Các Quan Điểm Của Unesco, Đảng Và Nhà Nước Việt Nam Về Giữ Gìn, Phát Huy Di Sản Văn Hóa


vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” [15, tr.17].

Như vậy, theo các quan điểm trên, con người bao giờ cũng có 2 nhu cầu cơ bản, đó là nhu cầu về vật chất và nhu cầu về tinh thần. Do đó hoạt động của con người cũng có 2 loại cơ bản, đó là sản xuất ra của cải vật chất và sản xuất ra các giá trị tinh thần. Tương ứng với nó là những giá trị của DSVH vật thể và DSVH phi vật thể:

Thứ nhất, DSVH vật thể bao gồm toàn bộ những sản phẩm do sản xuất vật chất của con người tạo ra như các công trình kiến trúc, công cụ sản xuất và sinh hoạt, đồ ăn, đồ mặc, các phương tiện đi lại. DSVH vật thể là một dạng thức tồn tại của văn hóa chủ yếu dưới dạng vật thể có hình khối, có chiều cao, chiều rộng, trọng lượng, đường nét, màu sắc, kiểu dáng tồn tại trong không gian và thời gian xác định. DSVH vật thể được tạo tác từ bàn tay khéo léo của con người, để lại dấu ấn lịch sử rõ rệt. DSVH vật thể được khách thể hóa và tồn tại như một thực thể ngoài bản thân con người, luôn chịu sự thách thức của quy luật bào mòn của thời gian, trong sự tác động của con người thời đại sau. DSVH vật thể luôn đứng trước nguy cơ biến dạng hoặc thay đổi rất nhiều so với nguyên gốc. Do đó, vấn đề giữ gìn những DSVH vật thể lâu đời đòi hỏi cần công nghệ kỹ thuật cao mới có thể phục nguyên lại như cũ.

Tại điều 4, Luật DSVH định nghĩa DSVH vật thể như sau: “DSVH vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử- văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia” [21, tr.15-16].

Thứ hai, DSVH phi vật thể bao gồm những sản phẩm do hoạt động sản xuất tinh thần của con người sáng tạo ra như phong tục, tập quán thể hiện trong lối sống, trong các mối quan hệ xã hội của con người, các quy ước thể hiện mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, giữa con người với tổ tiên, với lực lượng siêu nhiên mà con người luôn tin tưởng. Đó là toàn bộ tri thức liên quan đến việc sản xuất ra của cải vật chất để duy trì sự sống và phát triển của con người như sản xuất lương thực, y học dân gian, văn hóa ẩm thực, nghề thủ công.


Đó là các loại hình nghệ thuật biểu diễn như âm nhạc, múa rối, sân khấu, các loại hình thức trình diễn cho đến kiến trúc, trang trí, đồ họa…Đó là các loại hình nghệ thuật ngôn từ như truyện kể, ca dao, dân ca, thành ngữ, tục ngữ.

Theo điều 2 của bản Công ước về bảo vệ DSVH phi vật thể, khái niệm

DSVH phi vật thể được UNESSCO hiểu như sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 187 trang tài liệu này.

Các tập quán, các hình thức thể hiện, biểu đạt, tri thức, kỹ năng và kèm theo đó là những công cụ, đồ vật, đồ tạo tác và các không gian văn hóa có liên quan mà các cộng đồng, các nhóm người và trong một số trường hợp là các cá nhân, công nhận là một phần DSVH của họ. Được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác, DSVH phi vật thể được các cộng đồng và nhóm người không ngừng tái tạo để thích nghi với môi trường và quan hệ qua lại giữa cộng đồng với tự nhiên và lịch sử của họ, đồng thời hình thành trong họ một ý thức về bản sắc và sự kế tục, qua đó khích lệ thêm sự tôn trọng đối với sự đa dạng văn hóa và tính sáng tạo của con người [21, tr.84].

Điều 4 của Luật DSVH cho rằng:

Vấn đề giữ gìn và phát huy di sản văn hóa ở Thừa Thiên Huế hiện nay - 5

DSVH phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác [81].

Trên thực tế, sự phân biệt hai thể loại DSVH như trên chỉ có ý nghĩa quy ước, thực ra chúng có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau, khó phân biệt rạch ròi. Cả hai loại này sẽ mất đi nếu không được cộng đồng, cá nhân giữ gìn và phát huy.

Dựa trên những văn bản của Đảng, Nhà nước Việt Nam và của các tác giả đi trước về DSVH mà chúng tôi vừa khái quát, có thể rút ra: DSVH là tổng thể những tài sản văn hóa truyền thống bao gồm cả văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể trong hệ thống giá trị của nó, được chủ thể nhận biết, qua đó tiến hành giữ gìn và phát huy nhằm đáp ứng những nhu cầu và đòi hỏi của cuộc sống hiện tại.


Như vậy, khái niệm DSVH được hiểu là một tập hợp những cặp phạm trù vừa tương phản, vừa thống nhất, trong đó có hai cặp phạm trù chính là: Truyền thống - hiện đại, Kế thừa - phát triển.

Trong mối quan hệ với cặp phạm trù Truyền thống - hiện đại, DSVH tồn tại như một thực thể khách quan. DSVH là cái hiện đại được truyền lại từ trong quá khứ như một “mã di truyền xã hội” (Abraham Moles), một ký ức tập thể được tái sinh, nhớ về quá khứ trên trục thời gian, tạo nên tính liền mạch của nền văn hóa dân tộc. DSVH là hiện thân của một hệ thống giá trị (Federico Mayor) hình thành nên bản sắc văn hóa của dân tộc. “Bản ở đây vừa là cái gốc, cái nguyên thủy, vừa là cái cốt lõi, cái nền tảng cho phép nền văn hóa đó tự hồi sinh, tự hóa trên cơ sở của chính mình” [139, tr.7].

Trong mối quan hệ với cặp phạm trù Kế thừa- phát triển, DSVH khẳng định tính khả biến của mình dưới tác động của chủ thể. Chủ thể nhận thức, tiếp thu các DSVH trên cơ sở kế thừa, đưa chúng vào hiện tại trong những phức hợp loại hình quan hệ với những gí trị mới nảy sinh, làm phong phú cho kho tàng DSVH văn hóa của mình. Trên thực tế, việc khai thác và sử dụng DSVH của chủ thể có thể chính xác và cũng có thể sai lầm, dẫn đến DSVH có thể được phát triển, cũng có thể bị suy kiệt, nghèo nàn, thẩm chí bị triệt thoái từng phần hoặc toàn bộ. Gắn liền với vấn đề nhận thức, khai thác, sử dụng nền DSVH, trong bình diện này không còn là những giá trị trừu tượng, mà là những giá trị đã được hiện thực hóa, vật chất hóa thành lối sống, phong tục, tập quán, ngôn ngữ, những vật thể…

DSVH được chứa đựng các yếu tố sau: thứ nhất, trong DSVH chứa đựng vốn kinh nghiệm và tri thức sống của con người. Thứ hai, DSVH hội tụ những yếu tố, phẩm chất: đúng, tốt đẹp, có ích. Thứ ba, DSVH phải biểu hiện thành những hiện tượng văn hóa. Thứ tư, tính lịch sử sẽ làm cho vốn DSVH có bề dày về thời gian, có sự phong phú về loại hình.

2.1.2. Các quan điểm của UNESCO, Đảng và Nhà nước Việt Nam về giữ gìn, phát huy di sản văn hóa

Theo từ điển Tiếng Việt thì “ giữ gìn” có nghĩa là giữ cho được nguyên vẹn, không bị mất mát, tổn hại. Về cơ bản, khái niệm giữ gìn và bảo tồn có


nghĩa gần giống nhau đó là giữ lại không để cho mất đi. Theo bách khoa toàn thư Canada, “Giữ gìn di sản- đó là sự nhận thức, sự thừa nhận giá trị và bảo tồn một cách xác đáng những vật thể được coi là quan trọng đối với sự phát triển văn hóa và lịch sử của đất nước” [61, tr.87]

Giữ gìn DSVH là bảo vệ sự tồn tại của sự vật hiện tượng theo dạng thức vốn có của nó. Giữ gìn DSVH là không để DSVH bị mai một, “không để bị thay đổi, biến hóa hay biến thái”. Như vậy, trong nội hàm của thuật ngữ này, không có khái niệm “cải biến”, “nâng cao” hoặc “phát triển”. Hơn nữa, khi nói đối tượng giữ gìn “phải được nhìn là tinh hoa”, có nghĩa chúng ta đã khẳng định giá trị đích thực và khả năng tồn tại theo thời gian, dưới nhiều thể trạng và hình thức khác nhau của đối tượng được bảo tồn.

Đối tượng giữ gìn (giữ gìn với nghĩa bao hàm cả phát huy) các giá trị

DSVH cần thỏa mãn hai điều kiện:

- Một là, nó phải được nhìn là tinh hoa, là một “giá trị” đích thực được

thừa nhận minh bạch, không có gì phải hồ nghi hay bàn cãi.

- Hai là, nó phải hàm chứa khả năng, chí ít là tiềm năng, đứng vững lâu dài (tức là có giá trị lâu dài, có thể “trơ gan cùng tuế nguyệt”) trước những biến đổi tất yếu về đời sống vật chất và tinh thần của con người, nhất dưới tác động của nền kinh tế thị trường và quá trình toàn cầu hóa, hội nhập đang diễn ra cực kỳ sôi động.

Giữ gìn DSVH nguyên vẹn (bảo tồn trong dạng “tĩnh”): là vận dụng thành quả khoa học kỹ thuật công nghệ cao, hiện đại đảm bảo giữ nguyên trạng hiện vật như sự vốn có về kích thước, vị trí, đường nét màu sắc, kiểu dáng. Khi cần phục nguyên các DSVH vật thể cần sử dụng hiệu quả các phương tiện kỹ thuật như: đồ họa kỹ thuật vi tính công nghệ 3D theo không gian ba chiều; chụp ảnh; băng hình video; xác định trong lượng, thành phần chất liệu của DSVH vật thể. Sau khi tiến hành bảo quản nguyên vẹn, phải so sánh đối chiếu số liệu với nguyên mẫu đã được lưu giữ chi tiết để không làm biến dạng DSVH vật thể.

Giữ gìn, bảo quản DSVH phi vật thể ở dạng “tĩnh” là tiến hành điều tra sưu tầm, thu thập các dạng thức văn hóa phi vật thể như nó hiện có theo quy


trình khoa học nghiêm túc chặt chẽ, “giữ” chúng trong sách vở, các ghi chép, mô tả bằng băng hình (video), băng tiếng (audio), ảnh.v.v... Tất cả các hiện tượng văn hóa phi vật thể này có thể lưu giữ trong các kho lưu trữ, các viện bảo tàng.

Giữ gìn DSVH trên cơ sở kế thừa (bảo tồn trong dạng “động”): là giữ gìn các hiện tượng văn hóa trên cơ sở kế thừa. Các DSVH vật thể sẽ được bảo tồn trên tinh thần giữ gìn những nét cơ bản của di tích, cố gắng phục chế lại nguyên trạng di sản văn hóa vật thể bằng nhiều kỹ thuật công nghệ hiện đại. Đối với các DSVH phi vật thể, bảo tồn “động” trên cơ sở kế thừa là bảo tồn các hiện tượng văn hóa đó ngay chính trong đời sống cộng đồng. Bởi lẽ, cộng đồng không những là môi trường sản sinh ra các hiện tượng văn hóa phi vật thể mà còn là nơi tốt nhất để giữ gìn, bảo vệ, làm giàu và phát huy văn hóa phi vật thể trong đời sống xã hội theo thời gian. Các hiện tượng văn hóa phi vật thể tồn tại trong ký ức cộng đồng, nương náu trong tiếng nói, trong các hình thức diễn xướng, trong các nghi lễ, nghi thức, quy ước dân gian.

Văn hóa phi vật thể luôn tiềm ẩn trong tâm thức và trí nhớ của con người mà chúng ta thường mệnh danh họ là những nghệ nhân hay là những Báu vật nhân văn sống. Do đó giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể còn đồng nghĩa với việc bảo vệ những Báu vật nhân văn sống. Đó là việc xã hội thừa nhận các tài năng dân gian, tôn vinh họ trong cộng đồng, tạo điều kiện tốt nhất để trong hoàn cảnh có thể, để họ sống lâu, sống khỏe mạnh, phát huy được khả năng của họ trong quá trình giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Cần phải phục hồi các giá trị văn hóa phi vật thể một cách khách quan, sáng suốt, tin cậy, chứ không thể chủ quan tùy tiện. Tất cả những giá trị văn hóa phi vật thể phải được kiểm chứng qua nhiều phương pháp nghiên cứu có tính chất chuyên môn cao, có giá trị thực chứng, thuyết phục thông qua các dự án điều tra, sưu tầm bảo quản, biên dịch và xuất bản các dấu tích DSVH phi vật thể.

Giữ gìn theo quan điểm phục hồi nguyên dạng DSVH phi vật thể chính là mong muốn “lý tưởng” nhất, hoàn hảo nhất. Nếu không thể giữ gìn nguyên dạng thì phải giữ gìn, bảo quản theo hiện dạng đang có. Bởi theo quy luật của thời gian thì các DSVH phi vật thể ngày càng có xu hướng xa dần nguyên


gốc. Do vậy, nếu không thể khôi phục được nguyên gốc thì giữ gìn hiện dạng

là điều cần phải thực hiện và có ý nghĩa khả thi nhất.

Tuy nhiên, hiện dạng phải có mối liên hệ chặt chẽ với nguyên dạng. Theo đó, cần xác định rõ thời điểm giữ gìn, bảo quản để sau này khi có thêm tư liệu tin cậy thì sẽ tiếp tục phục nguyên ở dạng gốc các DSVH.

Còn “phát huy” có nghĩa là làm cho cái hay, cái tốt tỏa tác dụng và tiếp tục nảy nở thêm” [77, tr.39]. Nói một cách đơn giản phát huy DSVH chính là việc khai thác, sử dụng di sản một cách có hiệu quả. Công việc này xuất phát từ nhu cầu thực tế, con người mong muốn DSVH của họ phải được nhiều người cùng biết đến hoặc đem về những lợi ích kinh tế. Phát huy DSVH là một hoạt động có tính liên ngành, có tiêu chí chung, mục đích là phục vụ cho sự tiến bộ của xã hội, cho việc phát triển du lịch bền vững và góp phần quan trọng trong việc giáo dục truyền thống yêu nước, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc đồng thời là nhịp cầu nối với bạn bè năm châu. Cách thức phát huy của mỗi di sản, mỗi thời điểm có khác nhau, điều đó tùy thuộc vào văn hóa của mỗi vùng, vào nhận thức của từng người. Nhưng tất thảy các hoạt động này đều phải dựa vào giá trị sẵn có của di sản, làm tôn vinh vẻ đẹp và phát triển các giá trị văn hóa đó. Hình thức chủ đạo của phát huy DSVH là quảng bá hình ảnh của di sản trên mọi phương diện nhằm khai thác, thu hút khách đến tham quan, đầu tư. Từ đó giúp việc phục hồi tối đa các giá trị văn hóa truyền thống, tạo cơ hội giao lưu giữa các nền văn hóa khác nhau góp phần hiểu biết lẫn nhau và tăng cường mối quan hệ quốc tế vì hòa bình, vì sự phát triển của xã hội. Mặt khác, nếu biết phát huy lợi thế của di sản văn hóa thì đây còn được xem là một tiềm lực kinh tế để phát triển xã hội.

Hiện nay, hầu hết các nước trên thế giới đều cho rằng DSVH tồn tại trong đời sống kinh tế - xã hội như một tất yếu khách quan, minh chứng cho quá trình hình thành và phát triển của quốc gia dân tộc. Vì thế, DSVH là vấn đề được nhiều tổ chức quốc tế quan tâm và được chú trọng trong quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta.


- Quan điểm của UNESCO về giữ gìn và phát huy DSVH..

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc- Unesco- (United Nations Educational Scientific and Cultural Organization), là một trong những tổ chức chuyên môn lớn của Liên hiệp quốc, hoạt động với mục đích "thắt chặt sự hợp tác giữa các quốc gia về giáo dục, khoa học và văn hoá để đảm bảo sự tôn trọng công lý, luật pháp, nhân quyền và tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo".

Nguyên Tổng giám đốc UNESCO, F.Mayor cũng nhấn mạnh:

Kinh nghiệm của hai thập kỷ qua cho thấy rằng trong mọi xã hội ngày nay, bất luận ở trình độ phát triển kinh tế nào hoặc theo xu hướng chính trị nào, văn hóa và phát triển là hai mặt gắn liền với nhau (...). Hễ nước nào tự đặt ra cho mình mục tiêu phát triển kinh tế mà tách rời môi trường văn hóa thì nhất định sẽ xảy ra những mất cân đối nghiêm trọng cả về mặt kinh tế lẫn văn hóa và tiềm năng sáng tạo của nước ấy sẽ bị suy yếu rất nhiều. Một sự phát triển chân chính đòi hỏi phải sử dụng một cách tối ưu nhân lực và vật lực của mỗi cộng đồng. Vì vậy phân tích đến cùng, các trọng tâm, các động lực và các mục đích của phát triển phải được tìm trong văn hóa (...). Từ nay trở đi văn hóa cần coi mình là một nguồn bổ sung trực tiếp cho phát triển và ngược lại phát triển cần thừa nhận văn hóa giữ một vị trí trung tâm, một vai trò điều tiết xã hội... [trích theo 137, tr.23].

Ở phương diện pháp lý, UNESCO đã có công ước về bảo vệ di sản thiên nhiên và văn hóa thế giới (năm 1972). Mục tiêu chính của công ước này là xây dựng một chương trình nhằm phục hồi, bảo tồn các di tích, địa danh hay phong cảnh nổi tiếng.

Để đảm bảo có được những biện pháp hữu hiệu và tích cực cho việc giữ gìn, phục hưng DSVH và thiên nhiên có trên lãnh thổ đất nước mình, mỗi quốc gia tham gia Công ước này sẽ nỗ lực, trong điều kiện phù hợp với sự triển kinh tế - xã hội đất nước đó: Tiếp nhận một chính sách chung nhằm quy định một chức năng cho DSVH trong đời sống của cộng đồng và đưa việc bảo vệ di sản


vào một chương trình quy hoạch tổng thể; có những biện pháp thích hợp về luật pháp, khoa học, kỹ thuật, hành chính và tài chính cần thiết cho việc xác định, bảo vệ, bảo tồn, giới thiệu và phục hồi di sản đó; thiết lập hoặc phát triển các trung tâm đào tạo tầm quốc gia hoặc địa phương về bảo vệ, bảo tồn và giới thiệu DSVH, ưu tiên nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực này.

Năm 1989, UNESCO đưa ra một văn bản Đề nghị về việc bảo tồn văn hóa truyền miệng và văn hóa dân gian. Văn bản này yêu cầu các quốc gia trên thế giới đưa ra những giải pháp bảo tồn văn hóa phi vật thể nằm trong đường biên quốc gia của họ. Và từ năm 2001, UNESCO đã xây dựng chương trình Những kiệt tác DSVH truyền miệng và phi vật thể và 4 lần công bố các danh sách vào các năm 2001(gồm 19 di sản), năm 2003 (gồm 28 di sản), năm 2005 (gồm 43 di sản) và gần đây nhất năm 2009 (76 di sản).

Mục tiêu chương trình này của tổ chức UNESCO là nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy DSVH phi vật thể của nhân loại. Kêu gọi các quốc gia hành động để giữ gìn và phát huy các DSVH, bằng việc thống kê các DSVH trong lãnh thổ của mình; thiết lập một ủy ban bảo vệ DSVH phi vật thể.

Năm 2003, với Công ước quốc tế về bảo vệ DSVH phi vật thể đã được các thành viên trong tổ chức UNESCO thông qua và có hiệu lực sau khi có đủ 30 nước phê chuẩn vào năm 2005. Điều 12 của bản công ước quy định: “Để đảm bảo cho công việc bảo tồn, mỗi quốc gia thành viên dựa vào năng lực riêng của mình sẽ xây dựng một hay nhiều thống kê các DSVH phi vật thể trên lãnh thổ của họ. Những bản thống kê này sẽ được cập nhật một cách thường xuyên”. Ngoài việc thống kê, bản công ước còn yêu cầu các quốc gia, các cộng đồng phát triển hành động cho công việc bảo tồn các DSVH.

- Quan điểm của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam về giữ gìn và phát huy DSVH.

Thứ nhất, quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về giữ gìn và phát huy DSVH

Trong quá trình lãnh đạo, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, đề cao

giá trị của DSVH trong sự phát triển văn hóa của dân tộc. Quan điểm chỉ đạo

Xem tất cả 187 trang.

Ngày đăng: 05/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí