Yếu Tố Nhầm Lẫn Trong Giao Kết Hợp Đồng Không Được Định Nghĩa Đầy Đủ Như Trong Quy Định Của Bộ Nguyên Tắc Unidroit


Liên quan đến việc xác định năng lực giao kết hợp đồng của thương nhân, pháp luật Việt nam quy định thương nhân phải có đủ năng lực hành vi giao kết hợp đồng. Tuy nhiên pháp luật Việt Nam quy định chưa chặt chẽ các trường hợp ngoại lệ hợp đồng vô hiệu do ký kết với người không có đủ năng lực hành vi hay bị hạn chế năng lực hành vi nhưng vẫn có thể được coi là có hiệu lực như Pháp luật của một số nước. Ví dụ, Đ i ề u 1 3 3 B ộ l u ậ t d â n s ự V N 2 0 0 5 q u y đ ị n h : Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập giao dịch vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu. Quy định này cho thấy trên thực tế có rất nhiều trường hợp lại ra lý do lúc ký hợp đồng không nhận thức được năng hành vi để yêu cầu tuyên bố vô hiệu. Tuy nhiên điều này không hợp lý vì người này có đủ năng lực hành vi và nhận thức được hành vi của mình nhưng đã tự đặt mình hoặc cố ý đặt mình vào tình trạng mất nhận thức thì không thể được coi là lý do xem xét là vô hiệu. Trong tình huống này, phía bên kia cũng không thể vì lý do này yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu vì tại thời điểm giao kết hợp đồng, một bên đã biết về tình trạng không có năng lực hành giao kết hợp đồng mà vẫn đồng ý ký hợp đồng

Về tư cách chủ thể của người đại diện của thương nhân theo pháp luật Việt Nam thể hiện dưới hai hình thức chủ yếu là đại diện đương nhiên và đại diện theo ủy quyền. Cha mẹ được coi là người đại diện đương nhiên của con cái chưa thành niên trong việc tham gia ký kết hợp đồng nhưng so sánh với Pháp luật dân sự của Mỹ thì cha mẹ không được coi là đại diện đương nhiên theo pháp luật đối với con cái chưa thành niên.

Khi xác định hiệu lực của tư cách người đại diện theo ủy quyền người ta còn dựa vào nội dung (phạm vi) ủy quyền của người cử đại diện. Bên đại diện có quyền ký kết hợp đồng trong phạm vi nhất định, có thể là một phần, có thể là toàn bộ, nếu vượt quá phạm vi ủy quyền thì hợp đồng bị vô hiệu. Tuy nhiên pháp luật của một số nước và Bộ nguyên tắc Unidroit lại quy định rất mở về trường hợp này, đó là: phạm vi thẩm quyền đại diện bị vượt quá vẫn có thể có hiệu lực đối với người được đại diện và không ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng nếu thái độ của người cử đại


đại diện (người được đại diện) làm cho bên thứ ba tin một cách hợp lý là người đại diện chỉ thực hiện công việc trong phạm vi và vì lợi ích của bên được đại diện. Như vậy, có thể nói tư cách đại diện của một chủ thể có thể xác định bởi một hành vi cụ thể mà không nhất thiết phải được thể hiện bằng hình thức văn bản cụ thể. Pháp luật Việt Nam quy định việc ủy quyền hoặc cử đại diện ký kết hợp đồng phải bằng văn bản.

3.2.1.3 Yếu tố nhầm lẫn trong giao kết hợp đồng không được định nghĩa đầy đủ như trong quy định của Bộ nguyên tắc Unidroit

Theo pháp luật Việt nam, nhầm lẫn đều có thể dẫn đến hợp đồng vô hiệu, quy định này tạo ra nhiều kẽ hở để những bên không có ý thức thực hiện hợp đồng lợi dụng để yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu nhưng không định nghĩa thế nào là nhầm lẫn và nhầm lẫn thế nào thì gây ra hợp đồng vô hiệu. Cụ thể là: khi một bên có lỗi vô ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch dân sự mà xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu bên kia thay đổi nội dung của giao dịch đó, nếu bên kia không chấp nhận thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch vô hiệu. Nhưng theo Bộ nguyên tắc Unidroit thì sự vô hiệu do nhầm lẫn chỉ có thể được một bên viện dẫn nếu trong quá trình giao kết hợp đồng, sự nhầm lẫn phải là nghiệm trọng (yếu tố nghiêm trọng cả về khách quan và chủ quan) mà một người bình thường trong các tình huống tương tự đã làm nếu họ biết về tình trạng thực tế vào thời điểm giao kết hợp đồng. Nếu người này đã không giao kết hợp đồng hoặc chỉ giao kết với các điều kiện hoàn toàn khác thì khi đó nhầm lẫn mới là nghiêm trọng (khác biệt rõ ràng với nhầm lẫn không thích đáng). Ngoài ra, yếu tố nhầm lẫn nghiêm trọng phải kết hợp với các điều kiện khác một là cả hai bên đều bị nhầm lẫn; hai là một bên đã là nguyên nhân gây ra nhầm lẫn cho bên kia là do vô ý (nếu cố ý sẽ trở thành lừa dối); ba là bên kia đã biết hoặc phải biết về sự tồn tại của nhầm lẫn nhưng vẫn ký hợp đồng ngược lại với nguyên tắc trung thực và thiện chí, bốn là bên kia đã không hành động hợp lý vào thời điểm tuyên bố hợp đồng vô hiệu, tức là không thông báo sự nhầm lẫn cho bên bị nhầm lẫn trong một thời gian hợp lý để có thể sửa đổi làm không còn tình trạng hợp đồng vô hiệu.


Mặt khác, không được viện dẫn vô hiệu do nhầm lẫn khi: a) Nhầm lẫn xuất phát từ lỗi nghiêm trọng của bên bị nhầm lẫn; hoặc b) Nhầm lẫn liên quan đến một lĩnh vực mà ở đó nguy cơ nhầm lẫn do bên bị nhầm lẫn chịu, hoặc đặt trong hoàn cảnh đó nhầm lẫn cần phải do người này chịu”. Như vậy nếu một bên trong hợp đồng tự mình là nguyên nhân gây ra nhầm lẫn thì không thể lấy lý do nhầm lẫn để tuyên bố hợp đồng vô hiệu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Bộ luật dân sự Việt Nam cũng chưa quy định các trường hợp nhầm lẫn trong diễn đạt hay truyền đạt thì hậu quả pháp lý như thế nào. Quá trình giao kết hợp đồng có thể biểu hiện dưới nhiều cách thức cách thức khác nhau, không phải bất cứ trường hợp nhầm lẫn nào do người truyền đạt thông tin không chính xác hay gây ra sai xót thì người nhận thông tin chào hàng hay nhận thông tin để ký hợp đồng cũng có quyền tuyên bố vô hiệu mà việc tuyên bố hợp đồng vô hiệu chỉ đúng khi tuân thủ những điều kiện nói trên. Nếu thông tin truyền đạt đến không chính xác nhưng người tiếp nhận thông tin đã nhận biết được sự không chính xác này và thực hiện trên cơ sở sự không chính xác đó như một sự chấp nhận thay đổi hay sửa đổi hợp đồng thì không thể tuyên bố hợp đồng vô hiệu vì lý do thông tin truyền đến không chính xác.

3.2.1.4. Chưa quy định chặt chẽ các điều kiện để xác định yếu tố đe dọa trong giao kết hợp đồng làm hợp đồng vô hiệu

Vấn đề hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam - 12

Theo quy định tại Bộ luật dân sự Việt nam 2005 thì hành vi cưỡng ép, đe dọa của một bên hoặc của bên thứ ba gây ảnh hưởng đến lợi ích vật chất hay tinh thần của một bên làm cho bên này phải ký hợp đồng sẽ đương nhiên làm cho hợp đồng bị vô hiệu. Tuy nhiên quy định như vậy chưa thật chặt chẽ vì sẽ có trường hợp lợi dụng kẽ hở của pháp luật để tuyên bố hợp đồng vô hiệu. Đó là khi hành vi đe dọa đó đã xảy ra, hợp đồng đã được chấp nhận một cách rõ ràng và mặc nhiên hoặc đã hết thời hạn yêu cầu khởi kiện hay hoàn trả theo quy định của pháp luật thì khi đó nếu một bên yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu là không hợp lý vì rõ ràng trong trường hợp này bên bị đe dọa vẫn có sự lựa chọn khác nhưng đã không làm và đồng ý ký hợp đồng.


3.2.1.5. Bộ luật dân sự Việt Nam về HĐMBHH chưa quy định rõ ràng các trường hợp giá trị hiệu lực của hợp đồng khi đối tượng của Hợp đồng không xác định.

