Mức Độ Tương Tác Của Công Chúng Với Báo Và Đài Pt – Th Thừa Thiên Huế


thi Giọng hát Việt nhí, những ca sĩ nhí đã mang dân ca lên sân khấu của Giọng hát Việt, sau thành công của Phương Mỹ Chi, dân ca đã có chỗ đứng khác hẳn trong lòng công chúng, từ trẻ em, đến người già ai cũng bắt đầu đam mê và tìm hiểu dòng nhạc này. Rò ràng, hiệu ứng của truyền thông đã tác động rất lớn đến số đông công chúng.

Bên cạnh đó, việc “lôi kéo” mỗi một người dân đều tham gia vào công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của địa phương cũng là nhiệm vụ lớn của truyền thông. Những cuộc vận động như: mặc áo dài đến công sở, đến nơi công cộng (họp chợ, bán hàng rong)... vào các dịp lễ Festival để sân khấu Festival không chỉ là sân khấu biểu diễn mà mỗi ngóc ngách của Huế đều trở thành sân khấu, mỗi công dân Huế là một diễn viên để kéo du khách vào lễ hội, tạo thành một Festival Huế “ chẳng nơi nào có được”; vận động người dân có ý thức văn mình, ứng xử văn hóa với du khách khi đến Huế....cần có sự chỉ đạo từ chính quyền địa phương và sự tuyên truyền từ truyền thông. Những nội dung này cần thiết phải đưa liên tục trên truyền thông, tạo thành thói quen cho công chúng để mỗi một người dân tự xem đó là hành động cần thiết và tự nguyện.

Nói tóm lại, xã hội ngày càng phát triển, nên truyền thông địa phương cũng phải không ngừng thay đổi để hoàn thiện và đáp ứng yêu cầu của công chúng. Cần có tư duy linh hoạt, sáng tạo, tránh sự rập khuôn, nhàm chán, lười biếng trong suy nghĩ, đối phó để đưa ra tác phẩm nhằm đạt chỉ tiêu, có như vậy mới thu hút được sự quan tâm của công chúng và thực hiện tốt vai trò của báo chí trong công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của địa phương

3.3.2 Về hình thức

Xuất phát từ những hạn chế về mặt hình thức đã nêu ở chương II, có thể thấy muốn thay đổi hình thức của tác phẩm trên Đài PT – TH Thừa Thiên Huế cần phải giải quyết các vấn đề lớn sau

Thứ nhất, thay đổi về thời lượng phát sóng để phù hợp với nội dung và đối tượng theo dòi của chương trình

Theo kết quả điều tra xã hội học, trong tổng số 1000 người được hỏi có đến 275/ 330 người từng xem các chương trình về các chương trình di sản trên Đài PT


- TH Thừa Thiên Huế cho rằng thời gian phát sóng của các chương trình giải trí trên, Đài PT - TH Thừa Thiên Huế còn thiếu hợp lý, chưa phù hợp với nhu cầu của khán giả theo dòi.

Thời gian phát sóng lại của các chương trình không ổn định, đôi lúc các chương trình được phát lại để lấp chỗ trống, không theo thời gian đã được thông báo trên lịch phát sóng hàng tuần khiến khán giả khó theo dòi.

Để khắc phục điều này, Ban biên tập cần phải sắp xếp một cách khoa học nhất lịch phát song và giờ phát song lại. Một trong những đặc điểm của báo chí là tính định kỳ, tính định kỳ giúp công chúng theo dòi và nằm rò thời gian ra báo và phát sóng nhằm sắp xếp thời gian và nhu cầu của cá nhân, đây là yếu tố vô cùng cần thiết của cả ba loại hình báo chí: báo in, báo phát thanh và báo truyền hình. Do đó, giờ phát sóng lại cần phải được thông báo trên website của TRTonline.com.vnvà phát đúng giờ để khán giả tiện theo dòi.

Thứ hai, thay đổi, áp dụng kỹ thuật quay hiện đại

Việc sử dụng các cảnh quay quá quen thuộc, nhàm chán, kỹ thuật đo sáng, chọn khung hình thiếu chuyên nghiệp, khiến chất lượng hình ảnh không tốt. Điều này xuất phát từ việc thiếu kinh phí sản xuất chương trình nên ekip thực hiện bị tinh giảm đến mức thấp nhất, thậm chí có chương trình quay phim vừa làm đạo diễn, kỹ thuật, quay phim như các chương trình Âm sắc Huế, chuyên mục Nét Huế....Các chương trình còn lại chỉ có quay phim và đạo diễn không có kỹ thuật viên đi kèm để cân sáng, lấy khung hình và hỗ trợ các cảnh quay cần có sự can thiệp của kỹ thuật. Để khắc phục vấn đề này trong tình trạng Đài còn thiếu nhân lực và kinh phí cần phải có một khóa huấn luyện kỹ thuật cần thiết cho quay phim quay các chương trình giải trí, đảm bảo đáp ứng được việc lấy được khung hình đẹp nhất trong mọi điều kiện thời tiết. Mặc khác, đạo diễn chương trình cần phải đưa ra các phương án chọn cảnh quay trước khi tiến hành quay, không nên đến thời gian quay mới tìm cảnh, có như vậy mới có thể chọn được cảnh quay phù hợp với yêu cầu chương trình.


Thứ ba, đổi mới format các chương trình làm về di sản văn hóa phi vật thể

Hiện nay, chủ yếu các chương trình liên quan đến di sản văn hóa phi vật thể trên, Đài PT - TH Thừa Thiên Huế đều đi theo hai hướng: Thứ nhất, làm phóng sự; thứ hai, phát sóng chương trình ca nhạc. Chính việc chậm đổi mới về mặt hình thức khiến khán giả không muốn theo dòi chương trình vì không có gì thu hút và hấp dẫn được họ. Vì vậy, cần phải thay đổi hình thức chương trình. Những cách làm chương trình có thể thu hút được khán giả hiện nay được nhiều người lựa chọn nhất đó là: Các chương trình tương tác, truyền hình thực tế, game show ..... Đây chính là các thể loại chương trình truyền hình đang rất được khán giả yêu thích hiện nay, và cũng là xu thế của truyền thông hiện đại

Đài PT - TH Thừa Thiên Huế nên tổ chức một cuộc thi tìm hiểu về di sản nói chung và di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn nói riêng. Đầu năm 2014, Ban chấp hành Đoàn Đại học Huế đã tổ chức thành công Cuộc thi “ Hành trình di sản” dành cho đối tượng là sinh viên đang theo học các Trường, Khoa trực thuộc Đại Học Huế. Hình thức tổ chức cuộc thi được chia làm ba phần: Các clip về di sản ở Huế, tranh vẽ cổ động quảng bá cho di sản Huế và phần thi kiến thức. Cuộc thi đã thu hút được đông đảo các bạn sinh viên hưởng ứng và tham gia, đây cũng là sân chơi bổ ích và thú vị dành cho các bạn trẻ mong muốn khám phá những nét đẹp di sản của địa phương nơi mình sinh sống và học tập. Từ thành công của của cuộc thi này, Đài PT - TH Thừa Thiên Huế có thể thay đổi và cải biến nó thành một sân chơi của Đài dành cho đối tượng là mọi công dân đang sinh sống và làm việc trên địa bàn Tỉnh.

Vì là cuộc thi trên truyền hình nên, Đài PT - TH Thừa Thiên Huế có thể dừng lại ở việc thi tìm ra các clip xuất sắc về tìm hiểu di sản văn hóa phi vật thể của Tỉnh. Ban biên tập sẽ lựa chọn ra một clip xuất sắc nhất tuần, nhất tháng, nhất năm để trao giải và phát sóng trên chính sóng truyền hình của địa phương

Thứ tư, đổi mới, nâng cao trình độ của đội ngũ cộng tác viên, phát thanh viên

Phát thanh viên cũng là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng của chương trình giải trí. Phát thanh viên giỏi sẽ làm cho khán giả có ấn tượng tốt với chương trình, phát thanh viên không thích hợp có thể làm cả chương trình thất


bại. Hiện nay, hầu hết các chương trình giải trí của, Đài PT - TH Thừa Thiên Huế đều do các cộng tác viên của Đài đảm nhiệm, ưu điểm của việc sử dụng cộng tác viên đó là có thể khiến cho khác giả tránh được cảm giác nhàm chán khi theo dòi các khuôn mặt quen thuộc của các phát thanh viên chính thức trên, Đài PT - TH Thừa Thiên Huế . Một ưu điểm nữa đó là hầu hết các cộng tác viên đều là sinh viên, học sinh của các trường Trung học phổ thông, Cao đẳng, Đại học trên địa bàn thành phố nên cách dẫn khá trẻ trung, sáng tạo, phù hợp với yêu cầu của các chương trình giải trí và thị hiếu của khán giả. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm nói trên, các công tác viên (CTV) cũng có nhiều điểm hạn chế mà lớn nhất đó chính là kinh nghiệm và kỹ năng dẫn chương trình, chính điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng chương trình.

Việc dẫn các chương trình di sản đòi hỏi người phát thanh viên phải có những kiến thức nhất định về vấn đề này, đây là khó khăn lớn nhất những người dẫn chương trình gặp phải. Hầu hết những người dẫn chương trình này đều không được đào tạo hay cung cấp kiến thức cần thiết về các vấn đề liên quan đến di sản văn hóa nói chung và di sản văn hóa phi vật thể nói riêng. Họ chỉ nói theo kịch bản đã soạn sẵn của biên tập và đạo diễn. Do đó nếu biên tập sai về nội dung họ cũng không thể nắm và điều chỉnh được, vì vậy, đã có những trường hợp

Bên cạnh các CTV, nhiều chương trình giải trí cũng do những phát thanh viên (PTV) của Đài đảm nhận, điều mà khán giả dễ dàng nhận thấy ở những người dẫn chương trình trên, Đài PT - TH Thừa Thiên Huế kể cả PTV và CTV đó là sự thiếu chuyên nghiệp trong việc trang điểm và lựa chọn áo quần. Điều này không phải là lỗi riêng của những người dẫn chương trình bởi trước khi đến với công việc dẫn chương trình họ vẫn chưa được học các kỹ năng trang điểm hay lựa chọn trang phục nên chủ yếu vẫn làm theo sở thích và khả năng của cá nhân. Để khắc phục điều này, nếu không có điều kiện thuê riêng một chuyên gia trang điểm cho những người dẫn chương trình, Đài PT - TH Thừa Thiên Huế nên tạo điều kiện cho những người dẫn chương trình tham gia một khóa học dạy trang điểm khi lên hình một cách chuyên nghiệp. Về phần trang phục, hiện nay, trên địa bản thành phố có rất nhiều các cửa


hàng thời trang, các shop áo quần có nhu cầu quảng cáo thương hiệu, nếu Đài PT - TH Thừa Thiên Huế có thể liên hệ với các cửa hàng này, đảm bảo sẽ quảng cáo được thương hiệu cho họ khi chương trình lên sóng chắc chắn việc sử dụng trang phục của các cửa hàng không phải là điều khó khăn

Ngoài vấn đề về trang phục và trang điểm, cách dẫn của những người dẫn chương trình giải trí trên, Đài PT - TH Thừa Thiên Huế vẫn còn nhiều hạn chế, cứng nhắc và rập khuôn, hầu như chưa đủ sức lôi cuốn khán giả. Một trong những nguyên nhân cơ bản của vấn đề này đó là những người dẫn chương trình không phải là biên tập viên, khi phải đọc một kịch bản không phải do bản thân mình viết thì việc không thể hòa nhập được với kịch bản là điều không có gì khó hiểu. Chính vì vậy, đối với các chương trình giải trí không có quá nhiều các vấn đề nhạy cảm thì nên giao cho những người dẫn chương trình trực tiếp viết kịch bản sau đó đạo diễn chương trình có thể duyệt lại kịch bản đó. Điều này có thể phát huy được tính sáng tạo của người dẫn chương trình cũng như giúp họ có thể dẫn một cách tự nhiên hơn. Một vấn đề nữa ảnh hưởng đến chất lượng người dẫn chương trình trên, Đài

PT - TH Thừa Thiên Huế đó là từ trước đến nay, việc tuyển cộng tác viên cho chương trình phần lớn đều dựa vào sự giới thiệu chứ không qua một hình thức thi tuyển nào, chính vì vậy, muốn thay đổi, Đài PT - TH Thừa Thiên Huế cần phải tổ chức các đợt tuyển dụng cộng tác viên cho chương trình. Mục đích của các đợt tuyển dụng là có thể tìm ra được những người thực sự có năng khiếu và tài năng, cũng như tăng thêm số lượng cộng tác viên dẫn chương trình, như vậy, sự lựa chọn các cộng tác viên phù hợp với yêu cầu và đối tượng khán giả của chương trình sẽ được nâng lên. Mặc khác, việc có nhiều cộng tác viên sẽ tạo ra áp lực cạnh tranh – động lực để các CTV tiếp tục nỗ lực, nâng cao trình độ chuyên môn nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khán giá. Nhận thức được vấn đề này, năm 2012 vừa qua, Đài PT - TH Thừa Thiên Huế đã tổ chức cuộc thi Biên tập viên - Dẫn chương trình khá quy mô, quy tụ hơn 200 thí sinh khắp các huyện, thị xã và thành phố Huế. Cuộc thi đã thực sự trở thành một sân chơi cho các bạn trẻ yêu thích công việc dẫn chương trình, giúp các bạn trẻ thể hiện được tài năng của mình. Cuộc thi đã chọn ra


những gương mặt thực sự có khả năng và những bạn trẻ này đã trở thành nhân viên chính thức hoặc CTV của Đài, đây là một điều rất đáng mừng cho, Đài PT - TH Thừa Thiên Huế, chính vì vậy, trong những năm sắp tới, Đài nên tiếp tục mở các cuộc thi như thế cho các bạn trẻ. Tuy nhiên, theo đánh giá của các khán giả theo dòi cuộc thi này, cuộc thi vẫn chưa làm tốt công tác quảng bá, chính vì vậy, một số bạn trẻ có mong muốn tham gia cuộc thi vẫn chưa biết thông tin và kịp thời đăng ký tham gia chương trình. Ngoài ra quy mô và thời gian tổ chức cuộc thi cũng nên mở rộng và kéo dài hơn để các bạn thí sinh có thời gian chuẩn bị và huấn luyện một cách chuyên nghiệp hơn.

Đối với Báo Thừa Thiên Huế, muốn thay đổi hình thức tác phẩm báo chí cần phải dựa vào các xu hướng phát triển của báo in hiện đại về mặt hình thức

Thứ nhất, giảm dung lượng chữ viết, tăng lượng thông tin đồ họa. Thông tin đồ họa bao gồm các loại sau: tranh, ảnh, sơ đồ, biểu đồ, bản đồ...Khi viết một bài phóng sự liên quan đến vấn đề di sản văn hóa phi vật thể của địa phương nên chủ động đưa nhiều hình ảnh minh họa, vẽ bản đồ (nếu cần) khi nhắc đến một địa danh như làng nghề, nơi tổ chức lễ hội nếu đó là địa danh còn mới lạ với du khách cũng như công chúng địa phương; đối với mảng đề tài này, đôi khi cũng có thể sử dụng biểu đồ minh họa để so sánh sự phát triển của số lượng các di sản văn hóa phi vật thể qua từng thời kỳ, số lượng du khách quan tâm tìm hiểu đến loại hình văn hóa này qua các mùa du lịch...

Thứ hai, tăng cường các box tư vấn chỉ dẫn để nâng cao lợi ích và vai trò của báo chí địa phương. Box tư vấn chỉ dẫn có thể có các nội dung sau: Các địa điểm thưởng thức ẩm thực ngon (nếu bài viết về ẩm thực); địa chỉ các bến thuyền du lịch để nghe ca Huế trên sông Hương; một số món đặc sản tại các làng nghề truyền thống ; các phương tiện đi lại thuận tiện nhất để đến các điểm diễn ra lễ hội; giá cả các mặt hàng truyền thông và địa điểm mua các mặt hàng truyền thống đúng của làng nghề ....Phần tư vấn chỉ dẫn này sẽ rất có ích cho khách du lịch trong và ngoài nước, ngoài ra cũng tăng sự hiểu biết của người dân địa phương, giảm tải việc lợi dụng du khách của một số thành phần xấu tại địa phương và giới thiệu thêm được


nhiều mặt của di sản văn hóa phi vật thể ví như trong làng nghề truyền thống còn tồn taj cả văn hóa ẩm thực, văn hóa lễ hội,,,,

Thứ ba, cân bằng được giữa thông tin và giải trí. Tác phẩm báo in cần phải cân bằng được cả hai điều này mới đảm bảo được một tác phẩm báo chí không quá sa đà vào giải trí mà quên mất nhiệm vụ thông tin quan trọng của mình. Do đó, cần phải cân bằng giữa dung lượng chữ viết và thông tin đồ họa. Ngoài ra đối với những bài viết nặng về tính nghiên cứu, khảo cứu thì phải chú trọng nhiều về nội dung hơn hình thức

3.3.3. Nhóm giải pháp nhằm thu hút công chúng

Hiện nay, trong lý luận và thực tiễn của báo chí hiện đại, công chúng báo chí có vai trò cực kỳ quan trọng. Thái độ và cách thức ứng xử với công chúng báo chí thể hiện tính chuyên nghiệp và đạo đức của giới báo chí nói chung và mỗi nhà báo nói riêng.

Giám đốc VTV24 – nhà báo Lê Bình đã từng chia sẻ: “ Quyền lực bây giờ nằm trong tay khán giả. Nếu mình làm không tốt thì sản phẩm của mình sẽ không giữ chân được người xem và họ sẽ nhanh chóng có những chọn lựa mới.... Bây giờ khán giả có rất nhiều lựa chọn, vì thế chỉ có những sản phẩm truyền hình tốt mới có thể giữ chân được khán giả, chỉ khi thực sự làm nghề bằng cái tâm trong sáng và sự nổ lực cao nhất mới thuyết phục được khán giả ngày càng thông minh và khó tính hơn như hiện nay

Có thể thấy rằng, hiện nay, việc tương tác giữa công chúng với Báo và Đài PT

– TH Thừa Thiên Huế đang thấp đến mức đáng báo động. Theo kết quả khảo sát, chỉ có 16,9% độc giả thường xuyên tương tác với Báo Thừa Thiên Huế, 25% thỉnh thoảng tương tác với Báo còn lại đa số độc giả không có bất kì liên hệ nào với Báo Thừa Thiên Huế. Đối với Đài PT – TH Thừa Thiên Huế chỉ có 13% thường xuyên tương tác, 29,3% thỉnh thoảng tương tác với các chương trình của Đài, trong khi đó theo khảo sát của những người làm truyền thông, Truyền hình là loại hình báo chí có mức độ tương tác cao nhất với công chúng.


Bảng 5: Mức độ tương tác của công chúng với Báo và Đài PT – TH Thừa Thiên Huế

TÊN CƠ QUAN

Thường

xuyên

Thỉnh

thoảng

Không

bao giờ

Không

trả lời

Tổng*

Đài PT - TH hình TTH

52

117

231

0

400

Báo TTH

23

37

88

0

148

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 150 trang tài liệu này.

Vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể trên Báo và Đài Phát thanh Truyền hình Thừa Thiên Huế - 13

*: Số lượng người tham gia khảo sát


Hiện nay, ngay cả Báo và Đài địa phương cũng đã phải làm quen với “kinh tế thị trường”, không còn bao cấp về kinh tế mà phải tự thu, tự chi, tự hoạch định về kinh tế. Do đó, sự sống còn của một tờ báo phụ thuộc phần lớn vào khán giả, công chúng. Bên cạnh đó, để thực hiện được vai trò và chức năng của mình, báo chí cần phải đảm bảo thu hút được sự quan tâm của công chúng. Muốn tạo lập được dư luận xã hội, muốn thực hiện được chức năng giáo dục và thẩm mỹ của mình, báo chí cần phải có công chúng. Nếu công chúng không quan tâm đến thông tin mà báo chí đưa ra thì nhà báo, cơ quan báo chí không thể thực hiện được vai trò và chức năng của mình

Chính vì vậy, nâng cao vai trò của Báo và Đài PT – TH Thừa Thiên Huế trong công tác bảo tồn và phát huy văn hóa phi vật thể của Huế trước hết cần phải nghiên cứu tâm lý và thị hiếu của công chúng trong việc tiếp nhận thông tin về di sản văn hóa phi vật thể của địa phương

Việc không ngừng nâng cao và thay đổi về mặt nội dung và hình thức chương trình là một trong những công tác cần thiết để đảm bảo việc thu hút và giữ chân công chúng với chương trình, chuyên mục của mình, nhưng liệu báo chí đã thay đổi đúng mong muốn của công chúng hay chưa thì vẫn là câu hỏi lớn dành cho các cơ quan báo chí. Vậy, cần phải làm gì để đảm bảo những đổi mới về nội dung và hình thức đó là cần thiết và đúng đắn

Trước hết, cần phải thường xuyên làm công tác điều tra và nghiên cứu công chúng phát thanh – truyền hình và báo in tại địa phương

Ngày đăng: 24/07/2022