đơn gửi văn thư cho bị đơn để nhắc nhở việc thanh toán tiền hàng theo hai hoá đơn nói trên. Tất cả các văn bản này bị đơn đều đã nhận được. Nhưng bị đơn vẫn không thanh toán số tiền hàng này cho nguyên đơn. Ngày 29/5/2000, nguyên đơn chính thức kiện bị đơn ra Trung tâm Trọng tài đòi bị đơn phải trả các khoản tiền sau: tổng số tiền hàng của hai hợp đồng: 39.842,91 USD; tiền lãi của tiền hàng theo hoá đơn vận tải của hợp đồng thứ nhất lãi suất 11,7%; tiền lãi của tiền hàng theo hoá đơn vận tải của hợp đồng thứ hai lãi suất 11,7%; phí trọng tài; phí dịch thuật: 5.000 USD; phí liên lạc: 400 USD. Trong vụ kiện này, Bị đơn cho rằng mình không ký bất cứ Hợp đồng nào với nguyên đơn nên nguyên đơn không có tư cách pháp lý để kiện. Tuy nhiên bị đơn thừa nhận có ký kết hai hợp đồng nói trên với Công ty X. Về số tiền hàng còn thiếu yêu cầu Công ty X phải trả bởi vì Công ty X phải hoàn lại cho bị đơn tiền thuế nhập khẩu và đối trừ tiền khuyến mại hàng cho bị đơn. Sau khi tính toán, Cty X còn thiếu của bị đơn là 6.278,80USD. Bị đơn đã có văn thư gửi đến Cty X về việc này. Bị đơn yêu cầu Uỷ ban Trọng tài bác hồ sơ kiện của nguyên đơn, với lý do là nguyên đơn không đủ yếu tố pháp lý để kiện bị đơn.
Tuy nhiên Uỷ ban Trọng tài bác lý lẽ của bị đơn cho rằng nguyên đơn không có tư cách pháp lý để khởi kiện vì các lý do sau đây: thứ nhất, trong cả hai hợp đồng đã ký, tên Người mua là bị đơn và tên Người bán là nguyên đơn và Cty X. Nguyên đơn là một Cty được thành lập hợp pháp theo luật của Singapore. Cty X là Cty được thành lập hợp pháp theo luật Singapore, có văn phòng đại diện tại TP HCM theo giấy phép của Bộ Thương mại VN. Nguyên đơn đã uỷ quyền cho Cty X ký kết các hợp đồng thương mại với các đối tác VN. Như vậy, trong cả hai hợp đồng nguyên đơn là bên bán hợp pháp.Thứ hai, trên thực tế bị đơn đã nhiều lần tiến hành kinh doanh với nguyên đơn. Vì vậy không có lý do để bị đơn từ chối tư cách người bán của nguyên đơn.
3.1.2.3. Xác định yếu tố hình thức của HĐMBHHQT
Căn cứ vào Luật thương mại Việt nam 2005, hình thức của HĐMBHHQT là bằng văn bản hoặc hình thức khác có giá trị tương đương. Có thể hiểu hình thức khác có giá trị tương đương như thế nào? “Hình thức khác” đó phải là hình thức
tương đương với hình thức văn bản hay là một hình thức khác nhưng cũng có giá trị tương đương như hình thức bằng văn bản? Pháp luật quốc tế quy định việc giao kết HĐMBHHQT có thể bằng văn bản nhưng cũng có thể bằng hình thức khác dưới bất kỳ cách thể hiện nào và các bên chỉ cần chứng minh được về sự tồn tại của Hợp đồng là đủ. CISG quy định hình thức của hợp đồng không cần phải được ký kết bằng văn bản hay không cần tuân thủ yêu cầu nào khác về hình thức hợp đồng. Hợp đồng có thể chứng minh bằng nhiều cách, kể cả bằng những lời khai của nhân chứng (Điều 11, CISG). Có thể nói, tôn trọng quyền tự do thỏa thuận hình thức của hợp đồng vẫn là nguyên tắc xuyên xuốt trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng giữa các bên.
Đối chiếu các quy định của pháp luật Việt Nam, Luật Thương mại 2005 quy định bắt buộc hình thức giao kết bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. Có nghĩa là, trường hợp giao kết hợp đồng bằng hình thức miệng hoặc bằng các hành vi là thói quen xử sự của các bên sẽ không phù hợp với quy định của Luật thương mại và làm cho hợp đồng vô hiệu toàn bộ. Quy định này hết sức hạn chế ở chỗ nó không tạo điều kiện về thời gian, chi phí cho các bên tham gia vào quan hệ buôn bán quốc tế, đôi khi còn làm mất những cơ hội kinh doanh của họ. Có thể lấy phán quyết số 41 [25, tr.276]: Tranh chấp trong hợp đồng đại diện bán hàng giữa Công ty đại diện bán hàng Mỹ với Công ty Tây Ban Nha là một ví dụ chứng minh quyền tự do thỏa thuận hình thức của hợp đồng, không phụ thuộc vào hình thức cụ thể nào. Hai công ty này đã ký một Thỏa thuận đại diện bán hàng theo đó công ty đại diện bán hàng của Mỹ bán sản phẩm của Công ty Tây Ban Nha được hưởng hoa hồng trong một khu vực lãnh thổ nhất định. Đồng thời quy định mọi trường hợp thay đổi thỏa thuận phải lập bằng văn bản. Luật áp dụng giải quyết tranh chấp là luật của Thụy Sỹ. Sau một thời gian, hai bên phát sinh tranh chấp về việc Công ty Mỹ bán hàng sang khu vực lãnh thổ khác ngoài quy định trong thỏa thuận. Công ty Tây Ban Nha cho rằng hai bên chưa có bất cứ thay đổi nội dung nào của thỏa thuận ban đầu nên việc bán hàng cho họ tại khu vực khác sẽ không được hưởng hoa hồng.
Công ty của Mỹ cho rằng mặc dù hai bên không ký lại văn bản sửa đổi bổ sung về việc mở rộng thêm khu vực bán hàng nhưng trên thực tế liên quan đến 3 hợp đồng mua bán với khách hàng Lebanon, giám đốc điều hành của hai bên đã trao đổi với nhau một số bản telex và fax, thậm chí ông X đại diện của Công ty Tây ban Nha còn giao kết và thực hiện các hợp đồng với khách hàng Lebanon đồng thời gửi các hoá đơn bán hàng theo các hợp đồng này cho Công ty Tây Ban Nha. Hành vi này có thể được coi là "một sự chấp thuận bằng hành vi" sửa đổi thoả thuận hay không?
Có thể bạn quan tâm!
- Mục Đích Và Nội Dung Hợp Đồng Không Vi Phạm Điều Cấm Hoặc Không Trái Trật Tự Công Cộng Và Đạo Đức Xã Hội
- Thời Điểm Có Hiệu Lực Của Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa Quốc Tế
- Thực Trạng Áp Dụng Các Quy Định Của Pháp Luật Việt Nam Về Hiệu Lực Của Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa Quốc Tế
- Yếu Tố Nhầm Lẫn Trong Giao Kết Hợp Đồng Không Được Định Nghĩa Đầy Đủ Như Trong Quy Định Của Bộ Nguyên Tắc Unidroit
- Vấn đề hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam - 13
- Vấn đề hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam - 14
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
Điều 12 Luật Nghĩa vụ Thuỵ Sĩ quy định: Nếu luật yêu cầu rằng một thoả thuận phải được lập thành văn bản, quy định này cũng áp dụng cho các thay đổi đối với thoả thuận đó, trừ các quy định bổ sung hoặc phụ trợ không trái với thoả thuận đó. Như vậy, ba hợp đồng ký với khách hàng Lebanon có được coi là "các quy định bổ sung hoặc phụ trợ không trái với thoả thuận" theo Điều 12 Luật Nghĩa vụ hay không? Trả lời câu hỏi này, Điều 14 và Luật Nghĩa vụ Thuỵ Sĩ quy định: Để tự ràng buộc mình với văn bản, một bên phải hoặc là trực tiếp ký hoặc là ký thông qua các phương thức kỹ thuật khác nhưng chỉ trong các giao dịch được tập quán chấp nhận.
Bản thân các bản telex và fax trong vụ việc này không tạo thành một thoả thuận minh thị về việc bị đơn chấp thuận sẽ trả tiền hoa hồng. Tuy nhiên, thực tế các hoá đơn giao hàng của ba giao dịch bán hàng có liên quan đã được gửi kèm theo văn thư này và người ta sẽ không thể giải thích tại sao những hoá đơn này lại được ông X đại diện của công ty Tây ban Nha gửi cho Công ty đại diện bán hàng Mỹ. Từ hành vi này có thể suy ra ý định trả tiền hoa hồng cho Công ty Mỹ trong ba giao dịch này của Công ty Tây Ban Nha dù khách hàng có các trụ sở đăng ký ngoài "lãnh thổ được phép thực hiện dịch vụ" đã ghi trong thỏa thuận ban đầu.
Hơn nữa, Luật Thuỵ Sĩ thừa nhận nguyên tắc phê chuẩn các giao dịch hợp pháp bằng hành vi cuối cùng, ngay cả trong trường hợp các giao dịch này vốn không hợp pháp về mặt hình thức, và thậm chí ngay cả khi chúng có lỗi lớn, (Điều 31 Luật nghĩa vụ Thụy Sỹ). Còn Theo án lệ của Thuỵ Sĩ: bên không muốn bị ràng buộc bởi một thoả thuận chỉ cần tuyên bố phản đối trong thời hạn là một năm. Do đó, theo Luật Thuỵ Sĩ: một thoả thuận được giao kết với lỗi nghiêm trọng vẫn có
thể được coi là có hiệu lực chỉ vì lý do không có bên nào phản đối thoả thuận đó. Luật Nghĩa vụ Thuỵ Sĩ cho phép việc phê chuẩn các thoả thuận vô hiệu hay thậm chí bất hợp pháp đơn giản chỉ bằng một hành vi ngầm hiểu có giá trị như một sự phê chuẩn. Về ba giao dịch đã thực hiện này, bị đơn đã chấp nhận khách hàng mà không đưa ra bất kỳ điều kiện bảo lưu gì đối với nguyên đơn. Các bên đã giao hàng và đã nhận tiền, thậm chí cả hóa đơn đã gửi xong. Điều này cho phép Công ty Mỹ hiểu rằng dù trên các hình thức giao dịch telex, fax chưa thể hiện bằng văn bản đáp ứng theo quy định sửa đổi phải bằng văn bản như trong thỏa thuận ban đầu các bên đã ký nhưng Thoả thuận này trên thực tế đã được sửa đổi trong phạm vi ba giao dịch với khách hàng nước Lebanon thông qua sự ủng hộ của Công ty Tây Ban Nha với khách hàng và với Công ty của Mỹ. Nói cách khác, Công ty Tây ban Nha đã chấp nhận sửa đổi thảo thuận ban đầu không cần bằng văn bản và chấp nhận nó chỉ có hiệu lực đối với phạm vi ba giao dịch nói trên.
Hiệu lực pháp lý của hợp đồng có thể bị quy định bởi yếu tố hình thức hợp đồng trong trường hợp pháp luật quy định hợp đồng phải được ký kết bằng hình thức nhất định. Thực tế hiện nay trong giao kết HĐMBHHQT, giao dịch điện tử chiếm một vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi, mua bán hàng hóa quốc tế.
Ở Việt Nam, Luật Giao dịch thương mại điện tử của Quốc Hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 51/2005/QH11 ngày 29/11/2005 đã ghi nhận hình thức giao kết hợp đồng điện tử tại điều 36:
1. Giao kết hợp đồng điện tử là việc sử dụng thông điệp dữ liệu để tiến hành một phần hoặc toàn bộ giao dịch trong quá trình giao kết hợp đồng.
2. Trong giao kết hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận giao kết hợp đồng có thể được thực hiện thông qua thông điệp dữ liệu.[5, tr.12]
Tại điều 38 Luật Giao dịch thương mại điện tử quy định: Trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, thông báo dưới dạng thông điệp dữ liệu có giá trị pháp lý như thông báo bằng phương pháp truyền thống [5, tr.13]. Tuy nhiên để xác định hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế bằng thông điệp dữ liệu là hợp pháp
và thời điểm nó có hiệu lực là rất khó khăn. Sự tồn tại của một hợp đồng có thể gây tranh cãi nếu không có bằng chứng về sự hình thành hợp đồng. Do đó một bức thư điện tử/ thông điệp dữ liệu về việc giao kết HĐMBHH cần phải có hay không có chữ ký điện tử để phát sinh hiệu lực? Liệu HĐMBHHQT khi giao kết có cần phải chứng thực chữ ký điện tử hay không? là những vấn đề cụ thể mà pháp luật Việt Nam chưa đề cập đến. Cũng vì lẽ đó một bức thư thể hiện lời chào hàng hoặc chấp nhận chào hàng sẽ có thể dẫn đến rủi ro bởi sự suy nghĩ đơn giản về một bằng chứng viết và không có một bằng chứng trên văn bản.
Trên thực tế hiện nay trong hoạt động thương mại quốc tế đã xuất hiện phổ biến phương thức giao kết HĐMBHH chỉ cần qua thư điện tử -email tuy nhiên cũng có trường hợp do khi thiết lập hợp đồng không lường trước những vấn đề tiềm ẩn liên quan đến bằng chứng của chữ ký điện tử, và thông tin về đối tác ký kết hợp đồng không được kiểm chứng. Chẳng hạn như ví dụ sau: “Một công ty Việt Nam mới đây đã bị lừa mất gần 400 triệu đồng trong một giao dịch mua bán quốc tế qua mạng Internet [28]: cuối năm 2004, đang vào mạng Internet, người của công ty A, một đơn vị chuyên ngành xây dựng và thương mại tại Tp.HCM phát hiện có công ty của Seoul, Hàn Quốc (Công ty TNHH Hyundai Metal (1-154 Seorindong, KPO Box 558, Chongrogu, Seoul).) chào bán cột chống giàn dáo đã qua sử dụng với giá chỉ từ 5-7 Đôla Mỹ/cột chống. Sau khi liên lạc với đối tác và kiểm tra các thông tin đúng như lời quảng cáo, công ty A vội vàng ký ngay đơn đặt hàng. Tuy nhiên, do mới quen biết nên trong đợt đầu công ty cũng thận trọng chỉ đặt mua số hàng trị giá
10.000 Đôla Mỹ và yêu cầu được thanh toán qua L/C. Sau vài ngày thanh toán, công ty A đã nhận được vận đơn của Công ty Hyundai Metal gửi với số hàng đúng như hai bên đã ký hợp đồng. Công ty A quyết định đặt mua lô hàng lớn hơn, trị giá đến 51.000 Đôla Mỹ. Để bớt rắc rối cũng như tỏ lòng tin tưởng lẫn nhau, hai bên thỏa thuận bỏ luôn thủ tục thanh toán qua L/C như đợt trước đã làm. Bên mua trả thẳng tiền, bên bán chuyển hàng sang, giản tiện vô cùng. Bằng cách đó, đợt đầu trong thương vụ, công ty A đã nhận được số hàng trị giá 10.000 Đôla Mỹ trước khi
thanh toán tiền đợt 1. Sau đó vài ngày Công ty Hyundai Metal liên lạc với công ty A đàm phán xin ứng hết tiền trước thì mới cung cấp đủ hàng do Công ty đang gặp khó khăn về tài chính, công ty A chấp nhận chuyển toàn bộ số tiền còn lại trong hợp đồng sang cho đối tác. Sau 02 tháng công ty của Hàn Quốc vẫn chưa chuyển hàng theo thỏa thuận. Công ty A tìm mọi cách liên lạc nhưng đều không có kết quả và mất hết số tiển đã thanh toán. Nguyên nhân khiến công ty A mất tiền là do: công ty đã không kiểm tra kỹ đối tác thông qua các cơ quan như lãnh sự, hiệp hội, đại diện phòng thương mại và công nghiệp của nước sở tại mà đã vội vàng ký hợp đồng. Luật sư của công ty A cho biết sau khi vụ việc xảy ra, ông đã nhờ đại diện Phòng Thương mại công nghiệp Hàn Quốc tại Tp.HCM kiểm tra và được biết công ty Hyundai Metal không phải là thành viên của tổ chức này và cũng không phải là một công ty con của tập đoàn Hyundai như công ty A nghĩ. Sự thật là công ty của Hàn Quốc này đã mượn tên, núp bóng đại gia nổi tiếng nhằm tạo uy tín, lừa đảo chiếm đoạt tiền của công ty A. Điểm bất lợi hơn, việc ký kết hợp đồng chỉ thông qua email điện tử. Nếu đưa vụ việc ra giải quyết sẽ rất phức tạp, và ngay cả khi công ty A thắng kiện đi chăng nữa thì việc thi hành án cũng không đơn giản. nhất là khi Việt Nam và Hàn Quốc đến nay vẫn chưa ký hiệp định hỗ trợ tư pháp.
3.2 Phương hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
3.2.1 Một số điểm hạn chế trong Pháp luật Việt nam về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Trên cơ sở thực tế áp dụng các tiêu chí để xác định hiệu lực của HĐMBHH như đã trình bày tại phần trên, người trình bày nhận thấy các quy định về HĐMBHHQT chưa được quy định đầy đủ và thống nhất tại một văn bản luật mà chỉ quy định rải rác trong các văn bản pháp luật khác nhau, phải tham chiếu áp dụng ở nhiều văn bản khác nhau như Bộ luật dân sự, Luật thương mại và các văn bản dưới Luật về mua bán, xuất nhập khẩu hàng hóa trong khi đó pháp luật của một số nước trên thế giới đã có một bộ luật hoặc văn luật riêng về HĐMBHHQT. Cụ thể như sau :
3.2.1.1 Chưa có khái niệm hay định nghĩa rõ ràng về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, chưa có một văn bản luật nào định nghĩa về HĐMBHHQT trong khi việc xác định một HĐMBHH mang tính chất quốc tế có ý nghĩa lớn trong việc xác định căn cứ pháp lý để các bên chọn luật áp dụng và giải quyết tranh chấp nếu có trong hợp đồng. Bộ luật dân sự Việt Nam 2005 chỉ quy định những vấn đề cơ bản về điều kiện, thời điểm hiệu lực, nội dung của một HĐMBHH nói chung. Luật thương mại 2005 thì chỉ quy định HĐMBHH tồn tại dưới một số hình thức nhất định như Hợp đồng xuất hoặc nhập, tái xuất hoặc tái nhập khẩu hàng hóa …
Trước hết, nếu như HĐMBHHQT được định nghĩa là HĐMBHH giữa các thương nhân có quốc tịch khác nhau hay định nghĩa HĐMBHHQT là hợp đồng mua bán được ký kết với thương nhân nước nước ngoài thì người viết cho rằng đây là những định nghĩa chưa thực sự đầy đủ. Chẳng hạn, một thương nhân A của Nhật Bản đặt chi nhánh tại Hà nội để kinh doanh hàng hóa tại Việt nam; chi nhánh của thương nhân này ký HĐMBHH của một thương nhân Việt nam, đóng trụ sở tại Hải phòng, địa điểm giao hàng là kho cảng Hải phòng. Sau đó chi nhánh thương nhân A này lại ký hợp đồng bán lô hàng đó cho một thương nhân B của Nhật Bản đóng trụ sở tại Tokyo Nhật Bản, hàng hóa được chuyển từ Việt nam sang Nhật Bản. Trong đó trường hợp này, có hai HĐMBHH. Hợp đồng thứ nhất là là HĐMBHH giữa chi nhánh thương nhân A của Nhật bản đóng tại Hà nội với thương nhân của Việt nam có trụ sở Tại Hải Phòng (mang quốc tịch khác nhau), nhưng hợp đồng được ký kết tại Hà nội và hàng hóa không chuyển qua biên giới Việt nam ra nước ngoài, mà được chuyển từ một điểm này sang một điểm khác trong lãnh thổ Việt nam. Đây là HĐMBHH trong phạm vi lãnh thổ Việt nam, chứ không phải là HĐMBHH trong phạm vi quốc tế (mặc dù hai bên bán và mua có quốc tịch khác nhau, có yếu tố nước ngoài). Hợp đồng thứ hai là HĐMBHH giữa chi nhánh thương nhân A của Nhật đóng trụ sở thương mại tại Hà nội (mang quốc tịch Nhật Bản) với thương gia B của Nhật bản đóng trụ sở tại ToKyo (cũng mang quốc tịch Nhật Bản), hợp đồng
được ký kết tại Tokyo, hàng hóa được chuyển từ cảng Hải Phòng về Kobe Nhật Bản, tức là hàng hóa phải được làm thủ tục xuất khẩu tại Hải Phòng và làm thủ tục nhập khẩu tại Kobe Nhật Bản. Trong trường hợp này, mặc dù hai bên mua và bán có cùng quốc tịch (quốc tịch Nhật Bản) nhưng đây là HĐMBHH trong phạm vi quốc tế vì trụ sở thương mại của bên mua và bên bán đóng ở hai nước khác nhau, hàng hóa được vận chuyển từ nước này sang nước khác.
Phân tích ví dụ trên cho thấy tiêu chí “ Hàng hóa được chuyển từ nước này sang nước khác” cũng không phải là tiêu chí cơ bản của HĐMBHHQT. Việc xác định HĐMBHHQT có một tiêu chí chủ yếu và quan trọng nhất là: “trụ sở thương mại của các thương nhân phải đóng tại các nước khác nhau”. Chỉ cần tiêu chí này đã là đủ xác định hợp đồng có tính chất quốc tế.
3.2.1.2 Chưa quy định rõ ràng tiêu chí xác định chủ thể giao kết hợp đồng, người đại diện chủ thể giao kết Hợp đồng và hậu quả pháp lý của từng trường hợp
Theo pháp luật VIệt Nam, chủ thể của HĐMBHHQT là thương nhân. Thương nhân có thể là pháp nhân hoặc cá nhân được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Với quy định này, pháp luật Việt Nam không chấp nhận những cá nhân có hoạt động kinh doanh trên thực tế mà không đăng ký kinh doanh (tự doanh) được ký kết HĐMBHHQT. Hay nói cách khác nếu như thực tế có những HĐMBHH giữa cá nhân không đăng ký kinh doanh với thương nhân nước ngoài sẽ bị vô hiệu mặc dù xét về bản chất các bên cùng đồng thuận ký HĐMBHH (có sự chuyển giao hàng hóa qua cửa khẩu và thanh toán). Đây là quy định khá chặt chẽ so với Bộ luật dân sự thống nhất Hoa Kỳ, theo Bộ luật này, cá nhân không có đăng ký kinh doanh nhưng có hoạt động kinh doanh thực tế nhằm mục đích lợi nhuận được công nhận tư cách là thương gia để kinh doanh. Trường hợp tương tự đối với thương nhân là pháp nhân nhưng hàng hóa là đối tượng hợp đồng chưa được pháp nhân đăng ký kinh doanh cho hàng hóa đó thì khi ký HĐMBHHQT, hợp đồng đó sẽ bị coi là vô hiệu. Trong cả hai trường hợp nói trên, việc quy định hợp đồng bị vô hiệu đã ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường pháp luật và quyền tự do kinh doanh của các cá nhân và tổ chức.