ngành du lịch ở ĐBSCL hiện nay phù hợp với mục đích nghiên cứu của mình với đối tượng, phạm vi nghiên cứu cụ thể. Đặc biệt, tác giả sẽ phân tích về những vấn đề đặt ra từ thực trạng đó, như là một cơ sở khoa học cho việc xây dựng hệ thống giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực du lịch ở ĐBSCL hiện nay.
Thứ ba: Kế thừa những kết quả nghiên cứu trên, xuất phát từ mục đích nghiên cứu, tác giả xây dựng hệ thống giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch ở ĐBSCL hiện nay, dựa trên những nghiên cứu về thực trạng, phương hướng, xu hướng và những yêu cầu phát triển của đất nước, của Ngành, của vùng, kinh nghiệm của các nước trên thế giới cũng như yêu cầu về phát triển nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực du lịch nói riêng trong bối cảnh hiện nay, đặc biệt là trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Chương 2
ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY– MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
2.1. QUAN NIỆM VỀ NGUỒN NHÂN LỰC, NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1.1. Quan niệm về nguồn nhân lực
Nhân lực là sức lực ở trong mỗi con người giúp họ hoạt động và thông qua hoạt động sức lực ngày càng phát triển, con ngưởi có đủ điều kiện tham gia vào quá trình lao động sản xuất ra của cải vật chất, tinh thần cho xã hội.
Có thể bạn quan tâm!
- Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay - 2
- Các Công Trình Nghiên Cứu Về Kinh Nghiệm Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Ngành Du Lịch Của Một Số Quốc Gia Trên Thế Giới
- Các Công Trình Nghiên Cứu Liên Quan Đến Phương Hướng Và Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Ngành Du Lịch Ở Đồng Bằng Sông Cửu
- Quan Niệm Và Thực Chất Của Việc Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Ngành Du Lịch Ở Việt Nam Hiện Nay
- Yêu Cầu Và Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Ngành Du Lịch Ở Việt Nam Hiện Nay
- Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Ngành Du Lịch Phải Đảm Bảo Số Lượng, Chất Lượng, Cân Đối Về Cơ Cấu, Ngành Nghề Và Trình Độ Đào Tạo
Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.
Con ngưởi là yếu tố năng động nhất của quá trình sản xuất, đồng thời quyết định chất lượng, hiệu quả của quá trình tạo ra sản phẩm hàng hóa, tinh thần của xã hội.
Sức lao động là tổng thể thể lực và trí lực của con người, là khả năng lao động của con người. Con người sử dụng sức lao động và công cụ lao động tác động vào đối tượng lao động nhằm tạo ra sản phẩm vật chất, tinh thần đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của bản thân và xã hội.
Và theo từ điển tiếng Việt nguồn là nơi phát sinh, nơi cung cấp. Nhân lực là sức của con người bao gồm sức lực cơ bắp (thể lực), trình độ tri thức được vận dụng vào quá trình lao động của mỗi cá nhân (trí lực), những ham muốn hoài bảo của bản thân người lao động hướng tới một mục đích xác định (tâm lực). Nhân lực với ý nghĩa đầy đủ của nó bao gồm ba yếu tố có sự liên hệ chặt chẽ nhau, đó là thể lực, trí lực và tâm lực [123].
Hiện nay, có nhiều quan niệm khác nhau về nguồn nhân lực với những cách tiếp cận riêng, từ góc độ triết học, xã hội học hay kinh tế học; từ quy mô tổ chức, ngành, địa phương, vùng lãnh thổ đến quy mô quốc gia, và với những
mục đích nghiên cứu khác nhau. Có thể khái quát có ba cách hiểu về nguồn nhân lực như sau:
Cách hiểu thứ nhất là cách hiểu với nội hàm rộng lớn hơn cả. Đó là xem nguồn nhân lực là toàn bộ sức lao động của con người nói chung, là mọi năng lực, khả năng của con người có thể tham gia lao động trong khoảng thời gian được xem xét. Nguồn lực con người bao gồm toàn bộ cộng đồng dân cư với đặc điểm của nó, cả tiềm năng và tài năng, cả thể lực, tâm lực và trí lực, có thể được huy động vào lao động sản xuất trực tiếp, có thể tại một thời điểm nhất định chưa thể huy động hết được vào quá trình lao động sản xuất trực tiếp, bao gồm cả những con người ở ngoài độ tuổi lao động gồm cả bộ phận dân cư có khả năng lao động, đang được huy động, lẫn bộ phận dân cư chưa được huy động vào quá trình sản xuất trực tiếp. Cụ thể như: Theo Cơ quan Phát triển của Liên hợp quốc UNDP, nguồn nhân lực được hiểu là tất cả những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của con người có quan hệ tới sự phát triển của mỗi cá nhân và của đất nước. Việc sử dụng hiệu quả nó sẽ tạo động lực to lớn cho sự phát triển kinh tế, xã hội. [78, tr.8].
Theo tổ chức Ngân hàng Thế giới, nguồn nhân lực bao gồm toàn bộ vốn con người, với thể lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp… của mỗi cá nhân. Và đó là một loại nguồn vốn bên cạnh các vốn khác như: vốn tiền tệ, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên. Tổ chức này cho rằng, so với đầu tư tài chính, công nghệ…, thì đầu tư cho con người là đầu tư quan trọng nhất, là cơ sở vững chắc cho sự phát triển bền vững. Trong đầu tư cho con người thì đầu tư cho giáo dục có vai trò quan trọng nhất [129, tr.3].
Với quan niệm này, nguồn nhân lực đồng nghĩa với khái niệm nguồn lực con người, là những thuật ngữ chỉ số lượng dân, cơ cấu dân số và chất lượng con người với tất cả các đặc điểm, tiềm năng và sức mạnh của nó trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
Cách hiểu thứ hai, xem nguồn nhân lực là dân số và cơ cấu dân số, là chất lượng con người, của cộng đồng với toàn bộ các đặc điểm từ truyền thống đến hiện đại, cả mặt mạnh đến mặt yếu, cả tài năng lẫn tiềm năng, gồm cả thể lực, tâm lực và trí lực của một bộ phận dân cư trong xã hội (kể cả trong và ngoài độ tuổi lao động) tham gia vào các hoạt động sản xuất, dịch vụ và các hoạt động khác của đời sống xã hội ở một giai đoạn xác định, cụ thể.
Với cách hiểu này thì khái niệm nguồn nhân lực đã được thu hẹp ngoại diên, không còn là toàn bộ mọi người có khả năng lao động, như người cao tuổi, trẻ em, người tàn tật, người không muốn lao động… Đây là cách tiếp cận từ góc độ kinh tế học phát triển, nguồn nhân lực được xem là một trong các nguồn lực trực tiếp tham gia vào quá trình phát triển kinh tế, xã hội của một quốc gia. Đó là toàn bộ những người có khả năng lao động, quyết định trực tiếp đến phát triển kinh tế.
Cách hiểu thứ ba, nội hàm và ngoại diên của khái niệm còn hẹp hơn nữa. Nguồn nhân lực là một trong số các nguồn lực giúp cho sự phát triển kinh tế xã hội, là khả năng lao động của xã hội tham gia vào các hoạt động kinh tế - xã hội. Đó là chỉ bộ phận dân cư trong độ tuổi lao động, tham gia, hoạt động trong nền sản xuất xã hội, tức là có lao động, có sử dụng thể lực, tâm lực và trí lực vào quá trình lao động sản xuất trực tiếp. Nói cách khác, đó là bộ phận dân cư trong độ tuổi lao động, đang tham gia lao động, chứ không phải là toàn bộ dân cư có khả năng lao động. Đó là lực lượng dân cư trong độ tuổi lao động, được huy động vào quá trình lao động, chứ không phải là bộ phận dân cư có thể được huy động vào quá trình lao động sản xuất, càng không phải là toàn bộ dân cư, những con người đang sống nói chung trong một giai đoạn xác định [45, tr.28].
Cụ thể, đó là quan niệm của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) khi tổ chức này nhận định:
Nguồn nhân lực là toàn bộ số người trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động. Hay, nguồn nhân lực là khả năng lao động của xã hội, là nguồn lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, bao gồm các nhóm dân cư trong độ tuổi lao động, có khả năng tham gia quá trình lao động, sản xuất xã hội, tức là toàn bộ các cá nhân có thể tham gia quá trình lao động [66, tr.25].
Bên cạnh đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam cho rằng, đó là nhóm dân cư trong độ tuổi lao động có khả năng lao động, với cách hiểu này nguồn nhân lực tương đương với nguồn lao động [66].
Theo cách hiểu thứ ba này, nguồn nhân lực đồng nghĩa với lực lượng lao động xã hội đang tham gia lao động, sản xuất, tức với số người lao động, nhưng không thuần túy về số lượng mà cả về chất lượng của lực lượng lao động này. Với quan niệm này thì nguồn nhân lực đồng nghĩa với nhân lực đang lao động. [45, tr.29]
Trên cơ sở những quan niệm nói trên về nguồn nhân lực, xuất phát từ mục đích nghiên cứu, tác giả đưa ra quan niệm về nguồn nhân lực như sau:
Nguồn nhân lực là dạng đặc biệt của nguồn lực nói chung, là nguồn lao động bao gồm tổng thể các yếu tố tạo nên sức mạnh của con người; là tổng thể số lượng, chất lượng với các tiêu chí về thể lực, trí lực, tâm lực và cơ cấu, tạo nên năng lực để từ đó có thể huy động vào phát triển kinh tế - xã hội. Quan niệm về nguồn nhân lực trên cần chú ý các khía cạnh sau: Một là, nguồn nhân lực và các nguồn lực khác tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật, khoa học công nghệ…có quan hệ biện chứng nhau trong đó nguồn nhân lực là chủ thể quyết định, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Các nguồn lực khác tự nó chỉ tồn tại dưới dạng khả năng. Chúng chỉ phát huy tác dụng và có ý nghĩa xã hội tích cực khi được kết hợp với nguồn lực con người, thông qua hoạt động có ý thức của con
người; Hai là, nguồn nhân lực khác về chất so với các nguồn lực khác. Tất cả các nguồn lực khác đều bị hao mòn, hầu như không có khả năng tái sinh trong quá trình sử dụng. Nguồn nhân lực xét ở một khía cạnh nào đó nếu khai thác và sử dụng hợp lý thì càng được sử dụng, càng được tái sinh, bồi dưỡng và nâng cao thêm về mặt chất lượng.
Do cách tiếp cận khác nhau nên cách hiểu về nguồn nhân lực cũng khác nhau. Tuy vậy, khi đề cập đến nguồn nhân lực, hầu hết các cách tiếp cận về nguồn nhân lực đều chú ý đến số lượng, chất lượng và cơ cấu của nguồn nhân lực.
Số lượng nguồn nhân lực: được biểu hiện thông qua các chỉ số về quy mô, tốc độ tăng của nguồn nhân lực. Trong quan niệm trên, số lượng nguồn nhân lực được xác định có bao nhiêu người đang làm việc và sẽ có thêm bao nhiêu người nữa trong tương lai được bổ sung vào đội ngũ nhân lực của một tổ chức, một lãnh thổ. Đặc trưng này chỉ quy mô của nguồn nhân lực. Sự gia tăng quy mô nguồn nhân lực của một tổ chức, một quốc gia là sự phát triển về số lượng của nguồn nhân lực, dựa trên hai nhóm yếu tố: yếu tố bên trong bao gồm nhu cầu thực tế công việc đòi hỏi phải tăng số lượng nhân lực; và các yếu tố bên ngoài của tổ chức, của lãnh thổ như sự gia tăng về dân số hay sự gia tăng lực lượng nhân lực do di cư.
Chất lượng của nguồn nhân lực là yếu tố tổng hợp của nhiều thành tố cấu thành bên trong như thể lực, trí lực, tâm lực của nguồn nhân lực và mỗi cá nhân của nguồn nhân lực đó. Trong các thành tố trên thì trí lực và thể lực là hai yếu tố quan trọng trong việc xem xét đánh giá chất lượng nguồn nhân lực. Chất lượng nguồn nhân lực biểu hiện thông qua các tiêu chí sức khỏe, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, mức độ lành nghề, phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp.
Chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố quyết định, nói lên sức mạnh và tiềm năng to lớn của nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội.
Cơ cấu nguồn nhân lực: thể hiện ở tỉ trọng lao động trong từng lĩnh vực của ngành, ở sự phân bổ nhân lực xét theo trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, kỹ năng và kinh nghiệm làm việc. Bên cạnh đó, cơ cấu còn được thể hiện trên các phương diện khác nhau như cơ cấu về dân tộc, giới tính, độ tuổi, lĩnh vực hoạt động…
Khi nói đến nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực, cần phải chú ý đến cả ba yếu tố trên. Nếu chỉ quan tâm đến chất lượng mà không đủ quy mô (không đủ số lượng), không có sự hợp lý về cơ cấu thì nguồn nhân lực với chất lượng cao bao nhiêu cũng không thể hoàn thành được nhiệm vụ của tổ chức, lãnh thổ.
2.1.2. Quan niệm về nguồn nhân lực ngành du lịch
2.1.2.1. Quan niệm về du lịch
Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên hợp quốc (UNWTO) xác định:
Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư [64, tr.32].
Hội nghị quốc tế về du lịch và lữ hành được tổ chức ở Ottawa, Canada vào tháng 6 năm 1991 đã thống nhất đưa ra định nghĩa :
Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, với mục đích tham quan, khám phá hoặc với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn, cũng như mục đích kinh doanh và những
mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư [64, tr.32].
Ở Việt Nam, hệ thống các thuật ngữ, khái niệm cơ bản của ngành du lịch chỉ mới được chuẩn hóa trong thời gian gần đây. Đặc biệt, từ khi có Luật Du lịch. Luật Du lịch năm 2017 của Quốc Hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam định nghĩa khái niệm du lịch như sau:
Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác [88].
2.1.2.2. Khái niệm nguồn nhân lực ngành du lịch
Trên cơ sở khái niệm chung về nguồn nhân lực, xuất phát từ mục đích nghiên cứu, tác giả đưa ra quan niệm về nguồn nhân lực ngành du lịch như sau:
Nguồn nhân lực ngành du lịch Việt Nam là một bộ phận trong cơ cấu nguồn nhân lực quốc gia, là tổng hòa những khả năng của lực lượng lao động hiện có trong ngành du lịch và tiềm năng có thể huy động thể hiện qua các yếu tố về số lượng, chất lượng, cơ cấu với các tiêu chí về thể lực, trí lực và tâm lực của con người đóng góp quan trọng vào sự phát triển của ngành du lịch.
2.1.2.3. Phân loại nguồn nhân lực ngành du lịch
Nguồn nhân lực du lịch có thể phân nhóm theo nhiều tiêu thức, nổi lên là cách phân theo ngành, nghề; theo không gian phục vụ và theo dạng thức phục vụ.
Phân loại nguồn nhân lực ngành du lịch theo ngành, nghề:
Theo cách phân loại của Tổ chức Du lịch thế giới của Liên hợp quốc (UNWTO) thì nguồn nhân lực du lịch trực tiếp có thể được phân thành 7 nhóm