Vấn đề giữ gìn và phát huy di sản văn hóa ở Thừa Thiên Huế hiện nay - 6


của Đảng ta trong hơn 80 năm qua là: Trân trọng, bảo vệ, kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc, vì tiến bộ của nhân dân.

Đặc biệt từ năm 1986 đến nay, khi Đảng tiến hành đổi mới đất nước, Đảng ta không chỉ đổi mới về kinh tế mà còn đổi mới trong nhận thức và tư duy: Phát triển kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa, gắn chặt với phát triển văn hóa. Rõ ràng, Đảng ta đã nhận thức một cách đúng đắn và sâu sắc hơn về vai trò của văn hóa trong sự phát triển kinh tế - xã hội. Trên nền tảng đó, các DSVH được tôn trọng, phát triển, góp phần làm cho đời sống tinh thần của xã hội ngày càng phong phú. Hội nghị Trung ương lần thứ 4, khóa VII (tháng 1- 1993) đã khẳng định: “Văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội, một động lực phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội” và đề ra nhiệm vụ:

Trước mắt, tập trung xây dựng để sớm ban hành Luật xuất bản và luật bảo vệ DSVH dân tộc...cần có chính sách cụ thể giữ gìn và nâng cao tinh hoa văn hóa của công đồng các dân tộc và của từng dân tộc. Vấn đề này cần được quan tâm một cách toàn diện, từ sưu tầm, nghiên cứu bảo tàng, phổ biến các DSVH dân tộc đến đào tạo cán bộ văn hóa cho các dân tộc... Nhà nước có kế hoạch xây dựng các bảo tàng, bảo vệ và tôn tạo các di tích văn hóa lịch sử, xây dựng các tượng đài về các anh hùng dân tộc và danh nhân văn hóa ở Thủ đô và các thành phố lớn [31, tr.413-416].

Phát triển tư duy đó, tại Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII (7- 1998) Đảng ta đã ra Nghị quyết về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc và khẳng định:

DSVH là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo ra những giá trị mới và giao lưu văn hóa. Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống (bác học và dân gian), văn hóa cách mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể [28, tr.63].


Nghị quyết Trung ương 5 cũng nhấn mạnh việc bảo tồn, phát huy DSVH dân tộc không chỉ bó hẹp trong phạm vi trong nước mà còn phải “làm tốt việc giới thiệu văn hóa, đất nước và con người Việt Nam với thế giới”.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001), Đảng tiếp tục nêu rõ: Bảo tồn và phát huy các DSVH dân tộc, các giá trị văn học, nghệ thuật, ngôn ngữ, chữ viết và thuần phong mỹ tục của các dân tộc; tôn tạo các di tích lịch sử; văn hóa và danh lam thắng cảnh; khai thác các kho tàng văn hóa cổ truyền. Tiếp thu tinh hoa và góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa của nhân loại [29, tr.115].

Trong kết luận của hội nghị Trung ương 10 khóa IX, mục tiêu, các nhiệm vụ trọng tâm và các giải pháp chủ yếu để tiếp tục xây dựng, phát triển văn hóa trong thời kỳ đổi mới được Đảng đề ra:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 187 trang tài liệu này.

Trong quá trình mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế và giao lưu văn hóa, cùng với việc tập trung xây dựng những giá trị mới của văn hóa Việt Nam đương đại, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo tồn, kế thừa, phát huy các giá trị tốt đẹp của truyền thống văn hóa dân tộc và tiếp nhận có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới, bắt kịp sự phát triển của thời đại [30, tr.243].

Đại hội X, Đảng ta xác định tiếp tục phát triển sâu rộng, nâng cao chất lượng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Gắn kết chặt chẽ hơn giữa văn hóa với phát triển kinh tế xã hội. Làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách con người Việt Nam. Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ CNH, HĐH, hội nhập kinh tế quốc tế. Bồi dưỡng các giá trị văn hóa trong thanh niên, sinh viên, học sinh, đặc biệt là lý tưởng sống, lối sống, năng lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hóa Việt Nam. Đặc biệt chú trọng đến đầu tư cho việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng, kháng chiến, DSVH vật thể, phi vật thể. Kết hợp hài hòa giữa bảo tồn, phát huy với kế thừa và phát triển, giữ gìn di tích với phát triển kinh tế du lịch, tinh thần tự nguyện, tính tự quản của nhân dân

Vấn đề giữ gìn và phát huy di sản văn hóa ở Thừa Thiên Huế hiện nay - 6


trong xây dựng văn hóa. Đồng thời tăng cường quản lý nhà nước về văn hóa. Xây dựng cơ chế chính sách, chế tài ổn định. Tăng cường mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế về văn hóa. Chống sự xâm nhập văn hóa độc hại, lai căng, phản động. Xây dựng, nâng cấp đồng bộ hệ thống thiết chế văn hóa.

Tiếp tục phát triển các quan điểm của các đại hội trước, đại hội XI của Đảng đã đưa ra nhiệm vụ chăm lo phát triển văn hóa tập trung vào 4 nội dung quan trọng:

Một là: Củng cố và tiếp tục xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phong phú, đa dạng; tiếp tục đẩy mạnh xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội...; triển khai cuộc vận động xây dựng gia đình Việt Nam góp phần giữ gìn và phát triển những giá trị truyền thống của văn hóa, con người Việt Nam, nuôi dưỡng giáo dục thế hệ trẻ.

Hai là: Phát triển sự nghiệp văn học, nghệ thuật; bảo tồn, phát huy giá trị các DSVH truyền thống, cách mạng. Theo đó, tiếp tục phát triển nền văn học, nghệ thuật Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, giàu chất nhân văn, dân chủ, vươn lên hiện đại, phản ánh chân thật, sâu sắc đời sống, lịch sử dân tộc và công cuộc đổi mới đất nước; cổ vũ, khẳng định cái đúng, cái đẹp, đồng thời lên án cái xấu, cái ác. Hoàn thiện và thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, về bảo tồn, phát huy giá trị các DSVH vật thể và phi vật thể của dân tộc. Xây dựng và thực hiện các chính sách, chế độ đào tạo, bồi dưỡng, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, tạo điều kiện để đội ngũ những người hoạt động văn hóa, văn học, nghệ thuật sáng tạo nhiều tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật.

Ba là: Chú trọng phát huy mạnh mẽ chức năng thông tin giáo dục, tổ chức và phản biện xã hội của các phương tiện thông tin đại chúng vì lợi ích của nhân dân và đất nước. Tập trung đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ hoạt động báo chí, xuất bản vững vàng về chính trị, tư tưởng, nghiệp vụ và có năng lực đáp ứng tốt yêu cầu của thời kỳ mới.

Bốn là: Đổi mới, tăng cường việc giới thiệu, truyền bá văn hóa, văn học,

nghệ thuật, đất nước, con người Việt Nam với thế giới. Xây dựng một số trung


tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài và trung tâm dịch thuật, quảng bá văn hóa Việt Nam ra nước ngoài. Tiếp thu những kinh nghiệm tốt về phát triển văn hóa của các nước, giới thiệu các tác phẩm văn học, nghệ thuật đặc sắc của nước ngoài với công chúng Việt Nam. Ngăn chặn, đẩy lùi, vô hiệu hóa sự xâm nhập và tác hại của các sản phẩm đồi trụy, phản động từ nước ngoài vào nước ta; bồi dưỡng và nâng cao sức đề kháng của công chúng, nhất là thế hệ trẻ.

Như vậy, những quan điểm trên của Đảng đã cho thấy, nền văn hóa mà chúng ta xây dựng mang bản sắc dân tộc, vừa phản ánh đậm cốt cách truyền thống dân tộc, vừa hiện đại phù hợp với trào lưu tiến bộ chung của nhân loại. Đó là sự tiếp biến các giá trị văn hóa nhân loại một cách tự nhiên trong quá trình hội nhập và phát triển. Từ nhận thức này, Đại hội đã đưa ra những định hướng lớn về phát triển văn hóa của dân tộc Việt Nam trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội như: xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phong phú, đa dạng để văn hóa trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của dân tộc trong hội nhập quốc tế, phát huy giá trị các DSVH truyền thống… Rõ ràng, Đảng đã nhận thức sâu sắc về vai trò của văn hóa, đặc biệt là các di sản truyền thống đối với sự nghiệp phát triển đất nước hiện nay, để hội nhập mà không đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc. Thông qua các DSVH để giáo dục lịch sử dân tộc cho thế hệ trẻ, khơi dậy niềm tự hào dân tộc để họ sống có lý tưởng, niềm tin, bồi dưỡng để họ có một thế giới quan và nhân sinh quan cách mạng đúng đắn, tránh sự cám dỗ của kẻ thù, chạy theo lối sống thực dụng, xa rời mục tiêu và lý tưởng cách mạng mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn.

Thứ hai, chính sách của Nhà nước ta về giữ gìn và phát huy DSVH.

Ngay sau khi giành được độc lập, ngày 23- 11-1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký và công bố sắc lệnh số 65/SL về bảo tồn cổ tích trên toàn cõi Việt Nam. Trong sắc lệnh này, thuật ngữ “cổ tích” được hiểu với nghĩa DSVH, bao gồm cả văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể. Từ đó đến nay, nhiều văn bản quy phạm pháp luật được ban hành. Hiến pháp 1992 đã quy định trách nhiệm của Nhà nước, các tổ chức và nhân dân về bảo vệ phát huy DSVH dân tộc. Đặc biệt là Quyết định số 25/TTg ngày 19/1/1993 của Thủ tướng chính phủ


về một số chính sách nhằm xây dựng và đổi mới sự nghiệp văn hóa, nghệ

thuật, trong đó nêu rõ:

“Đầu tư 100% kinh phí cho việc tu bổ, tôn tạo các di tích cách mạng, những di tích gắn với quá trình hoạt động của Đảng và cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc; hỗ trợ một phần kinh phí và vốn đầu tư của nước ngoài, để giữ gìn và tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa khác, kể cả các công trình mang tính chất tôn giáo đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa. Đầu tư 100% cho công tác sưu tầm, chỉnh lý, biên soạn, bảo quản lâu dài, phổ biến các sản phẩm văn hóa tinh thần như: Văn hóa dân gian, các điệu múa, các làn điệu âm nhạc của các dân tộc, giữ gìn các nghề thủ công truyền thống, các loại nhạc cụ dân tộc. Đầu tư 100% kinh phí cho việc xây dựng tiết mục,, luyên tập thường xuyên và trang bị cho các đơn vị nghệ thuật dân tộc: tuồng, chèo, dân ca, cải lương, múa rối... Nhà nước khuyến khích và dành một khoảng kinh phí đễ hỗ trợ các tập thể hoặc gia đình tổ chức hoạt động biểu diễn nghệ thuật và truyền dạy trên cơ sở khai thác, phổ biến nghệ thuật truyền thống, các loại hình nhạc cụ cổ truyền, xét khen thưởng xứng đáng cho những người có công sưu tầm các giá trị văn hóa dân gian, các hiện vật bảo tàng có giá trị, những người có công bảo tồn các giá trị văn hóa tinh thần, bao gồm cả các bí quyết ngành nghề thủ công truyền thống”.

Tại Quyết định số 62/QĐ- TTg, ngày 3/2/ 1994, Thủ tướng chính phủ đã giao cho bộ Văn hóa- Thông tin quản lý điều hành ba chương trình có mục tiêu cấp nhà nước, trong đó có chương trình Chống xuống cấp và tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa Việt Nam. Thời gian thực hiện chương trình từ năm 1994 đến năm 2000 với nội dung chủ yếu tập trung vào công tác bảo tồn di tích và công tác bảo tàng, nhiệm vụ trọng tâm là: Bảo vệ, phục cấp, nâng cấp tôn tạo các di tích lịch sử, cách mạng và kháng chiến đặc biệt quan trọng, các di tích kiến trúc nghệ thuật có giá trị lớn đang có nguy cơ sụp đổ cần tu bổ gấp; xây dựng mới một số khu di tích lịch sử và cách mạng quan trọng, phục cấp, nâng cấp, sắp xếp lại và hiện đại hóa các nhà bảo tàng và một số kho bảo tàng có nhiều hiện vật


quý hiếm; xây dựng mới một vài viện, hoặc khu bảo tàng đặc biệt; bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ quản lý di tích, quản lý bảo tàng...

Tiếp đến là văn bản 4739/KG- TƯ ngày 26/8/1994, Thủ tướng chính phủ đã cho phép bộ Văn hóa- Thông tin triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa. Đây là sự thể hiện một sự đầu tư đúng hướng, trên cơ sở các chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước đối với sự nghiệp giữ gìn và phát huy các giá trị DSVH.

Với nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, Luật DSVH đã được Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 14/6/2001 được xem là văn bản hoàn chỉnh nhất từ trước đến nay về vấn đề giữ gìn và phát huy DSVH ở nước ta. Nội dung của Luật gồm 7 chương, 74 điều quy định những nội dung chủ yếu như khái niệm, nội dung của DSVH; phạm vi, đối tượng điều chỉnh của luật; chính sách biện pháp chủ yếu của Nhà nước nhằm bảo vệ DSVH; trách nhiệm của cơ quan Nhà nước, tổ chức, cá nhân và của toàn bộ xã hội trong việc bảo vệ DSVH; giải thích các từ ngữ về DSVH và bảo vệ, phát huy các DSVH; xác định quyền sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý và các hình thức sở hữu khác đối với DSVH; những mục đính của việc sử dụng và phát huy DSVH; các điều cấm nhằm bảo vệ DSVH.

Đối với việc giữ gìn và phát huy DSVH phi vật thể, Luật DSVH quy định: Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản, truyền dạy và giới thiệu DSVH phi vật thể nhằm giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và làm giàu kho tàng DSVH của cộng đồng các dân tộc Việt Nam [21, tr.21].

Luật DSVH quy định những nội dung: Chính sách của Nhà nước đối với việc nghiên cứu, sưu tầm và phát huy giá trị DSVH phi vật thể; trách nhiệm của Bộ văn hóa Thông tin và UBND cấp tỉnh trong việc quản lý chỉ đạo lập hồ sơ khoa học về DSVH phi vật thể; chính sách của Nhà nước trong việc khuyến khích sưu tầm, biên soạn, dịch thuật, thống kê, phân loại DSVH phi vật thể; khuyến khích và tạo điều kiện bảo vệ và phát triển tiếng nói, chữ viết


của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; khuyến khích việc duy trì, phục hồi và phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống có giá trị tiêu biểu, những kinh nghiệm, bài thuốc cổ truyền dân tộc, đặc sản văn hóa ẩm thực và các tri thức văn hóa dân gian khác; tạo điều kiện cho việc duy trì và phát huy giá trị văn hóa của các lễ hội truyền thống; bài trừ các hủ tục và chống các biểu hiện tiêu cực và thương mại hóa trong việc tổ chức và hoạt động lễ hội; Nhà nước tôn vinh và có chính sách đãi ngộ đối với tổ chức, nghệ nhân nắm giữ, có công phổ biến bí quyết nghề nghiệp; nghệ thuật và kỹ thuật truyền thống có giá trị đặc biệt; quy định việc nghiên cứu, sưu tầm DSVH phi vật thể ở Việt Nam của tổ chức cá nhân nước ngoài.

Còn đối với việc giữ gìn và phát huy các DSVH vật thể, văn bản Luật

này chia thành ba hạn mục.

Mục 1 là di tích- danh lam thắng cảnh, quy định các nội dung chủ yếu: Phân hạng các di tích, danh lam thắng cảnh; Thẩm quyền, thủ tục xếp hạng các di tích, danh lam thắng cảnh; các khu vực bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh; tổ chức quản lý bảo vệ, sử dụng và phát huy giá trị di tích, danh lam thắng cảnh; bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích, danh lam thắng cảnh; thẩm quyền phê duyệt các dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích, danh lam thắng cảnh; trách nhiệm của các chủ đầu tư dự án với việc bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh trong quá trình xây dựng; việc thăm dò, khai quật khảo cổ.

Mục 2 gồm di vật, cổ vật quốc gia được quy định những nôi dung chủ yếu: Quyền và trách nhiệm cua tổ chức cá nhân khi mua bán, thay đổi sở hữu, di chuyển, xuất khẩu di vật, cổ vật; quy định về chế độ bảo vệ bặc biệt đối vớ bảo vật quốc gia; thẩm quyền, thủ tục, điều kiện đưa di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài nhằm mục đích giao lưu văn hóa giữa Việt Nam với các nước; quy định việc đưa di vật, cổ vật ra nước ngoài; điều kiện làm bản sao cổ vật.

Mục 3 là bảo tàng và quy định những nội dung chủ yếu sau: khái niệm về bảo tàng; các bảo tàng trong hệ thống bảo tàng Việt Nam; nhiệm vụ và quyền hạn của bảo tàng; điều kiện, thẩm quyền và thủ tục thành lập bảo tàng; việc quản lý các di vật, cổ vật trong các nhà truyền thống, nhà lưu niệm và tổ chức trưng bày tại bảo tàng.


Khi Luật DSVH chính thức có hiệu lực ngày 11-11-2002, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành nghị định số 92/2002/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật DSVH. Chính sách của Nhà nước ta về giữ gìn và phát huy DSVH được thể hiện:

1. Xây dựng và thực hiện chương trình mục tiêu bảo tồn DSVH tiêu biểu.

2. Khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa; thực hiện các chính sách ưu đãi về tinh thần và vật chất đối với nghệ nhân, nghệ sĩ nắm giữ và công bố phổ biến nghệ thuật truyền thống, bí quyết nghề nghiệp có giá trị đặc biệt.

3. Nghiên cứu, áp dụng các thành tựu khoa học- công nghệ các hoạt động sau đây:

+ Thăm dò, khai quật khảo cổ; bảo quản, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích.

+ Thẩm định, bảo quản hiện vật và chỉnh lý, đổi mới nội dung trưng bày,

hình thức thông tin bảo tàng.

+ Sưu tầm, lưu giữ và phổ biến giá trị DSVH phi vật thể, thành lập ngân

hàng giữ liệu về DSVH phi vật thể.

4. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn trong lĩnh vực bảo vệ

và phát huy giá trị DSVH.

5. Khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đóng góp về tinh thần và vật chất hoặc trực tiếp tham gia các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị DSVH.

6. Mở rộng các hình thức hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị DSVH; xây dựng và thực hiện các dự án hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, Nhà nước ta còn chỉ ra các biện pháp cụ thể, cần thiết để giữ gìn và phát huy DSVH phi vật thể, từ đó xem xét thực tiễn của công tác này để thấy được những thành tựu cũng như bất cập đặt ra hiện nay như:

1. Tổ chức thực hiện các dự án nghiên cứu, sưu tầm, thống kê, phân loại các DSVH phi vật thể trong phạm vi toàn quốc;

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/11/2022