Vai Trò Của Báo Chí Với Việc Bảo Tồn Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể


Thế giới (World Heritage List) ngày 11/12/1993. Bên cạnh đó, Huế còn là hội điểm về những di sản phi vật thể vừa phong phú vừa đa dạng. Từ mảnh đất này đã hình thành nên những phong cách, tạo nên nhiều loại hình nghệ thuật, đã sinh thành nhiều tài năng, đã hội tụ nhiều danh nhân để góp phần nên một Huế vừa mang đặc trưng bản sắc Việt Nam, vừa có sắc thái riêng của một vùng đất Cố đô.

Trong các di sản để lại, hệ thống di tích không chỉ tự thân là những tài sản độc đáo có giá trị mang tính nổi bật toàn cầu được thế giới đã công nhận, thì chính ở trong lòng giá trị đó còn hàm chứa sự kín đáo sâu xa một tâm hồn, một nội dung của vùng đất lịch sử mà Nhã nhạc cung đình là sự độc đáo - di sản phi vật thể đầu tiên của Việt Nam được ghi tên vào Kiệt tác Di sản Văn hóa phi vật thể và Truyền khẩu của Nhân loại (Masterpieces of the Oral and Intangible Heritage of Humanity) ngày 7/11/2003. Bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể là một công việc vô cùng lớn lao, đầy gian truân nhưng cũng rất vinh quang. Hiệu quả to lớn mang lại sẽ là bồi đắp cho Huế có được một diện mạo và tâm hồn sâu sắc, một vùng đất luôn hấp dẫn mọi người đến tìm tòi, khám phá.

Một trong những loại hình nghệ thuật đã đạt đến đỉnh cao nghệ thuật đó là âm nhạc truyền thống Huế, thể hiện qua nhiều loại hình phong phú như: Tuồng cung đình với hàng trăm vở tiêu biểu như Sơn Hậu, Vạn Bửu Trình Tường, Quần Phương Hiến Thụy... mỗi vở gồm hằng trăm hồi, mỗi hồi diễn một đêm. Múa cung đình với nhiều làn điệu như: Vũ Phiến, Bát Dật, Lục cúng hoa đăng, Phụng vũ, Lân vũ... mà trong đó có nhiều vũ điệu quy mô huy động 80-90 người.

Dòng Nhạc cung đình là một điển hình cho âm nhạc bác học, đây là sự kế thừa và phát triển đến đỉnh cao của âm nhạc Việt Nam trong các triều đại quân chủ. Lễ nhạc cung đình gồm các loại như Nhã nhạc, Đại nhạc, Tiểu nhạc, hệ thống này chứa đựng những tư duy triết học, vũ trụ quan và nhân sinh quan của con người Việt Nam. Hàng trăm nhạc chương còn lưu lại đây là những áng văn chương bất hủ, những ngôn từ bác học có tính nhân văn sâu sắc.

Lễ hội văn hóa là một trong những nội dung phong phú của vùng Huế. Đây là sự thể hiện giá trị chân xác, sức sống mãnh liệt gắn với truyền thống lịch sử một


vùng đất. Các lễ hội gắn liền với các di tích lịch sử như: Lễ Truyền lô, lễ Ban sóc, lễ Tế giao... Bên cạnh lễ hội cung đình, có các lễ hội dân gian tiêu biểu khác như: lễ hội điện Huệ Nam, lễ hội Cầu Ngư, lễ hội làng Chuồn, lễ Thu Tế của những làng nghề truyền thống... Ngoài ra, còn các lễ hội khác như: Hội Hoa Xuân, hội Đua thuyền, hội Vật làng Sình, hội Thả diều... lại có một đời sống gần gũi với đại đa số người dân xứ Huế.

Ở Huế, do nhu cầu của công việc kiến thiết xây dựng, phục vụ sinh hoạt của vương triều Nguyễn, nên ở đây đã sớm hình thành các tượng cục và phường hội của các nghề truyền thống riêng biệt. Có thể kể đến các làng nghề như: phường Đúc, điêu khắc Mỹ Xuyên, gốm Phước Tích, rèn Hiền Lương, tranh làng Lại Ân... Những làng nghề này hiện đang còn bảo lưu và phát triển, đáp ứng cho công tác trùng tu và sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ phục vụ khách du lịch và các sinh hoạt tiêu dùng của người dân.

Một trong những nét đặc trưng nữa của đời sống tinh thần của H uế là sự ra đời của nghệ thuật ẩm thực, đây là một nghệ thuật vừa mang tính khoa học vừa khái quát được mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với con người. Các nhà nghiên cứu ẩm thực đã thống kê ở Việt Nam có hơn 1.700 món ăn, nhưng riêng ở Huế đã chiếm 1.300 món. Một số tư liệu để lại đã cho biết có những yến tiệc cung đình đã có đến hơn 150 món ăn. Ngày nay, Huế còn lưu truyền hơn 700 món ăn khác nhau, bao gồm các món ăn cung đình, các món ăn dân gian và các món ăn chay. Rò ràng, ẩm thực Huế, tự thân đã là lịch sử, đã là văn hóa, nó không chỉ đơn thuần là sự ngon, sự dở mà còn biểu hiện những thuộc tính văn hóa của tính cách con người Huế vốn tế nhị, khiêm nhường. Mặc dù trải qua nhiều giai đoạn và những khó khăn do chiến tranh, kinh phí... nhưng các giá trị phi vật thể còn lưu truyền đến ngày nay đã thể hiện sự sáng tạo và sức sống lâu bền của một vùng đất văn hóa.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 150 trang tài liệu này.

Tháng 11/2014, Huế đã làm hồ sơ đệ trình lên UNESCO công nhận Bài chòi là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Theo như nhà báo Duy Đình trong bài “Lại đến lượt bài chòi” trên Báo Thừa Thiên Huế ngày 20/11/2014 viết: “Xưa bài chòi


Vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể trên Báo và Đài Phát thanh Truyền hình Thừa Thiên Huế - 4

thường bắt gặp trong lễ hội xuân. Tết đến, các làng quê Huế mở hội vui, không thể thiếu được và rộn ràng hơn cả là hội bài chòi kéo dài cả tuần lễ trên khoảnh sân rộng trước đình làng hay nơi họp chợ ngày thường. Nay hội bài chòi được mở rộng. Ví như ở Huế, nó là điểm đến không thể thiếu của bao du khách trong hành trình về với “Chợ quê ngày hội” bên cầu ngói Thanh Toàn vào các dịp festival

Hội bài chòi say đắm bao lòng người bởi tính chất giải trí pha lẫn nét đẹp xưa. Xưa hay nay, ngày Tết hay dịp lễ hội du lịch, bao giờ cũng thế, hội bài chòi dễ nhận ra bởi khung cảnh hội làng với hình ảnh những chòi tranh được dựng lên, bởi sự đông vui, rộn ràng của chốn làng quê ngày thường vốn yên lặng. Cả thảy có 11 chòi, 10 chòi được đặt ở hai bên dành cho người chơi và 1 chòi “mệ” được đặt giữa, phía trên cùng là chòi điều khiển. Mỗi hội bài được chia thành chín ván, mỗi ván người chơi phải đánh hết 5 quân bài. Kết thúc mỗi ván, người thắng sẽ được cắm một cờ vào chòi của mình và nhận số tiền thưởng nhỏ.

Không phải là của riêng xứ Huế, bài chòi có mặt ở nhiều tỉnh miền Trung. Tuy vậy ở vùng đất Thần kinh, bài chòi vẫn mang những nét riêng thật đặc sắc. Nó không chỉ nằm ở một vài khác biệt về thể thức và số lượng người chơi, mà chủ yếu là ở nội dung câu hò và điệu hò. Sẽ khó có thể hình dung một hội bài chòi thôn dã lại thiếu vắng những câu hò....”

Việc bảo tồn văn hóa phi vật thể gặp những khó khăn do các tài liệu, tư liệu đề cập đến từng lĩnh vực lưu giữ không nhiều, bên cạnh đó, số tài liệu còn lại hiện đang nằm rải rác ở nhiều nơi trong nước và nước ngoài chưa có điều kiện sưu tầm, tập hợp. Các nghệ sĩ, nghệ nhân am tường chuyên môn đã lớn tuổi và lần lượt ra đi, mang theo các kinh nghiệm cũng như kỹ năng nghề nghiệp.

Đối với các ngành nghề truyền thống, nhiều làng nghề đã dần bị tàn lụi, số còn lại cũng đang ở tình trạng không có điều kiện sản xuất, đang bị sức ép cạnh tranh của các loại hàng hóa hiện đại.

Trong những năm qua, kể từ khi Quần thể Di tích Huế được công nhận là Di sản Thế giới ngày 11/12/1993, đặc biệt khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Dự án Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di tích Cố đô Huế 1996-2010, các công tác bảo tồn văn hóa phi vật thể được tổ chức triển khai đồng bộ và mang lại hiệu quả


thiết thực. Hoạt động nghiên cứu được chú trọng, quy tụ các nhà khoa học có uy tín, nhiều đề tài đã tập trung giải quyết những vấn đề thực tiễn theo từng chuyên ngành. Bên cạnh đó, hàng chục cuộc hội thảo như: Hội thảo quốc tế bảo vệ văn hóa phi vật thể vùng Huế, Hội thảo bảo tồn và phát huy Tuồng cung đình, Hội thảo bảo tồn và phát huy Âm nhạc cung đình, Hôị thảo bảo tồn và phát huy di sản Hán Nôm... đã được tổ chức nhằm hoạch định các chương trình và biện pháp cụ thể để bảo tồn.

Hơn 10 năm qua, tại Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế với sự phối hợp của nhiều cơ quan, hơn 30 nhạc chương trong các lễ tế, 40 nhạc khúc được diễn tấu với nhiều loại tiểu nhạc, đại nhạc, gần 20 điệu múa cung đình đã được phục hồi, dựng được 3 vở tuồng cổ đáp ứng cho các lễ hội và giao lưu văn hóa. Bên cạnh đó đã tiến hành sưu tầm, nghiên cứu các vở tuồng cổ như: Kim Thạch Kỳ Duyên, Trung hiếu thần tiên, Văn duyên diễn hý... từng bước làm rò nghĩa những điển tích, điển cố, biên tập và đang dàn dựng làm cho mọi người cùng thưởng thức. Triển khai phục hồi các điệu múa cung đình Tam quốc Tây du, Long hổ hội và hàng chục điệu múa khác phục vụ cho khách du lịch cùng các kỳ Festival tổ chức tại Huế... Để chuẩn bị cho đội ngũ diễn viên, nghệ sĩ kế thừa, tại Huế các cơ quan đã kết hợp với nhiều cơ sở đào tạo các nghệ nhân, tổ chức được 4 lớp diễn viên với nhiều chương trình như nhã nhạc, tuồng, múa cung đình...

Trong bảo tồn, các ngành nghề truyền thống, việc lựa chọn lập ra Xưởng phục chế vật liệu cổ là một dự kiến chuẩn xác, một quyết định đúng hướng và mang tính chiến lược cao. Ngoài ưu điểm có sự chủ động trong tu bổ, Xưởng còn phục hồi một số ngành nghề truyền thống đã bị thất truyền từ lâu, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho xã hội.

Có thể nói, việc bảo tồn văn hóa phi vật thể đã từng bước nâng cao trình độ thưởng thức nghệ thuật của người dân, kích thích sự sáng tạo của các nghệ nhân, các nghệ sĩ. Hoạt động văn hóa cũng đã làm cho di tích Huế trở thành một địa chỉ hấp dẫn đối với khách du lịch và tạo ra nguồn thu kịp thời đáp ứng công cuộc bảo tồn di tích. Mặt khác, hoạt động này đã góp phần mở rộng các quan hệ kinh tế, văn hóa với các nước trong khu vực và thế giới.


1.2 Vai trò của Báo chí với việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể

Báo chí có vai trò to lớn trong đời sống xã hội, là phương tiện chủ lực để thông tin, tuyên truyền, giáo dục, tổ chức, vận động quần chúng thực hiện nhiệm vụ trong thực tiễn. Một trong những chức năng quan trọng của báo chí là góp phần nâng cao dân trí, khai sáng dân trí, đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần cho công chúng. Nhiệm vụ đặt ra cho báo chí bao gồm nhiều lĩnh vực, tuy nhiên đối với vấn đề bảo tồn và phát huy văn hóa phi vật thể có thể tập trung vào ba mảng sau ba mảng sau:

Giới thiệu, truyền bá các giá trị văn hóa phi vật thể

Báo chí vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa, bởi đây là một công cụ truyền bá văn hoá mang lại hiệu quả cao. Trong thời gian qua, các cơ quan báo chí đã chú ý thực hiện tốt chức năng cổ động, tuyên truyền và phát huy, gìn giữ những giá trị văn hoá của dân tộc và nhân loại; góp phần nâng cao dân trí, giáo dục thẩm mỹ, hình thành văn hoá cá nhân cũng như định hướng chuẩn mực văn hoá cộng đồng; đồng thời là phương tiện để giới thiệu về hình ảnh của địa phương thông qua các di sản văn hóa tới các du khách trong và ngoài nước, tạo tiền đề cho các chiến lược du lịch phát triển góp phần tăng trưởng kinh tế - xã hội của tỉnh. Việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu các di sản văn hóa trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh, đã góp phần tăng tính hấp dẫn của di tích nhằm thu hút nhiều hơn nữa khách tham quan, đồng thời hướng tới mục tiêu phục vụ phát triển du lịch bền vững.

Sự vào cuộc của các cơ quan báo chí truyền thông đã tích cực trong việc góp phần bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa của dân tộc. Báo chí đã tham ra tích cực trong việc truyền bá, lưu trữ làm giàu kho tàng văn hoá nhân loại, có khả năng to lớn trong việc thẩm định, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá, tạo nên việc hình thành những ý thức lịch sử văn hoá của mỗi người dân. Thấm nhuần quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước “ Di sản văn hoá là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lòi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hoá. Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hoá truyền thống (bác học và dân gian), văn hoá cách mạng, bao gồm


cả văn hoá vật thể và phi vật thể. Nghiên cứu và giáo dục sâu rộng những đạo lý dân tộc tốt đẹp do cha ông để lại”.[12] Trong những năm qua vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc đã được các cấp, các ngành, các địa phương thực hiện có hiệu quả, góp phần vào việc thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Chức năng thông tin của báo chí tác động to lớn đến dư luận xã hội. Vì vậy, công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng có ý nghĩa hết sức to lớn, người dân hiểu về di sản Văn hóa của đất nước càng ngày càng sâu rộng hơn thông qua lăng kính tuyên truyền của báo chí. Không chỉ giới thiệu giá trị độc đáo của di sản mà báo chí truyền thông còn tập trung vào vấn đề trọng tâm làm sao để nhân dân cùng góp phần tôn vinh và bảo tồn di sản. Bằng các bài viết, hình ảnh thực tế sinh động để thu hút, đồng thời kêu gọi các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế cùng hỗ trợ cho công tác bảo tồn và phát huy này. Công tác tuyên truyền không chỉ giúp mọi người hiểu được bản sắc lâu đời của dân tộc mà còn giúp nét văn hoá cổ truyền lan rộng, qua đó giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc đặc biệt là đối với thế hệ trẻ.

Tham gia công tác thẩm định các giá trị văn hóa phi vật thể

Cùng với công tác tuyên truyền, báo chí cũng góp phần thẩm định các giá trị văn hóa phi vật thể của địa phương. Trước hết, mỗi cơ quan báo chí đều có sự tham gia cộng tác của các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực văn hóa, họ chính là người sẽ cùng các cơ quan báo chí tham gia và công tác thẩm định, đánh giá các giá trị văn hóa phi vật thể và đưa quá trình thẩm định đó đến với công chúng

Báo chí cũng theo chân các nhà nghiên cứu, hoặc lần theo dấu vết các giá trị văn hóa phi vật thể đã bị mai mốt theo thời gian để tìm hiểu nguồn gốc của nó. Những bài viết, phóng sự mang tính chất điều tra tìm hiểu như vậy xuất hiện ngày càng nhiều trên sóng truyền hình và báo in hiện nay

Bên cạnh đó, với ưu thế của mình, báo chí có đối tượng tiếp nhận khá đa dạng và phong phú. Họ là những người thuộc mọi tầng lớp trong xã hội, mọi đối tượng, thành phần và đến từ mọi vùng quê, do đó, bản thân công chúng báo chí cũng có


nhiều người đã từng được tiếp cận với các giá trị văn hóa phi vật thể đó, thậm chí gia đình họ là một trong số ít những người còn lưu giữ được các giá trị văn hóa phi vật thể mà các nhà nghiên cứu, các tổ chức văn hóa chưa tìm ra. Do đó, khi thông tin về các giá trị văn hóa phi vật thể xuất hiện trên báo chí, những đối tượng này thông qua các kênh tương tác với báo chí sẽ cùng các cơ quan báo chí tham gia thẩm định mức độ đúng, sai của các bài nghiên cứu trên báo chí và truyền hình. Đây là vai trò rất lớn của báo chí khi thực hiện tốt việc tương tác với công chúng

Phản ánh quá trình bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể

Bên cạnh đó, báo chí còn tích cực phát hiện, tuyên truyền các vấn đề bất cập, nảy sinh cần có tiếng nói chung, cái nhìn khách quan, sự ủng hộ, tham gia vào cuộc của các tổ chức đoàn thể để nét đẹp trong văn hóa truyền thống không bị mai một dẫn đến mất bản sắc

Trong những năm qua, cùng các ngành chức năng các cơ quan báo chí đã tăng cường công tác tuyên truyền đến các tổ chức chính trị - xã hội, các địa phương, các ngành và cán bộ, nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc bảo tồn di sản văn hóa. Qua đó đã góp phần nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân trong việc xã hội hóa các hoạt động bảo tồn di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh; quảng bá về ý nghĩa, tầm quan trọng và phát huy giá trị của các di tích di sản trong đời sống văn hóa tinh thần các cộng động cư dân trong tỉnh. Đồng thời giới thiệu những nội dung cơ bản trong ngọc phả hoặc truyền thuyết gắn liền với công lao của các anh hùng lịch sử, các danh nhân có công lớn trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc; thông qua đó xây dựng lòng tự hào dân tộc, biết ơn các bậc tiền nhân trong tư tưởng và tình cảm của nhân dân, từ đó tự giác tham gia đóng góp xây dựng, bảo tồn, tôn tạo các di tích, di sản văn hóa.

Với chức năng định hướng, giáo dục chính trị, tư tưởng và tạo lập dư luận xã hội, Báo chí truyền thông đã làm tốt chức năng của mình là công cụ sắc bén tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; bên cạnh đó, báo chí truyền thông còn có vai trò quan trọng trong việc khẳng định, phổ biến, giữ gìn và lưu truyền các giá trị văn hóa của dân tộc. Đặc biệt lưu ý sự ủng hộ


và trách nhiệm của cộng đồng, trong công tác bảo vệ gìn giữ giá trị di sản. Không dừng lại đó, báo chí truyền thông còn phát hiện ra những việc làm sai trái như lợi dụng di sản Văn hóa để trục lợi di sản Kinh tế, bất hợp pháp, hay góp phần đưa ra công luận những tổ chức cá nhân vi phạm đến di sản Văn hóa v..v. Những phát hiện này đã góp cho cơ quan quản lý nhà nước ra các văn bản thích hợp để làm cho mọi người hiểu hơn những giá trị về di sản, từ đó tạo được những hành lang pháp lý tác động tích cực trong công tác bảo tồn phát huy di sản

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/07/2022