Thời Điểm Có Hiệu Lực Của Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa Quốc Tế


Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu. Hợp đồng điện tử dưới dạng thông điệp dữ liệu được coi là hình thức văn bản khi đáp ứng điều kiện của việc tạo lập thông tin, gửi nhận và lưu trữ thông tin bằng phương tiện điện tử. Hợp đồng điện tử có giá trị như bản gốc khi đáp ứng các điều kiện sau đây: 1) Nội dung của Hợp đồng điện tử được bảo đảm toàn vẹn kể từ khi khởi tạo lần đầu tiên dưới dạng một thông điệp hoàn chỉnh. Nó không bị thay đổi trong quá trình gửi, nhận và lưu trữ, hiển thị thông tin. 2) Nội dung của thông điệp có thể truy cập và sử dụng dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết. Nó có thể mở được, đọc được và xem được bằng phương pháp mã hóa hợp pháp đảm bảo độ tin cậy mà các bên đã quy ước với nhau.

Pháp luật Việt nam công nhận giá trị pháp lý của chữ ký điện tử và chứng thư điện tử nước ngoài nếu chữ ký điện tử hoặc chứng thư điện tử đó có độ tin cậy tương đương với độ tin cậy của chữ ký điện tử và chứng thư điện tử theo quy định của pháp luật. Việc xác định mức độ tin cậy của chữ ký điện tử và chứng thư điện tử nước ngoài phải căn cứ vào các tiêu chuẩn quốc tế đã được thừa nhận, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và các yếu tố có liên quan khác. Tuy nhiên chưa có quy định pháp luật cụ thể nào quy định việc ký kết hợp đồng bằng hình thức giao dịch điện tử để mua bán hàng hóa quốc tế có cần phải được chứng thực của cơ quan có thẩm quyền hay không? Bởi theo Luật giao dịch điện tử thì trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần được đóng dấu của cơ quan, tổ chức thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bởi chữ ký điện tử của cơ quan, tổ chức đáp ứng các điều kiện như trên và chữ ký điện tử đó có chứng thực.

Bên cạnh hình thức văn bản của HĐMBHHQT nêu trên, Điều 12 Luật TM 2005 còn quy định: “Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, các bên được coi là mặc nhiên áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại đã được thiết lập giữa các bên mà các bên đã biết hoặc phải biết nhưng không được trái với quy định của Pháp luật. Điều này cho phép các bên mua bán hàng hóa quốc tế có thể thỏa thuận hình thức ký hợp đồng theo thói quen giao dịch của mình với đối tác nhưng không trái


pháp luật. Đây là một quy định rất mới so Luật Thương mại 1997, thể hiện sự đa dạng hơn trong quy định về hình thức của hợp đồng.

Trong nội dung của bài phát biểu: “Thư bày tỏ ý định giao kết hợp đồng” tại Hội thảo về Hợp đồng thương mại quốc tế của GS Trường ĐH Lyon3- Johanna Schmidt,., Bản hiệu đính do Nhà Pháp luật Việt Pháp dịch, năm 2004 [20] có đoạn viết: “Một số nước theo hệ thống luật lục địa (continental law) như Pháp, Thụy Sỹ... coi tự do ký kết hợp đồng là nguyên tắc cơ bản nên nếu một đơn đặt hàng thoả mãn các nội dung và điều kiện pháp lý cần thiết của hợp đồng thì được thừa nhận có giá trị pháp lý tương đương. Ở các nước này, sự thoả thuận thể hiện ý chí chung của các bên đã là điều kiện đủ để hình thành nên hợp đồng, cho dù chúng được thể hiện dưới bất cứ hình thức nào”. Nguyên tắc này coi trọng “chữ tín”, nghĩa là khi đã cam kết điều gì thì các bên phải tự giác thực hiện. Thực tế này đã giúp loại bỏ các trường hợp hợp đồng bị vô hiệu vì có vi phạm về hình thức.

Có lẽ do không coi hình thức là điều kiện xác định tính hợp pháp của hợp đồng mà luật của nước Pháp có sự phân biệt giữa giao dịch kinh doanh không có hiệu lực với giao dịch kinh doanh do không tuân thủ theo thủ tục nhất định (trên thực tế dù hợp đồng có hiệu lực song lại không thể chứng minh được, hoặc không đủ chứng cứ để chứng minh trước toà án về sự tồn tại của hợp đồng khi có tranh chấp). Tuy nhiên việc phân biệt giữa giao dịch kinh doanh không có hiệu lực và giao dịch kinh doanh có hiệu lực nhưng không thể chứng minh được trên thực tế là không lớn, bởi nếu giao dịch có hiệu lực nhưng không thể chứng minh được một cách dễ dàng thì rất khó khăn để xác định sự tồn tại của nó, mà chỉ có thể được xác định khi có sự thừa nhận của các chủ công ty mà thôi. Vì vậy, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, các chủ công ty Pháp thường ký kết hợp đồng bằng văn bản cho dù pháp luật có đòi hỏi hay không. Đối với các giao dịch thương mại, khuynh hướng của các nước thuộc hệ thống luật châu Âu là hướng tới sự không bắt buộc về hình thức. Khuynh hướng này đã được thể hiện rất rõ trong nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế, theo đó không có sự bắt buộc về hình thức của hợp đồng. Ngược lại, ở Mỹ, Bộ luật thương mại đòi hỏi hợp đồng mua bán hàng hoá phải thể


hiện bằng văn bản nếu giá cả vượt quá một con số xác định và hướng tới mục đích tất cả các giao dịch đều phải được thể hiện bằng văn bản.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Ở Đức, Bộ luật dân sự quy định nguyên tắc: giao dịch pháp luật không được thực hiện bằng hình thức hợp pháp thì sẽ bị vô hiệu hoặc không có giá trị [29]. Điều này được lý giải là các đòi hỏi hình thức được dự liệu để nhằm bảo vệ những người không có kinh nghiệm trước sự bất ngờ, cũng như hạn chế phương pháp chứng cứ.

Ở Trung quốc ký một hợp đồng nhập khẩu có hiệu lực: “khi báo giá dựa trên các thoả thuận bằng văn bản hoặc dựa vào một hợp đồng giữa một doanh nghiệp nhập khẩu Trung Quốc và một nhà xuất khẩu nước ngoài đã được chấp nhận hoặc báo giá của bên nước ngoài được chấp nhận. Mặc dù Trung Quốc đã thực hiện chính sách mở cửa với hoạt động nhập khẩu nhưng vẫn bị kiểm soát và phải tuân theo hàng loạt quy định và điều lệ như "Luật Ngoại thương" và "Luật Hải quan" [31]. Vì vậy HĐMBHHQT cũng phải được thể hiện dưới hình thức văn bản.

Vấn đề hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam - 9

Tóm lại, không có hệ thống pháp luật nào có thể miễn trừ hoàn toàn các đòi hỏi về hình thức, song việc có thừa nhận hình thức là điều kiện hiệu lực của hợp đồng hay không lại phụ thuộc cách tiếp cận vấn đề của pháp luật từng nước.

2.2. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Theo pháp luật VN, điều kiện có hiệu lực và thời điểm xác định hiệu lực của Hợp đồng được xác định theo pháp luật của nơi ký kết Hợp đồng hay luật nơi thực hiện hợp đồng. Nếu hợp đồng giao kết hoặc thực hiện ở Việt nam thì tuân theo pháp luật Việt Nam. Việc xác định thời điểm có hiệu lực của HĐMBHHQT phải dựa vào quy định chung trong Bộ luật dân sự VN vì các Luật chuyên ngành khác không quy định rõ ràng vấn đề này.

2.2.1. Thời điểm giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thông qua phương thức ký kết gián tiếp bằng văn bản, thư tín, fax.

Theo quy định của Điều 405 BLSD2005: “Hợp đồng có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hay pháp luật có quy định khác” [1, tr,187]. Vậy nên xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng tùy thuộc vào thời điểm giao kết hợp đồng. Thời điểm giao kết hợp đồng là khác nhau đối với


từng loại Hợp đồng và từng hình thức ký kết hợp đồng. Đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì hình thức hợp đồng là bằng văn bản. Nếu áp dụng quy định của BLDS 2005 thì thời điểm giao kết Hợp đồng là thời điểm các bên ký vào văn bản hợp đồng. “Trong trường hợp giao kết hợp đồng vắng mặt thì việc xác định nơi giao kết hợp đồng phải tuân theo pháp luật của nước nơi cư trú của cá nhân hoặc nơi có trụ sở chính của pháp nhân là bên đề nghị giao kết hợp đồng. Thời điểm giao kết hợp đồng vắng mặt được xác định theo pháp luật của nước bên đề nghị giao kết hợp đồng nếu bên này nhận được trả lời chấp nhận của bên được đề nghị giao kết hợp đồng » (Điều 771 BLDS 2005) [1,tr.359]

Như đã phân tích tại Chương 1, pháp luật một số nước quy định thỏa thuận hợp đồng có hiệu lực ngay từ khi các bên thỏa thuận xong yếu tố cơ bản của hợp đồng và tất nhiên thỏa thuận đó phải hợp pháp. Thỏa thuận đó có thể dưới hình thức một thư chào hàng hoặc một hợp đồng bằng văn bản. Tùy thuộc vào từng hình thức này, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng khác nhau. Có hai quan điểm chủ yếu về cách xác định thời điểm giao kết hợp đồng đó là: 1/theo thuyết tống phát: kể từ khi bên chấp nhận giao kết tuyên bố chấp nhận bằng thư hay điện tín hợp đồng, hiệu lực tính từ thời điểm bức thư chấp nhận được gửi đi. 2/ theo thuyết tiếp nhận thì hợp đồng được giao kết khi bên đề nghị nhận được thư hay điện tin chấp nhận; Việt Nam theo lý thuyết tiếp nhận này, cụ thể như sau: K h o ả n 1 đ i ề u 4 0 4 B L D S 2005, « Hợp đồng dân sự được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết » [1, tr.186]. Tuy nhiên việc xác định hợp đồng phát sinh hiệu lực phụ thuộc vào điều kiện đề nghị giao kết, chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng đều có hiệu lực. Cụ thể như sau:

- Đối với điều kiện về văn bản đề nghị giao kết hợp đồng là:

P h ả i t hể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định cụ thể. Trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng có nêu rõ thời hạn trả lời, nếu bên đề nghị lại giao kết hợp đồng với người thứ ba trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời thì phải bồi thường thiệt


hại cho bên được đề nghị mà không được giao kết hợp đồng nếu có thiệt hại phát sinh, (Điều 390 BLDS 2005);

Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực được xác định là thời điểm mà bên đề nghị giao kết quy định rõ ràng trong thư đề nghị giao kết. Trường hợp bên đề nghị không ấn định thời hạn này, thì đề nghị giao kết sẽ có hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó, cụ thể là từ khi đề nghị được chuyển đến nơi cư trú của cá nhân hoặc trụ sở của pháp nhân hoặc đề nghị được gửi vào hệ thống thông tin chính thức của bên được đề nghị; hoặc bên được đề nghị biết được đề nghị giao kết hợp đồng thông qua các phương thức khác (Đ i ề u 3 9 1 , B L D S 2005 )[ 1 , t r . 1 8 1 - 182 ]

- Đối với điều kiện về văn bản chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng:

Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị đối với bên đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị ; Chấp nhận giao kết hợp đồng phải được trả lời trong thời hạn mà bên đề nghị đã ấn định. Trong trường hợp thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng đến chậm vì lý do khách quan mà bên đề nghị biết hoặc phải biết về lý do khách quan này thì thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp bên đề nghị trả lời ngay không đồng ý với chấp nhận đó của bên được đề nghị, (Điều 396, Điều 397 BLDS 2005).

Như vậy để xác định thời điểm có hiệu lực của Hợp đồng, Pháp luật Việt nam quy định phải xác định thời điểm hợp đồng được giao kết. Tuy nhiên không phải bất kỳ trường hơp nào hợp đồng cũng có hiệu lực ngay từ thời điểm bên đề nghị giao kết nhận được chấp nhận đề nghị giao kết đúng hạn mà đối với các hợp đồng ký bằng hình thức văn bản thì thời điểm có hiệu lực hợp đồng phải là kể từ thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản.

Quy định của pháp luật VN có nét tương đồng với CISG, Bộ nguyên tắc Unidroit về Hợp đồng, Bộ luật dân sự và thương mại của Thái Lan và Bộ luật dân sự Pháp, tuy nhiên có tương đồng hơn với CISG khi xác định thời điểm có hiệu lực của HĐMBHH theo thuyết tiếp nhận. Điều 23 CISG quy định: Hợp đồng được ký kết kể từ lúc chấp nhận chào hàng có hiệu lực theo quy định tại Công ước. Tuy


nhiên cách quy định của Công ước rõ ràng hơn và đầy đủ hơn ở chỗ: để xác định thời điểm có hiệu lực phải xác định được chấp nhận chào hàng có hiệu lực từ thời điểm nào? Trong khi Bộ luật dân sự Việt Nam quy định gián tiếp việc xác định hiệu lực của Hợp đồng thông qua thời điểm hợp đồng được giao kết có hiệu lực. Để xác định một chấp nhận chào hàng có hiệu lực thì trước hết phải xuất phát từ một chào hàng có hiệu lực. Chào hàng có hiệu lực khi nó tới nơi người được chào hàng, (điều 15 CISG). Loại trừ trường hợp chào hàng mất hiệu lực khi người chào hàng nhận được thông báo từ chối chào hàng tại điều 17 CISG.

CISG quy định rõ 03 điều kiện để một chào hàng có hiệu lực. Một là đề nghị đó phải được gửi tới một hoặc nhiều người cụ thể. Hai là đề nghị đó phải đủ chính xác, tức là phải nêu rõ tên hàng và ấn định rõ ràng hoặc ngầm định hay quy định phương pháp xác định số lượng và giá cả. Ba là phải chỉ rõ ý chí của người đề nghị muốn tự ràng buộc trách nhiệm trong trường hợp có chấp nhận, Theo điều 14 CISG: “nếu một đề nghị không thoả mãn điều kiện thứ nhất, nhưng người đề nghị nêu rõ đó là một chào hàng thì đề nghị đó cũng được coi là một chào hàng” [10,tr.300]. Trong ba điều kiện thì điều kiện thứ hai là quan trọng nhất vì nó xác định tính chất của giao dịch là giao dịch mua bán hàng hoá. Để thể hiện một giao dịch mua bán thì nội dung của giao dịch phải xác định rõ đối tượng hàng hoá (tên hàng và số lượng) và phải xác định giá cả để phân biệt với giao dịch khác (tặng, cho...). Tuy nhiên Công ước lại quy định nếu hợp đồng được ký kết hợp pháp nhưng trong hợp đồng không ấn định rõ ràng hoặc ngầm định (trực tiếp hay gián tiếp) hay quy định phương pháp xác định giá cả thì giá cả trong hợp đồng được coi là giá trên thị trường trong những điều kiện tương tự của ngành buôn bán hữu quan vào thời điểm ký kết hợp đồng (Điều 55). Đây là một quy định khá mở cho các bên tham gia hợp đồng nhưng cũng dễ gây tranh chấp bởi lẽ nó gần như mâu thuẫn với quy định chào hàng phải xác định rõ về hàng hóa và giá cả. Điều 55 của Công ước đã thể hiện trường hợp nếu không xác định giá cả sẽ vẫn có thể được coi là "ký kết hợp pháp" và do đó quy định về điều kiện giá trong hiệu lực của chào hàng là mâu thuẫn, vô nghĩa. Cũng cần phải nói thêm riêng trường hợp chỉ có những tập quán trong thương


mại quốc tế, một hợp đồng không thể hiện rõ một trong ba nội dung trên, nhưng dựa vào những thói quen được thiết lập giữa các bên mà có thể xác định được ý định của các bên nên chào hàng vẫn có hiệu lực và hợp đồng đó vẫn có hiệu lực.

Chấp nhận chào hàng có hiệu lực không chỉ cần phải có điều kiện nó được xuất phát từ chào hàng có hiệu lực (chào hàng hợp pháp, không bị hủy bỏ) mà nó phải có điều kiện nữa đó là được gửi đến người chào hàng trong thời gian có hiệu lực của chào hàng. Điều 18 CISG quy định “chấp nhận chào hàng có hiệu lực kể từ khi nó tới nơi người chào hàng” và nó phải được gửi tới người chào hàng trong thời hạn quy định trong chào hàng hoặc, nếu không có thời hạn đó, thì trong khoảng thời gian hợp lý”.

