Diễn đàn Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) định nghĩa” Công ty xuyên quốc gia là những công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc vô hạn bao gồm công ty mẹ và các chi nhánh ở nước ngoài của chúng. Các công ty mẹ được định nghĩa là các công ty mà việc kiểm soát tài sản của các thực thể khác ở nước ngoài thường được thực hiện thông qua việc góp vốn cổ phần của chúng”
Trong cuốn sách”Định hướng cho các công ty đa quốc gia”, Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đã đưa ra định nghĩa”Một công ty đa quốc gia bao gồm nhiều công ty hay thực thể kinh tế.Những thực thể này có thể thuộc quyền sở hữu cá nhân , sở hữu nhà nước hay sở hữu hỗn hợp được hình thành ở nhiều nước khác nhau và có mối liên hệ chặt chẽ. Chúng ảnh hưởng đến hoạt động của nhau và đặc biệt có chung mục đích và nguồn vốn kinh doanh. Trong một công ty đa quốc gia, mức độ tự chủ của các thực thể rất khác nhau, tùy thuộc vào bản chất liên kết và lĩnh vực hoạt động giữa chúng.”
Căn cứ vào những quan niệm và định nghĩa trên, công ty xuyên quốc gia được hiểu một cách chung nhất, đó là:
- Một tổ chức công ty sở hữu và quản lý nhiều đơn vị kinh tế ở từ hai quốc gia khác nhau trở lên. TNCs tham gia vào sản xuất quốc tế thông qua việc thiết lập chi nhánh của mình tại một số nước khác nhau.
- Thực hiện những chiến lược kinh doanh về sản xuất, marketing, tài chính và nhân lực vượt ra ngoài lãnh thổ một quốc gia
- Các chi nhánh và cơ sở sản xuất này phụ thuộc vào công ty mẹ ở các mức độ khác nhau về vốn, công nghệ thông qua tỷ lệ cổ phần mà công ty mẹ nắm giữ.
Trong phạm vi khóa luận này, công ty xuyên quốc gia được hiểu theo khái niệm trên.
Có thể bạn quan tâm!
- Vai trò và cơ cấu tổ chức của công ty xuyên quốc gia trong Marketing quốc tế - 1
- Ba Bước Phát Triển Trong Quá Trình Bành Trướng Và Mở Rộng Của Tncs Trên Thị Trường Thế Giới
- Một Số Chỉ Tiêu Kinh Tế Của Tncs Về Giá Trị Và % Gdp
- Tổng Chi Tiêu Cho R&d (Gerd) Và R&d Thương Mại (Berd) Theo Nhóm Nước Năm 1996 Và 2002 (Đơn Vị: Triệu Usd)
Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.
2. Đặc điểm
Nhờ tính ưu việt về phân bổ nguồn vốn, công nghệ, cơ cấu tổ chức và mạng lưới phân phối rộng khắp, các công ty xuyên quốc gia ngày càng vươn tầm ảnh hưởng của mình trên phạm vi toàn thế giới. Đây cũng là bản chất của sự phát triển của các công ty xuyên quốc gia do đặc thù tìm kiếm lợi nhuận tối ưu cho doanh nghiệp, cũng như tìm kiếm các thị trường nguyên liệu rẻ và thị trường tiêu thụ mới cho sản phẩm của mình. Khi thị trường trong nước đã bão hòa, một tất yếu diễn ra, đó là các công ty này không ngừng mở rộng ra thị trường thế giới. Đặc biệt trong quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay thì tiến trình này càng được đẩy mạnh. Hiện nay trên thế giới có khoảng70.000 công ty xuyên quốc gia với khoảng trên 690.000 chi nhánh phân bố rộng khắp. Chỉ riêng tập đoàn Nokia của Phần lan đã có cơ sở sản xuất tại 10 nước và trung tâm nghiên cứu phát triển tại 15 nước khác nhau trên thế giới [24]. Năm 2001, trong số 200 thực thể kinh tế lớn nhất thế giới thì chỉ có 56 quốc gia và có đến 144 TNCs trong đó General Motor, Wal-Mart, Exxon Mobil và Daimler Chrysley đều có doanh thu lớn hơn GDP của 48 nước kém phát triển cộng lại.
Các công ty xuyên quốc gia có khả năng lớn trong đầu tư cho nghiên cứu và phát triển sản phẩm.Với tiềm lực to lớn về vốn,đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học lớn mạnh và các phòng thí nghiệm hiện đại trên khắp thế giới, các TNCs tiến hành đầu tư mạnh mẽ trong việc phát triển các sản phẩm mới. Theo UNCTAD, gần 70% chi tiêu cho R&D toàn cầu phục vụ mục đích kinh doanh và 46% tổng chi tiêu thế giới vào R&D nói chung là của các TNCs[28].
Các công ty xuyên quốc gia hiện nay đang nắm giữ đến 80% bản quyền kỹ thuật công nghệ mới của thế giới .
Bên cạnh đó, các công ty xuyên quốc gia còn có lợi thế to lớn trong cạnh tranh nhằm tiêu thụ các hàng hóa và dịch vụ của mình.Với lợi thế do tiêu chuẩn hóa cao về sản phẩm, phân công lao động sâu sắc trong sản xuất cũng như đầu tư hiệu quả cho công tác nghiên cứu thị trường, các hàng hóa và dịch vụ cung cấp bởi các TNCs có tính cạnh tranh to lớn so với các sản phẩm nội địa khác về giá cả, chất lượng, sự phong phú về chủng loại và mức độ thỏa mãn mà chúng mang lại cho người tiêu dùng. Thông qua việc thiết lập các chi nhánh tại các quốc gia khác nhau, các TNCs có thể nhanh chóng nắm bắt những thay đổi trong nhu cầu của khách hàng và thay đổi sản phẩm của mình nhằm bắt kịp với biến động trong nhu cầu này.
Ngoài ra, với một mạng lưới dày đặc các công ty chi nhánh và văn phòng đại diện tại nhiều quốc gia, các TNCs còn có được những thuận lợi to lớn trong phân phối và điều phối toàn cầu. Là chủ thể của phần lớn nguồn đầu tư luân chuyển khắp thế giới, TNCs có khả năng chuyển vốn từ nơi có tỷ suất lợi nhuận thấp tới nơi có tỷ suất lợi nhuận cao hơn thông qua các hoạt động đầu tư trực tiếp hay gián tiếp của mình như: đóng góp cổ phần, tham gia thị trường chứng khoán… Ngoài việc lưu chuyển vốn tự có trong nội bộ hệ thống, TNCs còn thiết lập một hệ thống các công ty tài chính nhằm huy động luồng vốn từ bên ngoài, từ đó đẩy nhanh hơn luồng chu chuyển vốn đầu tư nhằm thu lại lợi nhuận cao.
II. PHÂN LOẠI
1. Căn cứ vào sự hình thành TNCs
1.1. Liên kết theo chiều ngang
Là sự liên kết làm tăng tỷ lệ các công ty lớn trong cùng một ngành nhất định.Đây là sự tập trung một tỷ trọng rất lớn sức sản xuất của một ngành bằng những liên kết gắn bó nội tại cả về kinh tế và kỹ thuật để hình thành các công ty quốc tế khổng lồ[3] . Chúng gồm các loại sau:
- Cartel là một loại hình TNCs hoạt động dựa trên việc ký kết hiệp định giữa các xí nghiệp thành viên, thỏa thuận về giá cả, phân chia thị trường....còn việc sản xuất kinh doanh vẫn do các xí nghiệp tự thực hiện.
- Trust được hiểu là một tổ chức ngành mà trong đó các công ty lớn tổ chức toàn bộ quá trình sản xuất hoặc một phần lớn sản xuất của một ngành. Dựa vào sức mạnh của mình, các Trust tiến hành trong phạm vi ngành một chính sách thị trường có lợi cho họ và buộc những người sản xuất ở các ngành khác phải theo.
- Syndicat là một loại hình TNCs trong đó việc kinh doanh do một ban quản trị đảm nhận nhưng sản xuất vẫn là công việc độc lập của các thành viên . Mục đích của việc hình thành nên các Syndicat là nhằm điều hành các hoạt động thương mại giữa các xí nghiệp thành viên nhằm mua nguyên liệu với giá thấp và bán sản phẩm với giá cao.
- Concern là một trong những hình thức tổ chức công ty TNCs hiện đại phổ biến hiện nay. Mối liên hệ giữa các xí nghiệp trong concern được hình thành từ cơ sở lợi ích thống nhất thông qua quan hệ hợp tác cùng sử dụng phát minh cùng tham gia nghiên cứu sáng chế. Concern không có tư cách pháp nhân, song mối quan hệ bền vững của Concern được thiết lập trong sự liên kết chặt chẽ giữa các thành viên
1.2. Liên kết theo chiều dọc
Là sự liên kết trong đó các công ty lớn thâm nhập vào công ty , xí nghiệp của các ngành sản xuất khác không có mối liên hệ ràng buộc hoặc quy định về kỹ thuật sản xuất kinh doanh. Mối liên hệ giữa công ty mẹ và các chi nhánh chủ yếu là về mặt tài chính; điều hành thông qua cơ cấu quyền lực và liên kết với các ngân hàng đầu tư, ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm... [3]
- Conglomerate là hình thức biểu hiện của TNCs hiện đại dựa trên hoạt động bành trướng và thâu tóm của các công ty lớn trong một ngành đối với các xí nghiệp khác ngành . Cơ cấu điều hành của Conglomerate rất gọn nhẹ linh hoạt và phi tập trung hóa, chủ yếu nhằm kiểm soát hoạt động của chi nhánh thông qua hệ thống tài chính và chỉ đạo hành chính kiểu mạng lưới.
2 . Căn cứ vào thái độ quản lý của TNCs khi bành trướng ra toàn cầu
Ở đây, căn cứ vào thái độ quản lý cơ bản hay còn gọi là lối suy nghĩ đối với quá trình xây dựng và phát triển TNCs thiên về góc nhìn nào của nhà quản lý: hướng về nước chủ đầu tư, hướng về nước được đầu tư hay tư duy hướng tới toàn cầu mà Howard Perlmutter trong cuốn sách” The Tortuous of the Multinational Corporations” (1969) đã phân loại các TNCs theo ba hình thái :
- Ethnocentric hay thái độ quản lý thiên về nước chủ nhà.
- Polycentric hay thái độ quản lý thiên về nước nhận đầu tư.
- Geocentric hay thái độ quản lý hướng tới toàn cầu.
2.1. Công ty theo hình thái Ethnocentric
Là TNCs mà các chính sách, tiêu chuẩn và hoạt động được quyết định và phát triển tại trụ sở công ty và được áp dụng trên các chi nhánh trên toàn thế giới. Quá trình trao đổi thông tin được tiến hành bằng hàng loạt các mệnh lệnh và tư vấn từ công ty mẹ đến các chi nhánh. Những vị trí chủ chốt trong
công ty thường được những thành viên có quốc tịch của nước đặt trụ sở nắm giữ.
2.2. Công ty theo hình thái quản lý Polycentric
Là TNCs trong đó các cấp quản lý nắm bắt được sự khác biệt về văn hóa giữa nước của công ty mẹ và văn hóa của quốc gia đặt chi nhánh. Kết quả là các chi nhánh áp dụng những điều kiện của công ty mẹ đưa ra sau khi đã điều chỉnh nó cho phù hợp với đặc điểm về văn hóa của quốc gia sở tại nơi đặt chi nhánh. Các công ty con trong kiểu Polycentric gắn bó với công ty mẹ thông qua hệ thống quản lý về tài chính, chúng được tự do hoạt động trong chừng mực mà doanh thu của chúng ở mức thỏa mãn yêu cầu. Thông tin 2 chiều từ công ty và các chi nhánh cũng như giữa các chi nhánh là rất thấp và các nhà quản lý khu vực ít có cơ hội vươn tới cấp quản lý cao hơn tại trụ sở công ty.
2.3. Công ty theo hình thái quản lý Geocentric
Hình thái TNCs này băt đầu nổi lên ngày càng nhiều trên thế giới hiện nay. Trong công ty theo hình thái Geocentric các chi nhánh không phải là các công ty vệ tinh cũng không phải là một công ty độc lập mà được coi là một phần trong một tổng thể tập trung vào những mục tiêu toàn cầu cũng như các mục tiêu địa phương, mỗi chi nhánh đóng góp một phần riêng biệt với chức năng riêng của mình. Cả công ty mẹ và các chi nhánh trong hình thái Geocentric đều tập trung vào mục tiêu toàn cầu bằng cách xây dựng một tổ chức trong đó các chi nhánh không chỉ là một bộ phận quan trọng mà còn là những nhà xuất khẩu hàng đầu cho nước chủ nhà, đóng góp những lợi ích như mang tới ngoại tệ mạnh, những kỹ thuật mới và công nghệ tiên tiến .
Trong tiến trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ ngày nay, xu hướng công ty theo hình thái Geocentric ngày càng phát triển rộng rãi do hình thái này khắc phục những nhược điểm như sử dụng lao động và các nguồn nguyên liệu một cách lãng phí của hình thái Polycentric và hành chính mệnh lệnh của Ethnocentric. Ngoài ra, không tồn tại một TNC hoàn toàn theo hình thái quản lý nào một cách tuyệt đối, các TNCs thường đạt được hình thái này hay hình thái khác ở một mức độ nào đó[15].
III. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TNCs
1. Cơ sở hình thành
Về mặt lý luận cũng như thực tiễn vận động của tiến trình lịch sử, các TNCs là hình thức vận động và phát triển cao của chế độ xí nghiệp tư bản hiện đại. Quá trình tích tụ và tập trung tư bản đã hình thành nên các công xưởng tư bản chủ nghĩa. Nhờ sự phát triển nhẩy vọt của khoa học kỹ thuật, các công xưởng không ngừng phát triển và mở rộng, tiến hành sản xuất với quy mô và sản lượng ngày càng lớn. Khi thị trường trong nước trở nên bão hòa, các công xưởng xí nghiệp này có nhu cầu bành trướng ra thị trường quốc tế nhằm tìm kiếm những thị trường mới để tiêu thụ sản phẩm cũng như những nguồn nguyên liệu dồi dào với giá rẻ. Bản chất của TNCs là sự tập trung tư bản rất cao trong tay một số công ty có tư cách pháp nhân hoạt động tại nhiều quốc gia nhằm chi phối các điều kiện sản xuất, lưu thông hàng hóa; sản xuất hàng hóa với năng suất ngày càng cao nhằm thu được lợi nhuận độc quyền cao.
Nguyên nhân hình thành các TNCs có thể được tóm tắt ở một số điểm
sau:
-Thứ nhất là nguyên nhân bắt nguồn từ quá trình tích tụ và tập trung tư bản tất yếu dẫn đến sự hình thành các xí nghiệp tư bản lớn. Quá trình cạnh tranh thôn tính lẫn nhau dẫn đến độc quyền cao và bành trướng của chúng không chỉ trong phạm vi lãnh thổ quốc gia mà vươn ra cả thị trường thế giới.
-Nguyên nhân thứ hai là sự thay đổi tình hình kinh tế chính trị trên toàn thế giới. Sau thế chiến thứ hai, ngày càng có nhiều quốc gia giành được độc lập và thiết lập nên các hàng rào bảo hộ nền kinh tế còn non trẻ của mình. Điều này khiến mức độ cạnh tranh giữa các tập đoàn tư bản lớn ngày càng trở nên gay gắt ở trong nước. Vì vậy, việc hình thành nên các TNCs với các chi nhánh ở nước ngoài là một giải pháp phù hợp nhằm thâm nhập các thị trường mới, giảm bớt cạnh tranh, giúp các công ty tồn tại và phát triển. Ngày nay, quá trình hội nhập và toàn cầu hóa diễn ra trên bình diện quốc tế ngày càng tạo điều kiện cho các TNCs có cơ hội phát triển để tìm kiếm nguồn lợi nhuận. Hơn nữa, sự phụ thuộc lẫn nhau về các nguồn nguyên nhiên liệu ngày càng gia tăng khi các công ty mở rộng sản xuất trên quy mô lớn. Việc hình thành nên các cơ sở sản xuất tại nơi có nguồn nguyên liệu là một giải pháp cho các công ty nhằm thu lợi nhuận tối ưu .
- Thứ ba, do sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ làm vòng đời sản phẩm ngày càng bị rút ngắn lại và sản xuất ra ngày một nhiều hàng hóa mới với năng suất cao khiến nhu cầu mở rộng thị trường tiêu thụ trở nên một nhu cầu sống còn đối với các công ty. Chính điều này đã thúc đẩy các công ty xuyên quốc gia thiết lập chi nhánh, văn phòng đại diện tại những thị trường mới nhằm tìm kiếm nơi tiêu thụ hàng hóa của mình. Hơn nữa, khi vòng đời sản phẩm ngày càng bị rút ngắn lại, máy móc nhanh chóng trở nên lỗi thời, giá trị hao mòn vô hình của tư bản cố định diễn ra nhanh chóng khiến các công ty phải mở chi nhánh tại những nước kém phát triển hơn nhằm kéo dài vòng đời sản phẩm và giảm chi phí của hao mòn vô hình. Mặt khác, đối