Đối với trường hợp đối tượng của HĐMBHHQT là những hàng hóa bị pháp luật cấm hoặc hàng hóa vi phạm đạo đức, phong tục dân tộc thì hợp đồng bị đương nhiên là vô hiệu toàn bộ. Điều này cần phân biệt với trường hợp khi ký hợp đồng, hàng hóa là đối tượng của hợp đồng không thể thực hiện được ngay từ đầu do hàng hóa đó đã bị tiêu hủy hoặc không thể tồn tại vì lý do khách quan mà cả hai bên đều không biết. Khi đó hợp đồng không phát sinh và không nên tuyên hợp đồng vô hiệu. Tuy nhiên còn có trường hợp đối tượng hàng hóa của hợp đồng tại thời điểm ký kết chưa hình thành, hoặc có thể hình thành trong tương lai, các bên không có khả năng thực hiện ngay từ đầu khi ký hợp đồng mà chỉ thực hiện vào một thời điểm nhất định trong tương lai thì khi đến thời điểm đó, các bên phải thực hiện cam kết mà không thể viện vào lý do nào khác để yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu, trừ trường hợp đến thời điểm nhất định theo thỏa thuận ban đầu tại Hợp đồng, các bên đều không có khả năng thực hiện hợp đồng.

Đối với HĐMBHHQT, điều khoản về giá cả hàng hóa cũng có ảnh hưởng lớn đến hiệu lực của hợp đồng. Theo đó, để hợp đồng có hiệu lực thực hiện thì giá cả hàng hóa phải được xác định cụ thể. Nếu các bên trong hợp đồng không thỏa thuận rõ về giá cả thì hợp đồng sẽ đương nhiên vô hiệu và có thể vô hiệu toàn bộ. Tuy nhiên pháp luật một số nước hoặc CISG lại quy định trường hợp ngoại lệ mà Bộ luật dân sự Việt Nam không quy định là: “trong trường hợp không xác định được giá hợp đồng thì có thể áp dụng thói quen hoặc tập quán thương mại của các bên để xác định và hợp đồng vẫn có hiệu lực pháp luật”.

3.2.1.6. Quy định về hình thức của HĐMBHHQT chưa đầy đủ và chưa thực sự thông thoáng như quy định của pháp luật quốc tế.

CISG quy định rất rõ HĐMBHHQT có thể được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, không cần phải được ký kết hoặc xác nhận bằng văn bản hay phải tuân thủ một yêu cầu nào khác về hình thức của hợp đồng. Hợp đồng có thể chứng minh bằng mọi cách kể cả lời khai của nhân chứng. Còn pháp luật VN quy định


HĐMBHHQT phải tuân theo hình thức văn bản mà không chấp nhận hình thức giao kết bằng lời nói. Trong khi đó, LTM 2005 quy định hình thức của HĐMBHHQT bằng văn bản hoặc hình thức khác có giá trị tương đương. Quy định này vừa chưa đầy đủ vừa chưa rõ ràng vì nếu ngoài hình thức văn bản thì hình thức khác của hợp đồng phải có giá trị tương đương văn bản thì thất khó xác định để áp dụng và xử lý. Đối với các hợp đồng được được ký kết bằng một hình thức nhất định theo thói quen và tập quán thương mại của các bên như qua thư email, qua điện thoại liệu có được chấp nhận hiệu lực.

Bộ luật dân sự Việt Nam 2005 đã bổ sung thêm quy định hình thức của hợp đồng mua bán có thể bằng thông điệp dữ liệu, đây là một hình thức cũng được sử dụng khá phổ biến trong ký kết HĐMBHHQT. Tuy nhiên hiện tại các văn bản luật chuyên ngành như Luật giao dịch điện tử 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành cũng chưa quy định về việc đảm bảo tính hiệu lực của giao dịch như thế nào? Liệu giao dịch hợp đồng mua bán trong trường hợp này có cần thiết phải có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền hay không? Nếu không thì làm thế nào để xác định được thời điểm bắt đầu phát sinh hiệu lực hợp đồng, chào hàng/chấp nhận chào hàng có hiệu lực từ thời điểm nào và có thể rút lại/hủy bỏ chào hàng từ thời điểm nào. Đây là những căn cứ quan trọng để là căn cứ thực hiện và giải quyết tranh chấp của các bên. Một vấn đề không kém phần quan trọng khi ký hợp đồng thông qua hình thức thông điệp dữ liệu điện tử là việc bảo mật thông tin đó như thế nào trước sự xâm nhập của một bên thứ ba. Thực tế cho thấy hầu hết các cuộc trao đổi điện tử (điện thoại, thư điện tử v..v..) với các nước khác có thể bị máy tính siêu đẳng kiểu mới thu và đọc (hoặc nghe). Điều đó có nghĩa là tất cả những dữ liệu quan trọng của một thương vụ thương mại có thể bị thu và phân phát cho các công ty đối thủ. Thí dụ, trên lý thuyết, một bản fax hoặc một bức thư điện tử được phát ra từ một hãng chế tạo máy bay cho một công ty hàng không về một cuộc đấu thầu cung cấp thiết bị có thể bị đối thủ cạnh tranh biết được rồi nhanh chóng điều chỉnh giá chào hàng và do đó mà đối thủ giành được phần thắng. Do vậy, bí mật của những cuộc trao đổi điện tử rất quan trọng, không những đối với an toàn của thương mại điện tử mà còn


liên quan đến sự sống còn về thương mại của các công ty và đời tư của những người trong công ty.

3.2.1.7. Các quy định tại Bộ luật dân sự Việt nam 2005 chưa quy định rõ căn cứ xác định hợp đồng vô hiệu tuyệt đối và hợp đồng vô hiệu tương đối, hậu quả pháp lý và cách thức xử lý.

Việc xác định nội dung của hợp đồng có bị vô hiệu hay không? Vô hiệu một phần hay vô hiệu toàn bộ? Xác định sự vô hiệu đó dựa trên căn cứ nào và ai là người có quyền tuyên bố hay yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu chưa được quy định rõ ràng theo pháp luật Việt nam. Cách xử lý hậu quả của hợp đồng vô hiệu trong từng trường hợp phải là khác nhau. Việc xác định rõ căn cứ này sẽ giúp cho cơ quan có thẩm quyền áp dụng đúng pháp luật trong quá trình giải quyết tranh chấp về hiệu lực hợp đồng, bảo vệ lợi ích hợp pháp của các bên.

Không phải cứ vi phạm về các điều kiện nêu trên là Hợp đồng vô hiệu và hậu quả pháp lý là như nhau mà chúng ta cần xác định về mặt bản chất của sự vô hiệu toàn bộ là do vi phạm pháp luật, đạo đức xã hội là ảnh hưởng đến lợi ích công cộng. Vì vậy, khi hợp đồng có nội dung và mục đích trái quy định của pháp luật, hoặc vi phạm đạo đức xã hội thì sẽ bị vô hiệu toàn bộ.

Pháp luật Việt nam chưa quy định phân biệt trường hợp vô hiệu toàn bộ nêu trên với các trường hợp hợp đồng bị vô hiệu một phần hoặc hợp đồng đáng nhẽ bị vô hiệu nhưng do các bên chấp nhận sửa đổi hợp đồng làm đồng lại có hiệu lực.

3.2.1.8. Việc xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải dựa vào quy định chung trong Bộ luật dân sự VN trong khi đó các quy định tại Bộ Luật dân sự Việt nam về thời điểm xác định hiệu lực của Hợp đồng chưa thực sự rõ ràng so với pháp luật quốc tế.

Thứ nhất, Pháp luật Việt Nam không phân biệt rõ thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng đối với từng hình thức giao kết hợp đồng như quy định tại CISG. Pháp luật Việt Nam quy định thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng dân sự có hiệu lực (hay nói cách khác thời điểm để chấp nhận đề nghị bắt đầu tính từ: 1) do bên đề nghị ấn định; 2) Nếu bên đề nghị không ấn định thì đề nghị giao kết hợp đồng có


hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị giao kết. Quy định này có vẻ hợp lý tuy nhiên sẽ là không hợp lý nếu các bên ký hợp đồng thông qua phương tiện thư hay điện tín, thời gian để xác định bên kia đã nhận được đề nghị thường có những sai xuất và nếu nó chỉ bắt đầu tính từ khi người được đề nghị nhận được đề nghị giao kết thì vô hình chung sẽ làm rút ngắn thời hạn để bên được đề nghị giao kết trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng. Vì vậy nên chăng có thể tách trường hợp này quy định theo cách quy định tại CISG: thời hạn để chấp nhận đề nghị chào hàng được bắt đầu trong trường hợp bên đề nghị không ấn định rõ thời hạn hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng là: 1) Từ khi đề nghị chào hàng được gửi đi đối với thư, điện tín và 2). Từ khi đề nghị chào hàng tới nơi người được chào hàng đối với các phương tiện truyền thông tức thời.

Thứ hai, Pháp luật Việt Nam quy định trường hợp nếu có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết thì hợp đồng có thể vẫn có thể có hiệu lực và được coi là giao kết kể từ khi hết thời hạn trả lời chấp nhận đề nghị giao kết bên được đề nghị vẫn im lặng. Quy định này chưa thực sự hợp lý vì có thể có trường hợp chưa xác định được đề nghị giao kết hợp đồng đã đến tay người được đề nghị hay chưa vì thế bên được đề nghị đã im lặng không trả lời. Cần phải nhận thức rằng, để xác định là một chấp nhận chào hàng thì nó phải được thể hiện dưới một hình thức dạng cụ thể là hành vi hoặc tuyên bố rõ ràng biểu lộ sự đồng ý với chào hàng và không nên coi im lặng là chấp nhận giao kết hợp đồng.

Cũng cần phải nói thêm về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng giao kết miệng(mặc dù HĐMBHH không được ký kết bằng miệng). Theo quy định khoản 3 điều 404 của BLDS 2005 thì thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng. Như vậy xác định thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là phải xác định thời điểm các bên thỏa thuận xong được về nội dung của Hợp đồng được quy định tại điều 402 BLDS 2005. Quy định này chưa thực sự rõ ràng vì liệu có nhất thiết phải thỏa thuận tất cả các nội dung tại điều 402 BLDS 2005 hay không để hợp đồng miệng phát sinh hiệu lực. Hay chỉ cần thỏa thuận xong đối tượng và giá cả hàng hóa là hợp đồng có hiệu lực?


3.2.2 Kiến nghị sửa đổi ,bổ sung pháp luật

3.2.2.1. Ban hành văn bản Luật chuyên ngành về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Sau khi phân tích và trình bày thực trạng thực thi và một số điểm hạn chế của Pháp luật Việt Nam về HĐMBHHQT, tác giả luận văn mạnh dạn đề xuất với các cơ quan ban hành pháp luật cần sớm nghiên cứu và ban hành Luật chuyên ngành về HĐMBHHQT và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật này một cách thống nhất hoặc sửa đổi LTM 2005 trong đó xây dựng một chế định riêng để quy định về HĐMBHHQT. Trong chế định này có định nghĩa hợp đồng mua bán ngoại thương, thương nhân, các nguyên tắc xác định hiệu lực của hợp đồng… Ngoài ra, cũng cần thiết phải sửa đổi bổ sung một số quy định khác trong hệ thống pháp luật thực định như sau:

3.2.2.2. Sửa đổi hoặc bổ sung những điểm còn hạn chế trong các văn bản pháp luật hiện tại của BLDS 2005, LTM 2005

Thứ nhất, cần có định nghĩa rõ ràng về HĐMBHHQT theo hướng mở :

« HĐMBHHQT là HĐMBHH giữa các thương nhân có trụ sở thương mại đóng tại các nước khác nhau

Thứ hai, quy định rõ ràng tiêu chí để xác định chủ thể giao kết HĐMBHHQT hợp pháp

Nên chăng mở rộng thêm các chủ thể của HĐMBHHQT là thương gia, cá nhân có hoạt động kinh doanh thực sự nhưng không có đăng ký kinh doanh thường xuyên ngoài các thương nhân kinh doanh như hiện nay. Không nên quá coi trọng việc có đăng ký kinh doanh, quy định chỉ được kinh doanh những mặt hàng đã đăng ký kinh doanh xuất nhập khẩu mới được kinh doanh, ký HĐMBHHQT là hơi cứng nhắc. Do đó, nếu các chủ thể có hoạt động kinh doanh thực sự nhưng vì lý do nào đó chưa kịp bổ sung đăng ký kinh doanh trong ngành nghề nhất định vẫn có thể ký kết HĐMBHHQT đối với ngành nghề đó mà không bị xử lý vô hiệu. Trừ trường hợp ngành nghề, hàng hóa đó buộc phải đăng ký kinh doanh thì sau khi ký kết hợp đồng, các chủ thể có thể bổ sung đăng ký kinh doanh.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/11/2023