Một Số Kiến Nghị, Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Vai Trò Của Báo Và Đài Pt – Th Thừa Thiên Huế Trong Công Tác Bảo Tồn Và Phát Huy Văn Hóa Phi Vật Thể Của Huế


văn hóa của Huế được nhà nước giao nhiệm vụ đại diện cho nước Việt Nam hội nhập quốc tế bằng văn hóa, nói cách khác Thành phố Huế hội nhập thế giới bằng chính thế mạnh văn hóa đặc thù của mình”

Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân và một số các nhà nghiên cứu về di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn Tỉnh, có những vấn đề mà việc bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể của Huế đang gặp phải cần giải quyết

Một là, người dân Huế còn đứng ngoài cuộc trong hoạt động đưa văn hóa Huế đến với bạn bè và du khách. Giai đoạn trước đây, trong các kỳ đầu tiên của Festival một vấn đề mà chúng ta gặp phải đó là có quá nhiều hoạt động văn hóa của các quốc gia tham gia biểu diễn trong các kỳ Festival, ví dụ: đêm văn hóa Asean, văn hóa Pháp, văn hóa Nga, lễ hội đường phố...Những hoạt động này thu hút đông đảo sự quan tâm của công chúng, thậm chí nhiều hơn cả quan tâm đến các lễ hội mang đậm chất Huế bởi sự mới mẻ, sôi động và còn bởi cả tâm lý “sính ngoại” của dân ta. Giai đoạn sau này, các kỳ Festival đã dần thay đổi, các hoạt động đã mang đậm bản sắc Huế nhưng theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân, người Huế vẫn đang đóng vai trò là “người xem” chứ chưa phải là “ một nhân tố mang Festival đến với du khách”. Việc chưa tận dụng hết tiềm năng của người dân trong việc góp phần quảng bá Festival, quảng bá văn hóa Huế một phần là do công tác truyền thông chưa tốt, chưa khiến người dân yêu và tự hào về văn hóa quê hương, chưa kích thích được lòng nhiệt của công chúng trong việc tự ý thức để giữ gìn văn hóa quê hương.

Hai là, truyền thông và người làm văn hóa đang nhập nhằng, lẫn lộn giữa bảo tồn và phát huy. Theo ông, di sản là cái thành quả có giá trị cao nhất của người xưa để lại, bất di bất dịch. Phải bảo vệ cái nguyên gốc. Nhưng văn hóa thì luôn luôn động, luôn luôn biến hóa để thỏa mãn yêu cầu của con người trong từng hoàn cảnh mới.

Phát huy văn hóa dân tộc là sử dụng cái chất liệu gốc cộng với sự tiếp thu cái mới của nhân loại sáng tạo ra cái hiện đại phục vụ cho con người trong từng thời kỳ. Ví dụ như các bài ca Nam Ai, Nam Bình là những di sản vô giá của ca Huế dân tộc. Ngày nay các nhạc sĩ sử dụng những âm hưởng của các bài ca cổ ấy làm nên


những bài tân nhạc, mới xướng lên là đã đi vào lòng người ngay như các bài Nước non ngàn dặm ra đi, Về miền Trung, Đêm tàn Bên ngự,v.v…

Trong đội Nhã nhạc được UNESCO là di sản phi vật thể của nhân loại không có cây đàn bầu. Nay ta thêm cây đàn bầu thì không thể nói đó là đội Nhã nhạc mà phải giới thiệu là Đội Nhã nhạc cải cách. Phải phân biệt cái gốc và cái đã cải cách. Nếu nhầm giữa hai việc nầy thì vô tình đã phá hoại cái gốc mà đúng ra con cháu phải có trách nhiệm bảo tồn. Do đó những người làm truyền thông khi mang di sản văn hóa phi vật thể đến với công chúng đã có nhiều lúc nhầm lẫn, chính sự nhầm lẫn đó khiến cho công chúng có trình độ trung bình hoặc không nghiên cứu kĩ về văn hóa phi vật thể rất dễ hiểu sai, hiểu không đúng hoặc tiếp thu sai lệch so với nguyên gốc ban đầu của văn hóa

Thứ ba,trong khi kho tàng văn hóa phi vật thể của Huế vô cùng đồ sộ, nhưng cơ quan chức năng về văn hóa lịch sử và du lịch chưa quan tâm đúng mức vấn đề nầy để sưu tập, nghiên cúu, làm hồ sơ xin Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là di sản phi vật thể của quốc gia trước khi đệ trình lên cơ quan UNESCO xin công nhận của quốc tế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 150 trang tài liệu này.

Thứ tư, đa phần văn hóa phi vật thể của Huế đều nằm trong dân gian, do đó, nguồn tư liệu vô cùng khó để tập hợp. Các nghệ nhân dân gian hiện nay nhiều người đã lớn tuổi, một số nghệ nhân đã qua đời, con cháu của các nghệ nhân này lại không tiếp tục tìm hiểu và lưu giữ các giá trị văn hóa phi vật thể nên nhiều loại hình văn hóa phi vật thể bị thất truyền. Một đặc điểm nữa của văn hóa phi vật thể là “truyền khẩu”, do đó dễ dẫn đến vấn đề “tam sao thất bản” trong quá trình lưu truyền, bản gốc của các loại hình văn hóa phi vật thể bị mai một dần và không còn giữ được. Điều này gây rất nhiều khó khăn cho các nhà nghiên cứu trong quá trình tập hợp và lưu giữ tư liệu. Hiện nay, ở Huế có khá nhiều các tổ chức và nhà nghiên cứu cá nhân đang nỗ lực nhằm ghi chép và lưu giữ nguồn tư liệu quý báu này

Thứ năm, vấn đề kinh phí trong quá trình nghiên cứu, lưu giữ và truyền bá các di sản văn hóa phi vật thể cũng là một khó khăn lớn cho quá trình bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể. Hằng năm, theo chính sách văn hóa cùa chính phủ,

Vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể trên Báo và Đài Phát thanh Truyền hình Thừa Thiên Huế - 12


nhà nước và địa phương đã có chủ trương trích kinh phí phục vụ cho công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của địa phương. Tuy nhiên, một công trình nghiên cứu văn hóa phi vật thể địa phương do đặc thù, tính chất của loại hình văn hóa này nên quá trình nghiên cứu cần rất nhiều thời gian và công sức, có khi trong quá trình nghiên cứu gặp trở ngại như ; nghệ nhân đã mất, văn bản thất truyền, ...thì công trình buộc phải dừng lại. Do đó, kinh phí cho các công trình này không đáp ứng được yêu cầu thực tế của công việc. Đây cũng là nỗi niềm lớn của người làm công tác nghiên cứu di sản văn hóa phi vật thể

Kinh phí để quảng bá cũng hạn chế, do đó, việc đưa văn hóa phi vật thể đến với bạn bè du khách vẫn còn nhiều khó khăn. Chẳng hạn, mỗi năm ngoài Festival làng nghề truyền thống, ở Huế còn khá nhiều lễ hội lớn của các làng nghề, ví dụ: lễ hội Thanh trà tại Thủy Biều, lễ vật tại làng Sình, lễ hội cầu ngư tại các làng ven biển, lê cúng tổ nghề của các làng nghề...nhưng do không có kinh phí quảng bá nên các lễ hội này vấn chỉ gói gọn quy mô tại địa phương hoặc trong Tỉnh mà chưa quảng bá được cho du khách trong và ngoài nước

Bên cạnh những vấn đề khó khăn đặt ra cho công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của địa phương đó, vẫn còn khá nhiều điểm thuận lợi để công tác này phát triển tại tỉnh Thừa Thiên Huế

Thứ nhất, Huế hiện nay là thành phố Festival, thành phố du lịch của cả nước, do đó, việc đầu tư để phát triển du lịch của Huế cũng được chú trong hơn rất nhiều. Điểm thu hút du khách của Huế đó chính là thành phố cố đô với các danh lam thắng cảnh và di sản văn hóa. Do đó, muốn phát huy thế mạnh này cần phải đầu tư đúng mức cho các hoạt động văn hóa địa phương. Những năm trở lại đây, nhà nước và chính quyền địa phương cũng đã có những đầu tư đúng mức cho công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Huế nói chung và di sản văn hóa phi vật thể nói riêng, đó chính là cơ sở pháp lý và cơ sở kinh tế để công tác này tiếp tục phát triển đạt nhiều thành quả

Thứ hai, các di sản văn hóa phi vật thể của Huế đã được ghi nhận và đánh giá đúng trên trường quốc tế. Năm 2003, Nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO


công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới. Năm 2014, chúng ta tiếp tục đệ trình lên UNESCO để xin công nhận “bài chòi” là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới và đang chờ phê duyệt. Ngoài ra, những di sản văn hóa phi vật thể khác của Huế cũng đang được du khách và bạn bè trong nước và quốc tế đánh giá khá cao thể hiện qua sự quan tâm của truyền thông trong và ngoài nước đối với làng nghề, ẩm thực Huế, lễ hội Huế...Đây chính là động lực lớn để những người làm văn hóa tiếp tục tâm huyết với công việc bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa phi vật thế của địa phương

Thứ ba, là sự quan tâm nhiệt tình, đam mê và tâm huyết của những nghệ nhân văn hóa. Bản thân các nghệ nhân, những người đang lưu giữ khối tài sản văn hóa phi vật thể này cũng mong muốn được các loại hình văn hóa phi vật thể được lưu giữ và phát huy cho các thế hệ sau, do đó, họ luôn cố gắng tạo mọi điều kiện để những nhà nghiên cứu, cơ quan truyền thông trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về di sản văn hóa phi vật thể

3.3 Một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao vai trò của Báo và Đài PT – TH Thừa Thiên Huế trong công tác bảo tồn và phát huy văn hóa phi vật thể của Huế

Xuất phát từ những ưu điểm và hạn chế của Báo và Đài PT – TH Thừa Thiên Huế trong quá trình thực hiện công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của địa phương, xuất phát từ những khó khăn và thuận lợi cơ bản của công tác này tại địa phương hiện nay, chúng tôi đưa ra những kiến nghị nhằm phát huy tốt hơn nữa vai trò của Báo và Đài PT – TH Thừa Thiên Huế trong công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của địa phương, bên cạnh đó khắc phục những hạn chế cơ bản của các cơ quan báo chi địa phương trong công tác này để di sản văn hóa phi vật thể của Huế ngày càng được chú trọng lưu giữ và phát triển.

3.3.1 Về nội dung

Theo kết quả điều tra xã hội học trên 400 phiếu cho thấy, ý kiến phần đông của công chúng cho rằng, nội dung của các tác phẩm báo chí liên quan đến di sản văn hóa phi vật thể thiếu đổi mới, không có tính đột phá. Bên cạnh đó, các bài viết,


chuyên mục thường có nội dung lặp đi lặp lại, đơn điệu, gây cảm giác nhàm chán. Do đó, muốn thu hút công chúng, cần phải thay đổi trước hết từ nội dung tác phẩm

Nhìn chung, di sản văn hóa Việt Nam mang “tính dân gian” rất rò rệt và “tính dân gian” trong di sản văn hóa phi vật thể lại càng đậm đặc hơn. Văn hóa dân gian cho ta khả năng khai thác kho tàng tri thức bản địa hay “túi khôn dân gian” (tri thức về môi trường thiên nhiên; về lao động sản xuất, về dưỡng sinh trị bệnh và về ứng xử xã hội, quản lý cộng đồng...). Có thể hiểu, tri thức bản địa là hiểu biết mà một cộng đồng người đã tích lũy và “chưng cất” thành những kinh nghiệm ứng xử với tự nhiên và xã hội, được truyền lại cho đời sau bằng trí nhớ, truyền miệng và cầm tay chỉ việc trong lao động sản xuất, quản lý xã hội. Tri thức bản địa có những đặc trưng cơ bản là: Mang dấu ấn tác động của môi trường tự nhiên rất rò nét, dấu ấn của cộng đồng - chủ thể sáng tạo và có tính địa phương, vùng miền. Đặc trưng này chính là yếu tố làm nên sự đa sắc trong di sản văn hóa của một quốc gia, dân tộc. Do đó, cũng làm cho mức độ tinh tế và nhạy cảm trong di sản văn hóa phi vật thể tăng lên đáng kể. Nó là cái gì đó rất “mỏng manh”, dễ “lay động”, dễ bị biến dạng trước những tác động, dù là nhỏ nhất, từ con người và xã hội. Song, trong chừng mực nào đó, chính độ nhạy cảm như vậy lại tạo ra khoảng không gian rộng lớn cho sự sáng tạo của các chủ thể văn hóa. Đó chính là yếu tố làm cho di sản văn hóa Việt Nam càng mang tính đa dạng hơn, xét cả dưới cấp độ quốc gia (54 cộng đồng tộc người) và cấp độ địa phương (các vùng, miền).

Di sản văn hóa phi vật thể không chỉ gắn bó với các chủ thể văn hóa mà còn hòa quyện vào không gian sinh thái - nhân văn, nơi chúng được sáng tạo ra và đang hiện diện, tiến diễn trong đời sống đương đại của cộng đồng. Điều đó có nghĩa là, di sản văn hóa phi vật thể không “nhất thành bất biến”, chúng nhất định phải hàm chứa những nhân tố mang tính lịch sử, đồng thời lại phải mang hơi thở của thời đại mà chủ thể văn hóa cũng như chủ sở hữu di sản văn hóa phi vật thể đang sống, làm việc và sáng tạo. Điều đó còn có nghĩa là, di sản văn hóa phi vật thể được sáng tạo ra, được bảo lưu và chuyển giao qua nhiều thế hệ là cả một quá trình sàng lọc và sáng tạo không ngừng nghỉ. Các thế hệ kế tiếp nhau có quyền bình đẳng trong việc thừa


hưởng các giá trị di sản văn hóa do cha ông để lại, đồng thời phải có trách nhiệm chọn lựa những gì là tinh hoa nhất để bảo lưu, chuyển giao và trên cơ sở kế thừa có chọn lọc. Không những thế mà, còn phải luôn sáng tạo những giá trị văn hóa mới, bổ sung làm cho kho tàng di sản văn hóa của quốc gia cũng như nhân loại ngày càng phong phú và đa dạng hơn. Đó là con đường phù hợp với quy luật sáng tạo và phát triển của các giá trị văn hóa phi vật thể. Trong quá trình phát triển, sáng tạo hay còn gọi là “cải biên” các loại hình nghệ thuật truyền thống như thế, có cái chúng ta đã làm đúng, cũng có cái sai nhiều hoặc sai ít, nhưng nhất quyết là phải sáng tạo và thích nghi cho phù hợp với nhu cầu xã hội hiện đại thì mới được chấp nhận và tiếp tục tồn tại, phát triển trong tương lai. Còn ngược lại hoặc bảo thủ, cứng nhắc tất yếu sẽ bị đào thải, loại trừ, thậm trí tàn lụi. Lịch sử và văn hóa là như thế, chúng không chấp nhận sự đông cứng và bất biến.

Kho tàng di sản văn hóa quốc gia hoặc cộng đồng dân tộc bao giờ cũng chứa đựng hai yếu tố nội sinh và ngoại sinh trong quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa. ở cấp độ quốc gia yếu tố ngoại sinh là những tinh hoa văn hóa mà các cộng đồng tộc người Việt Nam tiếp thu có chọn lọc và tiếp biến một cách tích cực từ các quốc gia, dân tộc khác. ở cấp độ cộng đồng tộc người hoặc vùng, miền văn hóa thì yếu tố ngoại sinh sẽ là những gì chúng ta học hỏi được từ các cộng đồng tộc người khác trong cùng một quốc gia dân tộc hoặc từ các vùng, miền văn hóa khác nhau trên cùng lãnh thổ quốc gia. Ngược lại, yếu tố nội sinh - cội nguồn sáng tạo văn hóa là những giá trị văn hóa do cộng đồng các tộc người ở Việt Nam hoặc cộng đồng cư dân trong các vùng, miền văn hóa khác nhau của Việt Nam đã sáng tạo ra và chuyển giao cho thế hệ chúng ta hôm nay. Quan điểm nhận thức này đặt ra yêu cầu phải đối xử bình đẳng và tôn trọng cả hai yếu tố văn hóa - nội sinh và ngoại sinh. Đó cũng là một phương thức đúng đắn để sáng tạo, bảo lưu bản sắc văn hóa dân tộc và giao lưu văn hóa với quốc tế.

Văn hóa di sản phi vật thể vốn đã rất đa dạng và phong phú, do đó, khi khai thác chúng cũng cần phải khai thác ở nhiều khía cạnh, khía cạnh truyền thống và khía cạnh phát triển của văn hóa di sản phi vật thể. Cần phải tạo được không gian


sinh hoạt văn hóa cộng đồng để mỗi một người dân địa phương ý thức rò vai trò của mình trong viêc bảo tồn các giá trị

Hiện nay, nội dung các bài viết trên báo Thừa Thiên Huế về di sản văn hóa phi vật thể thường tập trung chủ yếu ở việc đưa tin, số lượng bài phỏng vấn và phóng sự ít hơn rất nhiều so với các thể loại khác. Các bài viết về lễ hội, tín ngưỡng văn hóa dân gian, ... nội dung thông tin không mới mẻ, đa số đều có thể tìm hiểu được trên mạng internet và các bài viết của các nhà nghiên cứu, thậm chí về mặt chiều sâu các bài viết này còn kém hơn so với các bài nghiên cứu trên tạp chí Sông Hương. Điều này xuất phát từ đặc trưng của báo chí, tính khảo cứu, nghiên cứu sẽ ít hơn so với tạp chí, do đó báo cần đi sâu vào nội dung thế mạnh của mình, chẳng hạn tập trung vào phỏng vấn các chuyên gia, các nghệ nhân, nghệ sĩ. Bên cạnh phỏng vấn, Báo in còn có thế mạnh là các bài điều tra sâu, do đó nên tập trung vào những hiện tượng, vấn đề nổi cộm trong công tác bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa phi vật thể như những hạn chế, những khó khăn, trăn trở của cả các nhà nghiên cứu và công chúng. Bên cạnh đó, cũng nên tìm hiểu sâu hơn về những người “giữ hồn di sản” như các nghệ nhân dân gian, nghệ nhân làng nghề, những người dân bình thường nhưng mang trong mình cả kho tàng văn hóa dân gian đáng quý và cả những người trẻ yêu thích và đam mê văn hóa di sản phi vật thể của địa phương. Những bài viết như thế này sẽ kích thích sự tò mò, hứng thú của độc giả, ham muốn tìm hiểu, khai thác từ những cái tưởng gần gũi và bình thường nhất sẽ khiến độc giả thú vị hơn với văn hóa di sản phi vật thể

Đối với phát thanh loại hình báo chí có thế mạnh về âm thanh sống động, có thể kết hợp các nội dung như đã đề cập ở trên với việc lồng ghép những âm thanh sống động như âm thanh của dân ca, âm thanh các làng nghề, các cuộc phỏng vấn với chính những người trong cuộc và công chúng, lấy ý kiến trực tiếp từ công chúng sẽ khiến nội dung thông tin có tính chân thật và khách quan hơn

Đối với truyền hình, thể loại báo chí có nhiều thế mạnh cả về hình ảnh và âm thanh, việc thay đổi nội dung cần phải đi kèm với thay đổi về hình thức tác phẩm. Phần hình thức sẽ được đề cập ở phần sau, về nội dung, hiện nay, mảng truyền hình


về di sản văn hóa phi vật thể của Đài thường tập trung ba nội dung sau: phóng sự chuyên đề về các vấn đề liên quan đến di sản văn hóa phi vật thể: ví dụ làng nghề, ẩm thực, lễ hội, âm nhạc, nhân vật ; phỏng vấn nhân vật, các chuyên gia ; phát các tác phẩm văn hóa nghệ thuật như ca Huế, nhã nhạc cung đình...Những nội dung này là nội dung cơ bản cần tiếp tục khai thác, tuy nhiên phải có sự cải biên, thay đổi để phù hợp với thị hiếu của công chúng.

Trước hết, chương trình phải mang tính thời sự hơn, cập nhật đúng thời điểm, ví dụ trước khi các lễ hội được chính quyền phục dựng diễn ra, Đài cần có các phóng sự giới thiệu để công chúng hiểu hơn về các lễ hội này, lý do vì sao phải phục dựng các lễ hội đó và tầm quan trọng của lễ hội này trong hệ thống di sản văn hóa phi vật thể của địa phương nói riêng và cả nước nói chung

Thứ hai, nội dung tác phẩm cần hiện đại hơn, không nên theo kiểu motip rập khuôn đã tồn tại từ nhiêu năm trước, cần phải khai thác những khía cạnh khác nhau của cùng một vấn đề, tìm ra những điểm mới lạ, thu hút công chúng, độc giả

Các chương trình phỏng vấn phải được đầu tư đúng mức về các câu hỏi đặt ra trong chương trình, không nên lặp đi lặp lại vấn đề trong nhiều buổi phóng vấn. Hỏi những vấn đề thật sự được công chúng quan tâm. Muốn làm được điều này phải tiến hành tương tác với công chúng để nắm được nhu cầu của công chúng. Vấn đề tương tác như thế nào, hình thức tương tác ra sao sẽ được đề cập ở phần sau

Một trong những vấn đề mà các nhà nghiên cứu và công chúng đặt ra trong quá trình bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể đó chính việc định hình sự đam mê, lòng tự hào, yêu quý các vốn quý của di sản dân tộc ngay từ khi còn thơ bé. Điều này đầu tiên phải xuất phát từ giáo dục gia đình và nhà trường, làm thế nào để ngay từ bé mỗi một công dân Việt Nam đã thấm đẫm tình yêu đối với văn hóa dân tộc, tình yêu đó sẽ theo chân các em lớn lên và trở thành một phần nhân cách. Bên cạnh gia đình, nhà trường, truyền thông cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng, hiệu ứng của truyền thông đôi khi còn cao hơn hiệu ứng do giáo dục mang tới, do đó, cần phải thêm các nội dung phù hợp với lưa tuổi thiếu niên, nhi đồng, giúp các tiếp thu một cách nhẹ nhàng nhưng hiệu quả những vốn quý của dân tộc. Chẳng hạn: trong cuộc

Ngày đăng: 24/07/2022