Vấn đề hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam - 14


chứa nhiều quy định chưa phù hợp với điều kiện quốc tế, với pháp luật, tập quán thương mại quốc tế và như vậy, chưa thể bảo vệ một cách hiệu quả lợi ích của các bên trong hợp đồng quốc tế. Hơn nữa, nếu lựa chọn luật quốc gia của nước ngoài có thể đem lại những rủi ro pháp lý cho mình do thiếu sự hiểu biết đầy đủ về luật đó. Một lý do quan trọng cuối cùng nên lựa chọn Công ước là vì đây là nguồn luật phổ biến nhất điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế hiện nay. Các quy định của CISG là phù hợp với thực tiễn thương mại quốc tế, thường được các DN và công ty lựa chọn áp dụng cũng như được các toà án, đặc biệt là các trọng tài quốc tế dẫn chiếu đến khi giải quyết tranh chấp. Hơn nữa, với tư cách là một văn bản luật thực chất nhằm giải quyết các xung đột trong kinh doanh quốc tế, các quy định trong Công ước được coi là rất hợp lý, đã thống nhất được nhiều mâu thuẫn giữa các hệ thống pháp luật khác nhau trên thế giới, tạo được sự bình đẳng giữa người bán và người mua trong quan hệ hợp đồng, giúp các bên bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. CISG đã được phê chuẩn bởi 66 quốc gia, trong đó có rất nhiều quốc gia là bạn hàng lớn và lâu dài của Việt Nam như Pháp, Mỹ, Italia, Liên bang Nga, Canada, Đức, Hà Lan, Australia, Trung Quốc... Các công ty, DN của các nước này đã áp dụng và đã quen áp dụng CISG cho các hợp đồng mua bán hàng hoá ký với các đối tác nước ngoài. Vì vậy, nếu DN Việt Nam đề xuất việc áp dụng CISG thì sẽ dễ dàng được đối tác chấp nhận.

Vì Việt Nam chưa gia nhập Công ước nên khi ký kết hợp đồng cần phải thống nhất lựa chọn CISG làm luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, cho dù quốc gia của đối tác chưa tham gia hay đã là thành viên của CISG, cần phải quy định cụ thể việc áp dụng CISG trong "Điều khoản Luật áp dụng"- "Applicable Law Clause". Điều khoản này cần được quy định cụ thể, rõ ràng, tránh gây ra những xung đột khi tranh chấp phát sinh. Theo chúng tôi, muốn lựa chọn CISG để áp dụng cho hợp đồng, có thể quy định "Điều khoản Luật áp dụng" trong hợp đồng như sau: "Any questions relating to this Contract which are not expressly or implicitly settled by the provisions contained in the Contract itself shall be


governed by the United Nations Convention on the International Sale of Goods and to the extent that such questions are not covered by CISG, by reference to the law of the country where the Seller has his place of business". (Bất kỳ vấn đề nào liên quan đến hợp đồng này mà không được qui định một cách rõ ràng hay ngầm hiểu trong các điều khoản của hợp đồng thì sẽ được điều chỉnh bởi CISG của Liên hợp quốc về mua bán hàng hoá quốc tế, và nếu những vấn đề đó cũng không thuộc phạm vi điều chỉnh của CISG thì sẽ tham chiếu tới Luật của quốc gia nơi người bán đặt trụ sở kinh doanh).

Thứ hai, để phòng chống rủi ro pháp lý bằng các xây dựng pháp chế doanh nghiệp chuyên nghiệp với những nhân viên đủ năng lực, trình độ để ký kết hợp đồng giao thương với nước ngoài.

Thứ ba, một điều quan trọng không thể bỏ qua đó là nên tạo thói quen sử dụng tư vấn của luật sư, chuyên gia pháp lý trong hoạt động thương mại quốc tế để đảm bảo hoạt động kinh doanh an toàn và hiệu quả cao.

Thứ tư, kiểm tra xác minh tư cách pháp lý và năng lực tài chính của đối tác nước ngoài trước khi chính thức ký hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế hoặc khi thiết lập các quan hệ hợp tác khác với đối tác nước ngoài.

Thứ năm, riêng trong lĩnh vực thanh toán quốc tế, doanh nghiệp Việt Nam nên sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế của các ngân hàng lớn trong nước để thực hiện phương thức thanh toán với nước ngoài. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu thì doanh nghiệp nên thoả thuận trong tín dụng thư hồ sơ bộ chứng từ hàng xuất được chiết khấu... Trên cơ sở đó doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn một phương thức thanh toán quốc tế để bảo vệ quyền, lợi ích của mình. Tuy nhiên cũng cần có một vài phương thức thanh toán dự phòng trong trường hợp không thỏa thuận được với đối tác phương thức tối ưu có lợi cho mình.

Cuối cùng, văn hoá và trình độ kinh doanh của mỗi công ty thể hiện ở việc giao tiếp trong đàm phán và ký kết hợp đồng. Đó là mối quan hệ giữa người bán và người mua, là văn hoá trong giao tiếp với khách hàng, với đối tác kinh doanh. “Lời chào cao hơn mâm cỗ”, các chủ thể kinh doah nên thể hiện sự tôn trọng khách hàng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.


và đối tác qua sự chặt chẽ và nghiêm túc của các bản hợp đồng. “Xây dựng và chuẩn bị các bản hợp đồng kinh doanh cũng đồng nghĩa với thành công trong các giao dịch kinh doanh và thiết lập hình ảnh đẹp về công ty trong con mắt đối tác”- một chuyên gia pháp luật của Mỹ đã nhận định như vậy. Khi soạn thảo hợp đồng cần cân nhắc kỹ và có phương án dự phòng có thể xảy ra khi thực hiện hợp đồng; Sử dụng những từ ngữ trong hợp đồng phải cân nhắc đảm bảo chính xác nghĩa, tránh chung chung và mập mờ sẽ rất khó thực hiện và áp dụng để xử lý tranh chấp nếu có; Tuyệt đối không cam kết những nội dung mà bản thân còn chưa am hiểu và không thực hiện được; Nêu nếu thấy cần thiết thì việc lựa chọn tư vấn chuyên môn hoặc tư vấn pháp luật là giải pháp tốt nhất.

Vấn đề hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam - 14

Kết luận chương 3

Trong chương 4, tác giả luận văn đã nghiên cứu thêm về thực trạng thực thi các quy định về HĐMBHHQT tại Việt nam, trong đó có lấy một số vụ tranh chấp trong hợp đồng xuất nhập khẩu tại 50 phán quyết trọng tài quốc tế chọn lọc ví dụ và kinh nghiệm xử lý tranh chấp HĐMBHHQT của một số nước. Trên cơ sở so sánh pháp luật của nước ngoài và pháp luật quốc tế, tác giả đã mạnh dạn có một vài kiến nghị đề xuất về sửa đổi, bổ sung pháp luật về hiệu lực của HĐMBHHQT; cơ bản nhấn mạnh cần sớm ban hành một luật chuyên ngành về HĐMBHHQT hoặc xây dựng một chế định đầy đủ về HĐMBHHQT tại Luật thương mại Việt Nam 2005; sửa đổi hoặc bổ sung thêm trong văn bản pháp luật về các nguyên tắc và điều kiện hiệu lực của HĐMBHHQT, thời điểm có hiệu lực của HĐMBHHQT và cuối cùng là các kiến nghị đối với cơ quan áp dụng pháp luật, các nhà lập pháp và doanh nghiệp khi ban hành và áp dụng các quy định liên quan đến hiệu lực HĐMBHHT.


KẾT LUẬN CHUNG


Nhằm thúc đẩy giao lưu thương mại quốc tế phát triển và hy vọng nền kinh tế Việt Nam sẽ “xích” lại gần hơi với thế giới thì chính sách pháp luật cần phải đóng vai trò làm đòn bẩy của sự phát triển. Hoạt động giao thương buôn bán với nước ngoài cần được phát triển mạnh hơn khi Việt nam đã trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO. Việt Nam cũng đang từng bước tiến hành hoàn thiện thế chế pháp lý từ khâu ban hành chính sách pháp luật, thực thi pháp luật và bảo vệ pháp luật. Pháp luật về HĐMBHHQT là một lĩnh vực quan trọng trong pháp luật về thương mại quốc tế cần được quan tâm và nghiên cứu cho phù hợp hơn với thông lệ quốc tế. Người trình bày luận văn đã tiến hành nghiên cứu một khía cạnh nhỏ trong HĐMBHHQT và đạt được một số kết quả còn khiêm tốn như sau:

1. Nghiên cứu một cách hệ thống các quy định của pháp luật Việt nam về HĐMBHH nói chung và tính đặc thù của HĐMBHHQT. Các đặc điểm cơ bản của HĐMBHHQT như khái niệm, chủ thể, nội dung, và hiệu lực của HĐMBHHQT.

2. Nghiên cứu và chỉ ra vai trò của HĐMBHHQT nói chung và vai trò hiệu lực của HĐMBHHQT nói riêng trong thực tiễn kinh doanh thương mại quốc tế. Việc xác định chính xác tính hợp pháp và hiệu lực của HĐMBHHQT sẽ là cơ sở pháp lý vững chắc cho các bên thực hiện cam kết của hợp đồng đồng thời là căn cứ quan trọng để các cơ quan áp dụng pháp luật xử lý khi có tranh chấp hợp đồng. Hơn nữa, cần xác định hiệu lực của hợp đồng để tránh các trường hợp Hợp đồng giao kết bị vô hiệu, điều này đã góp phần giảm bớt các chi phí về thời gian và tiền bạc. Như vậy việc xác định hiệu lực của HĐMBHHQT không chỉ mang lại lợi ích kinh tế thiết thực cho các chủ thể kinh doanh mà còn góp phần hạn chế các tranh chấp có thể xảy ra trong quá trình giao kết hợp đồng và thúc đẩy giao lưu thương mại quốc tế phát triển.

3. Trong quá trình nghiên cứu, người trình bày luận văn đã tìm hiểu tài liệu và các công trình nghiên cứu có liên quan đến hiệu lực của HĐMBHHQT để so


sánh với các quy định của Pháp luật Việt nam, tìm ra điểm còn hạn chế trong Pháp luật Việt Nam về hiệu lực của HĐMBHHQT. Trên cơ sở nghiên cứu Pháp luật quốc tế như CISG, Bộ nguyên tắc Unidroit, Bộ luật dân sự của Pháp, Đức, Mỹ, Thái Lan… cho thấy điểm hạn chế chủ yếu nhất của Pháp luật Việt nam là chưa có một văn bản luật, đạo luật chuyên ngành về HĐMBHHQT mà phải tham chiếu áp dụng tại nhiều văn bản luật khác nhau nên không tránh khỏi việc quy định chồng chéo, không thống nhất và không đầy đủ.

4. Không chỉ tìm hiểu các quy định của pháp luật, tác giả luận văn đã nghiên cứu thêm về thực trạng thực thi các quy định về HĐMBHHQT tại Việt nam, trong đó có lấy một số vụ tranh chấp trong hợp đồng xuất nhập khẩu tại 50 phán quyết trọng tài quốc tế chọn lọc ví dụ và kinh nghiệm xử lý tranh chấp HĐMBHHQT của một số nước. Trên cơ sở so sánh pháp luật của nước ngoài và pháp luật quốc tế, tác giả đã mạnh dạn có một vài kiến nghị đề xuất về sửa đổi, bổ sung pháp luật về hiệu lực của HĐMBHHQT; cơ bản nhấn mạnh cần sớm ban hành một luật chuyên ngành về HĐMBHHQT hoặc xây dựng một chế định đầy đủ về HĐMBHHQT tại Luật thương mại Việt Nam 2005; sửa đổi hoặc bổ sung thêm trong văn bản pháp luật về các nguyên tắc và điều kiện hiệu lực của HĐMBHHQT, thời điểm có hiệu lực của HĐMBHHQT và cuối cùng là các kiến nghị đối với cơ quan áp dụng pháp luật, các nhà lập pháp và doanh nghiệp khi ban hành và áp dụng các quy định liên quan đến hiệu lực HĐMBHHT. Tác giả cũng rất mong muốn toàn bộ kết quả nghiên cứu về đề tài có thể được các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng sử dụng làm tài liệu tham khảo trong quá trình ký kết HĐMBHHQT và được các nhà làm luật quan tâm khi xây dựng và thực thi pháp luật về HĐMBHHQT.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ luật dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2. Bộ luật dân sự Pháp (2005), Nxb Tư pháp Hà Nội

3. Bộ luật dân sự và thương mại Thái Lan (1995), Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Luật thương mại Việt Nam (2005), Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. Luật giao dịch thương mại điện tử năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

6. Nghị định 12/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài.

7. Thông tư số 32/2006/TT-BTM hướng dẫn việc thực hiện Nghị định số 12/2006/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài.

8. Thông tư số 04/2006/TT-BTM hướng dẫn một số nội dung quy định tại Nghị định số 12/2006/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài.

9. Bộ nguyên tắc Unidroit (2004) về hợp đồng thương mại quốc tế , Nxb tư pháp, Hà Nội.

10. Công ước của Liên hợp quốc về HĐMBHHQT (CISG), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Công ước NewYork 1985 của Liên hợp quốc về công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.


12. PGS.TS. Nguyễn Bá Diến (chủ biên) (2005), Giáo trình Luật thương mại quốc tế, Nxb Đại học QG, Hà Nội.

13. TS. Nguyễn Thị Dung , Pháp luật về hợp đồng trong thương mại và đầu tư. Những vấn đề pháp lý cơ bản, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.

14.TS. Trương văn Dũng(2003),Trách nhiệm do vi phạm HĐMBHHQT, Luận án tiến sĩ Luật học, Đại học luật Hà Nội.

15.TS. Đặng Văn Được (2006), Hướng dẫn pháp luật hợp đồng thương mại, Nxb lao động xã hội, Hà Nội.

16.TS. Phạm Lê Vân Hà (2002), Một số vấn đề pháp lý về HĐMBHH ở Việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Luật Hà Nội.

17.TS. Nguyễn Ngọc Lâm (1997), Ký kết, thực hiện HĐMBHH ngoại thương và thực tiễn ở Việt nam, Luận văn thạc sĩ, Trường đại học Luật Hà Nội.

18. PGS,TS. Hoàng Ngọc Thiết (2002), tranh chấp từ hợp đồng xuất nhập khẩu. Án lệ trọng tài và kinh nghiệm. Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.

19.TS. Lê Thị Bích Thọ (2004), Hợp đồng kinh tế vô hiệu, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội

20.GS Trường ĐH Lyon3- Johanna Schmidt, Thư bày tỏ ý định giao kết hợp đồng. Bài phát biểu tại Hội thảo về Hợp đồng thương mại quốc tế, Bản hiệu đính do Nhà Pháp luật Việt Pháp dịch, năm 2004.

21. Nhà pháp luật Việt –Pháp (2002), Đại cương về pháp luật hợp đồng, Nxb Gualino, nước Pháp.

22. Đại học quốc gia Hà Nội, (2004), Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.

23. Trường Đại học Ngoại thương (1997), Giáo trình Pháp luật trong hoạt động kinh tế đối ngoại, Nxb lao động, Hà Nội.


24. Trường Đại học luật Hà Nội (2004), Giáo trình Luật quốc tế, Nxb công an nhân dân, Hà Nội.

25.Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam(2002), 50 phán quyết trọng tài quốc tế chọn lọc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

26. Trang web điện tử: www. Hoinhap.gov. vn, Luật Ngoại thương của Trung Quốc.

27. Tác giả Nguyễn Thái (2007), Vai trò của hợp đồng trong kinh doanh, Trang web điện tử Diễn đàn doanh nghiệp.

28. Tác giả Lê Phương Thảo (2007), Phương thức giao kết hợp đồng, Báo điện tử Saga.com.

29. http//www.VCCI.com.vn (Incoterms 1936, 1953, 1967, 1980, 1990, 2000; Quy tắc UCP 500, 600 (quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ), Trang web điện tử của Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam).

30. Trang web điện tử Diễn đàn Doanh nghiệp, Các hiệp định khác của WTO.

31. www.hoinhap.gov.vn, Tài liệu Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư thành phố Hồ Chí Minh

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/11/2023