Mâu Thuẫn Giữa Yêu Cầu Phải Có Môi Trường Đào Tạo Tiên Tiến Với Sự Lạc Hậu Của Môi Trường Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Ngành Du Lịch Ở Các Cơ Sở


với thực tiễn, phù hợp với nhu cầu thực tế, tiên tiến về nội dung, kết hợp nội dung đào tạo kỹ năng cứng và kỹ năng mềm; đảm bảo sự liên thông, liên kết giữa các chương trình đào tạo, liên kết trong nước và quốc tế; phương pháp đào tạo phải luôn được đổi mới, sáng tạo, linh hoạt, phát huy tính tính tích cực của người học, gắn kết giữa lý luận và thực hành, tránh những phương pháp thụ động, lạc hậu...

Vấn đề cấp thiết hiện nay là việc đổi mới, cập nhật chương trình để đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ của ngành du lịch Việt Nam, khu vực và thế giới. Đào tạo phải gắn với thực tiễn và yêu cầu của doanh nghiệp, tổ chức. Cần đào tạo tập trung theo mô hình thực nghiệp, kết hợp lý thuyết và thực hành kỹ năng nghề du lịch.

Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch ĐBSCL hiện nay còn nhiều bất cập về nội dung và phương pháp đào tạo. Một số nội dung chương trình đào tạo còn mang tính chấp vá, không đồng bộ, không tổng thể, không lâu dài, chỉ đào tạo để xử lý những tình huống thiết hụt ngay lập tức.

Việc đào tạo kỹ năng thực hành nghề trong chương trình đào tạo còn nhiều bất cập với thời lượng đào tạo thực tế còn khá ít. Kỹ năng thực hành là một trong những yếu tố đặc biệt cần thiết cho người học có thể vận dụng những kiến thức đã học vào trong thực tiễn nghề nghiệp du lịch, để có thể có được việc làm đáp ứng nhu cầu xã hội và góp phần phát triển tổ chức.

Quan điểm dạy học “lấy người học làm trung tâm, phát huy tính chủ động sáng tạo” tuy được quan tâm nhưng trên thực tế triển khai ở một số cơ sở đào tạo ở vùng ĐBSCL chưa hiệu quả.

Thực trạng về nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch ở ĐBSCL hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực của Ngành, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao trước những yêu cầu, đòi hỏi của việc phát triển


ngành du lịch và hội nhập quốc tế. Hiện nay không ít sinh viên ra trường chưa đáp ứng được yêu cầu xã hội, yêu cầu phát triển sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và người sử dụng lao động. Việc thiếu gắn bó, kết hợp chưa đồng bộ giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học, với sản xuất, kinh doanh... đã tạo ra nguồn nhân lực thiếu năng động, xa rời thực tiễn. Chương trình, nội dung đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Tình trạng dạy những gì nhà trường đang có, chưa dạy những gì mà xã hội cần không còn phù hợp với yêu cầu mới của CNH-HĐH và hội nhập quốc tế.

Vì vậy, việc đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo là yêu cầu bắt buộc và cấp bách nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch vùng ĐBSCL trong bối cảnh hiện nay.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.

3.3.3. Mâu thuẫn giữa yêu cầu phải có môi trường đào tạo tiên tiến với sự lạc hậu của môi trường đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch ở các cơ sở đào tạo tại Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay

Môi trường đào tạo có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với đào tạo nguồn nhân lực nói chung, đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch nói riêng. Một môi trường bình đẳng, nghiêm túc, lành mạnh, tiến tiến trong đào tạo, phát triển nguồn nhân lực là đòi hỏi bức thiết của tình hình hiện nay. Môi trường đào tạo tác động thường xuyên, liên tục tới mọi hoạt động đào tạo. Có môi trường lành mạnh, dân chủ mới tạo ra điều kiện và cơ hội cho mọi thành viên tham gia một cách tích cực, sáng tạo vào công tác đào tạo. Môi trường thể hiện ở các mối quan hệ giữa thầy và trò; giữa giáo dục và đời sống; giữa lý thuyết và thực hành, ứng dụng; giữa nhà trường và xã hội.

Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay - 15

Để có nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu kinh tế tri thức cần phải có được môi trường đào tạo thích ứng nhằm phát huy tính tích cực, tự giác của người học; niềm say mê khoa học và học tập được kích thích; năng lực sáng tạo của cả thầy và trò được phát huy; kết quả học tập, thi cử, luận văn, luận án


được đánh giá công bằng, khách quan; người học thấy rõ tương lai, nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống sau khi tốt nghiệp.

Trước những đòi hỏi khắt khe đó, nhưng môi trường đào tạo nguồn nhân lực du lịch vùng ĐBSCL vẫn còn thể hiện sự lạc hậu, bó hẹp, khép kín, chưa tạo điều kiện phát huy tốt trí tuệ và năng lực của người dạy và tính tự giác học tập, rèn luyện của người học.

Một trong những hạn chế lớn về môi trường đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch ở ĐBSCL hiện nay là tình trạng cơ sở vật chất bị xuống cấp, sách, giáo trình dạy học thiếu cập nhật, thiếu cơ sở thực hành nghiệp vụ như mô hình quầy lễ tân, phần mềm quản lý nhà hàng khách sạn, quầy bar, buồng phòng, trang thiết bị phục vụ hướng dẫn viên như loa, cờ hướng dẫn, dụng cụ tổ chức team building…nên việc tổ chức thực hành cho người học gặp rất nhiều hạn chế.

Mâu thuẫn trên đang đòi hỏi phải được nhận thức đúng đắn, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch ĐBSCL trong thời kỳ mới.

3.3.4. Mâu thuẫn giữa yêu cầu hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch với sự chưa đồng bộ, chưa hoàn thiện của cơ chế, chính sách trong đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch của vùng

Quan điểm trọng tâm có tính đột phá trong Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đó là: Chuyển từ phát triển trên diện rộng sang phát triển theo chiều sâu; phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm; đảm bảo chất lượng và hiệu quả, khẳng định thương hiệu và khả năng cạnh tranh. Đây là quan điểm định hướng cho sự phát triển của du lịch Việt Nam trong giai đoạn tới, trên cả bình diện quốc gia và từng vùng, từng địa phương. Về mục tiêu phát


triển đến năm 2020, đưa du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới. Phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển.

“Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng đồng bằng sông cửu long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” đã đề xuất:

Các tỉnh, thành phố trong vùng xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình phát triển nguồn nhân lực du lịch cho địa phương phù hợp với định hướng phát triển du lịch của vùng nhằm mục tiêu phát triển đội ngũ nhân lực du lịch đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo, bảo đảm về chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch của vùng.Tập trung xây dựng đội ngũ giảng viên, giáo viên, thẩm định viên nghề du lịch; chú trọng đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo; tăng cường công tác đào tạo tại chỗ, đào tạo ngắn hạn đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực du lịch trước mắt cũng như lâu dài của từng địa phương và phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế [102].

Để thực hiện những mục tiêu trên, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một trong những giải pháp trọng tâm. Theo đó, đào tạo và phát triển nhân lực du lịch đảm bảo chất lượng, số lượng, cân đối về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch và hội nhập quốc tế. Phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo về du lịch mạnh với cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết bị giảng dạy đồng bộ, hiện đại; chuẩn hóa chất lượng giảng viên và chương trình đào tạo. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nhân lực du lịch phù hợp với nhu cầu phát triển du lịch


từng thời kỳ, từng vùng, miền trong cả nước; từng bước thực hiện chuẩn hóa nhân lực du lịch hợp chuẩn với khu vực và quốc tế, đặc biệt chú trọng nhân lực quản lý và lao động có tay nghề cao; đa dạng hóa phương thức đào tạo; khuyến khích đào tạo tại chỗ, tự đào tạo theo nhu cầu. Điều này đòi hỏi phải có một hệ thống cơ chế, chính sách phù hợp, hiệu quả trong lĩnh vực giáo dục

– đào tạo.

Tuy nhiên, cơ chế, chính sách giáo dục – đào tạo hiện nay ở nước ta vẫn còn nhiều bất cập. Đặc biệt, Chính sách tiền lương đối với đội ngủ làm công tác đào tạo chưa đảm bảo cho chủ thể đào tạo sống được bằng lương ở mức trung bình, khá trong xã hội nên không hút được người tài giỏi tham gia vào hoạt động đào tạo. Tình trạng nghỉ việc, chuyển công tác của giảng viên, giáo viên ở ĐBSCL vẫn thường diễn ra.

Chính sách khuyến khích và thúc đẩy đầu tư từ khu vực tư nhân chưa đồng bộ, chưa đủ mạnh để tạo cơ chế thúc đẩy sự bình đẳng thực sự giữa các trường thuộc khối công lập và ngoài công lập. Việc thành lập trường, mở ngành, xác định chỉ tiêu tuyển sinh… chủ yếu dựa trên năng lực của cơ sở đào tạo, chưa bám sát nhu cầu thị trường lao động...

Mâu thuẫn trên ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến quá trình đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch vùng ĐBSCL.


TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất rộng lớn với thế mạnh về nông nghiệp, thủy sản...nhưng lại là “vùng trũng” về giáo dục, đào tạo.

Việc đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch của vùng chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố: điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội và xu thế phát triển ngành du lịch, đặc trưng văn hóa, đặc điểm về nguồn nhân lực du lịch ĐBSCL.

Đối với nguồn nhân lực du lịch của vùng, mặc dù đã có những biến đổi tích cực, nhưng vẫn thiếu về số lượng, cơ cấu chưa hợp lý, chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu, một phần do công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch của vùng đã có nhiều thành tựu, song vẫn còn nhiều hạn chế.

Những thành tựu và hạn chế trên do sự tác động của những nguyên nhân khách quan, chủ quan, đồng thời đặt ra những vấn đề cần nghiên cứu và giải quyết. Đó là: mâu thuẫn giữa yêu cầu không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch với những hạn chế của đội ngũ này trong các cơ sở đào tạo du lịch ở ĐBSCL hiện nay; mâu thuẫn giữa yêu cầu xây dựng chương trình đào tạo phù hợp, phương pháp hiệu quả với những hạn chế về nội dung, chương trình, phương pháp trong đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch chất lượng cao ở ĐBSCL hiện nay; mâu thuẫn giữa yêu cầu phải có môi trường đào tạo tiên tiến với sự lạc hậu của môi trường đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch ở các cơ sở đào tạo tại Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay; mâu thuẫn giữa yêu cầu hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch với sự chưa đồng bộ, chưa hoàn thiện của cơ chế, chính sách trong đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch của vùng.


Chương 4

MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH Ở

ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG HIỆN NAY


4.1. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM TRONG VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG HIỆN NAY

Nguồn nhân lực được xác định là một trong những yếu tố quyết định chất lượng sản phẩm du lịch, đáp ứng nhu cầu của du khách nói riêng và sự phát triển của ngành du lịch nói chung. Để nâng cao chất lượng nguồn đào tạo nguồn nhân lực du lịch ĐBSCL cần quán triệt 3 quan điểm chủ đạo như sau:

4.1.1. Đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch Đồng bằng sông Cửu Long phải gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và chiến lược phát triển du lịch của vùng

Đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch phải đặt trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội nói chung và yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nói riêng của mỗi địa phương. Bên cạnh đó, mỗi địa phương cần bám sát định hướng phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt trong xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch nhằm khai thác hiệu quả nhất tiềm năng và lợi thế vốn có của mình.

Đào tạo nguồn nhân lưc ngành du lịch ở ĐBSCL phải gắn với “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030” đã được Thủ Tướng phê duyệt. Cụ thể là:

Phát triển nguồn nhân lực du lịch theo cơ cấu hợp lý, bảo đảm số lượng, chất lượng, cân đối về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào


tạo, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh, hội nhập; có chính sách khuyến khích thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực và thị trường lao động toàn diện, nâng cao chất lượng nhân lực du lịch cả về quản lý nhà nước, quản trị doanh nghiệp và kỹ năng nghề du lịch, chú trọng đào tạo nhân lực quản lý cấp cao và lao động lành nghề.

Đa dạng các hình thức đào tạo; đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích doanh nghiệp tham gia đào tạo nhân lực du lịch; chú trọng đào tạo kỹ năng nghề và kỹ năng mềm cho lực lượng lao động trực tiếp phục vụ du lịch, đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch tại điểm; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho cộng đồng dân cư tham gia kinh doanh du lịch và góp phần quảng bá điểm đến, hình ảnh du lịch của địa phương.

Tăng cường năng lực các cơ sở đào tạo, trường đào tạo nghề du lịch chất lượng cao tại các khu vực động lực phát triển du lịch [103].

Bên cạnh đó, nguồn nhân lực ngành du lịch ĐBSCL là một bộ phận không thể tách rời của nguồn nhân lực du lịch Việt Nam. Do đó trong quá trình nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch ĐBSCL phải hướng đến chiến lược “Xây dựng lực lượng lao động ngành du lịch đủ về số lượng và đáp ứng yêu cầu về chất lượng, cân đối về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo để đảm bảo tính chuyên nghiệp, đủ sức cạnh tranh và hội nhập khu vực, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch” trong “quy hoạch phát triển nhân lực ngành du lịch giai đoạn 2011 – 2020” [15].

Mặt khác, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch phải phù hợp với định hướng phát triển kinh tế – xã hội vùng ĐBSCL. “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” xác định:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/03/2023