Nhã nhạc được UNESCO là di sản phi vật thể của nhân loại không có cây đàn bầu. Nay ta thêm cây đàn bầu thì không thể nói đó là đội Nhã nhạc mà phải giới thiệu là Đội Nhã nhạc cải cách. Phải phân biệt cái gốc và cái đã cải cách. Nếu nhầm giữa hai việc nầy thì vô tình đã phá hoại cái gốc mà đúng ra con cháu phải có trách nhiệm bảo tồn
Ngoài ra, chúng ta thấy cũng nên quan tâm đến việc làm hồ sơ đệ trình lên Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch để công nhận là văn hóa phi vật thể quốc gia trước khi đệ trình lên UNESCO, bởi dân mình có biết thì mới có cái để quảng bá với du khách
Những bất cập trong công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể cũng còn rất nhiều, nhưng chủ yếu là do chúng ta thiếu kinh phí và nguồn tư liệu. Đây là khó khăn và thách thức lớn của những người làm văn hóa.
- Thưa ông, ông đánh giá như thế nào về vai trò của báo chí địa phương , đặc biệt là Báo và Đài PT – TH Thừa Thiên Huế trong công tác bảo tòn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của Huế
Tôi luôn đánh giá rất cao vai trò của truyền thông trong công tác này. Cá nhân tôi thường xuyên cộng tác với các tạp chí như Huế xưa và nay, Tạp chí Sông Hương,... Một năm đôi ba lần tôi cũng được mời phỏng vấn trong các chuyên mục trên Đài PT – TH Thừa Thiên Huế cũng như trên Báo Thừa Thiên Huế. Tôi luôn sẵn sàng chia sẻ, trao đổi những kiến thức mà tôi tìm tòi, nghiên cứu được đến công chúng. Với vai trò của mình, tôi mong muốn Báo và Đài địa phương sẽ có nhiều chuyên mục về văn hóa hơn nữa để đáp ứng nhu cầu của công chúng. Các chương trình văn hóa cũng nên đa diện và nhiều chiều hơn, đi từ góc nhìn của chuyên gia đến góc nhìn của công chúng, có như vậy mới giúp chúng ta đến gần hơn với văn hóa, yêu và quý những di sản mà ông cha ta để lại
Xin cám ơn những chia sẻ và trao đổi của ông. Chúc ông sức khỏe để có thêm nhiều công trình nghiên cứu hơn nữa phục vụ công chúng cũng như giới thiệu đến mọi người những nét đẹp của lịch sử và văn hóa Huế
PHỎNG VẤN PHÓNG VIÊN MẢNG VĂN HÓA
Có thể bạn quan tâm!
- Nhóm Kiến Nghị, Giải Pháp Đối Với Lãnh Đạo Tòa Soạn, Cơ Quan Báo Chí
- Các Tin Bài Về Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể Trên Báo Thừa Huế Trong Hai Năm 2012 – 2014
- Một Số Công Trình Cụ Thể Trong Công Tác Nghiên Cứu Văn Hóa Phi Vật Thể Ở Tth Giai Đoạn 1994- 2013
- Vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể trên Báo và Đài Phát thanh Truyền hình Thừa Thiên Huế - 18
Xem toàn bộ 150 trang tài liệu này.
Người trả lời phỏng vấn: Nhà báo Nguyễn Khoa Diệu Hà – Trưởng phòng Văn nghệ Đài PT – TH Thừa Thiên Huế
- Thưa bà, xin bà giới thiệu đôi nét về các chương trình văn hóa hiện nay trên Đài PT – TH Thừa Thiên Huế
Với vai trò và nhiệm vụ là cơ quan ngôn luận của Đảng, chính quyền và nhân dân Thừa Thiên Huế, Đài PT – TH Thừa Thiên Huế luôn kịp thời phản ánh những vấn đề thời sự, chính trị, văn hóa, giáo dục diễn ra trên địa bàn Tỉnh. Là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa, đặc biệt, Huế hiện nay là thành phố Festival của cả nước, hằng năm đều tổ chức các kì Festival để phục vụ nhu cầu của người dân và du khách. Nắm bắt được điều này, Đài TRT đã có rất nhiều các chương trình, chuyên mục giới thiệu văn hóa nhằm giúp người dân và du khách biết rò hơn về những nét đẹp văn hóa của Huế. Ngoài các phóng sự chuyên đề ngắn, hay chuyên mục Câu chuyện văn hóa sau chương trình Thời sự, Đài còn có các chương trinh dành riêng cho văn hóa như: Âm sắc Huế, Huế xưa và nay, Huế và Những điểm đến, Ca Huế...Những chương trình này đang ngày càng được đầu tư cả về số lượng lẫn chất lượng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khán thính giả theo dòi chương trình. Trong đó, hiện nay, đa số các chương trình đều do phòng văn nghệ đảm nhiệm và thực hiện.
- Thưa bà, trong quá trình làm các chương trình về văn hóa mà cụ thể là văn hóa phi vật thể, các phóng viên thường gặp những khó khăn gì ?
Khó khăn lớn nhất khi làm về mảng văn hóa phi vật thể là tư liệu. Thường chúng tôi sẽ dựa vào tư liệu của các nhà nghiên cứu để triển khai nội dung chương trình. Tuy nhiên, có khi tìm đến được địa điểm thì nghệ nhân đã qua đời, hoặc không còn nhớ nữa. Một số di sản văn hóa phi vật thể bị thất truyền hoặc nằm lưu lạc trong dân gian khó có thể tập trung khai thác được, nhất là làm truyền hình vì không dàn dựng được kịch bản để quay
Thứ hai là kinh phí để thực hiện các chương trình này khá lớn, kéo dài ngày, do đó thường không được phê duyệt khi đề xuất quay phát sóng.
Bên cạnh đó, khó khăn chung của một số các Đài địa phương là lượng người theo dòi các chương trình trên Đài địa phương khá khiêm tốn. Do thiếu kinh phí và một số nguyên nhân khác khiến các chương trình thiếu sức hấp dẫn và lôi cuốn công chúng, chính vì vậy,lượng khán giả xem các chương trình văn hóa còn khiêm tốn. Đây là trăn trở của rất nhiều phóng viên Đài khi thực hiện các chương trình
- Bên cạnh những khó khăn, bà có thể cho biết một số thuận lời cơ bản khi thực hiện các chương trình văn hóa
Có thể nói rằng, khó khăn nhiều nhưng thuận lợi cũng không ít khi chúng tôi làm các chương trình về văn hóa. Trước hết đó là quảng bá về văn hóa chính là một cách làm du lịch hiệu quả, do đó, chủ trương của lãnh đạo Đài cũng như lãnh đạo Tỉnh rất ủng hộ các chương trình do chúng tôi thực hiện. Ngoài ra, công việc của chúng tôi là “ đứng trên lưng người khổng lồ”, tức là các nhà nghiên cứu lớn, sự hỗ trợ của các nhà nghiên cứu, nhà Huế học như bác Phan Thuận An, bác Nguyễn Đắc Xuân...đã đảm bảo cho uy tín và chất lượng của chương trình khi đưa đến công chúng. Ngoài ra, sự nhiệt tình, sự đam mệ, yêu nghề, yêu văn hóa của các nghệ nhân chính là nguồn cổ vũ và động viên lớn cho những người làm văn hóa như chúng tôi. Chính vì vậy, mặc dù kinh phí ít ỏi, khó khăn về mặt địa hình, nhân lực, vật lực nhưng chúng tôi vẫn thực hiện đều đặn các chương trình văn hóa nhằm lưu giữ và phát huy những tinh hoa văn hóa của Huế và giới thiệu đến đông đảo bạn bè du khách trong nước và quốc tế
- Bà có những đề xuất gì để nâng cao hơn nữa hiệu quả của Đài PT – TH Thừa Thiên Huế trong công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của Huế
Nếu có thể chúng tôi mong muốn sẽ được quan tâm hơn nữa về mặt kinh phí để phục vụ cho những dự án dài hơi hơn nhằm đưa tới những chương trình thật sự có chất lượng để phục vụ độc giả. Ngoài ra, chúng tôi cũng mong muốn được tạo điều kiện để chủ động hợp tác, tác nghiệp với các nhân vật, các đối tác có liên quan nhằm tạo cơ hội sản xuất các chương trình mới lạ, hấp dẫn hơn, phù hợp với xu thế của truyền thông hiện đại hơn, có như vậy mới đảm bảo thu hút độc giả và truyền thông có hiệu quả.
Xin cám ơn bà đã tham gia phỏng vấn!
PHỎNG VẤN ĐẠI DIỆN LÃNH ĐẠO CƠ QUAN BÁO CHÍ ĐỊA PHƯƠNG
Nhà báo Nguyễn Nguyên Du – Giám Đốc Đài PT – TH Thừa Thiên Huế
- Thưa ông, xin ông có thể cho biết đôi nét về sự phát triển hiện nay của Đài PT – TH Thừa Thiên Huế
Nằm trong tổng thế chung của các Đài PT – TH cả nước, Đài PT – TH Thừa Thiên Huế cũng đang trên đà phát triển và hội nhập với môi trường truyền thông hiện đại. Hiện nay, Đài đã có nhiều sự thay đổi cả về số lượng và chất lượng phát sóng. Đài phủ sóng hầu khắp các huyện, thị xã, thành phố trong Tỉnh, cung cấp thông tin cho một số Đài và Báo bạn. Hiện nay, Đài cũng có đã có trang online là Trtonline.com.vn để phục vụ cho khán thính giả trong và ngoài nước cũng như những người không theo dòi trực tiếp được Đài. Có thể thấy rằng, trong 10 năm trở lại đây, cùng với sự phát triển chung của ngành Phát thanh và Truyền hình cả nước, Đài PT – TH Thừa Thiên Huế cũng đã có nhiều khởi sắc, phần nào đáp ứng được nhu cầu của công chúng địa phương nói riêng và cả nước nói chung
- Thưa ông, được biết hiện nay Đài có khá nhiều các chương trình về văn hóa, cụ thể là di sản văn hóa phi vật thể. Khi thực hiện các chương trình này, với vai trò là lãnh đạo cơ quan báo chí, xin ông cho biết những thuận lợi và khó khăn của Đài
Chủ trương của Đài là luôn khuyến khích các phóng viên, biên tập viên tìm tòi, sáng tạo và đưa đến những chương trình bổ ích, thiết thực phục vụ cho sự phát triển chung của Địa phương. Văn hóa là vốn quý của Huế, cũng là thế mạnh để Huế khai thác phục vụ du lịch, phát triển kinh tế, dịch vụ...Do đó, các chương trình về văn hóa của Đài cũng luôn được quan tâm, chú trọng. Tuy nhiên, do mặt bằng chung, hiện nay Đài còn gặp nhiều khó khăn về kinh phí nên khi thực hiện các chương trình này vẫn còn gặp phải nhiều trở ngại. Ngoài ra, nhu cầu của công chúng về việc làm mới các chương trình Phát thanh và truyền hình là khá lớn. Do đó, để đầu tư thay đổi bộ mặt các chương trình văn hóa, Đài đã tiến hành tuyển dụng các gương mặt DCT, MC mới, trẻ, linh hoạt. Bên cạnh đó, để đảm bảo chất lượng chương trình, Đài cũng cộng tác với rất nhiều những chuyên gia giỏi, có tiếng
tăm, uy tín để trả lời và giải đáp cũng như cung cấp kiến thức cho công chúng một cách chính xác và toàn diện nhất
- Theo ông, việc thay đổi tư duy của đội ngũ lãnh đạo để làm mới các tác phẩm báo chí địa phương, giúp báo chí địa phương có cần thiết hay không và có gặp nhiều trở ngại không
Thay đổi tư duy phải là một quá trình dài và cần phải thực hiện từ từ nhưng là điều cần thiết. Hiện nay, do đội ngũ lãnh đạo như chúng tôi được đào tạo theo mô hình làm truyền thông cũ nên có những cái mới bản thân chúng tôi cũng phải học. Ngay chính đội ngũ phóng viên, biên tập viên cũng cần phải được đào tạo và nâng cao trình độ thường xuyên mới có thể đáp ứng được yêu cầu của truyền thông hiện đại. Tư duy làm báo bao cấp đã không còn hiệu quả, do đó người làm báo và cả đội ngũ lãnh đạo cũng phải thay đổi, chấp nhận thách thức, khó khăn để làm mới mình. Hiện nay, chúng tôi cũng đang chủ trương xây dựng các chương trình phù hợp hơn với xu thế truyền thông hiện đại, mặc dù còn nhiều khó khăn về nhân lực, vật lực nhưng chúng tôi sẽ tìm cách khắc phục. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tăng cường tương tác với công chúng để lắng nghe và bắt kịp nhu cầu của công chúng. Một số chương trình về văn hóa như: Huế và những điểm đến có fanpage trên facebook để kết nối với khán giả, các chương trình khác thì được phát trên Trtonline.com.vn để khán giả có thể tương tác trực tiếp. Tuy nhiên , phải thừa nhận là lượng truy cập còn hạn chế do đó hiệu quả tương tác chưa cao. Chính vì vậy, chúng tôi hy vọng trong thời gian sắp tới, với đội ngũ phóng viên, BTV trẻ, được đào tạo chính quy sẽ thay đổi và làm tốt hơn nữa nhằm nâng cao hiệu quả cúa báo chí trong công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của Báo địa phương.
Xin cám ơn ông đã tham gia phỏng vấn!
PHỤ LỤC 4
Mã phiếu
PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN
Dành cho đối tượng công chúng
- Hình thức điều tra: Phát phiếu khảo sát trực tiếp cho đối tượng là công chúng ở 6 Huyện, Thị xã, Thị trấn, Thành phố trên địa bàn Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Thời gian tiến hành: từ 15 – 20/12/2014
- Số lượng phiếu phát ra: 400 phiếu ( Thành phố Huế: 100 phiếu, thị trấn Thuận An 50 phiếu, thị xã Hương Thủy 50 phiếu, Huyện Phú Lộc 50 phiếu, thị xã Hương Trà 50 phiếu, xã Phong Mỹ 50 phiếu, Huyện Nam Đông 50 phiếu)
- Tổng phiếu thu lại: 400 phiếu
- Người tham gia trả lời: công chúng báo chí tại Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Nội dung khảo sát:
*
* *
Câu 1. Anh/chị có xem Đài PT – TH Thừa Thiên Huế không?
1. Thường xuyên (348)
2. Thỉnh thoảng (52)
3. Không bao giờ (0)
Câu 2. Anh/chị có quan tâm đến chương trình về di sản văn hóa phi vật thể trên Đài PT – TH Thừa Thiên Huế không?
1. Rất quan tâm (14)
2. Thường xuyên quan tâm (53)
3. Ít quan tâm (85)
4. Chưa quan tâm (248)
Câu 3. Anh/chị thường theo dòi các chương trình nào về di sản văn hóa phi vật thể trên Đài PT – TH Thừa Thiên Huế?
1. Ca Huế (28)
2. Âm sắc Huế (28)
3. Huế xưa và nay ( 47)
4. Huế và những điểm đến (86)
5. Chuyên đề văn hóa (54)
Câu 4. Anh/chị đánh giá như thế nào về nội dung các chuyên mục về di sản văn hóa phi vật thể trên sóng Truyền hình của Đài PT – TH Thừa Thiên Huế?
1. Rất hay (11)
2. Tạm được (48)
3. Còn sơ sài, trùng lặp (93)
4. Khác (ghi rò)
Câu 5. Theo anh/chị nội dung thông tin của các chuyên mục về di sản văn hóa phi vật thể trên sóng truyền hình của Đài PT – TH Thừa Thiên Huế đã đủ đáp ứng nhu cầu của công chúng hay chưa?
1. Đáp ứng rất tốt (11)
2. Tạm được (48)
3. Đáp ứng chưa tốt (93)
4. Khác (ghi rò)
Câu 6. Anh/chị đánh giá như thế nào về nội dung các chuyên mục về di sản văn hóa phi vật thể trên sóng phát thanh của Đài PT – TH Thừa Thiên Huế?
1. Rất hay (4)
2. Tạm được (29)
3. Còn sơ sài, trùng lặp (119)
Câu 7. Theo anh/chị nội dung thông tin của các chuyên mục về di sản văn hóa phi vật thể trên sóng phát thanh của Đài PT – TH Thừa Thiên Huế đã đủ đáp ứng nhu cầu của công chúng hay chưa?
1. Rất tốt (4)
2. Tạm được (29)
3. Còn thiếu sót (119)
4. Khác (ghi rò)
Câu 8. Theo anh/chị nội dung của các chương trình về di sản văn hóa phi vật thể trên Đài PT – TH Thừa Thiên Huế cần phải thay đổi như thế nào? ( Có thể chọn nhiều đáp án)
1. Tìm kiếm đối tượng phản ánh mới ( 118)
2. Thay đổi góc độ phản ánh ( 145)
3. Cập nhật thông tin mang tính thời sự (83)
4. Khác (ghi rò)
Câu 9. Anh/chị đánh giá như thế nào về hình thức các tác phẩm truyền hình về di sản văn hóa phi vật thể trên Đài PT – TH Thừa Thiên Huế?
1. Rất tốt (25)
2. Tạm được (37)
3. Còn cũ kĩ, lỗi thời (90)
4. Khác (ghi rò)
Câu 10. Theo anh/chị cần phải thay đổi yếu tố hình thức nào của tác phẩm truyền hình về di sản văn hóa phi vât thể trên Đài PT – TH Thừa Thiên Huế? ( Có thể chọn nhiều đáp án)
1. Format chương trình ( 114)
2. Người dẫn chương Trình (87)
3. Thời gian phát sóng ( 34)