một điều khoản của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, gọi đó là điều khoản về luật áp dụng. Điều khoản này có thể được quy định, chẳng hạn như: mọi vấn đề không được quy định hoặc quy định không đầy đủ trong hợp đồng này được áp dụng theo luật Singapore. Như vậy, ngay từ khi ký kết hợp đồng, các bên đã dự liệu được và thống nhất chọn được luật của một nước để áp dụng cho hợp đồng; khi có tranh chấp xảy ra thì đương nhiên không cần phải mất thời gian bàn cãi và lựa chọn luật áp dụng.
Thứ hai, trong quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế vấn đề chọn luật áp dụng là một vấn đề quan trọng, nhưng không phải lúc nào cũng là vấn đề hàng đầu đặt ra trong quá trình thỏa thuận để ký kết hợp đồng. Bởi vì, mục đích của nhà kinh doanh là làm thế nào đó để thu được lợi nhuận. Cho nên, vấn đề chọn mặt hàng có chất lượng, chọn “bạn hàng” làm ăn buôn bán có uy tín là vấn đề quan trọng hàng đầu. Nhưng vì những lý do khác, nhất là trong các trường hợp cần phải chớp lấy thời gian và cơ hội để tiêu thụ hàng, nên việc soạn thảo hợp đồng có thể rất đơn giải, ngắn gọn, hoặc là ngay lúc đó các bên cũng có thể chưa thấy hết tầm quan trọng của việc chọn luật áp dụng trong trường hợp có tranh chấp.
Do đó, khi thỏa thuận ký kết hợp đồng, bên bán cũng như bên mua chưa đặt vấn đề chọn luật áp dụng, chỉ sau khi hợp đồng được ký kết, các bên mới thỏa thuận bằng một văn bản riêng về luật áp dụng cho hợp đồng và giải quyết các vấn đề phát sinh trong trường hợp có tranh chấp. Tất nhiên, văn bản thỏa thuận này cũng là một bộ phận không thể tách rời của hợp đồng. Trong thực tiễn, khi tranh chấp đã xảy ra, hai bên vẫn có thể đàm phán, thỏa thuận, chọn luật quốc gia của một nước để áp dụng cho hợp đồng. Đương nhiên, để có được một sự thống nhất chọn luật nước người bán hay nước người mua là rất khó, nhưng nếu hai bên có thiện chí với nhau thì cũng có thể thống nhất chọn luật của một nước thứ ba hoặc một điều ước quốc tế để điều chỉnh hợp đồng và giải quyết tranh chấp. Lúc này luật quốc gia hoặc điều ước quốc tế
được chọn sẽ là luật áp dụng.
Thứ ba, khi luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được quy định trong các điều ước quốc tế hữu quan. Điều đó có nghĩa là, trong điều ước quốc tế mà quốc gia mình đã tham gia ký kết hoặc gia nhập, có quy định luật quốc gia của một nước cụ thể áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế giữa thương nhân của các nước ký kết hoặc gia nhập.
Thứ tư, cuối cùng, luật quốc gia do Tòa án hoặc Trọng tài giải quyết tranh chấp quyết định. Đó là những trường hợp hợp đồng không quy định luật áp dụng, giữa hai bên (bên mua và bên bán) cũng không có văn bản thỏa thuận riêng về luật áp dụng cho hợp đồng và giữa hai nước hữu quan chưa ký kết hoặc tham gia điều ước quốc tế quy định luật nào áp dụng cho hợp đồng. Trong những trường hợp này luật quốc gia nào được đem áp dụng cho hợp đồng để giải quyết tranh chấp phát sinh sẽ do Tòa án hoặc Trọng tài xét xử tranh chấp quyết định. Khi quyết định luật nước nào đêm áp dụng để giải quyết tranh chấp, Tòa án hoặc Trọng tài thường căn cứ vào luật nước mình. Nếu luật nước Tòa án chỉ ra luật nước người bán thì Tòa án sẽ áp dụng luật nước người bán, nếu chỉ ra luật nơi ký kết hợp đồng thì Tòa án sẽ áp dụng luật nơi ký kết hợp đồng để giải quyết tranh chấp.
Tóm lại, việc chọn luật áp dụng là một vấn đề rất quan trọng và cũng có không ít sự phức tạp. Chính vì sự phức tạp đó mà đòi hỏi các bên trước khi đàm phán, thỏa thuận ký kết hợp đồng cần phải am hiểu không những về văn hóa, phong tục, tập quán trong kinh doanh mà còn phải am hiểu về luật pháp của các nước và thông lệ quốc tế thì mới có thể đạt được hiệu quả trong kinh doanh.
1.1.5.3. Tập quán thương mại quốc tế
Tập quán thương mại quốc tế là những thói quen về hành vi và cách xử sự được hình thành một cách tự nhiên trong thương mại quốc tế nhưng được thừa nhận như một quy phạm pháp luật. Ví dụ,các điều kiện thương
mại quốc tế do Phòng thương mại quốc tế tập hợp và biên soạn, gọi tắt là Imcoterms, trong đó có các điều kiện thương mại được nhiều nước trên thế giới thừa nhận và áp dụng.
Có thể bạn quan tâm!
- Các trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế - 2
- Đặc Điểm Chung Của Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa Quốc Tế
- Điều Khoản Chủ Yếu Của Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa Quốc Tế
- Quy Định Của Pháp Luật Về Trường Hợp Bất Khả Kháng
- Bất Khả Kháng – Căn Cứ Miễn Trách Nhiệm Của Vi Phạm Hợp Đồng
- Một Số Tình Huống Thực Tế Về Trường Hợp Bất Khả Kháng Trong Hđmbhhqt
Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.
Xét về mặt chủ quan, không có quốc gia nào có quyền đưa ra những tiêu chuẩn hoặc điều kiện có tính chất chung áp đặt cho các quốc gia khác phải công nhận các thòi quen của mình như là một tập quán thương mại quốc tế. Trên thực tế, nhưng thói quen thương mại được hình thành, phát triển ở những nước có nền kinh tế sớm phát triển. Bởi vì ở các nước đó mối quan hệ thương mại, buôn bán hàng hóa với nhau được hình thành rất sớm và phát triển một cách nhanh chóng. Dần dần đã tạp được lòng tin trong quan hệ thương mại và những điều kiện thường xuyên được áp dụng trong mua bán hàng hóa giữa các nước đã trở thành thói quen. Các quốc gia khác có nền kinh tế đang phát triển, muốn mở rộng quan hệ thương mại, thường để sẵn sàng tiếp nhận những thói quen đó. Khi thói quen đó đã được nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới công nhận và áp dụng thì nó sẽ được trở thành tập quán thương mại quốc tế. Điều đó không có nghĩa là bất cứ một thói quen thương mại nào cũng sẽ trở thành tập quán thương mại quốc tế. Mà những thói quen đó chỉ trở thành tập quán thương mại quốc tế khi đáp ứng được các yêu cầu sau:
Một là, là thói quen phổ biến, được nhiều nước áp dụng thường xuyên, liên tục. Điều này có nghĩa là, thói quen phải được nhiều người công nhận áp dụng, vì thế nó được ghi chép lại, được nhiều thương nhân áp dụng, được nhiều Tòa án, Trọng tài áp dụng;
Hai là, là thói quen duy nhất, tức là về mối quan hệ đó chỉ có thói quen đó được hình thành;
Ba là, là thói quan có nội dung rõ ràng mà người ta có thể dựa vào đó để xác định quyền và nghĩa vụ đối với nhau.
Tập quán quốc tế có thể chia làm ba loại: các tập quán thương mại có tính chất nguyên tắc, các tập quán thương mại quốc tế chung và các tập quán
thương mại khu vực.
1.1.5.4. Một số nguồn luật khác
Ngoài ba nguồn luật nói trên, trong thực tiễn mua bán hàng hóa quốc tế người ra còn thừa nhận các án lệ hoặc các hợp đồng mẫu, các bản điều kiện chung làm nguồn luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Thứ nhất, án lệ, là những bản án, quyết định của tòa án hay quyết định của một cơ quan hành chính cấp cao cho một vụ việc nào đó và sau đó được sử dụng làm khuôn mẫu để giải quyết các vụ việc khác.
Thứ hai, hợp đồng mẫu,trong rất nhiều hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, để tiết kiệm thời gian, các bên thường chỉ quy định những nội dung cơ bản liên quan đến đối tượng mua bán và giá cả. Những nội dung còn lại các bên thường dẫn chiếu đến hợp đồng mẫu. Hợp đồng mẫu thường được các tập đoàn, công ty buôn bán lớn soạn thảo. Ví dụ, Hợp đồng mẫu của ITC về mua bán hàng hóa dễ hỏng (The ITC Model Contract for the International Sale of Perishable Goods), Hợp đồng mẫu của ICC về hàng hóa được sản xuất để bán lại (The ICC Model Internatinal Sale Contract on Manufactured Goods Intended for Resale) v.v.. Những hợp đồng mẫu này chỉ có giá trị khi được các bên tham chiếu bằng cách chỉ rõ trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Trong trường hợp này, hợp đồng mẫu sẽ có giá trị bắt buộc giữa các bên và nếu trong hợp đồng mẫu có quy định điều khoản luật áp dụng thì đương nhiên luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế sẽ là luật áp dụng trong hợp đồng mẫu này.
1.2. Bất khả kháng và trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
1.2.1. Khái niệm về bất khả kháng và trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng
Sự kiện bất khả kháng là một thuật ngữ có nguồn gốc tiếng Pháp “force
majeure” có nghĩa là “sức mạnh tối cao” hoặc “sức người không thể kháng cự nổi”. Bất khả kháng hay điều kiện bất khả kháng là một điều khoản phổ biến trong các hợp đồng, về cơ bản để giải phóng một hay các bên ra khỏi các trách nhiệm pháp lý hay các bổn phận khi các sự kiện hay tình huống bất thường ngoài tầm kiểm soát của các bên, như chiến tranh, đình công, nổi loạn, tội phạm, thiên tai (như lũ lụt, động đất, phun trào núi lửa), địch họaxảy ra, và việc đó ngăn cản một hay các bên của hợp đồng trong việc hoàn thành bổn phận và nghĩa vụ của mình theo hợp đồng.
Ðôi khi, việc thực hiện hợp đồng không phải là không thể được, nhưng những sự kiện xảy ra bất ngờ buộc một trong các bên đương sự phải chịu một gánh nặng quá mức. Lấy ví dụ, một hợp đồng dài hạn về giao dầu thô theo một giá cố định trở thành tai nạn tài chính cho người cung cấp vì giá dầu đã tăng lên nhiều lần hoặc trường hợp ngược lại đối với người mua. Trong tình huống đó, một bên đương sự có thể mong muốn viện dẫn khó khăn trở ngại làm cơ sở miễn thứ về việc không thực hiện được hợp đồng.
Tuy nhiên, bất khả kháng không nhằm mục tiêu bào chữa cho các sơ suất hay hành vi phi pháp của các bên, chẳng hạn như việc không thực hiện nghĩa vụ là do các hậu quả thông thường và tự nhiên của các sức mạnh bên ngoài (ví dụ, một trận mưa đã được dự báo làm ngừng một sự kiện diễn ra ngoài trời), hay khi các hoàn cảnh can thiệp vào việc thực thi hợp đồng đã được dự tính một cách rõ ràng.
