Hình 4: Tổng chi tiêu cho R&D (GERD) và R&D thương mại (BERD) theo nhóm nước năm 1996 và 2002 (Đơn vị: triệu USD)
Nguồn: World investment report 2005: Transnational Corporations and the Internationalization of R&D , tr107
Hình 4 cho thấy rằng trong giai đoạn 1996-2002, đầu tư cho hoạt động R&D của thế giới nói chung và R&D thương mại của các TNCs nói riêng đều có sự gia tăng. Đặc biệt, R&D tại các nước đang phát triển cũng có sự gia tăng nhanh chóng. R&D tại khu vực này đã tăng từ 44 lên 57 triệu USD trong đó R&D thương mại của TNCs đã tăng từ 20 lên 32 triệu USD.
Để nâng cao hiệu quả R&D, ngày nay TNCs đã tích cực tiến hành liên kế, hợp tác trong lĩnh vực R&D. Các liên kết này bao gồm những thỏa thuận trong đó hai hay nhiều hãng sẽ cung cấp ở một mức độ nào đó các hợp tác kỹ thuật hoặc một phần các hoạt động R&D. Những ngành công nghiệp có hàm lượng tri thức cao thường diễn ra nhiều liên kết công nghệ nhất. ở các ngành công nghiệp thực phẩm và ôtô thì liên kết công nghệ diễn ra ít hơn.
Bên cạnh nghiên cứu và phát triển công nghệ, TNCs còn thúc đẩy nhanh quá trình chuyển giao công nghệ thông qua hệ thống R&D và các dự án FDI. Hoạt động này của TNCs tập trung chủ yếu tại những nước có nguồn tri thức đặc biệt, hầu hết tập trung tại những nước phát triển. Hiện nay, nhiều nước
phát triển đã xây dựng các cơ sở đào tạo chuyên sâu, các trung tâm nghiên cứu hoặc các khu công nghệ và khoa học để thu hút đầu tư của các TNCs vào các ngành công nghệ cao.
Như vậy, TNCs không những đi đầu trong nghiên cứu khoa học công nghệ mà còn là cầu nối giúp triển khai công nghệ trên phạm vi toàn cầu.
Có thể bạn quan tâm!
- Vai trò và cơ cấu tổ chức của công ty xuyên quốc gia trong Marketing quốc tế - 2
- Ba Bước Phát Triển Trong Quá Trình Bành Trướng Và Mở Rộng Của Tncs Trên Thị Trường Thế Giới
- Một Số Chỉ Tiêu Kinh Tế Của Tncs Về Giá Trị Và % Gdp
- Một Số Mô Hình Cơ Bản Về Tổ Chức Công Ty Của Tncs
- Các Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty Trong Giai Đoạn Quốc Tế Hóa Hoạt Động Kinh Doanh Của Tncs
- Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty Theo Sản Phẩm Trên Toàn Cầu (A Global Product Division Structure)
Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.
4. Đẩy mạnh hoạt động thâm nhập và mở cửa thị trường thế giới
Mở cửa thị trường thế giới là một đòi hỏi ngày càng bức thiết đối với TNCs. Bởi trong quá trình mở rộng và bành trướng ra bên ngoài cuả mình, TNCs luôn phải tìm kiếm những thị trường mới nhằm tiêu thụ các sản phẩm của mình cũng như tìm kiếm những nguồn nguyên liệu rẻ nhằm giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận. Các hiệp định về tự do hóa thương mại được ký kết ngày càng nhiều hiện nay một phần lớn là do những nỗ lực vận động và ảnh hưởng của các TNC. Gần đây, những công ty lớn về sản xuất thức ăn nhanh của Mỹ đã tự hình thành nên một liên minh gọi là Liên Minh thương mại thực phẩm đứng đầu là KFC và Pizza Hut restaurants nhằm vận động tự do hóa hơn nữa trong thương mại thực phẩm.
Những nghiên cứu của Ivey Business Journal[21] đã cho thấy mức độ hội nhập cao về nguyên vật liệu và sản phẩm có một ảnh hưởng to lớn đến giá thành sản phẩm và lợi thế cạnh tranh về giá đối với các TNCs. Ngoài ra, lợi thế so sánh về giá còn mang ý nghĩa quan trọng hơn nữa đối với hoạt động của các chi nhánh khi chúng phải cạnh tranh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước khác. Vì vậy, một khi mức độ hội nhập của một quốc gia vào nền kinh tế thế giới càng ở mức cao thì các TNCs càng có cơ hội giảm thiểu được các chi phí của mình trong quá trình hoạt động và do đó, gia tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ mà mình cung cấp. Chính vì lý do trên đây mà TNCs ngày càng trở thành chủ thể tích cực cho quá trình mở cửa thị
trường thế giới. Hơn thế nữa, trong tiến trình đổi mới đất nước, các quốc gia trên thế giới đặc biệt là các nước đang phát triển có nhu cầu ngày càng cao về thu hút vốn đầu tư và công nghệ hiện đại để phục vụ quá trình này. TNCs với tiềm lực kinh tế lớn lao chính là mục tiêu của các quốc gia này và vì vậy một môi trường đầu tư, môi trường kinh doanh thông thoáng hơn, mở hơn là yêu cầu tiên quyết được đặt ra.
Ngày nay, toàn cầu hóa và quá trình phân công lao động sâu sắc khiến các quốc gia ngày càng trở nên phụ thuộc lẫn nhau hơn. Thế giới ngày nay đang chịu ảnh hưởng sâu sắc của các liên minh chiến lược của các TNCs lớn. Do quá trình mở rộng hoạt động và dịch chuyển vốn của TNCs mà phạm trù biên giới quốc gia trở nên mờ nhạt. Xu hướng này cho thấy mở cửa thị trường là một điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại của mỗi nền kinh tế quốc gia nói riêng và nền kinh tế toàn cầu nói chung.
Đối với hầu hết các quốc gia, đặc biệt là những nước đang phát triển thì mức tăng trưởng kinh tế cao sẽ không thể đạt được nếu thiếu các khoản đầu tư nước ngoài và tăng trưởng xuất khẩu trên cơ sở hội nhập sâu sắc vào nền kinh tế thế giới.
TNCs còn thúc đẩy nhanh tiến trình tự do hóa đầu tư nước ngoài thông qua những tác động hoàn thiện hệ thống luật đầu tư nước ngoài theo hướng mở cửa. Xu hướng pháp luật trong những năm qua cho thấy hầu hết những cải cách về hệ thống pháp luật đều theo hướng thuận lợi hóa cho các hoạt động thương mại và đầu tư, bao gồm việc củng cố các sáng kiến, giảm thuế và mở cửa hơn nữa cho các nhà đầu tư nước ngoài. Mặc dù vẫn có hạn chế trong một số lĩnh vực thương mại và đầu tư song xu hướng thuận lợi hóa vẫn là chủ yếu. Việc tháo bỏ những cản trở để đẩy mạnh tự do hóa thương mại và đầu tư đã được nhiều quốc gia hưởng ứng, số lượng các thỏa thuận quốc tế liên quan đến đầu tư tiếp tục mở rộng. Đến cuối năm 2005, tổng số các thỏa thuận về thương mại song phương đã đạt đến con số 2.495 và thỏa thuận song phương
về thuế quan tăng đến 2.758 cùng với 232 thỏa thuận quốc tế bao gồm cả những điều khoản liên quan đến đầu tư khác[27, tr 16]. Nhiều quốc gia đang phát triển cũng đang tích cực tham gia vào quá trình tự do hóa thương mại và đầu tư này. Đặc biệt là các nước khu vực Đông, Nam và Đông-Nam-Á đã và đang chủ động mở cửa nền kinh tế nước mình nhằm thu hút dòng FDI, chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ. Một ví dụ điển hình đó là Ấn Độ hiện nay đã cấp phép cho các dự án FDI đầu tư vào xây dựng và Trung Quốc đã dỡ bỏ những hạn chế về khu vực hoạt động của các ngân hàng và đại lý du lịch của nước ngoài.
Những minh họa trên cho thấy TNCs có vai trò quan trọng trong quá trình đẩy mạnh mở cửa thị trường thế giới. Những nỗ lực vận động và ảnh hưởng to lớn của TNCs trên thế giới đối với hoạt động thương mại và đầu tư là một yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình tự do hóa thương mại và đầu tư toàn cầu.
CHƯƠNG II
CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA TRONG MARKETING QUỐC TẾ
Trong một môi trường kinh doanh nói chung và môi trường marketing quốc tế nói riêng có nhiều biến động như hiện nay, các TNCs đã không ngừng biến đổi cơ cấu tổ chức của mình nhằm đáp ứng tốt nhất những đòi hỏi của thị trường cũng như thích ứng nhất với những thách thức của môi trường bên ngoài, đặc biệt là môi trường marketing quốc tế.
I . MÔ HÌNH CHUNG
1. Mô hình cơ bản
Một công ty xuyên quốc gia thông thường là một công ty trách nhiệm hữu hạn hay vô hạn bao gồm một công ty mẹ và nhiều chi nhánh ở nước ngoài, trong đó:
Công ty mẹ (Parent enterprise): là công ty đặt trụ sở tại một nước nhất định( thường là những nước có nền kinh tế phát triển), với chủ sở hữu của một quốc gia nhất định. Công ty đó tiến hành các hoạt động thương mại, đầu tư ở nước ngoài một cách trực tiếp hoặc thông qua hệ thống các chi nhánh ở nước ngoài [26, tr 297].
Chi nhánh ở nước ngoài (Foreign Affiliates) : là công ty liên doanh hoặc không phải là liên doanh mà nhà đầu tư là công ty mẹ ở nước ngoài sở hữu một số lượng cổ phần đủ để cho phép nó tham gia điều hành công ty (mức góp vốn cổ phần là 10% hoặc cao hơn đối với các loại cổ phiếu thường hoặc cổ phiếu có quyền biểu quyết đối với công ty liên doanh hoặc tương đương với công ty không phải là liên doanh). Trong Báo cáo đầu tư thế giới
của World Bank thì chi nhánh nước ngoài (Foreign Affiliates hay Affiliates ) bao gồm cả công ty con (Subsidiary Enterprises), công ty liên kết (Associate Enterprises), công ty chi nhánh ( Branch Enterprises).
Công ty con(Subsidiary Enterprises): là công ty liên doanh ở nước chủ nhà, trong đó các thực thể kinh tế khác trực tiếp có quyền sở hữu trên một nửa quyền biểu quyết của các cổ đông và có quyền chỉ định hay bãi miễn phần lớn thành viên của ban giám đốc, ban quản lý hay thanh tra.
Công ty liên kết (Associate Enterprise) là công ty liên doanh ở nước chủ nhà, trong đó nhà đầu tư có sở hữu ít nhất là 10%, nhưng không lớn hơn một nửa quyền biểu quyết của các cổ đông.
Công ty chi nhánh (Branch Enterprise) : là công ty không phải là liên doanh có toàn bộ vốn hoặc góp vốn ở nước chủ nhà, với một trong những hình thức:
- Được thành lập một cách lâu dài hoặc là văn phòng của nhà đầu tư nước ngoài
- Công ty trách nhiệm vô hạn hay công ty liên doanh giữa nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài với một hay nhiều thành viên
- Đất, các kết cấu kiến trúc ( trừ các kết cấu kiến trúc thuộc sở hữu của các thực thể kinh tế của nhà nước) và/hoặc thiết bị bất động sản và các đối tượng sở hữu trực tiếp của nước ngoài
- Thiết bị có động cơ( như tàu biển, máy bay, thiết bị khoan dầu khí) được vận hành với các nước khác nước chủ đầu tư nước ngoài trong ít nhất là một năm[26, tr 297].
Mặc dù có nhiều điểm khác biệt trong cơ cấu tổ chức khi một công ty vươn ra thị trường thế giới song về cơ bản các TNCs đều có tổ chức công ty gồm một trụ sở (head quarter) tại một quốc gia và từ đó thiết lập các chi
nhánh (affiliates) rộng khắp trên nhiều nước và lãnh thổ khác nhau trên thế giới. Công ty mẹ kiểm soát và chi phối hoạt động của các chi nhánh của mình thông qua lượng cổ phiếu nắm giữ. Công ty mẹ có vị thế cao thông qua những nguồn lực lớn về vốn, công nghệ và từ đó có những ảnh hưởng nhất định đến hoạt động của các chi nhánh này. Mô hình TNCs về cơ bản là mô hình công ty mẹ-công ty con. Mô hình này cho thấy rất nhiều ưu điểm nổi bật, phát huy tác dụng tích cực trong quản lý và điều hành hoạt động của công ty, đặc biệt là với những công ty có quy mô lớn và phạm vi hoạt động rộng khắp toàn cầu như các TNCs:
Thứ nhất, mô hình công ty mẹ-công ty con là kết quả tất yếu của quá trình tích tụ và tập trung sản xuất để đáp ứng yêu cầu khắc phục những mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất xã hội hóa cao với quan hệ sản xuất dựa trên cơ sở chiếm hữu tư nhân TBCN về tư liệu sản xuất nhằm nâng cao tỷ suất lợi nhuận trong điều kiện vốn về thực chất vẫn là của sở hữu tư nhân. Các công ty tư nhân khi mới ra đời có quy mô nhỏ bé, số lượng sản phẩm sản xuất ra không nhiều, chủng loại nghèo nàn, mối liên hệ kinh tế đơn nhất. Do quy luật thị trường, quy luật cạnh tranh các công ty phải không ngừng mở rộng quy mô, mở rộng thị trường, đổi mới công nghệ. Để làm được điều đó phải có nguồn vốn lớn. Quá trình tích tụ diễn ra chậm chạp và do đó không phải là phương thức chủ yếu để mở rộng quy mô mà chính việc tập trung nhiều công ty dưới các hình thức liên kết khác nhau mới nhanh chóng cho ra đời những công ty lớn chỉ trong một thời gian ngắn[2].
Thứ hai, mô hình công ty mẹ-công ty con cho phép kết hợp các loại hình doanh nghiệp khác nhau vào một tổ chức kinh doanh một cách tự nhiên xuất phát từ lợi ích kinh tế, không miễn cưỡng hay áp đặt hành chính. Mô hình này cho phép mở rộng quy mô sản xuất ở mức cao bằng việc huy động nguồn lực ở nhiều bộ phận khác nhau của nền kinh tế. Quan trọng hơn nữa, công ty
mẹ- công ty con liên kết với nhau bằng cơ chế góp vốn linh hoạt, bằng lợi ích kinh tế trên cơ sở hợp đồng kinh tế giữa công ty mẹ với công ty con và giữa các công ty con với nhau[9].
Thứ ba, mô hình công ty mẹ- công ty con cho phép doanh nghiệp triển khai các chiến lược của mình một cách dễ dàng. Nhằm thực hiện chiến lược cạnh tranh, chiếm lĩnh và khai thác thị trường quốc tế, TNCs đã mở rộng quy mô bằng việc cắm chi nhánh ra nước ngoài, mở rộng phạm vi hoạt động ở nhiều quốc gia, tăng cường hợp tác và phân công lao động quốc tế. Với mô hình công ty mẹ-công ty con này, các công ty mẹ có thể kiếm soát hoạt động của công ty thành viên một cách hiệu quả thông qua lượng cổ phần tại các công ty thành viên này[10,tr1].
Thứ tư, mô hình công ty mẹ- công ty con phù hợp với chiến lược đa dạng hóa của các TNCs. Khi phát triển ra thị trường thế giới, các TNCs không có lựa chọn nào khác là phải đa dạng hóa. Đa dạng hóa sản phẩm để phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng ở các thị trường khác nhau, đa dạng hóa loại hình kinh doanh nhằm tránh rủi ro do biến động bất thường của nền kinh tế thế giới[10,tr2]. Đây cũng là một đặc trưng nổi bật của TNCs. Như vậy, với mô hình này, các công ty mẹ trong TNCs sẽ đảm nhiệm phần chủ yếu trong các chiến lược kinh doanh, chiến lược hoạt động về tổng thể, các công ty con thực hiện các chiến lược này căn cứ vào điều kiện riêng của từng khu vực. Với mô hình này, tập đoàn có thể dễ dàng sáp nhập hay mua lại một công ty trong một lĩnh vực kinh doanh hoàn toàn mới mẻ mà không gây ra nhiều xáo trộn trong tổ chức công ty.
2. Đặc điểm về mô hình quản lý của TNCs
Quản lý công ty theo lối tập quyền hay phân quyền tùy thuộc nhiều vào quy mô của bản thân công ty cũng như chiến lược mà công ty đó theo đuổi.