Một Số Chỉ Tiêu Kinh Tế Của Tncs Về Giá Trị Và % Gdp


thương mại trong nội bộ các công ty và một nửa còn lại thuộc về thương mại giữa các TNCs với nhau. Bảng số liệu dưới đây của OECD đã phần nào cho thấy vai trò hết sức quan trọng của TNCs trong thúc đẩy sự phát triển của thương mại toàn cầu: TNCs là động lực và cũng chính là chủ thể trong hầu hết các hoạt động thương mại toàn cầu. Giá trị xuất nhập khẩu của TNCs luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng sản lượng quốc nội của nhiều quốc gia phát triển nói riêng và cả thế giới nói chung.

Bảng1:Tỷ lệ doanh thu của các TNCs so với GDP của một số nước phát triển tiêu biểu



Doanh thu các TNCs/ Tổng giá trị GDP (%)

Mỹ

Anh

Đức

Pháp

1994

1998

1994

1998

1994

1998

1994

1998

15,9

21,6

30,6

31,4

13,1

10,8

28,7

31,7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

Nguồn: Giorgio Barba Navaretti and Anthony J. Venables (2004) “Multinational Firms in the World Economy”,table 1.1, tr5


Vai trò quan trọng của TNCs trong thúc đẩy thương mại toàn cầu ngày càng được củng cố nhờ quá trình toàn cầu hóa sâu rộng trong thương mại và việc các TNCs mở rộng hoạt động của mình ra bên ngoài. Doanh thu của các chi nhánh của TNCs đã tăng mạnh từ 5,7 tỷ USD năm 1990 lên 18,7 tỷ USD năm 2004, trong đó doanh thu xuất khẩu tăng từ 1,5 tỷ lên 3,7 tỷ trong cùng thời kỳ.


Bảng 2: Một số chỉ tiêu kinh tế của TNCs về giá trị và % GDP



STT


Danh mục


1982


1990


2003


2004

Giá trị (tỷUSD

)


%/GDP


Giá trị (tỷUSD)


%/GDP


Giá trị (tỷUSD)


%/GDP


Giá trị (tỷUSD)


%/GDP

1

Doanh thu củaTNCs

2765

23.52

5727

25.33

16963

46.7

18677

45.92

2

Tổng sản lượng của TNCs

647

5.503

1476

6.528

3573

9.836

3911

9.616

3

Doanh thu xuất khẩu HH&DV

2247

19.11

4261

18.85

9216

25.37

11069

27.22

4

GDP toàn cầu

11758

100

22610

100

36327

100

40671

100

5

Dthu XNK/Tổng Dthu(%)


81.27


0.744


0.543


0.593

Tập hợp và phân tích từ bảng số liệu I.3 của World Investment Report 2005-UNCTAD.tr14


Bảng số liệu trên cho thấy trong giai đoạn 1982 đến 2004 doanh số của các chi nhánh của TNCs đã tăng lên từ 2765 tỷ USD lên đến 18.677 tỷ USD; trong đó giá trị xuất khẩu tăng từ 2247 tỷ lên đến 11069 tỷ USD. Điều đó cho thấy thương mại quốc tế chiếm tỷ trọng rất lớn trong hoạt động kinh doanh của TNCs ( 81,2% năm 1982, 74% năm 1990, 54% năm 2003 và 60% năm 2004). Do hoạt động đầu tư và sản xuất tại các chi nhánh của TNCs ở nước ngoài, đặc biệt là tại những quốc gia đang phát trỉên đều là sản xuất hàng hóa hướng về xuất khẩu là chủ yếu, vì vậy có thể nhận thấy trong quá trình hoạt động của mình các TNCs đã không ngừng đẩy mạnh hoạt động thương mại toàn cầu.

Quá trình phát triển khoa học công nghệ như vũ bão mà chủ yếu được tiến hành tại các TNCs cũng là một trong những nguyên nhân cải thiện hoạt động xuất nhập khẩu trên thế giới. Khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ khiến vòng đời của sản phẩm trở nên ngắn hơn, điều này tạo áp lực khiến các công ty xuyên quốc gia phải luôn tìm kiếm các thị trường mới để tiêu thụ các sản phẩm đã lỗi thời này cũng như giảm khấu hao máy móc thông qua con đường chuyển giao công nghệ- xuất khẩu những công nghệ, máy móc đã lỗi


thời của mình sang những nước kém phát triển hơn. Ngoài ra, hoạt động thương mại nội bộ của TNCs cũng tạo điều kiện để các chi nhánh ở nước ngoài tiếp cận với trình độ công nghệ và bí quyết kỹ thuật tiên tiến từ công ty mẹ và các chi nhánh khác trong cùng hệ thống.

Chính những hoạt động không ngừng nhằm mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của TNCs trên quy mô toàn cầu đã thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển, đặc biệt với những nước đang phát triển thì những đóng góp của TNCs tới hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng được nâng cao hơn.

Sản lượng quốc tế tính trên số liệu của dòng vốn FDI toàn cầu, doanh thu, tài sản, giá trị gia tăng, lao động và kim ngạch xuất khẩu đã tăng mạnh trong những năm qua. Trong năm 2005, số lượng các TNCs đã tăng lên đến 77.000 với gần 770.000 chi nhánh; trong đó có hơn 20.000 TNCs đến từ các nước đang phát triển. Chỉ riêng tại các quốc gia này, các TNCs đã đóng góp đến 2,6 nghìn tỷ doanh thu và tạo ra hơn 500 tỷ USD giá trị gia tăng[27,tr10].

2. Thúc đẩy hoạt động đầu tư trên thế giới


Hiện nay trên thế giới, các TNCs là chủ thể của 90% tổng FDI toàn cầu. Các TNCs có thể tham gia vào thị trường của nước nhận đầu tư thông qua hai hình thức FDI là đầu tư mới và M&A[26, tr 9]. Mục tiêu tối thượng của TNCs là tìm kiếm những nguồn lợi nhuận ngày càng cao, do đó khi thị trường trong nước đã trở nên bão hòa và nguồn vốn trong nước có khả năng sinh lời thấp với rủi ro cao thì các TNCs không ngừng chuyển vốn ra bên ngoài, đầu tư vào những thị trường có tỷ lệ lợi nhuận cao, nhiều điều kiện ưu đãi và rủi ro thấp. Với lợi thế về kỹ thuật hiện đại, quản lý tiên tiến và đặc biệt là lợi thế về vốn, các TNCs luôn tích cực đầu tư ra thị trường bên ngoài nhằm tối đa hóa lợi nhuận trên phạm vi toàn cầu. Cho đến năm 2005 tổng FDI toàn cầu đã tăng vọt lên mức 916 tỷ USD, tăng 29% so với năm 2004 (ở mức hơn 648 tỷ USD),


trong đó năm 2004 giá trị của các giao dịch M&As của TNCs đạt 381 tỷ USD (chiếm 59%), phần còn lại thuộc về 9.800 dự án đầu tư mới của TNCs và một phần nhỏ của các nhà đầu tư khác[26, tr 9]. Trong năm 2005, FDI đổ vào các nước phát triển đã tăng đáng kể, ở mức 38% (573 tỷ USD) - kết thúc bốn năm sụt giảm liên tiếp luồng FDI vào khu vực này. Bên cạnh đó, dòng vốn FDI đổ vào các quốc gia đang phát triển cũng có sự tăng trưởng đáng kể:13%, tương đương 274 tỷ USD[29].

Hình 1: Xu thế phát triển của GDP, giá trị xuất khẩu và dòng vồn FDI thế giới


(Các chỉ số của năm 1970 là 100 đơn vị )


Nguồn Giorgio Barba Navaretti and Anthony J Venables 2004 Multinational Firms in the 1

.

Nguồn: Giorgio Barba Navaretti and Anthony J. Venables (2004) “Multinational Firms in the World Economy”, tr4


Trong 15 năm qua, FDI thế giới đã có bước tăng trưởng mạnh mẽ, vượt

xa mức tăng trưởng của thương mại và thu nhập. Giai đoạn này chứng kiến sự tăng vọt các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của TNCs. Có thể thấy rõ


trong hình 1 dưới đây, nếu trong giai đoạn 1970-1984 mức tăng GDP toàn cầu là 3.1%, tăng trưởng xuất khẩu 5.2% và tăng FDI 4.25 thì đến giai đoạn 1985- 1999 khi GDP toàn cầu tăng trưởng ở mức 2,5%/năm và xuất khẩu thế giới tăng 5,5 % thì dòng vốn FDI chảy vào các nước đã tăng ở mức 17,7%[17, tr 9]. Kể từ năm 2001, do những biến động trên thị trường thế giới và sự tăng trưởng mạnh của xu hướng sát nhập và mua lại giữa TNCs mà FDI toàn cầu có xu hướng giảm sút. Nếu trong 2001, xuất khẩu thế giới là 7666 tỷ USD thì FDI chỉ ở mức 823 tỷ USD.

Hình 2: Dòng vốn FDI đổ vào các nhóm nền kinh tế và toàn cầu 1980-2005


(Đơn vị :tỷ USD)


Nguồn UNCTAD FDI TNC database www unctad org fdistatistics Đối với các nước đang phát 2

Nguồn:UNCTAD/ FDI/TNC database www.unctad.org/fdistatistics


Đối với các nước đang phát triển, dòng vốn FDI thế giới đổ vào các nước này đã tăng từ 24.6% trong giai đoạn 1988-1993 lên hơn 40% trong 1992- 1997 sau đó giảm xuống 21,33% do cuộc khủng hoảng kinh tế ở Châu á. Trong thời gian gần đây có thể thấy rõ sự phục hồi của dòng FDI thế giới nói chung và dòng FDI đổ vào các nước đang phát triển nói riêng: FDI thế giới đã tăng từ 666,5 tỷ năm 004 lên 959,4 tỷ năm 2005 (hình 2).


Sự gia tăng nhanh chóng các dòng vốn FDI trên thế giới cho thấy vai trò ngày càng quan trọng hơn của TNCs trong thúc đẩy đầu tư thế giới. Cùng với quá trình phát triển mở rộng của mình, TNCs đã có những tác động to lớn tới luồng đầu tư trên thế giới mà tiêu biểu là dòng vốn FDI- một nguồn lực tài chính vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Ngoài ra, TNCs còn có những tác động tích cực nhằm thúc đẩy nhanh tiến trình tự do hóa đầu tư nước ngoài thông qua việc tác động hòan thiện hệ thống luật đầu tư theo hướng mở cửa. Vấn đề này sẽ được trình bày chi tiết hơn trong phần tác dụng của TNCs trong việc đẩy mạnh hoạt động thâm nhập và mở cửa thị trường thế giới .

3. Tăng cường hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ


Khoa học công nghệ là một trong những nguyên nhân thúc đẩy quá trình mở cửa ra thị trường thế giới của TNCs. Nhờ sự phát triển như vũ bão của công nghệ khiến năng suất được tăng cao, vòng đời sản phẩm được rút ngắn lại và các mặt hàng mới liên tục ra đời…Điều này đặt ra cho TNCs một lựa chọn duy nhất: tìm kiếm những thị trường mới, bành trướng mở rộng ra phạm vi toàn cầu hay lụi bại do cạnh tranh gay gắt trong thị trường nội địa đã bão hòa.

Bên cạnh đó, ngày nay khoa học công nghệ còn là chìa khóa cho TNCs để chiến thắng trong cạnh tranh vì nhờ đó TNCs có thể sản xuất ra những hàng hóa với chất lượng cao hơn, đặc biệt là những hàng hóa mới mẻ chưa từng có trên thị trường nhằm định hướng nhu cầu của người tiêu dùng. Độc quyền trong công nghệ là một đặc trưng của TNCs, là điều kiện tiên quyết để TNCs có thể thu được lợi nhuận độc quyền cao. Chính vì những lý do đó mà hàng năm TNCs luôn giành một khoản ngân sách lớn cho hoạt động nghiên cứu phát triển công nghệ không chỉ ở nước đặt trụ sở mà cả ở nước ngoài.


TNCs ngày nay chiếm một tỷ lệ lớn các nghiên cứu và phát triển công nghệ (R&D) toàn cầu.

Hình 3: Ngân sách đầu tư cho R&D của một số TNCs và nền kinh tế tiêu biểu năm2002

(Đơn vị : tỷ USD)


Nguồn World investment report 2005 Transnational Corporations and the Internationalization of 3

Nguồn: World investment report 2005: Transnational Corporations and the Internationalization of R&D, tr120

Trong năm 2002, 700 công ty đầu tư cho hoạt động nghiên cứu lớn nhất của thế giới( trong đó 98% là TNCs) đã dành một khoản ngân sách là 310 tỷ USD (46% tổng chi tiêu cho R&D của toàn thế giới và là hơn 2/3 R&D vì mục đích thương mại toàn cầu) cho hoạt động nghiên cứu và phát triển công


nghệ[26, tr 19].Trong thực tế, ngân sách đầu tư cho R&D ở một số TNCs lớn nhiều khi lớn hơn cả khoản đầu tư này tại nhiều quốc gia.

Chỉ tính riêng 4 TNCs lớn là Ford Motor, General Motor, Daimler- Chrysler và Siemens thì khoản đầu tư cho R&D trong năm 2002 đã vượt qua con số 24,2 tỷ USD mà nếu tính riêng mỗi khoản ngân sách của mỗi TNC thì đã lớn hơn nhiều mức đầu tư cho R&D của nhiều nước phát triển như Tây Ba Nha, Thụy Sĩ...(hình 3). Nếu ngân sách chi tiêu cho R&D cả nước và R&D thương mại của Mỹ trong năm 2002 lần lượt là 276,2 và 194,4 tỷ USD [26,Table IV.1, tr120] thì chỉ riêng 10 TNCs lớn nhất nước Mỹ đã chiếm đến 43,1 tỷ USD, tức 15,61% R&D toàn nước Mỹ và 22,1% R&D thương mại của Mỹ. Điều này cho thấy TNCs là chủ thể chủ yếu cho sự phát triển của nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của thế giới. Các khoản đầu tư không ngừng gia tăng của TNCs cho R&D là một động lực thúc đẩy sự phát triển của khoa học và công nghệ vì mục đích thương mại nói riêng và khoa học thế giới nói chung. Ngày nay, hoạt động R&D không còn chỉ diễn ra ở các công ty mẹ của TNCs mà đã có sự quốc tế hóa một cách mạnh mẽ. Công nghệ mới ra đời không chỉ ở các phòng thí nghiệm , các viện nghiên cứu mà còn từ các trường đại học và ngay tại các xí nghiệp, cơ sở sản xuất của TNCs tại các nước khác nhau. Ví dụ như tập đoàn Motorola đã thiết lập một hệ thống R&D bao gồm 14 cơ sở tại 7 nước .

Xem tất cả 111 trang.

Ngày đăng: 20/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí