Thực Trạng Áp Dụng Các Quy Định Của Pháp Luật Việt Nam Về Hiệu Lực Của Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa Quốc Tế


cho những thỏa thuận thương mại phát triển và giúp cho các bên nắm bắt cơ hội kinh doanh nhanh hơn.

Cho dù thể hiện bằng hình thức nào, bằng miệng hay bằng thái độ thể hiện sự chấp thuận giao kết hợp đồng thì pháp luật các nước đều quy định một chào hàng hay hợp đồng được hình thành khi các bên được chào hàng chấp nhận hoàn toàn nội dung cơ bản của chào hàng hay của hợp đồng. CISG không quy định cụ thể những nội dung nào được coi là nội dung cơ bản để tạo ra chào hàng nhưng có quy định: “…Một đề nghị là đủ chính xác khi nó nêu rõ hàng hóa và ấn định những yếu tố này”, khoản 1 điều 14 [10, tr.300]. Các yêu tố liên quan đến giá cả, thanh toán, đến phẩm chất và số lượng hàng hóa, địa điểm, thời hạn, phạm vi giải quyết các tranh chấp được coi là những điều kiện cơ bản của nội dung chào hàng. Pháp luật Việt Nam cũng không quy định nội dung cơ bản của Hợp đồng mà quy định nội dung nói chung của hợp đồng, vì vậy nếu xác định thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là phải xác định thời điểm các bên thỏa thuận xong được về nội dung của hợp đồng được quy định tại điều 402 BLDS 2005 (tùy thuộc vào loại hợp đồng). Quy định này chưa thực sự rõ ràng vì không quy định cụ thể nội dung nào cần phải thỏa thuận xong để hợp đồng miệng có hiệu lực.

Kết luận chương 2:

Trong chương 2, tác giả luận văn đã trình bày các quy định của pháp luật Việt Nam về HĐMBHHQT đồng thời cũng tìm hiểu thêm các tài liệu và các công trình nghiên cứu khác của pháp luật nước ngoài và pháp luật quốc tế có liên quan đến hiệu lực của HĐMBHHQT để so sánh với các quy định của Pháp luật Việt nam. Trên cơ sở nghiên cứu Pháp luật quốc tế như CISG, Bộ nguyên tắc Unidroit, Bộ luật dân sự của Pháp, Đức, Mỹ, Thái Lan… cho thấy sự khác biệt và một số hạn chế của pháp luật Việt Nam về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế so với pháp luật quốc tế và pháp luật nước ngoài.


CHƯƠNG 3‌

THỰC TRẠNG THỰC THI VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ


3.1. Thực trạng áp dụng các quy định của pháp luật Việt nam về hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

3.1.1 Xác định hợp đồng vô hiệu tuyệt đối và tương đối.

Pháp luật đa số các nước đều quy định các điều kiện để một hợp đồng có giá trị pháp lý và nếu vi phạm một trong các điều kiện về nội dung và mục đích của hợp đồng vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc người ký kết hợp đồng không có năng lực hành vi thì hợp đồng vô hiêu toàn bộ. Tuy nhiên điểm đáng chú ý ở chỗ, có nhiều hợp đồng có hiệu lực pháp lý nhưng chỉ có hiệu lực một phần do trong quá trình ký kết hợp đồng, một nội dung nào đó của hợp đồng đã không hợp pháp. Thực tế ký kết và thực hiện HĐMBHHQT gồm nhiều giai đoạn và phải thông qua nhiều thủ tục bởi HĐMBHHQT phức tạp hơn hợp đồng thông thường do có yếu tố nước ngoài. Việc xác định nội dung của hợp đồng vi phạm điều cấm hoặc trái đạo đức xã hội còn gặp vướng mắc khi chưa có quy định thống nhất rằng nội dung đó là nội dung nào? Nội dung cơ bản hay nội dung chủ yếu ? hay tất cả các nội dung của hợp đồng? Nếu chỉ một trong số các nội dung hợp đồng trái pháp luật có làm hợp đồng vô hiệu toàn bộ hay chỉ làm vô hiệu một nội dung đó?. Có thể nói, nội dung chủ yếu của hợp đồng là nội dung mang tính quyết định để các bên ký kết hợp đồng với nhau và là một trong những điều kiện cần để xác định thời điểm hợp đồng được xác lập. Pháp luật Việt Nam không quy định nội dung chủ yếu của HĐMBHHQT là điều khoản nào mà chỉ quy định các nội dung của hợp đồng dân sự nói chung. Tùy từng loại hợp đồng khác nhau mà nội dung của hợp đồng khác nhau. Điều này thật khó áp dụng trên thực tế khi xác định hiệu lực một phần hay toàn bộ của hợp đồng và đôi khi hoàn toàn phụ thuộc vào cách hiểu, cách áp dụng pháp luật của cơ quan giải quyết tranh chấp. Thực tế khi xem xét hiệu lực của HĐMBHHQT, nếu điều khoản hàng hóa là đối tượng của việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng vi phạm điều

Vấn đề hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam - 10


cấm hoặc trái pháp luật, hợp đồng bị vô hiệu toàn bộ. Khi xem xét 01 mẫu hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hóa quốc tế ta thường thấy có những điều khoản chủ yếu sau : Contract No ...

Date ....

Between : Name : ...

Address : ...

Tel : ... Fax : ... Email address: ... Represented by Mr ......

Hereinafter called as the SELLER

And : Name : ...

Address : ...

Tel : ... Fax : ... Email address: ... Represented by Mr ......

Hereinafter called as the BUYER.

The SELLER has agreed to sell and the BUYER has agreed to buy the commodity under the terms and conditions provided in this contract as follows:

Art. 1 : Commodity : Art. 2 : Quality : Art. 3 : Quanlity :

Art. 4 : Packing and marking : Art. 5 : Price :

Art. 6 : Shipment : Art. 7 : Payment : Art. 8 : Warranty : Art. 9 : Penalty : Art. 10 : Insurance :

Art. 11 : Force majeure : Art. 12 : Claim :

Art. 13 : Arbitration :


Art. 14 : Other terms and conditions :

For the BUYER For the SELLER [28]

Trong số những nội dung nói trên của hợp đồng, hàng hóa và giá cả là điều khoản cơ bản tạo nên một chào hàng và là cơ sở hình thành hợp đồng, những điều khoản khác không có ý nghĩa quyết định để xác định thời điểm hình thành hợp đồng. CISG cũng có quy định tương tự như vậy. Như vậy xác định điều khoản/nội dung nào là chủ yếu của hợp đồng là xác định nội dung mang tính bản chất quyết định hình thành nên một hợp đồng để từ đó xác định hiệu lực của Hợp đồng và có căn cứ xử lý khi nó vi phạm điều cấm hoặc trái đạo đức xã hội. Các nội dung khác không được gọi là nội dung chủ yếu của Hợp đồng nếu bị xác định là vô hiệu sẽ không ảnh hưởng đến các nội dung khác của hợp đồng. Ví dụ về Tranh chấp trong hợp đồng đổi hàng – Phán quyết số 5 [25,tr.41 ]dưới đây sẽ minh chứng cho việc xác định nội dung chủ yếu của hợp đồng vi phạm chính sách pháp luật bị xử tuyên vô hiệu toàn bộ:

Tranh chấp phát sinh từ giao dịch của Công ty của Nam Tư xuất khẩu mặt hàng A sang Thụy Sỹ đồng thời lại nhập khẩu mặt hàng B về từ Thụy Sỹ. (Hợp đồng xuất chỉ là giả tạo nhằm hưởng lợi từ việc thu đổi ngoại tệ từ việc thanh toán hàng hóa nhập mặc dù Hợp đồng xuất khẩu này là có thực, các bên thực hiện nghĩa vụ giao hàng tại Thụy Sỹ và được thanh toán bằng Frăng Thụy Sỹ). Sau đó bên công ty Thụy Sỹ vì lý do bị phá sản đã khởi kiện yêu cầu hủy hợp đồng và bồi thường thiệt hại. Cơ quan giải quyết tranh chấp đã tuyên hợp đồng xuất khẩu vô hiệu vì hợp đồng không có thực, vi phạm Luật của Nam Tư (thuộc trường hợp cấm xuất khẩu thậm chí bị phạt tù), thông qua hợp đồng xuất khẩu để thu lợi trái pháp luật. Hợp đồng nhập khẩu bị vô hiệu theo vì các bên đã quy định rõ sự ràng buộc hiệu lực của hai hợp đồng này ngay từ lúc ban đầu ký kết hợp đồng. Vì vậy, sự vô hiệu của hợp đồng xuất khẩu làm cho hợp đồng nhập khẩu vô hiệu. Hậu quả xử lý vô hiệu, các bên phải hoàn trả lại tình trạng ban đầu và không đền bù thiệt hại vì cả hai bên đều đã biết và phải biết về sự vi phạm đối tượng và mục đích của hợp đồng ngay từ lúc giao kết nhưng vẫn giao kết hợp đồng.


Tuy nhiên cần phân biệt đối tượng của hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật như hàng hóa là vật bị cấm lưu thông mà các bên đều biết nhưng vẫn giao kết hợp đồng với trường hợp tại khoản 1 Đ i ề u 4 1 1 B L D S 2 0 0 5 , h ợ p đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được ngay từ lúc bắt đầu ký kết do lý do khách quan. Lý do khách quan ở đây là cả hai bên đều không biết về đối tượng hàng hóa không còn tồn tại hoặc tồn tại nhưng không theo ý muốn ban đầu của các bên. Hai trường hợp nói trên là khác nhau tuy nhiên theo pháp luật Việt Nam thì nó lại gây ra hậu quả pháp lý giống nhau là hợp đồng bị vô hiệu. Pháp luật dân sự Pháp và một số nước theo hệ thống civil law đang áp dụng cũng quy định tương tự như vậy. Tuy nhiên khi so sánh với các nguyên tắc Unidroit về hợp đồng, chúng ta thấy có sự khác biệt. Theo đó, khi giao kết hợp đồng, « chỉ riêng một trong các bên ở trong tình trạng không có khả năng thực hiện nghĩa vụ hoặc khi giao kết hợp đồng mà một trong các bên không có tài sản là đối tượng của hợp đồng thì hợp đồng không bị vô hiệu mà chỉ được coi là trường hợp hợp đồng không có khả năng thực hiện ngay từ đầu », Khoản 3 điều 3 Nguyên tắc Unidroit về hợp đồng, [9, tr.169]. Thiết nghĩ, quy định này hợp lý hơn ở chỗ, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng không phát sinh nên hậu quả của việc này được xác định theo các quy định của việc không thực hiện hợp đồng chứ không xác định theo quy định pháp luật về hợp đồng vô hiệu. Quy định tại khoản 3 điều 3 của Nguyên tắc Unidroit chứng tỏ nguyên tắc tôn trọng tối đa quyền tự do giao kết hợp đồng các bên, hạn chế tối đa việc áp dụng hủy bỏ hiệu lực pháp lý của hợp đồng (sự thỏa thuận tự nguyện của các bên khi giao kết) để ràng buộc trách nhiệm thực hiện hợp đồng của họ.

3.1.2 Xác định các điều kiện khác làm hợp đồng vô hiệu

3.1.2.1. Xác định yếu tố tự nguyện giao kết hợp đồng và các trường hợp vô hiệu do vi phạm yếu tố tự nguyện khi giao kết hợp đồng.

Đ i ề u 1 3 1 c ủ a B L D S 2 0 0 5 q u y đ ị n h : Khi một bên có lỗi vô ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch dân sự mà xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu bên kia thay đổi nội dung của giao dịch đó, nếu bên


kia không chấp nhận thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch vô hiệu”. Đây là một trường hợp xảy ra khá phổ biến trong thực tiễn giao kết hợp đồng. Tuy nhiên việc áp dụng các quy định này cũng có khó khăn do không có định nghĩa thế nào là nhầm lẫn. Các trường hợp nhầm lẫn nào thì hợp đồng bị coi là vô hiệu hay tất cả các trường hợp nhầm lẫn đều làm hợp đồng vô hiệu. Điều 131 BLDS 2005 chỉ quy định điều kiện một bên có lỗi vô ý và là nguyên nhân gây ra nhầm lẫn cho bên kia ký giao dịch, khi bên bị nhầm phát hiện ra sự thật yêu cầu bên gây ra nhầm lẫn thay đổi nội dung nhưng bên gây ra nhầm lẫn không chấp nhận, lúc này bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố Hợp đồng vô hiệu. Đây là trường hợp rất phổ biến. Tuy nhiên có nhiều trường hợp bên bị nhầm lẫn không biết sự nhầm lẫn đã ký và thực hiện hợp đồng thì liệu khi phát hiện ra sự nhầm lẫn này có được yêu cầu tòa án tuyên hợp đồng vô hiệu?. Như vậy đâu là căn cứ để cho rằng một sự nhầm lẫn làm vô hiệu hợp đồng? Theo nguyên tắc Unidroit thì các yếu tố cần và đủ để một sự nhầm lẫn được cho là nghiêm trọng làm hợp đồng vô hiệu là: trước hết sự nhầm lẫn phải lớn đến mức một người bình thường trong hoàn cảnh tương tự sẽ không giao kết hợp đồng hoặc chỉ giao kết với điều kiện hoàn toàn khác; bên không bị nhầm đã phát hiện ra hoặc đã biết hoặc phải biết về sự tồn tại của nhầm lẫn nhưng vẫn ký hợp đồng ngược lại với nguyên tắc trung thực và thiện chí hoặc bên không bị nhầm lẫn đã không hành động hợp lý như thông báo cho bên kia biết tình trạng nhầm lẫn vào thời điểm tuyên bố hợp đồng vô hiệu. Và điều kiện liên quan đến bên bị nhầm lẫn là: nhầm lẫn không xuất phát từ lỗi của chính mình (không cố ý nhầm lẫn); hoặc nhầm lẫn khách quan không do bên bị nhầm gây ra. Như vậy quy định của BLDS 2005 chưa thể đầy đủ như quy định về nhầm lẫn tại Điều 3.4, Điều 3.5 Nguyên tắc Unidroit. Thực tiễn giao kết hợp đồng cho thấy nhầm lẫn nghiêm trọng là nhầm lẫn về nội dung chủ yếu của hợp đồng như nhầm lẫn về các yếu tố liên quan đến đối tượng hàng hóa, nhầm lẫn liên quan đến nhân thân của bên kia (mà chính yếu tố nhân thân đó mới là yếu tố tin tưởng để giao kết hợp đồng)... Trường hợp sự nhầm lẫn là không lớn, không phải là nhầm lẫn về nội dung chủ yếu của hợp đồng đã giao kết với bên kia và bên kia cũng biết là một bên nhầm lẫn thì hợp đồng giao kết vẫn có hiệu lực. Ví dụ về nhầm lẫn về ngôn ngữ hợp đồng:


Tranh chấp trong hợp đồng mua bán phân bón U-rê-Phán quyết số 22 [25, tr.155]: Nguyên đơn là Công ty có trụ sở tại Hồng Kông đàm phán ký kết hợp đồng với Công ty của Việt Nam (bị đơn) có trụ sở tại Việt Nam về việc xuất khẩu bán cho bị đơn 10.000 MT phân bón U-rê với giá 215USD/MT CFR cảng Quy Nhơn. Theo hợp đồng bên bị đơn phải mở L/C chậm nhất là 15/12/2008. Ngày 8/12/1996, Bị đơn gửi cho nguyên đơn mẫu dự thảo mở L/C với một số điểm khác với điều khoản hợp đồng đã ký và đề nghị nếu chấp thuận thì mới mở L/C. Tuy nhiên ngày 10/12/1996 nguyên đơn gửi trả cho bị đơn dự thảo L/C trong đó chỉ đồng ý một số nội dung và yêu cầu bị đơn sửa đổi một số nội dung. Nguyên đơn không đồng ý sửa đổi và tiếp tục yêu cầu đàm phán. Ngày 14/12/1996, nguyên đơn trả lời dứt khoát không đồng ý với mẫu L/C đó. Đến hạn mở L/C theo hợp đồng mua bán ký ban đầu, bị đơn vẫn không mở L/C và nguyên đơn yêu cầu phạt chậm mở L/C. Bị đơn không đồng ý với lý do nguyên đơn đã không đưa vào hợp đồng những điều khoản giống như trong hợp đồng mẫu mà bị đơn đã gửi cho nguyên đơn trước khi chính thức ký Hợp đồng. Bị đơn lấy lý do này và viện cớ thêm rằng đây là hợp đồng soạn thảo bằng tiếng Anh mà bên bị đơn không thạo tiếng Anh nên nhầm lẫn cho rằng nội dung giống như hợp đồng mẫu đã gửi nên đã ký hợp đồng. Cơ quan trọng tài đã tuyên bị đơn phải bồi thường cho nguyên đơn và lý do đưa ra do nhầm lẫn bởi tiếng nước ngoài để tuyên hợp đồng vô hiệu và không có hiệu lực không có cơ sở. Bởi lẽ, khi ký kết chính thức, bị đơn buộc phải biết nội dung của hợp đồng mặc dù bằng tiếng nước ngoài. Vì vậy hợp đồng đã ký có hiệu lực, nếu vi phạm chậm mở L/C nhập hàng thì phải bồi thường.

Pháp luật Việt Nam cũng không quy định trường hợp nhầm lẫn cũng khá phổ biến nữa nhưng không làm hợp đồng vô hiệu đó là: “Nhầm lẫn xuất phát từ lỗi nghiêm trọng của bên bị nhầm lẫn; hoặc nhầm lẫn liên quan đến một lĩnh vực mà ở đó nguy cơ nhầm lẫn do bên bị nhầm lẫn chịu, hoặc đặt trong hoàn cảnh đó nhầm lẫn cần phải do người này chịu”, Khoản 2 điều 3.5 Bộ nguyên tắc Unidroit, vì vậy nhầm lẫn trong trường hợp này pháp luật Việt Nam sẽ xác định là hợp đồng vô hiệu.


3.1.2.2. Xác định yếu tố thẩm quyền đại diện của chủ thể giao kết hợp đồng hợp pháp.

Bộ luật dân sự Việt Nam đã quy định khá đầy đủ và chi tiết các trường hợp đại diện hợp pháp của chủ thể khi giao dịch, giao kết hợp đồng. Tuy nhiên trong quá trình áp dụng các quy định đó để giải quyết các tranh chấp có liên quan đến hợp đồng, cơ quan giải quyết tranh chấp Việt Nam thường quá máy móc áp dụng câu chữ của điều luật để xác định sự vi phạm trong năng lực giao kết hợp đồng của chủ thể. Chính vì sự máy móc đó sẽ khiến cho nhiều hợp đồng bị vô hiệu do năng lực giao kết hợp đồng của một bên không được thể hiện cụ thể và rõ ràng. Nếu như trong Bộ nguyên tắc Unidroit thì các quy định về đại diện chủ thể giao kết hợp đồng lại rất thông thoáng, yếu tố quyết định thể hiện thẩm quyền đại diện và phạm vi đại diện thể hiện ngay cả bằng ý chí thậm chí chỉ bằng thái độ, thói quen thường xuyên giữa các bên mà không cần bắt buộc phải có giấy tờ văn bản chứng minh thẩm quyền và phạm vi đại diện như quy định tại Bộ luật dân sự Việt nam. Ví dụ sau có thể làm sáng tỏ điều này: một tranh chấp trong hợp đồng mua bán ngũ cốc [25, tr.108]

Cty X (cty được nguyên đơn uỷ quyền làm đại diện) ký với bị đơn hai hợp đồng mua bán theo đó nguyên đơn bán cho bị đơn: bột ngũ cốc dinh dưỡng và cà phê Coffeemix trị giá 30.925,47 USD (Hợp đồng thứ nhất) và bột ngũ cốc dinh dưỡng, chè xanh cao cấp... trị giá 8.917,45 USD (Hợp đồng thứ hai). Trên hai hợp đồng này ghi tên các bên ký kết là tên nguyên đơn và Công ty X và tên bị đơn. Điều kiện giao hàng CIF tại cảng TP HCM không chậm hơn ngày 30/3/1999 (đối với Hợp đồng thứ nhất) và ngày15/9/1999 (đối với Hợp đồng thứ hai); thanh toán bằng TTR, bị đơn phải chuyển 100% trị giá hoá đơn trong vòng 10 ngày, kể từ ngày nhận được chứng từ vận tải gốc; người hưởng lợi là nguyên đơn. Thực hiện Hợp đồng, nguyên đơn đã chuyển số hàng thuộc Hợp đồng thứ nhất cho bị đơn vào ngày 13/3/1999 và số hàng thuộc Hợp đồng thứ hai tới bị đơn ngày 17/3/1999. Các hoá đơn vận tải gốc của hai hợp đồng này cũng đã được nguyên đơn gửi cho bị đơn. Nhưng bị đơn không thanh toán tiền hàng cho nguyên đơn. Ngày 1/12/1999 nguyên

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 10/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí