trình độ chuyên môn tốt vươn lên khẳng định vị trí và tầm quan trọng của mình trong gia đình và xã hội.

Thứ năm, trong xu thế toàn cầu hóa, việc mở rộng hợp tác, giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới đã giúp NNLNCLC Việt Nam có điều kiện học tập, trao đổi kinh nghiệm với NNLNCLC trong khu vực và thế giới. NNLNCLC Việt Nam luôn nhận được sự giúp đỡ quan trọng về vật chất và tinh thần nhằm phát triển đội ngũ của mình mang tính chất bền vững. Qua kinh nghiệm quý báu của các nước có đội ngũ NNLNCLC Canađa; Na Uy; Thụy Điển, Philippin...

Thứ sáu, do nhận thức được vị trí, tầm quan trọng của mình trong quá trình đổi mới đất nước và thực hiện thắng lợi mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”. NNLNCLC luôn có sự phấn đấu vươn lên để khẳng định mình - đây là nguyên nhân chủ quan - nguyên nhân quan trọng quyết định đến việc phát triển NNLNCLC trong những năm qua. NNLNCLC không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình. Nhiều nữ chất lượng cao đã khắc phục mọi khó khăn trong gia đình và công việc: Đi du học ở nước ngoài; cùng một lúc học tập nhiều kỹ năng, văn bằng khác nhau nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển chung của nhân loại; hăng say nghiên cứu khoa học; ...

3.1.2.2. Nguyên nhân của hạn chế

Thứ nhất, do điều kiện kinh tế - xã hội chưa phát triển cao và nhận thức của một bộ phận xã hội về vị trí, vai trò của phụ nữ còn phiến diện là một


trong những rào cản kìm hãm sự phát triển NNLNCLC ở Việt Nam. Một bộ phận không nhỏ trong nhân dân còn quan niệm phụ nữ, trong đó có NNLNCLC chỉ cần với công việc nội trợ, chăm sóc gia đình, không muốn NNLNCLC tham gia hoạt động chính trị - xã hội. Vì thế, NNLNCLC chưa nhận được sự ủng hộ từ phía cộng đồn g xã hội, đặc biệt là chồng và những người thân trong gia đình. Vì vậy, vi ệc thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật về bình đẳng giới còn nhiều bất cập, thiếu những biện pháp cụ thể, thiết thực để giúp cho NNLNCLC cân bằng giữa công việc gia đình và xã hội. Điều đó được thể hiện ở sự bất bình đẳng t rong phân công lao động và quyền quyết định trong gia đình.

Bảng 3.14: Số giờ làm việc nhà bình quân 1người/ngày của dân số chia theo giới tính và trình độ học vấn

Đơn vị tính: giờ


Trình độc học vấn

2002

2004

2006

2008

Nam

Nữ

Nam

Nữ

Nam

Nữ

Nam

Nữ

Cao đẳng, đạ i học

1,7

2,4

1,6

2,3

1,5

2,3

1,5

2,3

Trên đại học

1,6

2,5

1,6

2,6

1,6

2,6

1,3

2,5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

Vấn đề phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay - 13

Nguồn: Số liệu thống kê giới ở Việt Nam 2000 - 2010, TCTK năm 2012.

Qua số liệu trên cho thấy, thời gian làm việc nhà của NNLNCLC luôn cao hơn so với nam giới cùng trình độ. Tính trung bình thời gian làm việc nhà một người/tuần của NNLNCLC thường gấp hơn 2 lần so với nam. Điều này cho thấy, NNLNCLC đã bỏ ra nhiều thời gian cho công việc nhà nên sẽ rất khó khăn cho việc học tập nâng cao trình độ và tạo ra thu nhập, làm cho tiếng nói của họ luôn thấp hơn so với nam giới. Đây là một thiệt thòi lớn và không công bằng trong đánh giá sự đóng góp của NNLNCLC cho sự phát triển nói chung của xã hội.

Sự chênh lệch nói trên cho thấy đối với nam giới thời gian có thể không ảnh hưởng đế n các công việc khác nhưng đối với NNLNCLC lại là vấn đề


lớn. Để hoàn thành vai trò giới trong sản xuất và tái sản xuất NNL, NNLNCLC buộc phải rút ngắn thời gian nghỉ ngơi, hưởng thụ văn hoá và nâng cao trình độ. Vì vậy, so với NNLNCLC, nam giới có nhiều đ iều kiện thăng tiến hơn trong xã hội, có tiềm lực kinh tế mạnh hơn và trở thành người có tiếng nói quyết định trong gia đình cũng như xã hội.

Điều đó cũng lý giải cho thực tế, tuy tỉ lệ NNLNCLC chủ hộ tăng lên từ khi gia đình được khuyến khích trở thành mộ t đơn vị kinh tế, nhưng địa vị chung của NNLNCLC trong gia đình lại không hoàn toàn bình đẳng với nam giới, nhất là việc đưa ra các quyết định trong gia đình. Kết quả khảo sát của Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ Thủ đô cho thấy hiện nay tiếng nói của phụ nữ trong các quyết định lớn của gia đình là chưa cao: tỷ lệ phụ nữ quyết định các khoản mua sắm lớn là 17%, tỷ lệ này đối với nam giới là 80%; đối với việc học của con, tỷ lệ vợ có tiếng nói cuối cùng là 38%, chồng 52%; đối với vai trò quyết định những công việc lớn trong gia đình của vợ 14% và tiếng nói của chồng lại rất cao 78%.

Như vậy, trong khi phải mất nhiều thời gian hơn cho công việc nhà so

với nam giới nhưng vai trò quyết định những công việc lớn trong gia đình của NNLNCLC lại chỉ chiếm một phần rất nhỏ so với nam giới. Đây là hiện tượng bất bình đẳng giới xảy ra trong xã hội, cần phải có giải pháp kịp thời để khắc phục tình trạng nêu trên và khai thác được tiềm năng to lớn của NNLNCLC đóng góp cho sự phát triển xã hội trong tương lai.

Thứ hai, hệ thống chính sách xã hội chưa hoàn thiện, còn thiếu quan điểm giới, một số chính sách chưa được quan tâm thực hiện. Chúng ta mới chỉ ban hành chính sách xã hội đối với phụ nữ và lao động nữ nói chung chứ chưa có chính sách cụ thể dành cho NNLNCLC để khuyến khíc h, tạo động lực cho họ phấn đấu và vươn lên trong xã hội. Việc kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện chính sách xã hội đối với phụ nữ chưa đáp ứng yêu cầu. Các chính sách xã hội đối với phụ nữ gần như giao phó hoàn toàn cho phụ nữ, dẫn đến tình trạng chính


sách của phụ nữ thì do phụ nữ thực hiện. Tổ chức Hội phụ nữ các cấp vừa kiểm tra, giám sát, vừa trực tiếp chỉ đạo thực hiện lại vừa vận động thuyết phục chính quyền và cấp ủy quan tâm thực hiện các chính sách đối với phụ nữ.

Thứ ba, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chưa chủ động tham mưu đề xuất và thực hiện chức năng đại diện quyền dân chủ và bình đẳng của phụ nữ. Hội Nữ trí thức Việt Nam mới thành lập nên chưa thu hút được đông đảo đối tượng tham gia.

Thứ tư, cấp uỷ, chính quyền và người đứng đầ u ở một số cơ quan, ban ngành chưa có chiến lược qui hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng NNLNCLC. Cho nên khi cần đến cơ cấu nữ mới “đốt đuốc” đi tìm và dẫn đến người trẻ tuổi thì chưa qua đào tạo, bồi dưỡng, chưa đủ tiêu chuẩn, không trong cơ cấu, qui hoạch; người đã qua đào tạo, bồi dưỡng, đủ điều kiện, tiêu biểu thì không còn trong độ tuổi đề bạt, bổ nhiệm.

Thứ năm, một bộ phận NNLNCLC còn tự ti, an phận, cam chịu, thụ động, thiếu ý chí phấn đấu, rèn luyện. Điều này đã hạn chế đến sự suy nghĩ độc lập, sáng tạo, khả năng cống hiến của chính NNLNCLC, đó chính là nguyên nhân chủ quan kìm hãm họ. Về mặt tâm lý truyền thống, nhìn chung phụ nữ Việt Nam có xu hướng “nhường bước” nam giới trong việc giành những vị trí cao ở nhiều lĩnh vực. Ngay cả NNLNCLC có năng lực, được thụ hưởng một nền giáo dục đầy đủ, có kỹ năng cao vẫn còn có xu hướng chấp nhận địa vị thấp hơn các đồng sự là nam giới. Chính vì tự ti, mặc cảm nên có NNLNCLC ngại phát biểu ý kiến, không bộc lộ chính kiến, ngại tranh luận với nam giới, mặc dù nhiều lúc có thể ý kiến của họ là chính xác, có giá trị. Chính tâm lý này đã làm hạn chế vai trò, trí tuệ chất lượng cao của họ, nếu NNLNCLC vẫn giữ tâm lý tự ti, mặc cảm, an phận thì dù nam giới hay xã hội có tạo điều kiện khách quan thuận lợi cho họ phát triển thì cũng rất khó phát triển.

Thứ sáu, trình độ của NNLNCLC còn hạn chế nên nội lực chưa đủ để đóng góp tốt nhất cho sự phát triển của đất nước. NNLNCLC chưa chủ động học tập nâng cao trình độ nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.


3.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TỪ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NỮ CHẤT LƯỢNG CAO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

3.2.1. Mâu thuẫn giữa việc thực hiện chức năng gia đình và công việc xã hội của nguồn nhân lực nữ chất lượng cao trong xã hội hiện đại

Hiện nay trong xã hội, NNLNCLC nếu hoàn thành tốt công việc ngoài

xã hội thì chính họ lại đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn đòi hỏi giải quyết ở trong gia đình. Bởi vì, họ phải thực hiện cùng một lúc nhiều vai trò như người lao động, người vợ, người mẹ. Đây là những khó khăn chung củ a NNLN và NNLNCLC nói riêng. Do vậy, đứng trước những khó khăn đó

NNLNCLC luôn đặt ra cho mình trước sự lựa chọn gia đình hay sự nghiệp? Chọn cái nào? Hy sinh cái nào? Nếu cả hai thì phải phấn đấu ra sao? Đây là những câu hỏi luôn được đặt ra đối với NNLNC LC buộc họ phải lựa chọn tìm hướng đi cho mình vươn lên để khẳng định bản thân và phát triển. Trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của sở hữu tư nhân và của nhà nước ”, Ph.Ăngghen đã khẳng định: Người đàn bà nếu làm tròn bổn phận phục vụ riêng cho gia đình lại phải đứng ngoài nền sản xuất xã hội và không thể có được thu nhập nào cả; và nếu họ muốn tham gia công việc doanh nghiệp xã hội và kiếm sống một cách độc lập thì họ lại không có điều kiện để làm tròn nhiệm vụ gia đình [ 61, tr.118].

Trong nền kinh tế thị trường, dưới tác động tiêu cực của nó đang hàng ngày, hàng giờ dội vào từng gia đình, mà ở đó đời sống tình cảm giữa vợ chồng, chăm sóc giáo dục con cái đang trở thành vấn đề dễ bị tổn thương hơn bao giờ hết. Sự phát triển của nền kinh tế với những thành tựu khoa học rực rỡ, đặc biệt là thành tựu của khoa học công nghệ thông tin đã tạo ra thế giới phẳng với sự giao thoa giữa các nền văn hóa khác nhau trên thế giới. Bên cạnh mặt tiến bộ do các nền văn hóa khác mang lại, Việt Nam cũng như một số nước khác đang phải đối mặt với tình trạng du nhập văn hóa phản tiến bộ, có sức lây lan nhanh chóng và khó cách ly đối với mọi thành viên trong gia


đình, đặc biệt đối với giới trẻ. Mặt trái của nền kinh tế thị trường còn làm nghiêm trọng nhiều tệ nạn xã hội như: ngoại tình, cờ bạc, nghiện hút, sử dụng ma túy, lối sống thử, văn hóa phẩm đồi trụy… Tất cả đang rình rập, đe dọa sự an toàn của con trẻ và hạnh phúc của từng gia đình, khiến cho NNLNCLC phải phải lo lắng, căng thẳng, mất nhiều thời gian hơn cho việc chăm lo gia đình và giải quyết công việc xã hội (xem mục 3.1.2.2).

Như vậy, khi mức sống của các gia đình ngày càng được nâng lên rõ rệt

thì cũng là lúc báo động đối với gia đình và xã hội về lối sống, đạo đức của một bộ phận các thành viên trong các gia đình, đặc biệt là thanh thiếu niên hiện nay. Chính điều đó đòi hỏi vai trò quan tâm, chia sẻ, giáo dục đầy đủ chặt chẽ của gia đình và xã hội đối với mọi thành viên trong gia đình và thanh thiếu niên mà trước hết là vai trò của người mẹ, người vợ. Ở đó, lại càng cần đến NNLNCLC mới có thể có đủ khả năng để ngăn chặn những tác động đó, trong khi thời gian dành cho gia đình của họ ngày càng giảm, vì họ phải tham gia công việc ngoài xã hội.

Hiện nay trong gia đình, con trẻ hư nhiều khi bắt nguồn từ chính những người lớn trong gia đình như cha, mẹ. Bản thân cha, mẹ phải làm sao để xứng đáng là tấm gương sáng để con cái noi theo. Trong khi đó, một thực trạng nhức nhối chính là hiện tượng ngoại tình xảy ra rất phổ biến trong xã hội. Điều này đã tác động mạnh mẽ đến tâm lý của con trẻ, làm chúng thấy chán nản, mất niềm tin, dẫn đến sa vào các tệ nạn xã hội... Trong khi gia đình chính là nền tảng, động lực tinh thần quan trọng thúc đẩy NNLNCLC tham gia vào hoạt động xã hội một cách tốt nhất. Khi gia đình hạnh phúc, con cái chăm ngoan, học giỏi thì NNLNCLC sẽ yên tâm phấn đấu và cống hiến để phát triển bản thân còn nếu không thì ngược lại . Hiện thực trên, đặt ra cho NNLNCLC phải làm sao để gia đình mình không bị những hiện tượng xấu đó tác động.

Xã hội ngày càng phát triển, các yếu tố văn hóa, vui chơi, giải trí đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và phong phú của con người. Chính vì vậy, nhu


cầu học và chơi của con trẻ cũng rất đa dạng. Trẻ không chỉ học những kiến thức ở trường mà còn học rất nhiều từ phía gia đình và xã hội. NNLNCLC là những người mẹ, có thuận lợi hơn những phụ nữ khác ở chỗ có kiến thức hiểu biết cao, trình độ chuyên môn sâu. Tuy nhiên, để giáo dục con cái trong điều kiện hiện nay, đòi hỏi NNLNCLC phải có tầm hiểu biết rộng không chỉ chuyên môn mà cả các vấn đề văn hóa - xã hội, những vấn đề tâm sinh lý lứa tuổi… Từ đó, có sự nhận thức đúng đắn những giá trị nhân văn của dân tộc, nhân loại để truyền thụ, giáo dục, định hướng đúng đắn cho con mình học hỏi, phấn đấu và trưởng thành. Trong gia đình, người mẹ chính là người “thầy” đầu tiên có tác động lớn đến giáo dục con trẻ. Sự dạy dỗ chu đáo, có hiểu biết, thương yêu của người mẹ và sự nghiêm khắc của người cha sẽ là những yếu tố tích cực cho việc hình thành nhân cách của con trẻ.

Ngày nay, mức sống của các gia đình cũng ngày càng được nâng lên không ngừng, nhu cầu hưởng thụ vật chất, tinh thần đối với mỗi thành viên trong gia đình ngày càng cao, đòi hỏi NNLNCLC bên cạnh việc dạy dỗ con cái, phải cùng với chồng có được sự chọn lựa, định hướng đúng đắn việc hưởng thụ cho gia đình mình sao cho có chất lượng và hiệu quả. Đồng thời, phải tránh việc hưởng thụ nhu cầu vật chất hay tinh thần một cách kém hiểu biết, theo phong trào, không phù hợp với thuần phong mỹ tục của gia đình và dân tộc.

Thực tế, có nhân lực nữ chất lượng cao quá say mê công việc chuyên môn, nghiên cứu khoa học hay công tác quản lý… thì bản thân NNLNCLC sẽ rất dễ xao nhãng, bê trễ công việc gia đình như chăm sóc chồng, dạy dỗ con cái. Trong khi yêu cầu của xã hội hiện nay đối với NNLNCLC ngày càng nhiều, thậm chí gay gắt và ngày càng biến động, đa dạng, phức tạp đòi hỏi họ không chỉ có trình độ lý luận, chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý mà còn cần phải có cả tri thức thực tiễn phong phú, đa dạng. Điều đó đã tạo ra mâu thuẫn gay gắt không những về thời gian mà còn trí tuệ để thực hiện công


việc và khả năng kết hợp giữa công việc gia đình và công việc xã hội. Vì vậy, nếu NNLNCLC quá say mê với công việc chuyên môn, nghiên cứu khoa học hay tham gia lãnh đạo, quản lý thì sẽ không còn tâm trí lo cho công việc của gia đình, dẫn đến con cái không có người quan tâm dạy dỗ, hư hỏng, tình cảm vợ chồng xa cách do không còn thời gian để dành cho nhau, gia đình tan nát, mất hạnh phúc - chỗ dựa, bệ phóng tinh thần không còn. Điều này tác động ngược trở lại đối với công việc ở chỗ: khi hoàn thành công việc xã hội, hoặc hoàn thành với kết quả cao, đứng trên vinh quang của địa vị và danh vọng, nhưng về với gia đình thì NNLNCLC lại không có điểm tựa gia đình buộc họ phải suy nghĩ tạo ra tâm lý buồn bực, chán nản, mất phương hướng. Với tâm lý như vậy, NNLNCLC không còn tâm trạng để phấn đấu hay cống hiến, dẫn đến kết quả công việc xã hội ngày càng kém hiệu quả. Ngược lại, khi gia đình hạnh phúc, mọi người trong gia đình chia sẻ công việc nội trợ, động viên khích lệ nhau phấn đấu trong công việc xã hội thì NNLNCLC sẽ yên tâm, phấn khởi, tự tin phấn đấu để khẳng định mình ngoài xã hội và họ sẽ tích cực hơn đóng góp cho sự phát triển của xã hội.

Trong lịch sử Việt Nam, NNLNCLC có đóng góp to lớn cho đất nước.

Để đạt được những thành công cống hiến tốt cho xã hội, đôi khi họ phải hy sinh cả công việc gia đình, cả sức trẻ, tuổi xuân. Đại đa số NNLNCLC do công việc gia đình mà họ chưa phát triển hết được t ài năng của mình đóng góp cho sự phát triển của xã hội. Trong điều kiện hiện nay, giải quyết hài hòa chức năng gia đình và chức năng xã hội đối với NNLNCLC là một việc hết sức khó khăn, một thử thách đối với họ, đòi hỏi phải có phương pháp làm việc khoa học, có bản lĩnh mới có vượt qua và thành công.

3.2.2. Mâu thuẫn giữa yêu cầu đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao với thực trạng yếu kém về kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước nên đầu tư dàn trải

Ngày đăng: 15/11/2022