Văn Hóa, Di Sản Văn Hóa Và Vấn Đề Giữ Gìn, Phát Huy Di Sản Văn Hóa Ở Việt Nam Hiện Nay


Như vậy, đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về giữ gìn và phát huy DSVH với những kết quả đáng trân trọng. Những kết quả đó có giá trị tham khảo, nên tác giả đã kế thừa và phát triển để hoàn thành luận án với đề tài: “Vấn đề giữ gìn và phát huy DSVH ở Thừa Thiên Huế hiện nay”.

Những kết luận và vấn đề đặt ra cho nghiên cứu tiếp theo của luận án

Thứ nhất, trong thời gian qua, DSVH, vấn đề giữ gìn và phát huy DSVH là một trong những chủ đề thu hút nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu và đạt được những kết quả đáng trân trọng. Những kết quả đó có giá trị tham khảo cho tác giả luận án.

Thứ hai, tổng hợp các nghiên cứu về vấn đề giữ gìn và phát huy DSVH như đã trình bày ở trên cho thấy, từ mục tiêu, nhiệm vụ khác nhau, phạm vi nghiên cứu khác nhau, cách tiếp cận khác nhau,…phần lớn các công trình chủ yếu nghiên cứu về giữ gìn và phát huy DSVH thuần túy mà chưa đề cập nhiều đến mối quan hệ giữa giữ gìn, phát huy DSVH với tác động của KTTT, giữa giữ gìn với phát triển. Các công trình nghiên cứu một cách chuyên biệt, hệ thống và quy mô về thực trạng giữ gìn và phát huy các DSVH ở TTH trong giai đoạn hiện nay còn rất ít. Vì vậy, trên cơ sở kế thừa và tiếp thu kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước, việc bổ sung vào khoảng trống các vấn đề nghiên cứu còn bỏ ngõ để hoàn thiện thêm những vấn đề lý luận và thực tiễn của vấn đề giữ gìn và phát huy DSVH được luận án xác định là hướng phát triển nghiên cứu tiếp theo.

Thứ ba, các công trình nghiên cứu trước đây đã đề cập đến nhiều vấn đề liên quan đến DSVH, việc giữ gìn và phát huy DSVH. Tuy nhiên, luận án cho rằng, còn một số vấn đề sau đây cần tiếp tục để nghiên cứu:

- Luận án cần thiết làm sáng tỏ các quan niệm khác nhau về văn hóa; DSVH; giữ gìn và phát huy DSVH; vị trí và vai trò của nó trong đời sống xã hội hiện nay.

- Luận án đánh giá nhân tố quan trọng tác động trực tiếp đến vấn đề giữ gìn và phát huy DSVH ở TTH chính là nhận thức của chủ thể văn hóa.

- Luận án nghiên cứu và đánh giá thực trạng của vấn đề giữ gìn và phát huy DSVH ở một địa phương trong một thời gian dài, trên cơ sở đó tìm kiếm các giải


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 187 trang tài liệu này.

pháp nhằm nhằm nâng cao hiệu quả việc giữ gìn và phát huy DSVH ở TTH hiện nay. Đây là việc làm hết sức cần thiết và chưa được nhiều người nghiên cứu.

Đó là những gợi mở để đề tài luận án: “Vấn đề giữ gìn và phát huy di sản văn hóa ở Thừa Thiên Huế hiện nay” lựa chọn thực hiện, không trùng lặp với công trình khoa học nào nêu trên về nội dung và hình thức luận án. Đồng thời, luận án này rất cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng đối với vấn đề giữ gìn và phát huy DSVH ở TTH trong giai đoạn hiện nay.

Vấn đề giữ gìn và phát huy di sản văn hóa ở Thừa Thiên Huế hiện nay - 4


Chương 2

GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN


2.1. VĂN HÓA, DI SẢN VĂN HÓA VÀ VẤN ĐỀ GIỮ GÌN, PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1.1. Khái niệm văn hóa và di sản văn hóa

- Khái niệm văn hóa (Culture)

Văn hóa là một khái niệm có nội hàm rất rộng, liên quan đến đời sống vật chất và tinh thần của con người. Xuất phát từ nhiều cách tiếp cận, có những quan niệm và cách lý giải khác nhau về văn hóa.

Có khá nhiều định nghĩa về văn hóa, nhưng hầu hết các định nghĩa đó đều xoay quanh một số khuynh hướng nhất định. Hiện nay, có 2 xu hướng định nghĩa về văn hóa: Xu hướng thứ nhất là loại định nghĩa miêu tả liệt kê các thành tố về văn hóa, xu hướng thứ hai là loại định nghĩa nêu đặc trưng của văn hóa. Các xu hướng có thể khác nhau nhưng đều thống nhất ở một điểm rất quan trọng là khẳng định mối quan hệ mật thiết giữa con người với tự nhiên, nơi nào có con người là nơi đó có văn hóa, văn hóa là sản phẩm thích ứng giữa con người với tự nhiên.

Quan điểm của triết học Mác - Lênin cho rằng: “Văn hóa là toàn bộ những thành quả được tạo ra nhờ hoạt động lao động sáng tạo của con người - hoạt động sản xuất vật chất và tái sản suất ra đời sống hiện thực của con người” [71, tr.136-137], văn hóa là thiên nhiên thứ hai, thiên nhiên được con người cải biến. Văn hóa là “tác phẩm của con người”, là phương thức hoạt động sống đặc thù, phương thức hoạt động sống riêng có của con người. Đó là phương thức mà con người sử dụng lao động sáng tạo của mình để biến đổi và cải tạo giới tự nhiên, “vận dụng bản chất cố hữu của mình” để cải tạo hiện thực khách quan, “nhào nặn”, “xây dựng” thực tại khách quan cho chính mình “theo các quy luật của cái đẹp”. Trong Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844,


C. Mác viết: “Việc tạo một cách thực tiễn ra thế giới vật thể, việc cải tạo giới tự nhiên vô cơ là sự tự khẳng định của con người với tư cách là một sinh vật có tính loài có ý thức (…) Nhờ sự sản xuất đó, giới tự nhiên biểu hiện ra là tác phẩm của nó (con người) và thực tại của nó” [71, tr.136-137].

Theo C.Mác, văn hóa xuất hiện trong quá trình hoạt động thực tiễn của con người, trong đó hoạt động đặc trưng, cơ bản nhất là lao động và cải tạo xã hội. Văn hóa xuất hiện trong mối tương tác giữa con người với tự nhiên và với chính bản thân mình. Văn hóa chính là trình độ người của các quan hệ đó. Chủ thể sáng tạo văn hóa là con người. Con người sử dụng văn hóa để phát triển năng lực của mình trong quá trình cải tạo và biến đổi tự nhiên, đồng thời cải tạo chính bản thân mình. Trong quá trình đó, con người ngày càng ý thức một cách rõ ràng hơn sức mạnh xã hội của lao động và ý thức đầy đủ hơn khả năng, năng lực sáng tạo mang bản chất người của mình- sáng tạo văn hóa, tái sản xuất ra giới tự nhiên, “xây dựng” giới tự nhiên cho chính mình “theo quy luật của cái đẹp”. Bằng hoạt động lao động sáng tạo đó và với chính sự tồn tại, phát triển của mình trong thế giới hiện thực, con người đã tự xác định cho mình cái ranh giới để phân biệt phương thức sống của mình với phương thức sinh hoạt sinh tồn của loài vật.

Như vậy quan điểm của C.Mác cho thấy, văn hóa với tư cách là hoạt động sống đặc thù của con người, văn hóa không chỉ là hoạt động lao động sản xuất nhằm tạo ra những vật phẩm thiết yếu cho cuộc sống con người mà còn là hoạt động tinh thần, là kết tinh năng lực sáng tạo, là cách sống, phương thức sống, phương thức bộc lộ nhân tính, biểu hiện ra trong toàn bộ sản phẩm vật chất, tinh thần do chính con người sáng tạo ra trong quá trình thực tiễn lịch sử- xã hội của mình. Con người là thước đo của mỗi giá trị, còn văn hóa là thước đo nhân tính sự sáng tạo và thái độ của con người trước hiện thực. Vì vậy, Ph. Ăngghen đã nói: “Mỗi bước tiến trên con đường văn hóa lại là một bước tiến tới sự tự do” [70, tr.164].

C.Mác còn quan niệm, văn hóa là lĩnh vực hoạt động mà nhờ đó, con người sản xuất và tái sản xuất ra bản thân mình với tư cách là một thực thể xã


hội. Đó là hoạt động mà con người nhằm tạo ra một hệ thống giá trị mang tính định hướng cho sự phát triển ý thức con người và cho lối ứng xử của con người trong cộng đồng xã hội. Với hệ thống giá trị định hướng này, mỗi nền văn hóa trở thành một hệ thống biểu tượng bao hàm trong đó các khuôn mẫu ứng xử xã hội của con người.

Hoạt động văn hóa là một hoạt động sáng tạo hướng tới chân- thiện- mỹ. Không phải sáng tạo nào cũng mang đặc trưng văn hóa mà phải là những hoạt động sáng tạo được chi phối bởi quan niệm thẩm mỹ tiến bộ, mang lại giá trị cho con người. Các giá trị đó tất yếu phải vì con người, phải có tác dụng phát triển các lực lượng bản chất người, rồi thông qua các hoạt động thực tiễn của con người để tiếp tục lưu truyền, tích lũy từ thế hệ này sang thế hệ khác để thúc đẩy xã hội phát triển không ngừng và làm nên truyền thống văn hóa cho một cộng đồng xã hội.

V.I.Lênin trên cơ sở kế thừa có chọn lọc và phát triển các nguyên lý của triết học Mác, đã phân tích sâu sắc thêm về mặt xã hội của văn hóa với cách tiếp cận từ hình thái kinh tế- xã hội. Ông khẳng định tính tất yếu của cách mạng văn hóa, cuộc cách mạng này rất khó khăn vì trình độ dân trí và cơ sở hạ tầng lạc hậu song không phải ngồi chờ lực lượng sản xuất phát triển rồi mới làm cách mạng văn hóa mà phải chủ động tạo ra các tiền đề căn bản của nền văn hóa cách mạng, là yếu tố quan trọng để xây dựng xã hội mới. Rõ ràng, Lênin đã gắn văn hóa với sự phát triển xã hội, chỉ ra mục tiêu quan trọng nhất của văn hóa là hoàn thiện con người về mọi mặt.

Như vậy, trong quan điểm của triết học Mác- Lênin, văn hóa không chỉ đóng vai trò là cơ sở, nền tảng tinh thần của xã hội, của lịch sử nhân loại mà còn là lĩnh vực luôn ảnh hưởng đến tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại, đến sự phát triển xã hội. Trong sự tác động và ảnh hưởng đó, văn hóa không chỉ ảnh hưởng đến nguyên nhân sinh ra nó- đến tồn tại xã hội, đến quá trình sản xuất vật chất của con người mà còn góp phần quyết định phương thức vận động và phát triển của lịch sử nhân loại, của xã hội loài người. Văn hóa đem


lại cho con người sự điều chỉnh và định hướng hoạt động của mình và qua đó, điều tiết quá trình sản xuất vật chất, điều tiết sự phát triển xã hội, trở thành nguồn nội sinh cho phát triển xã hội bền vững- phát triển vì mục tiêu nhân văn, vì giá trị nhân đạo.

Hồ Chí Minh nhận định về văn hóa ở cấp độ khái quát như sau:

Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra. Nhằm thích ứng với những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn [72, tr.431].

Từ nhận xét trên của Hồ Chí Minh, chúng ta có thể thấy văn hóa là toàn bộ những gì con người tạo ra và lao động sáng tạo là cội nguồn, khởi điểm của văn hóa. Văn hóa chỉ tất cả các khía cạnh biểu tượng và học thức của xã hội loài người. Văn hóa vật chất bao gồm các đồ vật, công nghệ và cả một bộ phận nghệ thuật. Văn hóa phi vật chất bao gồm ngôn ngữ, các kiến thức, kỹ năng, giá trị, tín ngưỡng và tập quán. Như vậy, bản chất của văn hóa là có tính người và tính xã hội. Văn hóa là một thực thể sống của con người. “Người ta có thể nhìn thấy, nghe thấy, sờ thấy và cảm thấy bằng những cách khác nhau của một nền văn hóa, một thời đại văn hóa, một giá trị văn hóa do con người tạo ra” [51, tr.11].

Theo từ điển triết học: “văn hóa là toàn bộ giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo ra trong quá trình thực tiễn xã hội- lịch sử và tiêu biểu cho trình độ đạt được trong lịch sử phát triển xã hội” [120, tr.656].

Định nghĩa này khẳng định văn hóa được biểu hiện trong toàn bộ giá trị vật chất, giá trị tinh thần và là kết quả khách quan của hoạt động con người. Cùng với quan điểm này còn có định nghĩa của GS.TS.Trần Ngọc Thêm: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng


tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội” [88, tr 41].

Định nghĩa văn hóa được cộng đồng thế giới sử dụng nhiều và được

nhiều người trích dẫn hơn cả là định nghĩa của UNESCO:

Văn hóa là tổng thể những nét đặc thù về tinh thần và vật chất, về trí tuệ và cảm xúc quy định tính cách của một xã hội hay một nhóm xã hội nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin [123].

Có thể nói, tính phức tạp của nội hàm khái niệm văn hóa được thể hiện rõ khi bản thân văn hóa là một yếu tố mang “tính động”. Tính động ở đây chính là tính chất biến đổi không ngừng của văn hóa theo tiến trình lịch sử cũng như thay đổi của nó theo không gian văn hóa. Vì vậy khi nói đến văn hóa , chúng ta phải xem xét trên cả hai chiều thời gian và không gian, nếu thiếu đi một trong hai chiều nói trên, thành tố văn hóa mà chúng ta quan sát có thể trở nên vô nghĩa.

Vậy, để thống nhất về mặt nhận thức, chúng tôi đưa ra định nghĩa sau để giải quyết các vấn đề của luận án: Văn hóa là toàn bộ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra, tích lũy lại trong quá trình hoạt động thực tiễn - xã hội. Những giá trị vật chất và tinh thần đó làm nên hệ giá trị xã hội, là một thành tố cốt lõi tạo ra bản sắc riêng của một cộng đồng xã hội, nó có khả năng chi phối đời sống tâm lý và mọi hoạt động của con người sống trong cộng đồng xã hội ấy.

Khái niệm di sản văn hóa (Cultural leritage)

Theo nghĩa Hán Việt, DSVH là những tài sản văn hóa có giá trị của quá khứ còn tồn tại trong cuộc sống đương đại và tương lai. Di là để lại, còn lại, dịch chuyển, chuyển lại. Sản là tài sản, là những gì quý giá, có giá trị. Di sản văn hóa được hiểu bằng sự tổng hợp của các ý nghĩa nói trên.

Khái niệm DSVH với tư cách là một thuật ngữ khoa học đã có một quá

trình hình thành khá lâu dài, được hình thành và biết đến từ cuộc cách mạng


tư sản Pháp 1789. Di sản lúc đó được hiểu như “ý niệm về một tài sản chung, tài sản của mọi công dân, chứ không phải của riêng một ai, đó là ý niệm đã tạo thành cái ý thức về di sản quốc gia” [40, 32].

Năm 1983, Hội nghị Di sản toàn quốc của Vương quốc Anh đã định nghĩa: “Di sản là những gì thuộc về thế hệ trước giữ gìn và chuyển giao cho thế hệ hiện nay và những gì mà một nhóm người quan trọng trong xã hội hiện nay mong muốn chuyển giao cho thế hệ tương lai” [83, tr.20].

Như vậy, với các quan niệm về di sản nói trên thì DSVH được hiểu như là tài sản, là báu vật của thế hệ trước để lại cho thế hệ sau. DSVH là các tài sản văn hóa như các tác phẩm nghệ thuật dân gian, các công trình kiến trúc, các tác phẩm điêu khắc, các tác phẩm văn học... mà các thế hệ trước để lại cho hậu thế mai sau.

Tuy nhiên, khái niệm DSVH là một khái niệm có tính vận động thay đổi theo thời gian. Ngày nay khái niệm DSVH không hoàn toàn đồng nhất với khái niệm tài sản từ quá khứ nữa. Bởi lẽ không phải bất cứ cái gì của quá khứ cũng được coi là di sản. Di sản là sản phẩm của quá khứ nhưng đó là quá khứ đã được lựa chọn theo nhu cầu của xã hội hiện đại. Di sản là sự lựa chọn từ quá khứ lịch sử những ký ức, báu vật của cộng đồng, thể hiện nhu cầu, nguyện vọng, mong muốn của xã hội hiện đại.

Trên bình diện quốc tế, năm 1989, UNESCO đã định nghĩa DSVH như sau: DSVH là tập hợp những biểu hiện vật thể hoặc biểu tượng di sản quá khứ truyền lại cho mỗi nền văn hóa, và do đó là của toàn thể nhân loại. Là một phần của việc khẳng định cũng như làm giàu thêm bản sắc văn hóa, là một dạng di sản nhân loại, DSVH mang lại những đặc điểm riêng cho mỗi địa danh cụ thể, và vì thế nên là nơi cất giữ kinh nghiệm con người. Việc bảo tồn và giới thiệu DSVH này là cốt lõi của mọi chính sách văn hóa [8, tr.14].

Luật DSVH của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xác định: “DSVH bao gồm DSVH phi vật thể và DSVH vật thể, là sản phẩm tinh thần,

Xem tất cả 187 trang.

Ngày đăng: 05/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí