Quan Niệm Và Thực Chất Của Việc Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Ngành Du Lịch Ở Việt Nam Hiện Nay


ngành, nghề chủ yếu là: lưu trú, ăn uống, vận chuyển khách, dịch vụ lữ hành, vui chơi giải trí, quản lý tài chính và các hàng hóa dịch vụ khác (bán lẻ).

Các nước ASEAN, trong “Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong ASEAN (MRA) về nghề du lịch”, đã đưa ra 6 nhóm nghề trong ngành du lịch: Nghiệp vụ lễ tân (gồm 5 chức danh: quản lý lễ tân, giám sát lễ tân, nhân viên lễ tân, trực điện thoại, nhân viên khuôn vác); Nghiệp vụ buồng (gồm 6 chức danh: điều hành bộ phận buồng, quản lý bộ phận giặt là, giám sát tầng, nhân viên giặt là, nhân viên phục vụ buồng, nhân viên lau dọn khu vực công cộng); Kỹ thuật chế biến món ăn (gồm 7 chức danh: bếp trưởng, bếp phó, phụ bếp, trưởng bộ phận bánh ngọt, trợ lý bếp trưởng bánh ngọt, nhân viên làm bánh, nhân viên pha chế thịt); Nghiệp vụ nhà hàng (gồm 5 chức danh: giám đốc nhà hàng, quản lý đồ ăn, trưởng nhóm phục vụ, nhân viên pha chế rượu, bồi bàn); Đại lý lữ hành (gồm 4 chức danh: tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, nhân viên tư vấn lữ hành cấp cao, nhân viên tư vấn lữ hành); Nghiệp vụ điều hành tour (gồm 5 chức danh: quản lý sản phẩm, quản lý bán hàng và marketing, quản lý tài chính, quản lý bán vé, quản lý tour). Tổng cộng là 32 chức danh. [64, tr.55].

` Phân loại ngành du lịch nước ta thành 4 phân ngành chủ yếu: lưu trú và ăn uống, dịch vụ lữ hành, dịch vụ vận chuyển và dịch vụ khác. Trong có các nghề lao động trực tiếp gồm: quản lý nhà nước về hoạt động du lịch và quản trị kinh doanh du lịch; giám sát điều hành (trưởng phó phòng, tổ trưởng, tổ phó, bếp trưởng phụ trách bộ phận trong đơn vị kinh doanh du lịch); nhân viên phục vụ du lịch (nhân viên lễ tân, nhân viên phục vụ buồng, nhân viên phục vụ bàn, nhân viên phục vụ quầy bar, nhân viên lữ hành/marketing, hướng dẫn viên và thuyết minh viên du lịch, nhân viên bếp, người điều khiển phương tiện vận chuyển khách du lịch và nhân viên khác) [64, tr.56].


Phân loại nguồn nhân lực ngành du lịch theo không gian phục vụ: Theo cách phân nhóm này, nguồn nhân lực du lịch có 3 nhóm chính: Nhóm 1: Nguồn nhân lực phục vụ tại các đầu mối giao thông (sân bay,

nhà ga, mạng lưới đường xá, cảng, các kho nhiên liệu, các phương tiện máy móc và sửa chữa…).

Nhóm 2: Nguồn nhân lực du lịch phục vụ tại điểm đến du lịch: tại các doanh nghiệp phục vụ trực tiếp du khách, tại các doanh nghiệp hỗ trợ du lịch, cộng đồng dân cư địa phương tại các điểm đến tham gia vào hoạt động du lịch.

Nhóm 3: Nhân lực tổng hợp làm nhiệm vụ quản lý Nhà nước về du lịch và hoạt động sự nghiệp du lịch. Bao gồm: cơ quan cấp phép, đăng ký kinh doanh, cơ quan đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội, cơ quan quản lý rừng quốc gia, bảo tồn thiên nhiên, cơ quan quản lý văn hóa; nguồn nhân lực tham gia công tác nghiên cứu phát triển du lịch, đào tạo, dạy nghề…[64, tr.57-58].

Phân loại nguồn nhân lực du lịch theo dạng thức của mối liên hệ với khách:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.

Căn cứ vào mối liên hệ với đối tượng phục vụ là khách du lịch, nguồn nhân lực du lịch được chia thành 02 nhóm: nguồn nhân lực trực tiếp và nguồn nhân lực gián tiếp.

Nguồn nhân lực trực tiếp: là lực lượng trực tiếp phục vụ khách du lịch, như trong các cơ sở lưu trú du lịch, nhà hàng, công ty lữ hành, các đơn vị trực tiếp cung cấp các dịch vụ du lịch…

Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay - 6

Nguồn nhân lực gián tiếp: bao gồm lực lượng cung ứng, hỗ trợ cho các hoạt động trực tiếp phục vụ khách du lịch, như cung ứng hàng hóa, thực phẩm…[64,tr. 59]

2.1.2.4. Đặc trưng của nguồn nhân lực ngành du lịch

Đã có nhiều nghiên cứu mang tính lý luận về đặc trưng của nguồn nhân lực ngành du lịch Việt Nam như tác giả Trần Văn Thông trong sách “Tổng quan du lịch”, Nguyễn Văn Lưu trong nghiên cứu “Phát triển nguồn nhân lực


yếu tố quyết định sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam”…Nhìn chung các tác giả đều nhìn nhận nguồn nhân lực ngành du lịch Việt Nam có những đặc trưng sau:

Thứ nhất: Nguồn nhân lực ngành du lịch chủ yếu lao động trong hoạt động dịch vụ. Lao động du lịch nhằm mục đích tạo ra mọi điều kiện và tiện nghi thuận lợi cho khách du lịch đi lại, lưu trú, trải nghiệm và các hoạt động bổ sung khác. Lao động du lịch tạo ra các dịch vụ du lịch là chủ yếu, chiếm tới 70 - 80% toàn bộ sản phẩm du lịch.

Thứ hai: Nguồn nhân lực ngành du lịch có tính chuyên môn hóa cao do đặc tính chuyên môn hóa cao của lao động du lịch. Tính chuyên môn hóa của lao động du lịch là nguyên nhân làm cho một số hoạt động phục vụ du lịch có tính độc lập tương đối, như hướng dẫn viên du lịch, lễ tân khách sạn, tổ chức du lịch, điều hành tour, marketing, tuyên truyền quảng cáo…có nghiệp vụ riêng, khó thay thế. Tính chuyên môn hóa tạo ra sự thuần thục, khéo léo trong tay nghề. Kỹ năng thuần thục dần trở thành những kỹ xảo mang tính nghệ thuật, do vậy nâng cao được chất lượng phục vụ, tiết kiệm chi phí, thời gian, tạo ra năng suất lao động và hiệu quả kinh tế cao.

Thứ ba: Nguồn nhân lực ngành du lịch có thời gian lao động phụ thuộc vào thời gian và đặc điểm tiêu dùng của khách . Lao động du lịch là quá trình tạo dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Vì vậy, về mặt lý thuyết, lao động du lịch phải được diễn ra bất kỳ ngày nào, cả trong ngày lễ, tết, cuối tuần, vào bất cứ thời gian nào khi có yêu cầu. Theo đó, lao động trong ngành này phải tổ chức thành ca, kíp để đảm bảo đủ nhân lực ở các bộ phận liên quan với nhau tham gia các khâu của dây chuyền phục vụ; đồng thời, người lao động có điều kiện nghỉ ngơi, hồi phục lại sức lao động, được hưởng tất cả các quyền lợi của luật Lao động và thỏa thuận lao động đã ký kết.


Thứ tư: Nguồn nhân lực ngành du lịch làm việc trong môi trường lao động có cường độ làm việc tuy không cao, nhưng liên tục và chịu áp lực tâm lý lớn và môi trường phức tạp. Người lao động trong ngành du lịch, đặc biệt là lao động có quan hệ trực tiếp với khách du lịch như lễ tân, phục vụ buồng, bàn, hướng dẫn viên du lịch…phải tiếp xúc với nhiều đối tượng khách du lịch và phải làm hài lòng nhiều vị khách khó tính, được gọi là nghề “làm dâu tram họ”.

Thứ năm: Cơ cấu nguồn nhân lực du lịch rất đa dạng, cả về độ tuổi, giới tính, trình độ văn hóa và nghiệp vụ.

Cơ cấu theo độ tuổi: Có bộ phận đòi hỏi tuổi thấp hơn (lễ tân, nhân viên phục vụ bàn, bar…); có bộ phận đòi hỏi ở độ tuổi cao hơn (cán bộ quản lý…). Trên thực tế, trong hoạt động du lịch, độ tuổi lao động giãn ra, vượt ra khỏi quy định của pháp luật về tuổi lao động thông thường. Những người chưa đến tuổi lao động, ngưởi đã nghỉ hưu vẫn có thể tham gia lao động du lịch. Đây là đặc điểm mang tính đặc trưng của khối dịch vụ nói chung, lĩnh vực du lịch nói riêng.

Cơ cấu theo giới tính: Lao động du lịch gồm cả lao động nam và nữ, nhưng lao động nữ chiếm tỷ lệ cao hơn. Cơ cấu về giới tính cũng thay đổi theo từng bộ phận nghiệp vụ. Một số bộ phận có xu hướng thay đổi cơ cấu truyền thống.

Cơ cấu theo trình độ học vấn và nghiệp vụ: trình độ học vấn của nhân lực trong lao động du lịch tương đối thấp và khác nhau theo vị trí công tác: Nhân lực làm công tác quản lý thường có trình độ học vấn và kiến thức nghiệp vụ cao; nhân lực làm lao động nghiệp vụ có trình độ học vấn thấp hơn nhưng trình độ nghiệp vụ phải được đào tạo cơ bản. Nhân lực trong lao động du lịch có trình độ ngoại ngữ cao, đặc biệt là nhân viên nghiệp vụ khách sạn, lữ hành, hướng dẫn.


Thứ sáu: Nguồn nhân lực ngành du lịch thường có sự biến động cao. Đặc điểm này mang tính khách quan, chủ yếu do tính thời vụ của hoạt động du lịch. Nhiều nhân lực được tuyển dụng, bố trí làm việc trong một thời gian ngắn vào mùa du lịch và thôi việc sau khi mùa du lịch kết thúc [64, tr.75-82].

Nhìn chung, nguồn nhân lực ngành du lịch có những đặc trưng rất riêng so với các ngành kinh tế khác.

2.2. QUAN NIỆM VÀ THỰC CHẤT CỦA VIỆC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.2.1. Quan niệm về đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch

Theo từ điển bách khoa Việt Nam: đào tạo là quá trình tác động đến một con người, làm cho người đó lĩnh hội và nắm bắt tri thức, kỹ năng, kỹ xảo một cách có hệ thống, nhằm chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng lao động nhất định, góp phần của mình vào việc phát triển xã hội, duy trì phát triển nền văn minh loài người. Về cơ bản, đào tạo là giảng dạy và học tập ở trường gắn với việc giáo dục đạo đức và nhân cách. [46, tr. 312].

Theo từ điển tiếng Việt: đào tạo là quá trình tác động đến một con người làm cho người đó lĩnh hội và nắm những tri thức kỹ năng, kỹ xảo một cách có hệ thống, nhằm chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng nhận một sự phân công lao động nhất định, góp phần của mình vào việc phát triển kinh tế - xã hội, duy trì và phát triển nền văn minh của loài người [123, tr.237].

Theo một cách tiếp cận khác thì đào tạo là dạy dỗ, rèn luyện để trở nên người có hiểu biết, có nghề nghiệp [124, tr.593].

Các quan điểm trên mới chỉ đề cập đến đối tượng đào tạo trong một quá trình bị động, chưa nói đến chủ thể của quá trình đào tạo với tư cách là một quá trình, phải là sự tương tác, tác động giữa chủ thể và đối tượng.


Cần chú ý đào tạo là quá trình tác động giữa chủ thể và đối tượng đào tạo. Sự tác động này không phải là một chiều thụ động mà là mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại, thể hiện tính tích cực, tự giác, sáng tạo của cà chủ thể và đối tượng đào tạo.

Đào tạo còn được hiểu là một quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức, nhằm hình thành và phát triển có hệ thống các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ… để hoàn thiện nhân cách cho mỗi cá nhân, tạo tiền đề cho họ có thể vào đời hành nghề một cách có năng suất và hiệu quả. Quá trình này được tiến hành chủ yếu trong các cơ sở đào tạo như nhà trường, trung tâm, viện hoặc ở cơ sở sản xuất theo những mục tiêu, nội dung, chương trình hoàn chỉnh và có hệ thống cho mỗi khóa học với những thời gian quy định và các trình độ khác nhau. Đào tạo không chỉ là quá trình trang bị kiến thức nhất định về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng, kỹ xảo mà còn làm tăng niềm say mê nghề nghiệp cho người lao động, để họ có thể đảm nhận và hoàn thành tốt hơn một công việc nhất định [120].

Từ đây, có thể quan niệm đào tạo nguồn nhân lực là quá trình tác động tự giác của chủ thể vào đối tượng đào tạo nhằm trang bị kiến thức nhất định về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng, kỹ xảo cho người học để họ có thể đảm nhận được công việc theo quy định, tiêu chuẩn, cấp bậc nghề nghiệp cần thiết, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.

Phân biệt “giáo dục” với “đào tạo”: “giáo dục” là hoạt động của chù thể tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần thể chất của đối tượng nào đó, làm cho đối tượng đó dần dần có những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra. “Đào tạo” chủ yếu là dạy dỗ rèn luyện để trở nên người có hiểu biết, có nghề nghiệp. Đào tạo là quá trình truyền thụ, tiếp nhận một cách có hệ thống những tri thức, kỹ năng theo quy trình của từng cấp học nào đó. Như vậy khái niệm giáo dục có nghĩa rộng hơn bao gồm cả đào tạo. Đào tạo


cũng có nội dung giáo dục nhưng chủ yếu thiên về dạy dỗ, rèn luyện để trở nên người có chuyên môn nghề nghiệp. Đào tạo chủ yếu không phải trang bi kiến thức cơ bản mà chỉ là vấn đề hệ thống lại về chức năng, khả năng vận dụng những kiến thức ấy giải quyết những tình huống cụ thể.

Phân biệt “đào tạo” với “bồi dưỡng”: bồi dưỡng là quá trình tác động đến con người làm cho cá nhân đó tăng thêm năng lực hoặc phẩm chất; là quá trình nâng cao trình độ chuyên môn, kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp một cách thường xuyên; làm tăng cường năng lực nói chung trên cơ sở kiến thức, kỹ năng đã được đào tạo. Bồi dưỡng có nhiệm vụ cập nhật, trang bị thêm những kiến thức, kỹ năng, thái độ cho mỗi cá nhân để thực hiện tốt hơn, hiệu quả hơn nhiệm vụ được giao. Như vậy, đào tạo được xem như là một quá trình làm cho cá nhân trở thành người có năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định, còn bồi dưỡng được xác định là quá trình làm cho người ta tăng thêm năng lực hoặc phẩm chất.

Dựa trên cơ sở những quan niệm trên, xuất phát từ mục đích nghiên cứu, tác giả thống nhất với quan niệm như sau:

Đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch là sự tác động tích cực, tự giác của chủ thể vào đối tượng đào tạo nhằm trang bị kiến thức nhất định về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng, kỹ xảo cho người lao động trong ngành du lịch, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển ngành và của đất nước.

Về cơ bản, đào tạo nguồn nhân lực nói chung và đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch nói riêng là việc giảng dạy và học tập ở các nhà trường gắn với việc giáo dục đạo đức, nhân cách cho đối tượng được đào tạo, để hình thành cho đối tượng đó những phẩm chất, năng lực cần thiết, đáp ứng những nhu cầu phát triển của ngành du lịch cũng như sự phát triển của xã hội trong mỗi giai đoạn cụ thể.


2.2.2. Thực chất của việc đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch Việt Nam

Đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch là quá trình bao gồm nhiều yếu tố nội tại. Chúng tác động biện chứng lẫn nhau. Tổng hòa đặc trưng của các yếu tố nội tại chính là biểu hiện thực chất của quá trình này.

Một là chủ thể đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch

Khái niệm “chủ thể” lúc đầu (chẳng hạn như ở Aritxtot) có nghĩa là cái mang những đặc tính, trạng thái, hoạt động, và về mặt này thì là đồng nhất với khái niệm thực thể. Kể từ thế kỷ XVII, khái niệm “chủ thể” cũng như khái niệm tương quan với nó là “khách thể” bắt đầu được dùng với ý nghĩa nhận thức luận.

Ngày nay, nhìn chung các nhà nghiên cứu đều thống nhất về nội dung của khái niệm “chủ thể”. Theo đó, chủ thể là con người hoạt động với những cấp độ tồn tại khác nhau, nhận thức và cải tạo thế giới xung quanh cũng như chính bản thân mình. Chủ thể đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch tạo dựng tiền đề, định hướng thường xuyên tác động tích cực liên tục, đã chủ quan hóa cái khách quan trong quá trình nhận thức chuyển hoá ở đối tượng đào tạo, đảm bảo theo các yêu cầu ngành du lịch đặt ra.

Chủ thể trong đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch bao gồm các tổ chức, cá nhân liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch. Vì vậy, hệ thống chủ thể đó rất đa dạng, nhiều cấp độ. Tuy nhiên, chúng ta có thể tập trung nghiên cứu những chủ thể cơ bản, trực tiếp nhất trong hoạt động đào tạo nguồn nhân lực của Ngành, gồm cấp độ cá nhân và tổ chức. Chủ thể là tổ chức gồm: Các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở các cấp khác nhau (Trung ương, địa phương), các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh du lịch và các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch. Chủ thể là cá nhân gồm: đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý đứng đầu các tổ chức, những

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/03/2023