Các hợp đồng có giới hạn về thời gian và các hợp đồng khác có thể được thảo ra để hạn chế sự che chở của điều khoản này khi một hay các bên không thực hiện các bước hợp lý (hay cảnh báo rõ ràng) để ngăn chặn hay hạn chế các tác động của sự can thiệp từ bên ngoài, kể cả khi nó có thể xảy ra lẫn cả khi nó xảy ra trên thực tế. Cũng cần lưu ý rằng bất khả kháng có thể có hiệu lực để bỏ qua một phần hay toàn bộ các bổn phận của
một hay các bên. Ví dụ, một cuộc đình công có thể ngăn cản việc giao hàng đúng hạn, nhưng nó không thể ngăn cản việc thanh toán đúng hạn cho các hàng hóa đã giao. Tương tự, việc mất điện trên diện rộng có thể không là lý do bất khả kháng nếu như hợp đồng có điều khoản về nguồn điện dự phòng hay các kế hoạch ứng phó với các sự kiện bất ngờ để đảm bảo cho sự liên tục của công việc.
Tầm quan trọng của điều khoản bất khả kháng trong hợp đồng, cụ thể là trong các hợp đồng với độ dài thời gian nào đó, không thể được diễn giải như là sự làm giảm nhẹ trách nhiệm của một hay các bên theo hợp đồng (hay tạm thời ngưng các bổn phận đó). Một sự kiện hay hoàn cảnh nào đó mà có thể coi là bất khả kháng thì đều có thể là nguồn của nhiều tranh cãi trong đàm phán hợp đồng và một bên nói chung có thể chống lại bất kỳ ý định nào của (các) bên kia trong việc thêm vào một điều gì đó mà nó có thể, về cơ bản, là rủi ro của bên đó.
Ví dụ, trong một thỏa thuận cung cấp than, một công ty khai thác mỏ có thể yêu cầu để "rủi ro địa chất" được thêm vào như là sự kiện bất khả kháng, tuy nhiên công ty khai thác mỏ này nên và cần phải thực hiện khảo sát, phân tích trên diện rộng các dự phòng về mặt địa chất tại khu vực khai thác than và thậm chí là không nên đàm phán về hợp đồng cung cấp than nếu như công ty này không thể nắm rõ các rủi ro mà chúng có thể là hạn chế về mặt địa chất trong việc cung cấp than của họ từ lúc này sang lúc khác. Kết quả của công việc đàm phán như vậy, tất nhiên là phụ thuộc vào khả năng thương lượng tương đối của các bên và vì thế có những trường hợp khi điều khoản bất khả kháng có thể được một hay các bên sử dụng một cách có hiệu quả nhằm thoát khỏi các trách nhiệm pháp lý đối với việc thi hành không tốt các nội dung của hợp đồng.
Trong luật quốc tế, bất khả kháng được hiểu như là sức mạnh không thể
chống lại được hay sự kiện không thể biết trước, ngoài tầm kiểm soát của quốc gia và làm cho nhà nước này về mặt vật chất là không thể hoàn thành bổn phận quốc tế của mình. Bất khả kháng ngăn ngừa một hành động quốc tế khỏi bị coi là bất hợp pháp mà nếu khác đi thì nó có thể là như vậy.
Luật pháp của đại đa số quốc gia có những điều khoản giải quyết bất khả kháng và luật pháp ở một vài nước cũng giải quyết ngay cả "khó khăn trở ngại". Tuy nhiên, các điều khoản này từ nước nọ sang nước kia và có thể không đáp ứng được những đòi hỏi trong các hợp đồng quốc tế. Vì vậy, các bên của hợp đồng quốc tế thường cần có những điều khoản hợp đồng "Bất khả kháng" và "khó khăn trở ngại”. Những điều khoản này càng tăng ý nghĩa quan trọng trải qua nhiều năm, đặc biệt trong các hợp đồng chứa đựng những dự án quy mô lớn cần đòi hỏi hoàn thành trong một thời gian dài. Hợp đồng về công trình công cộng và xây dựng, liên doanh, thoả thuận về quản trị và thị trường và hợp đồng vận tải dài hạn là những thí dụ. Trong thời hạn của các hợp đồng như vậy, các điều kiện kinh tế – chính trị và vật chất có thể bị thay đổi về căn bản và cũng có thể làm cho dự án không thể thực hiện được hoặc làm sụp đổ cơ sở mà hợp đồng được xây dựng bên trên.
Phòng thương mại Quốc tế soạn thảo hai dạng điều khoản nhằm giúp đỡ các bên khi lập hợp đồng.Dạng thứ nhất đề ra những điều kiện cho phép giải miễn trách nhiệm khi việc thực hiện hợp đồng trở nên hoàn toàn hoặc trên thực tế không thể được (bất khả kháng). Dạng thứ hai bao gồm tình hình trong đó những điều kiện bị thay đổi đã làm cho việc thực hiện hợp đồng trở nên nặng nề quá mức ("khó khăn trở ngại").
Không có dạng điều khoản nào bị lệ thuộc vào bất kỳ chế độ luật pháp riêng biệt.Thế nhưng, nên lưu ý đảm bảo sao cho không mâu thuẫn với quy định luật pháp cưỡng chế được áp dụng. Ðiều khoản bất khả kháng cho phép giảm nhẹ những trừng phạt của hợp đồng và bao gồm các quy định về đình
chỉ và chấm dứt hợp đồng. Ðiều khoản khó khăn trở ngại đề xuất một cuộc đàm phán lại và sự tu chỉnh các điều khoản hợp đồng sao cho việc thực hiện hợp đồng có thể được tiếp tục, chúng được dành cho những dự án lâu dài.
Ðiều khoản này có thể được ghi trong văn bản hợp đồng hoặc được lồng vào bằng viện dẫn.Khái niệm "khó khăn trở ngại" còn tương đối mới trong luật pháp và thực hành cuả hợp đồng quốc tế.Nó còn đang trên đà phát triển và được thấy chủ yếu trong các hợp đồng dài hạn, nó đòi hỏi dự thảo chi tiết riêng lẻ trên mọi mặt.Cho nên, điều khoản "khó khăn trở ngại" không giống điều khoản "bất khả kháng", nó không được trình bày dưới dạng một điều khoản tiêu chuẩn đơn độc, được lồng vào hợp đồng bằng viện dẫn đơn giản.Ít khi nó cung cấp cho người soạn thảo hợp đồng một số chọn lọc có thể hỗ trợ cho công việc của họ Ðiều khoản bất khả kháng (miễn trách).
1.2.2. Đặc điểm của bất khả kháng
Sự kiện này xảy ra chỉ sau khi ký hợp đồng, không phải do lỗi của bất kỳ bên tham gia hợp đồng nào, mà xẩy ra ngoài ý muốn và các bên không thể dự đoán trước, cũng như không thể tránh và khắc phục được, dẫn đến không thể thực hiện hoặc không thể thực hiện đúng hoặc đầy đủ nghĩa vụ, bên chịu sự cố này có thể được miễn trừ trách nhiệm của hợp đồng hoặc kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng. Việc coi các hiện tượng thiên tai có thể là sự kiện bất khả kháng được áp dụng khá thống nhất trong luật pháp và thực tiễn của các nước trên thế giới.
Sự kiện bất khả kháng cũng có thể là những hiện tượng xã hội như chiến tranh, bạo loạn, đảo chính, đình công, cấm vận, thay đổi chính sách của chính phủ.Tuy nhiên cách hiểu và thừa nhận các hiện tượng xã hội là sự kiện bất khả kháng là rất đa dạng trên toàn thế giới và nhiều điểm chưa có sự thống nhất.
Ngoài ra, trong thực tiễn, các bên trong quan hệ hợp đồng còn đưa những sự kiện xẩy ra cho chính bản thân mình là sự kiện bất khả kháng như: