chốt là 40% (xem phụ lục 4). Tất cả những số liệu nói trên cho thấy NNLNCLC phát triển được như vậy là nhờ có những nhân tố chủ quan thuận lợi, nhưng kết quả chưa cao là do chúng ta chưa có chính sách, kế hoạch cụ thể đặt ra cho các cơ quan thực hiện như một mệnh lệch bắt buộc. Dẫn đến nhiều nơi chưa đạt được chỉ tiêu kế hoạch đề ra và bản thân NNLNCLC cũng chưa được tạo những điều kiện khách quan và chủ quan thuận lợi để phát triển khả năng của mình.
Tổng số cơ cấu NNLNCLC lãnh đạo chủ chốt trong ủy ban nhân dân
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chiếm tỷ lệ quá thấp (8,57%). Tỉnh có tỷ lệ nhân lực nữ lãnh đạo chủ chốt cao nhất là Tuyên Quang (33,33%), các tỉnh, thành khác có lãnh đạo chủ chốt là NNLNCLC đều đạt 20% đến 25%, một số tỉnh đạt thấp khoảng hơn 10% và có tới 39 tỉnh, thành không có NNLNCLC là lãnh đạo chủ chốt. Tổng số các tỉnh/thành phố trực thuộc TW có nhân lực nữ lãnh đạo chủ chốt là 24/63 tỉnh chiếm tỷ lệ 38,10% (xem phụ lục 5). Điều đó đã cho thấy, chúng ta chưa có sự đồng bộ thống nhất trong thực hiện mục tiêu kế hoạch bình đẳng giới, chưa c ó quyết tâm cao trong việc tạo điều kiện, cơ hội cho NNLNCLC vươn lên nắm giữa các chức vụ trong các cơ quan của Nhà nước. Trên hết, chưa có sự đánh giá và tin tưởng vào NNLNCLC nói riêng và phụ nữ nói chung trong xã hội.
Đối với cơ cấu NNLNCLC lãnh đạo chủ chốt trong các cơ quan Đảng, Quốc hội, một số cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội đạt tỷ lệ 16,56%. Trong tổng số các cơ quan có NNLNCLC lãnh đạo chủ chốt thì Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam có tỷ lệ cao nhất (100%), vì đây là cơ quan đặc thù nên có tỷ lệ cao. Tiếp đến là Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội (40%), thấp nhất là ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đều chiếm ( 16,67%). NNLNCLC tham gia lãnh đạo đạt tỷ lệ cao chỉ ở một số hoạt động mang tính bề nổi và một số tổ chức như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức
chính trị - xã hội. Đặc biệt, vẫn còn có một số cơ quan thì không có NNLNCLC lãnh đạo chủ chốt (xem phụ lục 6). Điều này có thể cho thấy, tâm lý chung của xã hội chưa thực sự tin tưởng vào khả năng của NNLNCLC và trong việc đánh giá chưa khách quan khoa học còn mang nặng hình thức và tư tưởng tập quán lạc hậu ăn sâu bám dễ trong đời sống xã hội khó khăn cho việc xóa bỏ. Chúng ta chưa có cái nhìn toàn diện, đầy đủ, công tâm về sự phát triển của NNLNCLC, tiềm năng thế mạnh của họ chưa được xã hội coi trọng và tôn vinh xứng đáng.
NNLNCLC là cán bộ chủ chốt cấp tỉnh, huyện, xã:
Bảng 3.12: Tỷ lệ nhân lực nữ tham gia UBND các cấp (%)
Chức danh | Nhiệm kỳ 2006 - 2011 | Nhiệm kỳ 2011 - 2016 | |||||
Cấp tỉnh | Cấp huyện | Cấp xã | Cấp tỉnh | Cấp huyện | Cấp xã | ||
1 | Chủ tịch | 3,13 | 3,62 | 3,42 | 1,59 | 4,74 | 5,61 |
2 | Phó Chủ tịch | 16,08 | 14,48 | 8,84 | 10,43 | 12,14 |
Có thể bạn quan tâm!
- Những Nhân Tố Chủ Quan Cơ Bản Tác Động Đến Việc Phát Triển Nguồn Nhân Lực Nữ Chất Lượng Cao Ở Việt Nam Hiện Nay
- Nguồn Nhân Lực Nữ Chất Lượng Cao Ở Việt Nam Hiện Nay - Thực Trạng Và Nguyên Nhân
- Nguồn Nhân Lực Nữ Chất Lượng Cao Tham Gia Lãnh Đạo, Quản Lý Trong Hệ Thống Chính Trị Còn Thấp Và Không Ổn Định
- Số Giờ Làm Việc Nhà Bình Quân 1Người/ngày Của Dân Số Chia Theo Giới Tính Và Trình Độ Học Vấn
- Mâu Thuẫn Giữa Đường Lối, Chủ Trương, Chính Sách Của Đảng Và Nhà Nước Về Phát Triển Nguồn Nhân Lực Nữ Chất Lượng Cao Với Hiện Thực Triển
- Nhóm Giải Pháp Thuộc Về Điều Kiện Khách Quan Cho Việc Phát Triển Nguồn Nhân Lực Nữ Chất Lượng Cao
Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.
Nguồn: Bộ Nội vụ 2007, 2011.
Qua số liệu trên, có thể thấy mục tiêu của chúng ta tăng tỷ lệ nhân lực nữ lãnh đạo , đặc biệt là lãnh đạo chủ chốt thì thực tế hầu hết lại giảm ở các cấp, cho nên khó đạt được mục tiêu đề ra trong Chiến lược Quốc gia về Bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020. Tất cả các chức danh đứng đầu ở cả ba cấp đều đạt dưới 5%, duy nhất cấp xã nhiệm kỳ 2011 - 2016 đạt trên 5%.
Tóm lại, toàn Đảng, toàn dân ta đã nỗ lực phấn đấu đạt được những thành
tựu to lớn về kinh tế - xã hội, sự nghiệp đấu tranh giải phóng phụ nữ và thực hiện quyền bình đẳng nam nữ. Sự tăng trưởng và phát triển kinh tế gắn liền với việc tăng cường vai trò, vị thế của NNLN nói chung và NNLNCLC nói riêng trong xã hội. Tuy nhiên, tốc độ tăng chưa cao và không đồng đều giữa các ngành, các cấp, các lĩnh vực của đời sống xã hội. Chính vì vậy, trong thời gian tới chúng ta phải có biện pháp quyết liệt hơn thì mới đạt được mục tiêu, kế hoạch đề ra.
3.1.1.4. Nguồn nhân lực nữ chất lượng cao trong lĩnh vực khoa học và công nghệ có sự tăng lên về số lượng và chất lượng nhưng chưa đáp ứng yêu cầu của thực tiễn và còn thấp so với nam giới
NNLNCLC trong lĩnh vực khoa học và công nghệ là những người có năng lực sáng tạo, khả năng nghiên cứu khoa học công nghệ, kiến thức sâu rộng về một lĩnh vực nhất định. Trong những năm qu a, số lượng NNLNCLC tham gia và có những đóng góp vào lĩnh vực khoa học, công nghệ không ngừng tăng về số lượng và chất lượng, nhưng vẫn còn chiếm tỷ lệ thấp so với tổng số NNLNCLC và quá thấp so với NNLCLC là nam giới.
NNLNCLC đã có nhiều công trình nghiên cứu làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách, ứng dụng vào sản xuất và hoạt động thực tiễn, đem lại lợi ích kinh tế - xã hội trên nhiều lĩnh vực. Năm 2010, NNLNCLC có 22,984 bằng sáng chế chiếm 18% tổng số bằng sáng chế được cấp, tăng 14% so với một thập kỷ trước, 9% vào 20 năm trước và tăng 35% so với 5 năm trước; 19 nữ Anh hùng lao động và nhiều Giải thưởng Kovalépscaia. Như vậy, có thể thấy, tỷ lệ NNLNCLC làm khoa học, công nghệ trong mấy năm gần đây đã tăng nhanh chóng.
Theo số liệu thống kê của Bộ Khoa học và Công nghệ, từ năm 2000 - 2010, tỷ lệ nữ làm chủ trì các đề tài khoa học cấp nhà nước chiếm 20%. Trong hoạt động nghiên cứu khoa học, NNLNCLC đóng vai trò nhất định. Tính riêng trong 3 năm gần đây (2007 - 2009) NNLNCLC đã chủ trì thành công 42 đề tài thuộc chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước, 25 đề tài độc lập cấp nhà nước và 18 đề tài, dự án hợp tác quốc tế theo nghị định thư. Với những nghiên cứu của mình, NNLNCLC đã đóng góp ngày càng tích cực vào sự phát triển chung của đất nước. Tu y nhiên, việc đứng chủ trì các đề tài khoa học công nghệ thì NNLNCLC mới chỉ chiếm tỷ lệ 12,1%. Như vậy, có thể nói tỷ lệ còn rất thấp NNLNCLC tham gia nghiên cứu khoa học và công nghệ. Thực tế, vì nghiên cứu khoa học cần thời gian, trí tuệ nhiều, trong khi đó NNLNCLC luôn gặp khó khăn về thời gian và Nhà nước ta chưa có sự đãi
ngộ xứng đáng cán bộ làm công tác nghiên cứu khoa học. Bản thân NNLNCLC phải tham gia hoạt động kinh tế - xã hội, học tập nâng cao trình độ để đáp ứng yêu cầu của công việc nên nhiều chị em từ chối không dám dấn thân vào con đường khó khăn, gian khổ - nghiên cứu khoa học. Ở Việt Nam làm khoa học là phải hy sinh, trong khi đó NNLNCLC phải gánh vác nhiều nhiệm vụ nên họ thường từ chối làm khoa học và giường như nghiên cứu khoa học trở thành một lĩnh vực dành riêng cho nam giới, nếu có thì NNLNCLC đứng đằng sau chứ ít làm chủ trì. Số lượng NNLNCLC làm nghiên cứu khoa học - công nghệ độc lập ở Việt Nam vì vậy quá thấp.
Nói tới hoạt động khoa học công nghệ không thể không nói tới các sản phẩm khoa học mà số lượng các công trình được công bố trong và ngoài nước là một tiêu chí quan trọng. Vì chưa có số liệu công bố của NNLNCLC trên toàn quốc nên luận án chưa thể đưa ra được bức tranh toàn cảnh. Tuy nhiên, với số liệu 5 năm gần đây của Viện kh oa học xã hội Việt Nam, nơi lực lượng NNLNCLC có số lượng đông đảo trên 800 người chiếm gần 60% đội ngũ cán bộ nghiên cứu toàn viện cũng có thể hình dung được phần nào đóng góp của của NNLNCLC trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Trong toàn bộ các bài báo đăng trên các tạp chí khoa học trong nước, NNLNCLC chiếm 37,4%, trên các tạp chí quốc tế là 3,1%. Trong tổng số sách chuyên khảo đã được công bố, có 14% là sản phẩm của NNLNCLC. Tuy con số này chưa tương xứng với NNLNCLC hùng hậu của Viện, nhưng cũng phản á nh sự cố gắng lớn của họ trong quá trình phát triển. Trên cơ sở những kết quả đó, nhiều tập thể và cá nhân NNLNCLC đã được nhận những phần thưởng xứng đáng. Trong số các giải thưởng quan trọng tặng cho cá nhân và tập thể, có tới 342 cá nhân và 105 tập thể là nữ (xem phụ lục 7).
Tóm lại, NNLNCLC tham gia lãnh đạo, quản lý, khoa học và công nghệ đã có sự phát triển nhanh chóng cả về số lượng, chất lượng, qui mô, cơ cấu trong thời gian qua. Tuy nhiên, với những kết quả đó vẫn còn thấp hơn so với
tiềm năng của NNLNCLC, cá biệt có một số lĩnh vực và một số mặt còn rất thấp, so với nam giới như lĩnh vực nghiên cứu khoa học - công nghệ nêu trên.
3.1.2. Nguyên nhân của thực trạng nguồn nhân lực nữ chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay
3.1.2.1. Nguyên nhân của thành tựu
Trong những năm qua, NNLNCLC đã có bước tiến bộ vượt bậc, thể hiện qua số liệu cụ thể kể trên. Có được những kết quả như vậy là do các nguyên nhân sau:
Thứ nhất, NNLNCLC luôn giành được sự quan tâm, đầu tư và chỉ đạo
của Đảng, Nhà nước và toàn bộ hệ thốn g chính trị trong quá trình xây dựng và phát triển. Đảng và Nhà nước đã đưa ra nhiều nghị quyết, chủ trương và chính sách phù hợp nhằm phát triển NNLN nói chung và NNLNCLC nói riêng. Trước hết, phải nói đến chủ trương, chính sách phát triển giáo dục và đào tạo trong thời gian qua, trong đó có NNLN. Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định “coi giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu”, xác định giáo dục và đào tạo góp phần rất quan trọng vào việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Vì vậy, ngân sách chi cho giáo dục không ngừng tăng trong những năm qua. Trong vòng 12 năm (từ 1998 - 2010), Nhà nước tăng đầu tư cho giáo dục và đào tạo từ mức hơn 13% lên 20% tổng chi ngân sách nhà nước. Với tỷ lệ chi ngân sách cho giáo dục và đào tạo như vậy, Việt Nam thuộc nhóm có tỷ lệ chi giáo dục cao nhất thế giới. Năm 2012, ngân sách Nhà nước dành cho giáo dục tăng 5,4% so với năm 2011 và đạt gần 5.800 tỷ đồng. Riêng dự toán chi thường xuyên là 4.832.530 triệu đồng, tăng hơn 15% so với năm 2011. Theo Khảo sát của Tổng cục thống kê, mức chi cho giáo dục bình quân một người đi học trong giai đoạn 2004 - 2010 tăng khá nhanh (từ 0,836 triệu đồng năm 2004 tăng lên 3,104 triệu đồng năm 2010) [ 92, tr.43].
Nhằm mục đích năng cao chất lượng NNL, Thủ tướng Chính Phủ đã ra
Quyết định số 322/QĐ -TTg ngày 19/4/2000 về việc phê duyệt Đề án "Đào tạo
cán bộ khoa học, kỹ thuật tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước". Sau 11 năm, nước ta đã đưa 2.000 tiến sĩ, trên 10.000 thạc sĩ học tập ở các nước tiên tiến bằng ngân sách Nhà nước. Bên cạnh đó, để nâng cao trình độ khoa học công nghệ của đất nước, trong đó tập trung vào các trường đại học, các viện nghiên cứu, Thủ tướng đã ký Quyết định số 911/QĐ -TTg ngày 17/6/2010 phê duyệt Đề án “Đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010 - 2020”. Đề án xác định đào tạo 10.000 tiến sĩ ở nước ngoài, 10.000 tiến sĩ ở trong nước cho các trường đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu, làm nòng cốt cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
Ngoài ra, có những chính sách chung không dành riêng cho phụ nữ, song lại có ảnh hưởng tới phụ nữ và có tương quan giữa nam và nữ giới trong việc tiếp cận và sử dụng các nguồn lực, đặc biệt có những chính sách dành riêng cho phụ nữ (ví dụ: trong Bộ luật Lao động có chương “Lao động nữ”), hoặc có thể một chính sách được xây dựng và áp dụng riêng cho một nhóm phụ nữ cụ thể (ví dụ: chính sách đối với cán bộ nữ như chính sách về chế độ thai sản đối với nữ công chức, viên chức và n hững qui định về đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm đối với nữ). Với những chính sách cụ thể đó, đã tạo điều kiện thuận lợi cho NNLNCLC có khả năng phát triển bản thân và đây cũng được xem Việt Nam là nước có tiến bộ trong việc thực hiện bình đẳng giới.
Việc phát triển NNLNCLC cần có sự phối hợp và quan tâm của toàn bộ các cấp, ngành và các cơ quan, đoàn thể xã hội trong việc tuyên truyền hỗ trợ, đặc biệt có sự đóng góp quan trọng của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nữ trí thức Việt Nam. Có thể khẳng định, đây được coi là yếu tố quyết định nhất đến việc phát triển NNLNCLC.
Thứ hai, hơn 25 năm thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện, Việt Nam đã đ ạt được những thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao. Chính vì vậy, tuổi thọ bình quân của người dân đã tăng lên tương ứng với sự phát triển kinh tế -
xã hội và việc ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào lĩnh vực y tế. Tuy nhiên, tuổi thọ bình quân ở phụ nữ vẫn cao hơn nam giới (phụ nữ: 73,2 tuổi; nam giới: 70 tuổi). Hơn nữa, đời sống của người dân được tăng lên - đây là một trong những yếu tố cơ bản góp phần tạo điều kiện khách quan thuận lợi thúc đẩy cho NNLNCLC vươn lên học tập, nâng cao trình độ và khẳng định mình trong xã hội.
Thực tế cho thấy, trình độ của NNLNCLC đã tác động không nhỏ đến việc chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em. NNLNCLC ngày càng được nâng cao bao nhiêu thì họ lại có điều kiện chăm sóc sức khỏe sinh sản đầy đủ, có hiểu biết bấy nhiêu dẫn đến c hất lượng dân số sẽ tă ng. NNLNCLC ngày nay đã có hiểu biết, quan tâm và đầu từ hơn đến việc tự chăm sóc sức khỏe khi mang thai. Chúng ta đã có được những kết quả quan trọng trong việc nâng cao chất lượng phục vụ và khả năng chăm sóc sức khỏe cho người dân, trong đó có sức khỏe của NNLNCLC và trẻ em.
Bảng 3.13: Một số chỉ tiêu cơ bản liên quan đến chăm sóc thai sản, 2001 - 2009
Đơn vị tính: %
Tỷ lệ phụ nữ được tiêm phòng uốn ván 2 lần trở lên | Tỷ lệ phụ nữ đẻ được cán bộ y tế chăm sóc | Tỷ lệ tử vong bà mẹ liên quan đến thai sản | |
1997 | 83,5 | 95 | |
2001 | 88,6 | 95,2 | 95,0 |
2003 | 91,0 | 95,8 | 85,0 |
2005 | 93,0 | 96,1 | 80,0 |
2007 | 94.6 | 94,3 | 75,0 |
2009 | 93,7 | 94,38 | 69 |
Nguồn: TCTK, số liệu thống kê Giới ở Việt Nam 2000 - 2010, tr.500
Tỷ lệ phụ nữ được tiêm phòng uốn ván 2 lần trở lên luô n tăng hàng năm và có tỷ lệ cao. Năm 1997 là 83,5% thì đến năm 2009 đã tăng lên đến 93,7%. Tỷ lệ phụ nữ sinh được cán bộ y tế chăm sóc đạt đến 94,38% và tỷ lệ tử vong bà mẹ liên quan đến thai sản đã giảm mạnh từ 95,0 năm 2001 thì đến năm 2009 chỉ còn có 69%. Điều này khẳng định xã hội đã quan tâm đến sức khỏe của
bà mẹ để có thể có được NNL chất lượng đảm bảo cung cấp cho xã hội. Bởi thực tế, mẹ khỏe, con sẽ khỏe dẫn đến chất lượng NNL được tăng lên.
Thành tựu của công cuộc đổi mới đã tạo điều kiện cho k inh tế phát
triển, đời sống vật chất được nâng lên, các gia đình có điều kiện quan tâm, chăm sóc toàn diện hơn tới NNLN nói chung và NNLNCLC nói riêng cả về sức khoẻ, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn và đời sống văn hoá tinh thần. Cùng với quá trình phát triển của xã hội, những quan hệ trong các gia đình đang dần loại bỏ những tư tưởng bảo thủ, lạc hậu của xã hội phong kiến cản trở sự phát triển của NNLNCLC và bản thân họ ngày càng góp phần quan trọng trong việc khẳng định vị trí, vai trò và tiếng nói củ a mình trong xã hội. Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình n gày càng dân chủ, bình đẳng hơn, NNLNCLC đã được chia sẻ hơn trong thực hiện công việc gia đình. Chính điều đó, đã tạo ra cơ hội phát triển tự do cá nhân cho cả nam và nữ , đặc biệt là sự phát triển của NNLNCLC. Khả năng được làm chủ và tự chủ của NNLNCLC trong gia đình và ngoài xã hội được nâng lên không ngừng.
Thứ ba, NNLNCLC được thừa hưởng những giá trị truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam trong quá trình dựng và giữ nước. Trong lịch sử dân tộc đã có tấm gương nữ trí thức cách mạng dám lên án tố cáo chế độ nam quyền, dám dấn thân vào chốn hiểm nguy, hà khắc để có tên trong bảng vàng. Ngoài ra, những giá trị truyền thống cần cù, thông minh, chịu khó, ham học hỏi, ham sáng tạo của dân tộc đã hun đúc, thúc đẩy NNLNCLC ở Việt Nam vươn lên mạnh mẽ và đã đóng góp tích cực trên tất cả các lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội. Đây là yêu tố nội sinh đã được truyền thụ và thấm đẫm vào NNLNCLC ngay từ khi còn nhỏ và còn là một yếu tố tinh thần thúc đẩy NNLNCLC Việt Nam vươn lên viết tiếp những trang sử hào hùng mà biết bao liệt nữ của dân tộc đã ghi.
Thứ tư, việc xây dựng phong trào gia đình văn hóa mới và thực hiện mục tiêu bình đẳng giới trong những năm qua, gia đình đã và đang tr ở thành