Như vậy thời điểm chấp nhận chào hàng bắt đầu có hiệu lực không hoàn toàn là thời điểm nó tới nơi người chào hàng mà là thời điểm khi cả hai điều kiện được đáp ứng: một là nó đã tới nơi người chào hàng và hai là thời hạn hiệu lực của chào hàng vẫn còn. Thời hạn hiệu lực của chào hàng theo Công ước Vienna là khoảng thời gian do người chào hàng quy định. Trường hợp không có quy định về thời hạn đó thì thời hạn hiệu lực của chào hàng là một khoảng thời gian hợp lý. Thời hạn hợp lý được xác định là thời hạn hiệu lực của chào hàng được xác định trên cơ sở căn cứ vào nhiều tình tiết, trong đó có tốc độ truyền tin của phương tiện truyền tin. Điều đó đảm bảo được quyền lợi của cả hai bên một cách hợp lý.

2.2.2. Hợp đồng mua bán có hiệu lực kể từ khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận được đề nghị vẫn im lặng, nếu có thoả thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết.

Trong cả CISG, Bộ nguyên tắc Unidroit , Bộ luật dân sự và thương mại của Thái Lan, Bộ luật dân sự Pháp và BLDS Việt nam 2005 đều quy định im lặng không đương nhiên được coi là chào hàng đã được chấp nhận hay không được coi là hợp đồng đã được xác lập. Tuy nhiên pháp luật Việt Nam lại quy định thêm trường hợp nếu bên đề nghị có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết thì hợp đồng có thể vẫn có thể có hiệu lực và được coi là giao kết kể từ khi hết thời hạn trả lời chấp nhận đề nghị giao kết bên được đề nghị vẫn im lặng. Nếu chỉ quy định đơn


thuần như vậy có lẽ là chưa đủ thuyết phục bởi lẽ, nhiều trường hợp chưa thể xác định được đề nghị giao kết hợp đồng đã đến tay người được đề nghị hay chưa vì thế bên được đề nghị đã im lặng không trả lời. Quy định như trong pháp luật các nước và trong Công ước hợp lý hơn ở chỗ, để cấu thành chấp nhận chào hàng thì nó phải được thể hiện dưới một hình thức dạng cụ thể là hành vi hoặc tuyên bố rõ ràng biểu lộ sự đồng ý với chào hàng (Khoản 1 Điều 18 Công ước ), vì vậy im lặng không được coi là chấp nhận giao kết hợp đồng.

2.2.3. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng mua bán bằng phương pháp thỏa thuận bằng lời nói trực tiếp

Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng, khoản 3 điều 404, BLDS 2005. Tuy nhiên, đối với HĐMBHH quốc tế, pháp luật VN quy định phải tuân theo hình thức văn bản mà không chấp nhận hình thức giao kết bằng lời nói. Đây là điểm khác biệt cơ bản so với quy định của CISG, Bộ nguyên tắc Unidroit về Hợp đồng và pháp luật của Thái Lan. Theo quy định của Bộ nguyên tắc, “hợp đồng được giao kết bằng việc chấp nhận một đề nghị giao kết hoặc bằng thái độ thể hiện đầy đủ thỏa thuận của các bên” Điều 2.1.1, và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực ngay từ khi xác định được dấu hiệu của việc chấp nhận giao kết hợp đồng đến bên đề nghị giao kết hợp đồng. Điều 361 Bộ luật thương mại và dân sự Thái Lan cũng có quy định mở tương tự như vậy: “Nếu theo ý định đã tuyên bố của người đề nghị hoặc thông thường không cần phải có thông báo chấp nhận thì hợp đồng được hình thành vào thời điểm xảy ra sự kiện được coi là như tuyên bố ý định chấp thuận” [3, tr.95]. Còn theo theo quy định của CISG thì nếu hai bên có mối quan hệ thương mại thực tiễn tương hỗ hay tập quán, người được chào hàng có thể chấp nhận chào hàng và gửi sự chấp thuận chào hàng của mình đến người chào hàng bằng một thông báo miệng hay một hành vi khác (không phải thông báo cho cụ thể) tương đương với việc chấp nhận chào hàng như gửi tiền hàng trong thời hạn của chào hàng thì chấp nhận chào hàng vẫn có hiệu lực và có hiệu lực kể từ khi những hành vi đó được thực hiện. (Khoản 3, điều 18 Công ước). Quy định này rất mở, tạo điều kiện tối đa

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 10/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí