Nhóm Kiến Nghị, Giải Pháp Đối Với Lãnh Đạo Tòa Soạn, Cơ Quan Báo Chí


Điều tra xã hội học về truyền thông là một công việc không phải mới mẻ nhưng vẫn chưa được quan tâm đúng mức ở báo chí các địa phương. Điều này bắt nguồn từ nhiều lý do, nhưng lý do lớn nhất là vấn đề tài chính để thực hiện công tác nghiên cứu. Khi đưa ra giải pháp này, cá nhân người làm đề tài cũng rất băn khoăn về vấn đề kinh phí, tuy nhiên, đây là việc mà chúng ta hoàn toàn có thể thực hiện được trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Trên địa bàn Thừa Thiên Huế hiện nay, Khoa Báo chí – truyền thông là một trong những cở sở đào tạo báo chí lớn nhất Miền Trung. Mỗi năm, khoa tuyển sinh gần 200 sinh viên mỗi khóa. Đây chính là nguồn nhân lực rất dồi dào cho các cơ quan báo chí khi thực hiện các dự án nghiên cứu truyền thông. Cá nhân mỗi sinh viên báo chí cũng như giảng viên của Khoa luôn mong muốn các bạn sinh viên có cơ hội thực hành nghề nghiệp với tiếp xúc với các công việc liên quan đến ngành nghề của mình. Chính vì vậy, nếu Đài và Báo Thừa Thiên Huế trực tiếp liên hệ với Khoa và cùng nhau thực hiện đề án nghiên cứu công chúng, nhu cầu, mong muốn của từng nhóm công chúng trong mỗi thời kỳ khác nhau trong vấn đề tiếp nhận thông tin truyền thông về di sản văn hóa phi vật thể là điều hoàn toà n có thể thực hiện được.

Sau khi tiến hành nghiên cứu, việc tập hợp số liệu và ý kiến cần phải được tiến hành tỉ mỉ, thận trọng với tinh thần thật sự cầu thị và đặt việc quan tâm công chúng lên hàng đầu. Nhóm tập hợp dữ liệu sẽ có nhiệm vụ tìm ra các ý kiến hay, sau đó lên kế hoạch và tài liệu cụ thể để trình lên lãnh đạo cơ quan báo chí. Những ý kiến nào có tính khả thi cao cần phải được nghiêm túc xem xét và đưa vào thực hiện . Công tác điều tra này cần phải làm thường xuyên, ít nhất một năm hai lần để kịp thời nắm bắt được xu hướng của công chúng

Thứ hai, tăng cường tương tác với công chúng

Tận dụng tối đa khả năng tương tác của báo chí nhằm thu hút công chúng mới và giữ chân công chúng trung thành. Truyền hình, phát thanh có khả năng tương tác tốt hơn so với báo in, do vậy Đài Phát Thanh – Truyền hình Thừa Thiên Huế cần nắm bắt ưu thế này. Bên cạnh việc thực hiện các chương trình truyền hình thực tế,


truyền hình tương tác như đã nêu trên cần đẩy mạnh tương tác trên nhiều khía cạnh như thông qua email, điện thoại, ....và đặc biệt là đầu tư đúng mức các phiên bản báo online của Đài và Báo. Hiên nay, cả Báo và Đài PT – TH Thừa Thiên Huế đều có phiên bản báo online, tuy nhiên các tờ báo điện tử này vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của độc giả. Hình thức vẫn còn đơn giản, giao diện không bắt mắt. Nội dung sơ sài, thiếu đầu tư. Chẳng hạn trên Trtonline.com.vn hiện nay chỉ có một vài chuyên mục nhỏ lẻ của Đài, chưa đăng tải hết nội dung chương trình được phát trên hai kênh TRT1 và TRT2. Khi khán giả muốn xem lại các chương trình thì không thể nào tìm được tên TRTonline.com.vn. Do đó, cần phải có đội ngũ kỹ thuật viên và đội ngũ chuyên trách thường xuyên theo dòi trang web và cập nhật thông tin đầy đủ, phục vụ nhu cầu của công chúng một cách tốt nhất.

Trang Trtonline.vn cũng có thể mở thêm các diễn đàn để công chúng tham gia thảo luận, đưa ra ý kiến của mình trên diễn đàn đó mà không cần phải viết thư vào hòm thư bạn đọc hay gọi điện trực tiếp cho tòa soạn. Diễn đàn có thể nằm ngay trên giao diện của trang web hoặc có thể trích dẫn đường link tới tài khoản mạng xã hội của các chuyên mục chương trình cụ thể

Tương tác với công chúng là công việc cực kỳ quan trọng bởi thái độ của công chúng chính là thước đo hiệu quả truyền thông. Do đó, cần phải nâng cao ý thức của đội ngũ phóng viên, biên tập viên và cả đội ngũ lãnh đạo về vấn đề này, có như vậy mới có thể có được ý kiến tốt nhất từ công chúng cũng như đạt được hiệu quả quảng bá lớn nhất.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 150 trang tài liệu này.

3.3.4 Nhóm kiến nghị, giải pháp đối với lãnh đạo tòa soạn, cơ quan báo chí

Có thể thấy rằng, mọi kiến nghị và giải pháp về chương trình muốn thực hiện được cần phải có sự quyết định từ phía lãnh đạo cơ quan báo chí, tòa soạn. Nếu đội ngũ lãnh đạo có năng lực, nhạy bén với những thay đổi và xu hướng phát triển của truyền thông thì sẽ dễ dàng hơn rất nhiều cho đội ngũ và ekip làm chương trình trong việc đưa ra những giải pháp nhằm thay đổi bộ mặt của các chương trình.

Vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể trên Báo và Đài Phát thanh Truyền hình Thừa Thiên Huế - 14

Trước đây, khi các cơ quan báo chí địa phương còn được nhà nước bao cấp về kinh tế, lãnh đạo các cơ quan báo chí vẫn còn kiểu tư duy “ làm báo bao cấp”, họ không đánh giá cao việc thay đổi và làm mới chương trình. Hiện nay, khi báo địa


phương cũng phải nhập cuộc với “guồng quay thị trường”, mỗi một tờ báo phải tự vận động, thay đổi để tồn tại và phát triển.

Trước năm 2010, Đài phát thanh và truyền hình Thừa Thiên Huế chỉ có bốn chương trình truyền hình tự sản xuất ngoài các bản tin thời sự, phim truyện, hoạt hình và những chương trình mua bản quyền, tiếp sóng các Đài truyền hình trên cả nước đó là:Âm sắc Huế, Thế giới âm nhạc, Ca Huế, Tình Huế... với nội dung nghèo nàn, thời lượng ngắn, hình thức không phong phú thì sau 2010 Đài đã liên tục thay đổi và cho ra các chương trình mới như: Nhịp sống trẻ, Nhịp sống thể thao, Huế và những điểm đến....với nội dung ngày càng đa dạng, hình thức thay đổi liên tục từ người dẫn chương trình đến format chương trình, thời lượng kéo dài và phát sóng liên tục trên hai kênh TRT1 và TRT2

Đối với Phát thanh cũng có những đổi mới đáng kể, các chương trình phát thanh trực tiếp, chương trình ca nhạc, đối thoại...cũng được chú trọng đầu tư và phát triển. Vừa qua, Đài Phát thanh – truyền hình Thừa Thiên Huế đã bắt đầu phát thanh trên internet với sự ra đời của trang TRTonline.com.

Những nỗ lực này là thành quả của việc thay đổi tư duy quản lý của lãnh đạo cơ quan báo chí địa phương. Tuy nhiên, quá trình này còn chậm và chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Một số những giải pháp nhằm tăng cường vai trò của cơ quan lãnh đạo báo chí địa phương trong công tác truyền thông về vấn đề di sản văn hóa phi vật thể

Thứ nhất, mạnh dạn đi tắt đón đầu xu hướng, đưa ra những giải pháp xây dựng chương trình, chuyên mục mới đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công chúng

Muốn có được điều này, cần tiến hành đào tạo và tập huấn cho lãnh đạo cơ quan báo chí địa phương về những xu hướng phát triển mới của báo chí. Cần cập nhật liên tục các xu hướng phát triển mới của báo chí thế giới, thay đổi lối tư duy làm báo “bao cấp” tồn tại hàng chục năm ở các cơ quan báo chí địa phương. Khi lãnh đạo địa phương đã có cách nhìn mới về phương thức làm truyền thông hiện đại, cần phải áp dụng và chỉ đạo các phòng ban liên quan xây dựng các format chương trình mới, hấp dẫn, thu hút được giới trẻ và công chúng về vấn đề bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa truyền thống nói chung và di sản văn hóa phi vật thể nói riêng.


Thứ hai, lãnh đạo các cơ quan báo chí địa phương cũng cần phải tổ chức đào tạo và tập huấn liên tục về mặt kiến thức và kĩ năng làm chương trình cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên, phát thanh viên

Đào tạo nguồn nhân lực là yêu cầu cấp bách hiện nay ở mỗi cơ quan báo chí địa phương. Những khó khăn về mặt kinh phí, biên chế cán bộ là thách thức rất lớn của Báo, Đài địa phương hiện nay. Việc đa số phóng viên, biên tập viên của Báo, Đài địa phương không được đào tạo bài bản về báo chí mà chủ yếu là nguồn từ các ngành học khác như: Ngữ Văn, Ngoại ngữ, Kinh tế...do đó hạn chế về mặt chuyên môn nghiệp vụ là điều không thể tránh khỏi. Mặt khác, các cơ quan báo chí địa phương trong đó có Thừa Thiên Huế không chú trọng đến công tác bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ hàng năm cho đội ngũ phóng viên. Việc tự nâng cao trình độ vẫn còn tự phát từ mỗi phóng viên, biên tập viên, do đó, ngội ngũ làm báo Địa phương khó tránh khỏi việc không kịp thời cập nhật xu hương mới của truyền thông hiện đại, hoặc có cập nhật nhưng lại không đủ trình độ để thực hiện hay tiến kịp với xu hướng

Hiện nay, nhà báo, phóng viên không chỉ đơn thuần làm công tác viết bài đưa tin như trước đây. Nhà báo hiện đại là phải là nhà báo đa phương tiện. Do đó, không chỉ phóng viên, nhà báo phải ý thức điều đó mà ngay chính đội ngũ lãnh đạo cũng phải quán triệt sâu sắc tư tưởng đổi mới toàn diện năng lực của cán bộ, phóng viên tại cơ quan báo chí của mình. Cần đầu tư thích đáng để tạo điều kiện cho đội ngũ phóng viên được đi đào tạo về các kỹ năng làm báo hiện đại. Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra quá trình học tập và tiếp thu của phóng viên. Mở các lớp đào tạo tại cơ quan nếu vấn đề kinh phí cũng như nhân lực cho phép

Thứ ba, cần phải nhanh nhạy, linh hoạt trong việc tìm kiếm các nguồn tài trợ, quảng cáo và cơ hội để quáng bá các chương trình giới thiệu và bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể của địa phương.

Hiện nay trên địa bàn thành phố có khá nhiều doanh nghiệp địa phương kinh doanh văn hóa, do đó, nếu nắm được các doanh nghiệp này có thể tận dụng được nguồn kinh phí tài trợ, quảng cáo nhằm tăng nguồn thu tài chính cho chương trinh. Chẳng hạn có thể tham gia giới thiệu ẩm thực tại các khách sạn, nhà hàng, lồng


ghép vào đó là một số hoạt động quảng bá cho nhà hàng khách sạn đó; Giới thiệu một số làng nghề cùng với giới thiệu các cơ sở kinh doanh mặt hàng đó trên địa bàn Tỉnh...Việc tận dụng lợi thế của truyền thông để quảng bá thương hiệu của các doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh là một cách làm khá khôn khéo, vừa kích cầu cho doanh nghiệp, quảng bá du lịch địa phương vừa tạo thêm thu nhập cho cơ quan báo chí. Tuy nhiên, cũng cần phải tỉnh táo để không sa quá vào các bài viết PR trá hình.

Thứ tư, tạo điều kiện để đội ngũ phóng viên, biên tập viên sáng tạo, thu thập nguồn tin và thực hiện các chương trình

Nâng cao năng lực sáng tạo của đội ngũ phóng viên, công tác viên là một trong những giải pháp cực kỳ quan trong trong quá trình đổi mới các tác phẩm báo chí. Cần phải khiến mỗi phóng viên phải không ngừng nỗ lực trong công tác và nhiệm vụ của mình. Muốn làm được điều này, lãnh đạo cơ quan tòa soạn báo chí phải thấu hiểu được công việc khó khăn của những phóng viên mảng văn hóa, động viên và tạo điều kiện để họ có thể làm tốt công việc của mình. Nguồn tin hiện nay của bất kì mảng báo chí nào cũng xuất phát từ bốn nguồn sau: phóng viên tự đưa ra đề tài, ban biên tập chỉ định đề tài, các vấn đề thời sự nóng hổi và nguồn tin từ công chúng. Do đó, lãnh đạo các cơ quan báo chí cần nắm rò muốn có được thông tin họ phải bắt đầu từ những nguồn nào để có thể có những động thái “kích tin” tốt nhất

Thứ năm, nâng cao ý thức về vai trò của báo chí địa phương trong công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa nói chung và văn hóa phi vật thể nói riêng.

Không chỉ nâng cao ý thức cho lãnh đạo cơ quan báo chí mà lãnh đạo địa phương cũng cần phải nắm rò vấn đề này, có như vậy những khoản đầu tư cho các bài viết, chương trình về di sản văn hóa phi vật thể địa phương mới thật sự được quan tâm đúng mức. Phải nhận thấy rằng, báo chí là phương tiện có vài trò cực kì quan trọng trong truyền thông và quảng bá, vai trò của báo chí đối với dư luận xã hội đã được kiểm nghiệm và chứng minh, do đó, cần phải quan tâm hơn nữa đến chất lượng và số lượng các bài viết về văn hóa nói chung và văn hóa phi vật thể nói riêng để có những định hướng và điều chỉnh đúng đắn


Bên cạnh đó, việc phối kết hợp giữa cơ quan báo chí, địa phương và các cơ quan nghiên cứu cũng là điều quan trọng, các đề tài khoa học liên kết với địa phương cần được quan tâm. Chẳng hạn các đề tài liên quan đến di sản văn hóa phi vật thể, đến vai trò của báo chí địa phương...Bởi lẽ, phóng viên khó có thể có thời gian và điều kiện để thực hiện các nghiên cứu khoa học này, nếu phối kết hợp đúng đắn sẽ mang đến hiệu quả cao từ việc thực hiện các ý kiến, kiến nghị của các công trình nghiên cứu này.

Tóm lại, có thể thấy rằng, việc thay đổi và nâng cao tư duy của đội ngũ lãnh đạo trong công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể trên báo chí địa phương là một yêu cầu quan trọng và cấp thiết. Bởi lẽ, mọi hoạt động của cơ quan báo chí, tòa soạn đều do đội ngũ lãnh đạo quản lý và điều hành. Nếu đội ngũ lãnh đạo vẫn giữ lối tư duy cũ, bảo thủ, lạc hậu của thời báo chí còn bao cấp thì phóng viên, biên tập viên, đội ngũ làm báo không thể có môi trường để phát triển tối đa năng lực và sức sáng tạo của mình. Bên cạnh đó, việc ý thức rò tôn chỉ mục đích của cơ quan báo chí, dẫn dắt cơ quán báo chí tiến nhanh, mạnh, vững vàng, đúng hướng trong cơ chế thị trường, sự thương mại hóa báo chí là điều không hề dễ dàng. Do đó, bên cạnh việc đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ người làm báo, chính bản thân người lãnh đạo và quản lý cơ quan báo chí cũng phải không ngừng trau dồi nghiệp vụ, trình độ quản lý, đạo đức nhà báo và sự nhanh nhạy của người làm kinh tế truyền thông trong thời đại mới

Trên đây là những giải pháp và kiến nghị nhằm phát huy những mặt tích tực và hạn chế tối đa những mặt tiêu cực, hạn chế, giúp cho công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể trên Báo và Đài PT – TH Thừa Thiên Huế đạt được hiểu quả tốt hơn. Những kiến nghị và giải pháp này không phải là nhận định chủ quan của cá nhân người viết mà xuất phát từ năng lực cụ thể của địa phương, các cơ quan báo chí địa phương cũng như tình hình phát triển chung của báo chí trong nước và quốc tế. Đây cũng là kết quả của quá trình làm phỏng vấn sâu các chuyên gia, điều tra xã hội và làm việc nhóm để đưa ra những đề xuất có tính khả thi nhất, do đó rất có khả năng áp dụng thành công nếu đưa vào hoạt động thực tiễn.


TIỂU KẾT CHƯƠNG III

Sau khi phân tích thực trạng của công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể trên Báo và Đài PT – TH Thừa Thiên Huế ở Chương II, Chương III tập trung vào việc nêu lên những bài học kinh nghiệm, đưa ra các vấn đề mà công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của Huế đang phải đối mặt và một số kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao vai trò của Báo và Đài PT – TH Thừa Thiên Huế trong công tác này

1. Một số bài học kinh nghiệm cần rút ra trong quá trình thực hiện công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể đó là thay đổi nhận thức của dội ngũ lãnh đạo địa phương; nhận thức của đội ngũ lãnh đạo cơ quan báo chí; nhận thức, trình độ của đội ngũ phóng viên, biên tập viên, phát thanh viên tác nghiệp trong môi trường văn hóa phi vật thể; tiếp cận chuyên gia, giới chuyên môn, công chúng ; nhận thức của chính bản thân tác giả luận văn

2. Các vấn đề đặt ra đối với công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của Huế. Hiện nay, công tác này đang gặp phải nhiều khó khăn và hạn chế xuất phát từ các vấn đề sau: Sự thờ ơ của chính người dân địa phương; sự nhập nhằng giữa bảo tồn và phát huy; sự thiếu quan tâm đúng mức của đội ngũ lãnh đạo; nguồn tư liệu khan hiếm; kinh phí có hạn. Tuy nhiên bên cạnh những khó khăn, công tác này cũng có những thuận lợi cơ bản: Huế là thành phố Festival, thành phố văn hóa ; sự công nhận của Nhà nước cũng như Thế giới về giá trị của các di sản văn hóa phi vật thể của Huế; niềm đam mê của các nghệ nhân, nhà nghiên cứu văn hóa đối với công tác này.

3. Một số kiến nghị giải pháp tập trung vào các điểm chính như sau: Thay đổi về mặt nổi dung; cải tiến hình thức các tác phẩm báo chí; nhóm giải pháp nhằm thu hút công chúng; nhóm giải pháp đối với phóng viên, biên tập viên, tòa soạn, cơ quan báo chí


KẾT LUẬN

Ngay sau ngày Việt Nam thống nhất, Thủ tướng Phạm Văn Đồng khi vào thăm Huế đã mừng rỡ cho rằng: "Giải phóng xong, Việt Nam may ra còn có Huế để đối ngoại về văn hóa" [35, tr4]. Trong nhiều năm qua, với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, cùng sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là sự tham gia đầy nhiệt huyết của các cấp chính quyền địa phương, cán bộ, Đảng viên và nhân dân Thừa Thiên Huế, công tác trùng tu, giữ gìn và phát huy các di sản văn hóa ở Thừa Thiên Huế đã có những chuyển biến lớn lao và đạt nhiều thành tựu to lớn. Nhiều di tích lịch sử văn hóa có giá trị tiêu biểu đã được khôi phục; cảnh quan thiên nhiên được giữ gìn và tôn tạo; các di sản văn hóa phi vật thể và ngành nghề truyền thống cũng được nghiên cứu, phục dựng và phát huy giá trị. Nhìn chung, di sản văn hóa ở Thừa Thiên Huế đã vượt qua giai đoạn khó khăn và đang chuyển dần vào giai đoạn ổn định phát triển theo hướng bền vững. Những giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể tưởng chừng bị mai một đã dần dần sống lại trong sinh hoạt cộng đồng, trong nếp nghĩ và việc làm người dân cố đô Huế, góp phần mở rộng giao lưu và hội nhập trong đời sống văn hóa của dân tộc Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới

Tuy nhiên, trải qua những thăng trầm của lịch sử, những biến cố lớn của dân tộc, các dấu tích văn hóa này đang dần bị mai một, đây là điều mà các nhà nghiên cứu và những người yêu các loại hình văn hóa phi vật thể Huế đang trăn trở và lo lắng. Bao giờ cũng vậy, văn hóa luôn là cái cần được gìn giữ và phát huy, bởi không có cái gốc văn hóa, xã hội loài người rất khó để tồn tại bền vững. Với sự phát triển không ngừng của đất nước trong tiến trình hội nhập, “ công nghiệp hóa – hiện đại hóa”, đời sống của người dân đang dần được nâng cao, tâm lý “ăn no, mặc ấm” dần chuyển thành “ăn ngon, mặc đẹp”, đó cũng là lúc sự quan tâm đên các giá trị văn hóa được đặt lên cao hơn bởi sự đe dọa của nguy cơ “xâm chiếm văn hóa”

Như đã đề cập ở trên, công việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa nói chung và văn hóa phi vật thể nói riêng không phải là câu chuyện của riêng ai, mà là chuyện của mỗi cá nhân và toàn xã hội, chỉ có “xã hội hóa” thì công tác này mới

Xem tất cả 150 trang.

Ngày đăng: 24/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí