Các Loại Thiệt Hại Cơ Bản Do Vi Phạm Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa Quốc Tế


Khi so sánh các vấn đề liên quan giữa hợp đồng kinh doanh, thương mại theo Luật Thương mại Việt Nam và hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo hệ thống luật thương mại quốc tế có thể thấy rằng, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là một dạng đặc thù của hợp đồng kinh doanh, thương mại mà điểm khác biệt cơ bản so với hợp đồng kinh doanh, thương mại là các bên trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế có trụ sở kinh doanh hay trụ sở ở những nước khác nhau và hàng hoá thì được dịch chuyển qua biên giới. Chính vì vậy, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ngoài việc bị điều chỉnh bởi nội luật còn bị điều chỉnh bởi hệ thống luật thương mại quốc tế.

Hiện nay, các văn bản pháp lý quốc tế chủ yếu để điều chỉnh về lĩnh vực thương mại quốc tế nói chung và bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng đó là Incoterms 2000; UCP 500; Công ước Liên Hợp Quốc về mua bán hàng hóa quốc tế từ 11/4/198032; Bộ nguyên tắc của UNIDROIT; Luật mẫu của trọng tài UNCITRAL ban hành 1985; Công ước New York 1958 về công nhận và thi hành các phán quyết trọng tài nước ngoài.

Tuy nhiên, trong các văn bản pháp lý quốc tế nêu trên thì hiện nay Việt Nam chưa ra nhập Công ước Viên 1980 về mua bán hàng hoá quốc tế và khi tham gia Công ước New York 1958, Việt Nam hiện vẫn bảo lưu khái niệm thương mại.

Trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, đã phát sinh rất nhiều tranh chấp do vi phạm, từ đó đòi hỏi phải có các chế tài cụ thể tương ứng để giải quyết các tranh chấp. Thực tế cho thấy, 50% doanh nhân Việt Nam vi phạm hợp đồng thương mại quốc tế thời gian qua một phần do


32 Thường được gọi là Công ước Viên 1980 (United Nations Convention on Contracts for the International Sale for Goods - CISG).


chưa quen sử dụng luật sư trong ký kết, một phần trong nước chưa có luật pháp riêng về hợp đồng thương mại33.

Chính vì vậy, vấn đề nghiên cứu, so sánh giữa bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại và bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được đặt ra ở cả góc độ lý luận và thực tiễn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 77 trang tài liệu này.

8.2. Các loại thiệt hại cơ bản do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Theo pháp luật của các nước thuộc hệ thống luật Châu Âu lục địa thì thiệt hại được phân định thành hai loại là thiệt hại trực tiếp và thiệt hại gián tiếp. Điển hình cho kiểu phân định này là Luật Dân sự của Pháp, thể hiện ở việc Điều 1150 Bộ luật Dân sự Pháp quy định: “Bên có nghĩa vụ chỉ phải chịu các khoản bồi thường thiệt hại đã được dự kiến hoặc đã có thể được dự kiến khi giao kết hợp đồng, trừ trường hợp nghĩa vụ không được thực hiện là do lừa dối của bên đó”.

Chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại - 6

Tại Điều 1151 quy định: “Ngay trong trường hợp hợp đồng không được thực hiện là do hành động lừa dối của người có nghĩa vụ thì thiệt hại phải bồi thường cũng chỉ bao gồm những tổn thất nào là hậu quả tức khắc và trực tiếp của việc không thực hiện nghĩa vụ”.

Từ những quy định trên cho thấy Luật Dân sự Pháp phân định rất rõ các loại thiệt hại, trong khi đó về vấn đề này khoản 2 Điều 303 Luật Thương mại 2005 chỉ quy định thiệt hại rất chung đó là thiệt hại thực tế chứ không phân định thành thiệt hại trực tiếp và thiệt hại gián tiếp như Luật Dân sự Pháp. Mặt khác, tại Điều 304 Luật Thương mại 2005 cũng chỉ thuần túy quy định cách xác định khoản lợi trực tiếp.



33Ngọc Quỳnh - Ngọc Long “Còn nan giải chuyện sửa đổi Luật Thương mại“

www1.mot.gov.vn/Ven/VBdetail.asp?id=2306 - 17k -.


8.3. Điểm tương đồng và khác biệt giữa bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại và bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế chỉ phát sinh khi có hành vi vi phạm hợp đồng, đây chính là điểm tương đồng về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại giữa bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại và bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

Theo nguyên tắc thống nhất của ủy ban của Liên Hợp Quốc về Luật thương mại quốc tế34, tại Điều 7 quy định: “Nếu bên có quyền được hưởng khoản tiền phạt vi phạm theo thoả thuận thì không được đòi bồi thường đối với phần thiệt hại đã được vượt quá phần đã được bù đắp bởi khoản tiền phạt vi phạm. Tuy nhiên, nếu thiệt hại thực tế vượt quá tiền phạt vi phạm một cách đáng kể thì bên có quyền vẫn được phép đòi bồi thường đối với phần thiệt hại chưa được bù đắp”.

Phiên họp tháng 5/1994 Hội đồng UNIDROIT đã thông qua bộ các nguyên tắc về hợp đồng thương mại quốc tế (Viết tắt tiếng Anh là PICC). Ví dụ đầu tiên về việc áp dụng PICC bởi sự thoả thuận lựa chọn rõ ràng của các bên có thể được thấy trong phán quyết trọng tài tuyên năm 1996 tại Trung tâm trọng tài quốc gia và quốc tế Milan35. Tranh chấp liên quan đến một hợp đồng đại lý thương mại để phân phối đồ gỗ gia đình giữa một công ty của Ý (bên giao đại lý) và một công ty Mỹ (bên đại lý). Khi đại lý không đạt được doanh số như cam kết, công ty Ý đã huỷ hợp đồng. Công ty Mỹ với tư cách là nguyên đơn, đã đưa tranh chấp ra trọng tài và đòi công ty Ý bồi thường thiệt hại vì cho rằng công ty này đã lạm dụng việc huỷ hợp đồng. Trọng tài đã áp



34 United Nations Comission on the International Trade Law - UNCITRAL


dụng các Điều 7.4.1 và 7.4.1 PICC để khẳng định quyền của trái chủ được bồi thường toàn bộ thiệt hại khi bên kia không thực hiện nghĩa vụ. Tuy nhiên, trọng tài đã từ chối bồi thường các thiệt hại tinh thần được đưa ra nhưng không được chứng minh. Trọng tài đã dẫn chiếu đến các Điều 7.4.3 và 7.4.4 để giới hạn số tiền bồi thường trong những chi phí phát sinh từ vi phạm hợp đồng và những thiệt hại dự đoán trước được, đồng thời loại trừ những chi phí phát sinh do thực hiện hợp đồng (như chi phí thành lập đại lý, chi phí mua một khu nhà tại nơi thực hiện hợp đồng). Các điều khoản của Chương 7 (về không thực hiện hợp đồng) đề cập đến các loại thiệt hại (thiệt hại vật chất hay tinh thần, thiệt hại lường trước được và không lường trước được, thiệt hại trực tiếp và thiệt hại gián tiếp, thiệt hại thực tế và thiệt hại phi thực tế) cũng như đã chỉ rõ những thiệt hại nào được bồi thường.

Trọng tài và Toà án Việt Nam có thể tham khảo những quy định nói trên để giải quyết các tranh chấp liên quan đến việc huỷ hợp đồng và để trả lời cho vấn đề cốt yếu của mọi tranh chấp, đó là vấn bồi thường thiệt hại nhằm bù đắp cho trái chủ những thiệt hại mà người này đã thực sự phải gánh chịu do hành vi vi phạm của bên kia.

Một điểm đáng lưu ý về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là để hạn chế khoản bồi thường thiệt hại hoặc để loại bỏ một số dạng thiệt hại ra khỏi phạm vi bồi thường, thông thường các bên giao kết hợp đồng có thể sử dụng nhiều loại điều khoản khác nhau.

Trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế còn có sự xuất hiện của chế tài bồi thường thiệt hại theo thoả thuận trong trường hợp không thực hiện hợp đồng. Cuốn hướng dẫn pháp luật về các giao dịch quốc tế do uỷ ban pháp luật thương mại quốc tế của Liên Hợp Quốc ban hành, có đoạn viết: “Các điều



35 Phán quyết số A -1795/51.


khoản về bồi thường thiệt hại trong trường hợp không thực hiện hợp đồng và các điều khoản phạt vi phạm quy định trường hợp một bên không thực hiện nghĩa vụ hoặc chậm thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên bị thiệt hại có quyền nhận từ bên bị vi phạm một khoản tiền do các bên thoả thuận lúc thiết lập quan hệ hợp đồng”.

Trong một số loại hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì các điều khoản quy định việc bồi thường thiệt hại trong trường hợp không thực hiện hợp đồng và các điều khoản phạt vi phạm hợp đồng là những điều khoản thông dụng, ví dụ như các hợp đồng trong đó quy định việc thực hiện theo định kỳ một số nghĩa vụ liên tục và cơ bản không thay đổi (hợp đồng thực hiện dịch vụ theo kỳ, trả tiền thuê hợp đồng vay…), các hợp đồng thực hiện những dự án sản xuất hoặc xây dựng có quy mô lớn hoặc các hợp đồng có tính chất phức tạp và dài hạn.

Điểm khác biệt cơ bản giữa điều khoản bồi thường thiệt hại trong trường hợp không thực hiện hợp đồng và điều khoản phạt vi phạm hợp đồng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là ở chỗ điều khoản phạt vi phạm nhằm mục đích bảo vệ, thực hiện hợp đồng còn điều khoản quy định bồi thường thiệt hại trong trường hợp không thực hiện hợp đồng là bù đắp các thiệt hại cho bên bị vi phạm khi bên có hành vi vi phạm không thực hiện hợp đồng theo như đã thoả thuận.

Tên gọi cũng như mục đích của hai loại điều khoản này cũng có sự khác biệt. Cụ thể, cơ quan tài phán ở Anh đã phân biệt hai loại điều khoản này như sau:

Điều khoản phạt vi phạm được coi là có tính chất trừng phạt và do đó nói chung không có hiệu lực. Trong khi đó điều khoản quy định về bồi thường thiệt hại trong trường hợp không thực hiện hợp đồng là nhằm mục đích đền bù và có hiệu lực thi hành. Điều khoản quy định về bồi thường thiệt


hại chỉ hợp lệ khi mức bồi thường thiệt hại quy định trong điều khoản đó thực sự thể hiện được mức thiệt hại ước lượng mà bên yêu cầu bồi thường có khả năng phải chịu khi hợp đồng không được thực hiện.

Pháp luật Anh quy định, để được công nhận là điều khoản quy định về bồi thường thiệt hại trong trường hợp không thực hiện hợp đồng thì cần phải áp dụng hai tiêu chí cơ bản sau đây:

Thứ nhất, mức bồi thường quy định cho trường hợp không thực hiện hợp đồng phải thể hiện rằng các bên đã có sự đánh giá hoặc dự kiến hợp lý về khoản bù trừ công bằng cho việc không thực hiện hợp đồng.

Thứ hai, có thể khó thậm chí có thể xảy ra tình trạng không thể xác định được chắc chắn về mức bồi thường.

Pháp luật của đa số các quốc gia trên thế giới khi quy định về vấn đề này đều có điểm chung là một bên không nhất thiết cứ phải chịu thiệt hại thực tế thì mới có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do không thực hiện hợp đồng hoặc đòi áp dụng phạt vi phạm. Chỉ cần bên kia không thực hiện nghĩa vụ là đã đủ căn cứ để yêu cầu bồi thường thiệt hại. Chính đây là điểm khác biệt cơ bản về căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại theo quy định của Luật Thương mại Việt Nam và căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

Vấn đề pháp lý về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế trở lên phức tạp hơn khi một bên yêu cầu bồi thường thiệt hại bổ sung, ngoài mức bồi thường thiệt hại đã được quy định trong hợp đồng. Về vấn đề này, pháp luật Liên Bang Nga và Áo đều cho phép đòi bồi thường thiệt hại bổ sung, trừ khi hợp đồng có quy định khác.

Tại Phần Lan và Anh, pháp luật không quy định rõ về vấn đề này, toà án dường như sẽ căn cứ vào thuật ngữ sử dụng trong hợp đồng và một số tiêu


chí khác để quyết định cho phép hay không cho phép đòi bồi thường thiệt hại bổ sung36.

Để bên bị thiệt hại có thể thu được khoản bồi thường thiệt hại theo thoả thuận khi bên kia không thực hiện hợp đồng thì trong hợp đồng phải có một điều khoản riêng biệt quy định rõ vấn đề này. Không thể có thứ nghĩa vụ ngầm định. Chính vì vậy, số tiền bồi thường cần phải được xác định một cách rõ ràng và cụ thể.

Về thẩm quyền của trọng tài trong việc cho phép bồi thường thiệt hại do không thực hiện hợp đồng và công nhận hiệu lực thi hành của các điều khoản tương ứng cho thấy khi một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có quy định về bồi thường thiệt hại do không thực hiện hợp đồng thì trọng tài được quyền quyết định áp dụng quy định đó theo đòi bồi thường hoặc tuyên bố điều khoản là vô hiệu.

Trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, ngoài điều khoản về bồi thường thiệt hại theo thoả thuận và điều khoản phạt vi phạm, bên bị thiệt hại còn có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại bổ sung nếu như bên kia có hành vi ép buộc, cưỡng ép, lừa dối hoặc gian lận. Đây chính là trường hợp bồi thường thiệt hại mang tính chất răn đe, có mục đích ngăn ngừa một hành vi trái pháp luật tương tự trong tương lai. Khác với bồi thường thiệt hại mang tính chất bù trừ, bồi thường thiệt hại mang tính răn đe được căn cứ vào những đòi hỏi về trật tự công hoàn toàn khác, bằng cách răn đe bên vi phạm hoặc làm gương để ngăn ngừa những hành vi vi phạm trong những trường hợp tương tự. Chính đây cũng là điểm khác biệt giữa bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng




36 Bernado M. Cremades - Luật sư, Văn phòng luật sư B. Cremades và cộng sự, Madrid “Bồi thường thiệt hại theo thoả thuận trong trường hợp không thực hiện hợp đồng, điều khoản phạt vi phạm và cơ chế bồi thường thiệt hại mang tính chất răn đe trong các hợp đồng quốc tế” Tham luận tại Hội thảo Hợp đồng thương mại quốc tế ngày 13-14 tháng 12 năm 2004, tr. 168.


kinh doanh, thương mại theo quy định của Luật Thương mại Việt Nam và bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

Trong trường hợp chứng minh được rằng bên vi phạm đã có hành vi lừa dối hoặc gian lận, thì bên yêu cầu có quyền được nhận bồi thường bổ sung mang tính răn đe ngoài số tiền bồi thường thiệt hại mang tính đền bù.

Sự khác biệt chủ yếu giữa bồi thường thiệt hại mang tính răn đe và điều khoản phạt vi phạm thể hiện ở chỗ điều khoản phạt vi phạm phải được các bên quy định cụ thể ngay trong hợp đồng kèm theo các yếu tố bù trừ, trong khi bồi thường thiệt hại mang tính răn đe hoàn toàn có thể được yêu cầu mà không cần phải quy định trước trong hợp đồng. Sự giống nhau là ở chỗ cả hai biện pháp này đều mang tính chất của một chế tài dân sự.

Khái niệm bồi thường thiệt hại mang tính chất răn đe nhìn chung được công nhận và thực hiện tại Hoa Kỳ. Trong pháp luật Mỹ, nhiều trường hợp không thực hiện hợp đồng nếu có thủ đoạn gian dối thì đều bị buộc bồi thường thiệt hại mang tính răn đe. Đặc biệt hơn nữa một bên cam kết mua hoặc bán hàng hoá có thể đã làm điều đó vì gian lận, không ngay tình hoặc cũng có thể cam kết thiết kế, sản xuất hoặc sử dụng một sản phẩm vì lỗi nghiêm trọng37.

Khái niệm này xuất phát từ hệ thống pháp luật Anh - Mỹ và hiện nay chưa được thừa nhận trong các hệ thống pháp luật thành văn vốn được xây dựng theo một lý thuyết hoàn toàn khác.

Đa số các các nước theo hệ thống pháp luật thành văn đều không thừa nhận và cũng không chấp nhận hình thức bồi thường thiệt hại mang tính răn đe. Bởi hình thức này bị chỉ trích là gần như mang tính phạt vi phạm mà lại không có được sự bảo đảm tố tụng phù hợp. Trong pháp luật Anh, bồi thường



37 Bernado M. Cremades - Bài đã dẫn, tr. 168.

Xem tất cả 77 trang.

Ngày đăng: 22/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí