Kinh Nghiệm Phát Triển Bền Vững Du Lịch Trên Thế Giới Và Việt Nam


nhu cầu của du khách”. Đối với, UNWTO định nghĩa “Sức chứa là số lượng người tối đa đến thăm một điểm du lịch trong cùng một thời điểm mà không gây thiệt hại tới môi trường sống, môi trường kinh tế và môi trường văn hoá-xã hội; đồng thời không làm giảm sự thoả mãn của du khách tham quan”.

Như vậy, sức chứa là số lượng người cực đại mà điểm du lịch có thể chấp nhận được, không gây suy thoái hệ sinh thái tự nhiên, không gây xung đột giữa cộng đồng dân cư địa phương với du khách và không gây suy thoái nền kinh tế của cộng đồng bản địa. Có ba loại sức chứa đó là: Sức chứa tự nhiên (PCC), sức chứa thực tế (RCC), sức chứa cho phép (ECC).

Sức chứa tự nhiên (PCC – Physical carrying capacity) là số khách tối đa mà khách tham quan có khả năng chứa đựng trên tiêu chuẩn cá nhân trung bình.

PCC = A x V/a x Rf, Trong đó:

A: Diện tích dành cho du lịch (Area for tourist use), đơn vị: m2

V/a: Tiêu chuẩn cá nhân trung bình (Individual standard), đơn vị: số khách/m2 Rf: Hệ số quay vòng (Rotation factor).

Rf = Tổng thời gian mở cửa tham quan Thời gian trung bình 1 lần tham quan

Một số tiêu chuẩn để đánh giá sức chứa du lịch: Diện tích cho du khách tham quan: 4m2/người; Trung bình mỗi nhóm khách tham quan: 15 người; Chiều dài đường đi cho mỗi du khách leo núi: 1m; Khoảng cách tối thiểu giữa các nhóm leo núi: 50m; Mật độ khách sử dụng trên bãi biển: 10m2/người; Thời gian mỗi lần tắm biển, lặn biển: 30 phút; Diện tích cho du khách tắm biển, lặn biển: 25m2/người; Diện tích cho du khách lặn có khí tải: 50m2/người; Chiều dài bờ biển để du khách dạo chơi thư giãn: 10m/người; Diện tích mặt biển dùng để chèo thuyền: 1 ha/thuyền; Diện tích mặt biển để sử dụng thuyền buồm: 0,5 ha/thuyền; Mặt bằng để xây dựng cơ sở hạ tầng và đảm bảo chất lượng môi trường: 50m2/người; Mật độ resort: 60 - 100 giường/ha.

Sức chứa thực tế (RCC – Real carrying capacity): Là sức chứa tự nhiên trừ đi các biến số điều chỉnh căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương về sinh học, môi trường, sinh thái…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 222 trang tài liệu này.


Phát triển bền vững du lịch tỉnh Khánh Hòa - 9

RCC = PCC x x x … x

Cf là các biến số điều chỉnh. Đơn vị: %. Cf được tính như sau:

Mức độ hạn chế của biến số

Cf =

Tổng số khả năng của biến số

x 100


Sức chứa cho phép (ECC – Effective carrying capacity): Là sức chứa thực tế bị hạn chế bởi mức độ quản lý du lịch.

ECC = RCC x X%

X% là mức độ quản lý chỉ đáp ứng được một tỷ lệ phần trăm yêu cầu nhất định của hoạt động du lịch.

Như vậy, so với sức chứa tự nhiên, sức chứa cho phép thấp hơn rất nhiều lần. Có thể xác định 4 mức độ của sức chứa cho phép là: Rất cao là >1000 khách/ngày; Cao là 750 - 1000 khách/ngày; Trung bình là 500 - 750 khách/ngày; Thấp là <500 khách/ngày

Phương pháp sức chứa thường chỉ được áp dụng tương đối dễ trong trường hợp điểm du lịch có những đặc tính như: Tính đồng nhất về đối tượng du lịch khá cao; kích thước nhỏ; độ độc lập cao, tách khỏi các khu vực hoạt động dân sinh khác; độ đồng nhất cao của khách du lịch. Thông thường, người ta chọn những yếu tố môi trường nhạy cảm nhất (tạo ra sức chứa thấp nhất) để xem xét khả năng tải của điểm du lịch, vì những yếu tố môi trường nhạy cảm thường bị khủng hoảng trước hết. Ví dụ, đối với các hòn đảo du lịch thì hai yếu tố nhạy cảm nhất là nước sinh hoạt và diện tích mặt bằng để xây dựng cơ sở hạ tầng, không gian xanh hay các điểm vui chơi giải trí. Có thể dựa vào hai yếu tố này để tính số lượng khách du lịch tối đa mà hòn đảo có thể tiếp nhận được (số lượng khách du lịch tối đa sẽ là tổng lượng nước sạch có thể cung cấp được hay tổng diện tích mặt bằng của hòn đảo sử dụng cho các hoạt động du lịch chia cho mức tiêu thụ nước tối thiểu hay diện tích mặt bằng cần thiết cho một khách du lịch).

Theo Manning (1996), đối với điểm du lịch, phương pháp xác định sức chứa gặp những trở ngại sau: Ngành du lịch phụ thuộc nhiều thuộc tính của môi trường - mỹ học, cuộc sống hoang dã, lối ra bờ biển và khả năng hỗ trợ những cách sử dụng


tích cực như thể thao chẳng hạn. Mỗi thuộc tính đó có phản ứng riêng của nó tới nhiều cấp độ sử dụng khác nhau. Hoạt động của con người tác động lên hệ thống có thể từ từ và có thể tác động lên những bộ phận khác nhau của hệ thống với những mức độ khác nhau. Mọi môi trường du lịch là môi trường đa mục tiêu, cho nên phải tính đến cả việc sử dụng vào các mục đích khác, đồng thời xác định chính xác mức độ sử dụng cho du lịch. Cách sử dụng khác nhau sẽ dẫn đến tác động khách nhau. Tác động của 100 người đi bộ thì khác với 100 người đi xe đạp; 10 nhà nhiếp ảnh thì có tác động khác với 10 tay thợ săn. Các nền văn hoá khác nhau có mức độ nhạy cảm khác nhau với thay đổi.

Theo Boullón (1985) đã đưa ra một công thức chung đơn giản để xác định sức chứa của một khu du lịch như sau:

Khu vực do du khách sử dụng

Sức chứa =

Tiêu chuẩn trung bình mỗi cá nhân

Trong đó, tiêu chuẩn không gian trung bình cho mỗi cá nhân thường được xác định bằng thực nghiệm và thay đổi phụ thuộc vào hình thức hoạt động du lịch (Ví dụ: Nghỉ dưỡng biển: 30-40 m2/người; Picnic: 60-70 m2/người; Thể thao: 200- 400 m2/người; Cắm trại: 100-200 m2/người).

2.6 Kinh nghiệm phát triển bền vững du lịch trên thế giới và Việt Nam

2.6.1 Kinh nghiệm phát triển bền vững du lịch của một số nước trên thế giới

(1) Kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững tại đảo Jeju - Hàn Quốc

Jeju là hòn đảo lớn nhất của Hàn Quốc với phong cảnh tuyệt đẹp, thời tiết ôn hòa mát mẻ quanh năm, chính sách miễn visa cùng các trải nghiệm lý thú là lý do mà đảo Jeju trở thành thiên đường du lịch với nhiều du khách quốc tế.

Jeju cũng là một trong những điểm du lịch được chính phủ Hàn Quốc đầu tư rất mạnh. Từ tháng 11/2011, chính phủ Hàn Quốc quyết định miễn visa đến 30 ngày cho công dân các nước (trừ 11 nước trong danh sách). Trên hòn đảo có một sân bay lớn thứ 3 Hàn Quốc khai thác nhiều chuyến bay trong nước và quốc tế trong một ngày. Ngoài ra du khách tới đây có thể lựa chọn đi phà từ thành phố Busan.


Một điểm mạnh trong cách làm du lịch ở Jeju nói riêng và Hàn Quốc nói chung là họ rất mạnh trong việc quảng bá các điểm đến. Các bộ phim truyền hình, điện ảnh hay các chương trình truyền hình thực tế đều rất khéo léo quảng bá hình ảnh tại các điểm đến hấp dẫn cũng như các món ngon mới lạ, cách làm được đánh giá là cực kỳ hiệu quả khi thu hút lượng lớn du khách là giới trẻ.

Không chỉ dừng lại ở việc quảng bá điểm đến mà Jeju còn mang tới cho du khách những trải nghiệm độc đáo, mới lạ như cưỡi ngựa, lặn tàu ngầm, ngồi kinh khí cầu... Cũng giống như nhiều điểm đến khác tại Hàn Quốc, các nhà làm du lịch ở Jeju rất giỏi trong việc tạo ra những điểm đến du lịch nhân tạo nhưng sức hút của nó không thua kém các danh lam thắng cảnh.

Theo ước tình, mỗi năm Jeju đón khoảng 15 triệu lượt khách, chính quyền Jeju đã xác định du lịch là ngành mũi nhọn đem lại nguồn thu hàng năm nên tập trung đầu tư mạnh cho lĩnh vực này. Chính phủ Hàn Quốc cũng đang xúc tiến kế hoạch xây dựng sân bay mới tại hòn đảo với dân số 660.000 người với tham vọng tăng gấp 3 lượng du khách hiện tại lên 45 triệu vào năm 2035.

(2) Kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững tại Bali (Indonesia)

Năm 1970, Chính phủ Indonesia có chính sách đưa hòn đảo Bali trở thành một điểm đến du lịch và là một trung tâm hội nghị của khu vực và quốc tế, đồng thời làm động lực để thúc đẩy sự phát triển du lịch của Indonesia.

Về cơ sở hạ tầng, có sân bay quốc tế và cảng biển quốc tế để đón du khách trong khu vực và thế giới.

Về cơ sở vật chất phục vụ hoạt động du lịch phải tuân theo quy hoạch, các cơ sở kinh doanh khi xây dựng phải có phương án để bảo vệ môi trường. Nhà nước có chính sách khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài vào xây dựng cơ sở vật chất phục vụ du lịch để thu hút du khách. Nhằm thu hút du khách, Chính phủ đã miễn thị thực cho công dân 40 nước có nguồn khách lớn đến Bali.

Bali có trường du lịch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch không chỉ cho nhân viên làm việc trong các cơ sở du lịch mà còn nhân viên của các doanh nghiệp


khác cũng như cộng đồng dân cư Bali. Cộng đồng dân cư Bali đươc đào tạo với các ngành nghề khác nhau để phục vụ khách du lịch.

Hiện nay cho thấy, Bali đã trở thành một điểm đến du lịch hấp dẫn, một trung tâm hội nghị, hội thảo quốc tế của khu vực và thế giới. Mỗi năm, Bali đã đón tiếp và phục vụ khoảng 04 triệu lượt khách du lịch quốc tế.

(3) Kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững của Nhật Bản

Với mục tiêu phát triển du lịch bền vững, chính phủ Nhật Bản đã thực hiện đồng bộ các giải pháp như:

Phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng của từng vùng Hokkaido, Kanto, Tohoku, Chubu, Kinki, Chugoku, Shikoku, Kyushu và Okinawa.

Ứng dụng Internet marketing để gia tăng tính hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch.

Xây dụng mô hình phát triển du lịch cộng đồng bền vững, “thương hiệu hóa” những di tích lịch sử, những điểm du lịch thu hút khách của các địa phương.

Chú trọng đến tính liên kết trong phát triển du lịch: giữa chính phủ và địa phương, giữa các địa phương, vùng miền với nhau, giữa chính quyền địa phương và cộng đồng, giữa hệ thống luật pháp với ý thức và hành động của người dân luôn có tính liên kết chặt chẽ.

Xây dụng chiến lược “Cool Japan”. Đây là sự tổng hòa của rất nhiều phương diện văn hóa, từ phim hoạt hình, truyện tranh, tới phim truyền hình, thiết kế, thời trang, thực phẩm và du lịch.

2.6.2 Kinh nghiệm phát triển bền vững du lịch của một số địa phương trong nước

(1) Kinh nghiệm phát triển du lịch ở Đà Nẵng

Thời gian qua, phát triển du lịch của Đà Nẵng đã được kết quả khả quan. Đến tháng 10/2018, có hơn 6,8 triệu lượt khách (tăng 21,5% so với cùng kỳ năm 2017), trong đó khách quốc tế đạt: 2,5 triệu lượt (tăng 31% so với cùng kỳ năm 2017), khách nội địa đạt: 4,3 triệu lượt (tăng 16,7% so với cùng kỳ năm 2017). Tổng thu hoạt động du lịch ước đạt 23,661 tỷ đồng (tăng 43,1% so với cùng kỳ). Du lịch Đà Nẵng đã đạt được kết quả này là do:


Số lượng và chất lượng cơ sở vật chất phục vụ du lịch đã được đầu tư và nâng cấp như xây dựng các tuyến đường du lịch ven biển Nguyễn Tất Thành, đường Hoàng Sa-Vò Nguyên Giáp-Trường Sa; nâng cấp Khu danh thắng Ngũ Hành Sơn, hệ thống các bãi tắm công cộng,…. Công tác quy hoạch, đầu tư và thu hút nguồn vốn đầu tư cho du lịch được quan tâm, tạo thuận lợi cho phát triển du lịch.

Sản phẩm du lịch ngày càng phong phú đa dạng, chất lượng dịch vụ được nâng cao, nhiều sản phẩm mới cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của du khách như: quần thể du lịch sinh thái Bà Nà-Suối Mơ, Công viên suối khoáng nóng Núi Thần Tài, bán đảo Sơn Trà...Các tour tham quan di tích lịch sử, chương trình biểu diễn nghệ thuật truyền thống tại nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh, múa Chăm tại bảo tàng Điêu khắc Chăm, định kỳ được tổ chức để phục vụ khách du lịch.

Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp kinh doanh và cộng đồng địa phương phát triển du lịch, rút ngắn thời gian thủ tục hành chính.

Trật tự an ninh được đảm bảo, chất lượng dịch vụ ngày càng được cải thiện, môi trường sạch đẹp, tạo ấn tượng tốt trong mắt du khách.

Công tác xúc tiến quảng bá cho hoạt động du lịch được thực hiện thông qua việc tham gia các hội chợ, triển lãm du lịch, tổ chức các sự kiện lớn như: Thi trình diễn pháo hoa quốc tế, dù lượn quốc tế.

Phát triển du lịch Đà Nẵng tuy đạt được những kết quả tích cực, song vẫn còn một số hạn chế như:

Các sản phẩm du lịch chủ yếu phục vụ khách du lịch nội địa, chưa có nhiều sản phẩm đặc trưng hướng tới thị trường khách quốc tế. Sản phẩm lưu niệm chưa mang tính đột phá, biểu trưng cao cho du lịch thành phố để tạo nét riêng, lôi cuốn du khách, đặc biệt là với du khách trong nước. Đà Nẵng chủ yếu phát triển du lịch biển và các dịch vụ kèm theo của du lịch biển như thưởng thức món ăn đặc sản biển, lướt sóng, ngắm san hô và gần đây đã hình thành thêm tour du lịch quanh bán đảo Sơn Trà bằng đường bộ, đường không và đường biển, câu cá…Hạn chế của Đà Nẵng là sản phẩm truyền thống chưa phát triển, chủ yếu khai thác làng đá mỹ nghệ, phố mua sắm đêm có triển khai nhưng chưa hiệu quả, hạn chế về tổ chức biểu diễn


nghệ thuật truyền thống. Những hạn chế nêu trên là một trong những nguyên nhân ngành du lịch chưa có doanh thu cao do khách du lịch chưa có cơ hội mua sắm những mặt hàng truyền thống của Đà Nẵng.

Các dịch vụ giải trí, thể thao biển tuy có nhưng khó thu hút khách du lịch do giá thành cao, công tác quảng bá chưa thu hút du khách, nhân viên hướng dẫn còn thiếu kinh nghiệm và kỹ năng.

Chất lượng phục vụ và dịch vụ du lịch tại một số nhà hàng, khu, điểm du lịch chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách, đặc biệt khách quốc tế. Mặc dù đã có sự kiểm soát khá chặt chẽ của các cơ quan chức năng nhưng tình trạng nâng giá vào mùa cao điểm, lễ tết vẫn diễn ra đã tạo hình ảnh chưa đẹp cũng như sự hài lòng, tin tưởng vào chất lượng dịch vụ trong lòng du khách.

Doanh nghiệp lữ hành bị hạn chế năng lực do quy mô nhỏ và vừa, khả năng cạnh tranh thấp, tính chủ động kết nối giữa các doanh nghiệp còn hạn chế. Nguồn nhân lực du lịch mặc dù đã được cải thiện thông qua việc triển khai các lớp tập huấn về nghiệp vụ, tổ chức các khóa bồi dưỡng song vẫn chưa đáp ứng nhu cầu và chưa chuyên nghiệp trong tình hình hiện nay.

(2) Kinh nghiệm phát trển du lịch ở Vũng Tàu

Vũng Tàu với nhiều tiềm năng và lợi thế như: khí hậu bốn mùa dễ chịu, bờ biển dài có nhiều bãi tắm đẹp, hệ thống danh lam thắng cảnh di tích lịch sử kiến trúc tôn giáo của Vũng Tàu cũng rất đa dạng như đình Thắng Tam, Thích Ca Phật Đài, tượng chúa Giêsu, Bạch Dinh, trận địa pháo cổ…

Với thế mạnh của mình, Vũng Tàu được hoạch định thành một trung tâm kinh tế, văn hóa, dịch vụ công cộng; trung tâm du lịch, dịch vụ hàng hải, khai thác dịch vụ dầu khí của cả nước. Vũng Tàu đang tập trung đầu tư và đẩy mạnh vào phát triển 5 cụm điểm du lịch chủ chốt với các chức năng rò ràng như:

Trung tâm thành phố Vũng Tàu sẽ trở thành thành phố du lịch biển với những loại hình du lịch nghỉ dưỡng, giải trí về đêm, thể thao biển và du lịch hội nghị-thương mại.

Khu Long Hải-Phước Hải phát triển trở thành cụm văn hóa, thể thao kết hợp với tham quan di tích, danh lam thắng cảnh.


Cụm du lịch núi Dinh được phát triển thành mô hình nghỉ dưỡng và lâm viên văn hóa. Bên cạnh đó nơi đây còn được quy hoạch để trở thành trung tâm thương mại thành phố Bà Rịa và khu du lịch mua sắm, nghỉ dưỡng.

Cụm Bình Châu-Hồ Linh trở thành khu du lịch nghỉ dưỡng, điều dưỡng và sẽ được phát triển thêm khu thể thao cao cấp bao gồm sân golf, du lịch sinh thái.

Cuối cùng cụm du lịch Côn đảo chính là điểm nhấn nổi bật nhất của Vũng Tàu để trở thành khi du lịch sinh thái, du lịch biển cao cấp.

Giai đoạn 2017 - 2020, Bà Rịa-Vũng Tàu đón gần 40 triệu lượt khách, tăng 3,96%/năm, trong đó khách lưu trú đạt 9,491 triệu lượt, tăng 2,81%/năm, doanh thu du lịch đạt 42.735 tỷ đồng, trong đó doanh thu lưu trú đạt 14.033 tỷ đồng, tăng bình quân 2,8%/năm.

Tuy nhiên hiện nay, ngành du lịch Vũng Tàu đang tồn tại các hạn chế như: Sản phẩm du lịch thiếu đặc sắc và phát triển tự phát làm cho cho khả năng cạnh tranh du lịch của tỉnh với các địa phương khác kém hiệu quả; Mất cân bằng nghiêm trọng giữa tỷ lệ du khách ngày thường và ngày cuối tuần, lễ, tết; Chưa có nhiều dự án đẳng cấp quốc tế, môi trường văn hóa du lịch chưa tốt, thừa nghỉ dưỡng, thiếu vui chơi, giải trí, giá cả chưa minh bạch, gian lận thương mại, xúc tiến quảng bá hình ảnh còn rất nhiều hạn chế; Vấn đề vệ sinh môi trường tại các điểm du lịch chưa được quan tâm, quá trình khai thác cảng biển, dịch vụ du lịch đã có dấu hiệu ô nhiễm về chất lượng nước biển.

(3) Kinh nghiệm phát triển du lịch của Quảng Ninh

Quảng Ninh xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, do đó đã huy động mọi nguồn lực tập trung đầu tư, cải thiện cơ sở hạ tầng để phục vụ phát triển kinh tế-xã hội và du lịch. Để làm được điều này, ngành du lịch Quảng Ninh đã thực hiện đồng bộ một số giải pháp như:

Mở rộng không gian du lịch ra lân cận, phát triển thêm các tour và tuyến du lịch để giảm sự quá tải cho các trung tâm du lịch. Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã hình thành 4 không gian du lịch với các sản phẩm đặc trưng gồm: Khu vực thành phố Hạ Long gắn với du lịch vịnh Hạ Long, khu vực thành phố Móng Cái-Trà Cổ gắn với du lịch biên giới, khu vực huyện Vân Đồn-Cô Tô gắn với du lịch biển đảo, nghỉ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/08/2022