Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Một Lô Hàng Hoá Nhập Khẩu Theo Hợp Đồng Mua Bán

và các doanh nghiệp Việt Nam sẽ gắn chặt hơn với doanh nghiệp và thị trường thế giới.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần phải có những chính sách điều chỉnh, phân bổ nguồn lực và chiến lược phát triển một cách hợp lý (như: thực hiện có hiệu quả các chương trình xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển công nghiệp năng lượng và một số ngành công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất, mở mang nhanh các loại hình dịch vụ tương ứng với vai trò trung tâm kinh tế - văn hóa – khoa học - công nghệ của từng địa bàn và của cả nước) để từ đó tạo ra một hướng đi thích hợp nhất cho các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung.

Để thực hiện những chính sách trên cần có một hệ thống văn bản pháp luật hợp lý và linh hoạt, nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Logistics cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp giao nhận vận tải chuyển đổi thành các công ty chuyên kinh doanh trong lĩnh vực Logistics.

Những văn bản luật có liên quan, nhằm điều chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh Logistics bao gồm: Luật Thương mại Việt Nam 2005 (Điều 233: “Dịch vụ Logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Dịch vụ logistics được phiên âm theo tiếng Việt là dịch vụ lô-gi-stíc.”); các điều khoản có liên quan trong Luật Doanh nghiệp cũng như Luật hải quan Việt Nam.

Ngoài ra, Chính phủ đã ban hành hai văn bản pháp luật mới nhất quy định và hướng dẫn cụ thể các hoạt động trong lĩnh vực Logistics:

Nghị định 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 (Quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các

hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài): quy định chi tiết việc thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, bao gồm xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu; các hoạt động ủy thác và nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu, đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa. Nghị định này hướng dẫn các doanh nghiệp cụ thể về thủ tục xuất nhập khẩu cũng như những danh mục hàng hóa thuộc phạm vi kinh doanh của mình,…

Nghị định 140/2007/NĐ-CP ngày 05/09/2007 (Quy định chi tiết Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ Logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics) được ban hành đã tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho việc quản lý lĩnh vục kinh doanh dịch vụ Logistics cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Logistics. Trong Nghị định có những điều khoản rất cụ thể về: Phạm vi điều chỉnh (Điều 1); Đối tượng áp dụng (Điều 2); Phân loại dịch vụ Logistics (Điều 4); Điều kiện kinh doanh đối với thương nhân kinh doanh các dịch vụ Logistics chủ yếu (Điều 5); Điều kiện kinh doanh đối với thương nhân kinh doanh các dịch vụ Logistics liên quan đến vận tải (Điều 6); Điều kiện kinh doanh đối với thương nhân kinh doanh các dịch vụ Logistics liên quan khác (Điều 7); Quản lý nhà nước (Điều 9); Xử lý vi phạm (Điều 10),…

Nhìn chung, các chính sách của Việt Nam ngày một thông thoáng hơn, thể hiện rõ xu hướng hội nhập với sự phát triển của nền kinh tế thế giới nhưng đáng tiếc những quy định đưa ra lại thiếu tính đồng bộ và hướng dẫn cụ thể, gây cản trở không nhỏ cho các doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh. Có thể lấy Luật Hải quan làm một ví dụ điển hình.

Thủ tục Hải quan là những việc phải làm của người có hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, có phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh hoặc của người được uỷ quyền (gọi tắt là người khai hải quan). Để thực hiện thủ tục hải quan, người làm dịch vụ Logistics phải thông qua trình tự cơ bản sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Khai báo trên tờ khai hải quan

Nộp, xuất trình chứng từ, hồ sơ kèm theo tờ khai hải quan

Nghiên cứu thị trường logistics miền Bắc Việt Nam - 7

Xuất trình hàng hoá, phương tiện vận tải để cơ quan hải quan kiểm tra.

Thực hiện yêu cầu của các cơ quan chức năng đối với hàng hoá xuất nhập khẩu (kiểm tra chất lượng, kiểm dịch, phân tích, giám định hàng hoá...)

Nộp thuế, lệ phí và các khoản thu khác

Tiếp nhận hàng hoá, hành lý, phương tiện vận tải sau khi thông quan Đồng thời cơ quan Hải quan tiến hành xử lý các thông tin thông qua

quy trình được minh họa cụ thể bằng hai sơ đồ dưới đây:

Sơ đồ1: quy trình thủ tục hải quan đối với một lô hàng xuất khẩu theo hợp đồng mua bán


Nguồn: Tổng cục Hải Quan


Sơ đồ 2: quy trình thủ tục hải quan đối với một lô hàng hoá nhập khẩu theo hợp đồng mua bán


Nguồn: Tổng cục Hải Quan


44

Tuy đó là những bước cơ bản nhưng để thực hiện đúng và đầy đủ, các doanh nghiệp phải mất rất nhiều thời gian và chi phí. Như vậy là chúng ta đang tự trói buộc mình trong những thủ tục rườm rà, đồng thời phải chịu những chi phí không đáng có và cũng không nhỏ. Cụ thể ở các khâu:

Phúc tập giấy tờ khai hải quan - đây là khâu mất nhiều thời gian nhất do: Việc hiểu và nắm rõ các quy định của Cơ quan Hải quan còn yếu, chưa có ý thức chấp hành nghiêm chỉnh và các quy định của Nhà nước (đăng kiểm, kiểm dịch, xin giấy phép nhập các hàng hoá năm ngoài danh mục nhập khẩu). Ngoài ra việc các doanh nghiệp cố tình nhập sai số lượng và chủng loại hàng hoá cũng làm cho khâu thực hiện này mất thời gian và phát sinh tiêu cực làm tha hoá bộ máy Hải quan cửa khẩu và sân bay, gây trở ngại và tiêu tốn các loại phí “bôi trơn” không đáng có.

Kiểm tra hàng hoá trước và sau khi thông quan: Khâu kiểm tra này còn rất nhiều bất cập do hệ thống quản lý và cơ sở hạ tầng của Hải quan Việt Nam cũng như các cảng hàng hoá còn thiếu đồng bộ, và thiếu các cán bộ Hải quan làm nhiệm vụ kiểm tra kiểm soát và các doanh nghiệp lợi dụng để làm “luật” với cán bộ Hải quan tạo nên các tiêu cực.

Việc chấp hành thủ tục nộp thuế cũng là một khâu gây mất thời gian do các doanh nghiệp còn chưa chấp hành tốt nghĩa vụ nộp thuế, do đó bị cưỡng chế nộp thuế ngay hoặc bị câu lưu hàng hoá đến khi doanh nghiệp hoàn tất nghĩa vụ thuế với nhà nước.

(Các chi phí của các khâu nên trên được hướng dẫn cụ thể trong Phụ lục 2: Quyết định 64/2005/QĐ-BTC ngày 15/9/2005của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

1.4. Tình hình phát triển vận tải đa phương thức

1.4.1. Tình hình phát triển vận tải đa phương thức trên thế giới và trong khu vực Vận tải đa phương thức là một loại hình vận tải tiên tiến đang được áp

dụng và phát triển rộng rãi trên thế giới và trong khu vực. Quá trình thương mại hoá toàn cầu cùng với sự tác động của khoa học kỹ thuật, công nghệ vận

tải container và sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ thông tin đã thúc đẩy sự ra đời và phát triển vận tải đa phương thức quốc tế. Vận tải đa phương thức ra đời lại trở thành một trong những nhân tố thúc đẩy sự hình thành, phát triển và hoàn thiện công nghệ Logistics. Dịch vụ Logistics chính là sự phát triển của dịch vụ vận tải đa phương thức.

Toàn bộ hoạt động vận tải có thể được thực hiện theo một hợp đồng vận tải đa phương thức và sự phối hợp mọi chu chuyển của hàng hoá do người tổ chức dịch vụ Logistics đảm nhiệm. Trên cơ sở nhiều hợp đồng mua bán giữa người mua và người bán, người kinh doanh dịch vụ Logistics sẽ nhận hàng tại cơ sở của nhiều người bán và gom thành nhiều đơn vị gửi hàng tại kho hay nơi xếp dỡ hàng hoá trước khi được gửi đi tới nước người mua trên những phương tiện vận tải khác nhau. Tại nước người mua, người kinh doanh dịch vụ Logistics sẽ thu xếp tách các đơn vị gửi hàng và xếp hàng hoá thành những chuyến hàng thích hợp để phân phối đi đến những địa chỉ cuối cùng. Như vậy việc cung cấp dịch vụ vận tải giao nhận cho chủ hàng và người sử dụng phải đồng bộ và hoàn thiện.

Ngày nay, mối liên kết giữa giao nhận vận tải với thị trường, phân phối và quản lý đòi hỏi rất chặt chẽ, phụ thuộc vào nhau tạo nên mô hình mới mà các phương thức vận tải giao nhận thông thường, đơn lẻ không đáp ứng được. Vận tải đa phương thức ra đời đã đổi mới cách kinh doanh vận tải giao nhận, hạn chế thời gian lưu kho, giảm bớt phiền hà về thủ tục, chất lượng và an toàn trong giao nhận vận tải được nâng cao, đảm bảo hữu hiệu trong hoạt động Logistics với chi phí thấp nhất nhưng hiệu quả cao nhất.

1.4.2. Tình hình phát triển vận tải đa phương thức tại Việt Nam

Trong điều kiện toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế khu vực và thế giới đã trở thành xu thế, mở ra nhiều cơ hội và thách thức đối với mọi quốc gia thì việc áp dụng và phát triển vận tải đa phương thức là một đòi hỏi cấp thiết đối với Việt Nam, một nước có nhiều lợi thế phát triển các phương thức vận tải đặc biệt là vận tải đường biển.

Vận tải đa phương thức đã được biết đến ở Việt Nam trước những năm 90 của thế kỷ XX. Thời gian này, một vài công ty vận tải giao nhận của Việt Nam đã thử nghiệm vận tải đa phương thức và phát hành vận đơn vận tải đa phương thức. Vietfracht, năm 1982, thử nghiệm vận chuyển một số lô hàng xuất khẩu từ thành phố Hồ Chí Minh đi Pari theo các chặng: Sài Gòn - Hắc Hải (Liên Xô cũ) bằng tàu LASh; Hắc Hải - Regenburg - Pari bằng tàu hoả. Tiếp đó, năm 1987 - 1988 Vietfracht áp dụng mô hình vận tải đa phương thức cho lô hàng nhựa đường của Lào nhập khẩu từ Singapore về Savanaket và Pắc Xế qua cảng Đà Nẵng theo hai cung đoạn: Singapore - Đà Nẵng bằng tàu biển và Đà Nẵng - Savanaket (và Pắc Xế) bằng ôtô. Những năm tiếp sau Vietfacht tiếp tục vận chuyển hàng hoá cho các tỉnh phía nam Trung Quốc dưới hình thức biển - bộ. Doanh nghiệp thứ hai thử nghiệm vận tải đa phương thức của Việt Nam là Viettrans đã tổ chức vận chuyển một lô hàng từ Hải Phòng đi Budapet chuyển tải ở Ilychevsk.

Hiện nay các doanh nghiệp vận tải giao nhận Việt Nam chủ yếu làm đại lý của nước ngoài trong việc thực hiện các công đoạn của dây chuyền vận tải đa phương thức và nhận dịch vụ phí. Còn các lô hàng mà doanh nghiệp vận tải giao nhận Việt Nam đứng ra với tư cách là người kinh doanh vận tải đa phương thức (Multimodal transport operator - MTO) và phát hành vận đơn vận tải đa phương thức (Multimodal transport Bill of Lading - MULTI B/L) đồng thời chịu trách nhiệm cho toàn bộ hành trình, rất hạn chế. Song dù tham gia tổ chức vận chuyển hay đại lí cho MTO nước ngoài thì các doanh nghiệp vận tải giao nhận Việt Nam đều có cơ hội học hỏi cách tổ chức, quản lý phương thức vận tải tiên tiến này tạo điều kiện áp dụng và phát triển vận tải đa phương thức ở Việt Nam.

Như vậy vận tải đa phương thức đã được biết đến ở Việt Nam cả phương diện thực tế cũng như nhận thức sẽ là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển logistics tại các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay.

1.5. Tình hình phát triển công nghệ thông tin và thương mại điện tử:

Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 11/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí