Ba Bước Phát Triển Trong Quá Trình Bành Trướng Và Mở Rộng Của Tncs Trên Thị Trường Thế Giới


với những công nghệ, bí quyết sản xuất mới thì việc hình thành nên các chi nhánh sẽ giúp các công ty bảo vệ được bản quyền sản phẩm cuả mình được tốt hơn là các hoạt động licensing đặc biệt khi thị trường của sản phẩm không có những quy định tốt về bảo vệ bản quyền.

-Nguyên nhân thứ tư là do việc thừa vốn một cách tạm thời và nhằm mục đích phân tán rủi ro cũng như tối đa hóa lợi nhuận. Khi một số thị trường có mức độ cạnh tranh quá cao sẽ khiến tỷ suất lợi nhuận tại thị trường đó sụt giảm xuống mức rất thấp cũng như gia tăng mức độ rủi ro trong đầu tư. Điều này khiến các nguồn vốn tư bản không tạo ra hiệu quả đầu tư cao và tất yếu sẽ dẫn đến nhu cầu đầu tư ra những thị trường có mức độ cạnh tranh thấp hơn và tỷ suất lợi nhuận cao hơn.

2. Quá trình hình thành và phát triển của TNCs


2.1 . Quá trình hình thành


Hiện nay trên thế giới có những bất đồng về việc công ty nào là công ty xuyên quốc gia đầu tiên trên thế giới. Một số luận điểm cho rằng công ty Knights Templar thành lập năm 1118 [31] và trở thành công ty TNC đầu tiên trên thế giới khi nó bước chân vào lĩnh vực ngân hàng năm 1135. Tuy nhiên cũng có những quan điểm rằng công ty Bristish East India Company khởi nguồn là một công ty cổ phần thương mại đầu tư có trụ sở tại Leadenhall Street, Lon don và được Elizabeth I công nhận là thành phần hoàng gia(Royal Charter ) vào năm 1600 cùng với công ty Dutch East India Company (Tên tiếng Hà Lan là Vereenigde Oostindische Compagnie) ra đời năm 1602 là hai tiền thân của công ty xuyên quốc gia [31].

2.2. Ba bước phát triển trong quá trình bành trướng và mở rộng của TNCs trên thị trường thế giới


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

Bươc 1. Xuất khẩu trực tiếp :

- Những yêu cầu đầu tiên: các công ty phụ thuộc vào các đại lý xuất khẩu

Vai trò và cơ cấu tổ chức của công ty xuyên quốc gia trong Marketing quốc tế - 3

- Mở rộng doanh thu xuất khẩu

- Mở rộng hơn nữa các chi nhánh bán hàng ở nước ngoài hoặc thiết lập các cơ sở lắp ráp ở nước ngoài( để giảm chi phí vận chuyển)

Bước 2. Sản xuất ở nước ngoài:

Khi công ty gặp phải những giới hạn trong việc bán hàng ra thị trường nước ngoài( hàng rào thuế quan, các rào cản về thương mại )

Một khi công ty lựa chọn việc tiến hành sản xuất ở nước ngoài như là một biện pháp nhằm cung cấp hàng hóa đến thị trường nước đó thì công ty phải quyết định có nên xây dựng một chi nhánh sản xuất hay bán bản quyền công nghệ sản xuất cho một doanh nghiệp ở nước ngoài đó.

Thông thường, bán bản quyền công nghệ thường được tiến hành trước (vì nó khá dễ dàng) do:

- Không đòi hỏi cơ sở hạ tầng và vốn

- Không có rủi ro

- Khỏan tiền bản quyền là một % cố định trên doanh thu bán hàng

Tuy nhiên nó cũng có một hạn chế đó là: Công ty mẹ không thể kiểm soát được việc quản lý bản quyền này như thế nào (vì doanh nghiệp mua bản quyền độc lập với công ty bán bản quyền). Công ty mua bản quyền có thể bán bí mật công nghệ cho một công ty độc lập khác và do đó tạo nên một đối thủ cạnh tranh mới cho công ty.

Đầu tư trực tiếp : Đầu tư trực tiếp đòi hỏi phải có quyết định từ cấp quản lý cao nhất vì nó là một bước đi quan trọng của công ty:

- Chứa nhiều rủi ro

- Các cơ sở sản xuất được thiết lập ở nước khác

- Nhượng quyền được chuyển từ các nhà sản xuất độc lập tới chi nhánh của mình


- Việc xuất khẩu vẫn được tiếp diễn

Bước 3. Vươn ra thị trường thế giới

Công ty trở thành công ty xuyên quốc gia khi nó bắt đầu lập kế hoạch, tổ chức và hợp tác sản xuất, tiến hành hoạt động marketing, nghiên cứu phát triển và tuyển dụng nhân công ở nhiều nước khác nhau.

2.3. Quá trình phát triển của TNCs


(1) Từ khi TNCs ra đời đến Chiến tranh thế giới thứ hai


Khởi nguồn cho sự ra đời của TNCs có thể bắt đầu từ giai đoạn phát triển mạnh mẽ của các công ty của nước đế quốc và thực dân từ Tây Âu, đặc biệt là từ Anh và Hà Lan vào đầu thế kỷ XVI và kéo dài cho đến vài trăm năm tiếp theo.Trong giai đoạn này, các công ty như British East India Trading Company đã ra đời nhằm củng cố các hoạt động thương mại hoặc mua bán quốc tế của nước mình tại khu vực Viễn Đông, Châu Phi và Châu Mỹ. Tuy vậy các công ty xuyên quốc gia như hiện nay thì vẫn chưa thực sự xuất hiện cho đến thế kỷ XIX với sự bùng nổ của Tư bản công nghiệp và kết quả của nó là sự ra đời của các công xưởng, xí nghiệp, quá trình sản xuất được mở rộng và đầu tư sâu sắc cũng như máy móc nhà xưởng được trang bị hiện đại hơn. Khoảng giữa thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX việc tìm kiếm những nguồn nguyên liệu bao gồm khoáng sản, dầu mỏ, và nông phẩm cũng như sức ép bảo vệ và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm đã bắt buộc hầu hết các công ty của Mỹ và một nhóm nhỏ các công ty của Tây Âu phải mở rộng hoạt động ra thị trường quốc tế. Sáu mươi phần trăm đầu tư của các công ty này được đổ vào Châu Mỹ Latinh, Châu Á, Châu Mỹ và vùng Trung Đông. Cùng với hàng loạt vụ sáp nhập và mua lại, độc quyền bán và độc quyền mua của các công ty xuyên quốc gia lớn tập trung tại một số ngành chủ yếu như năng lượng và thực phẩm đã có cơ sở hình thành. Cho đến năm 1899, United Fruit


Company- người khổng lồ trong lĩnh vực kinh doanh hàng nông sản của Mỹ- đã chiếm đến 90% lượng nhập khẩu chuối vào Mỹ .

Nhu cầu về nguyên liệu tự nhiên tiếp tục là động lực cho các công ty Châu Âu và Mỹ phát triển mở rộng ra thị trường bên ngoài trong khoảng thời gian giữa chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai. Mặc dù khoản đầu tư doanh nghiệp từ Châu Âu giảm đi ở một mức độ nào đó song các hoạt động của TNCs Mỹ vẫn tiếp tục mở rộng một cách mạnh mẽ. Tại Nhật Bản, giai đoạn này chứng kiến sự phát triển của các Zaibatsu (còn gọi là các tài phiệt) trong đó nổi bật nhất là Mitsui và Mitsubishi. Những tập đoàn lớn này hoạt động trong liên minh với chính phủ Nhật và đã độc quyền chi phối các lĩnh vực công nghiệp , tài chính, và thương mại của quốc gia này.

(2) Từ năm 1945 đến nay


Kể từ sau chiến tranh Thế giới thứ II, các TNCs của Mỹ chi phối hầu hết hoạt động đầu tư nước ngoài trong hai thập kỷ liên tiếp. Tiếp sau đó là sự nổi lên mạnh mẽ của các tập đoàn của Nhật Bản và Châu Âu. Trong thập niên 50s, các ngân hàng của Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản bắt đầu tiến hành đầu tư một lượng tiền lớn vào chứng khóan, thúc đẩy quá trình sát nhập các doanh nghiệp và tập trung sâu vào hoạt động vốn. Nhiều công nghệ mới trong ngành hàng hải, vận chuyển( đặc biệt bằng đường hàng không) vi tính hóa và viễn thông liên lạc đã thúc đẩy quá trình quốc tế hóa về đầu tư và thương mại của các TNCs. Bên cạnh đó, những phương tiện quảng cáo mới đã trợ lực rất lớn cho TNCs trong mở rộng thị phần của mình.

Cho đến những năm 70s, độc quyền và vai trò của TNCs trong thương mại toàn cầu đã phát triển ở quy mô lớn hơn nhiều so với trước. Trong khi vào năm 1906 chỉ có ba công ty hàng đầu của Mỹ có tài sản đạt đến 500 tỷ USD thì đến năm 1971 con số này đã đạt đến 333 công ty, 1/3 trong số đó có


tài sản lên đến hơn 1.000 tỷ USD[23] . Thêm vào đó, TNCs cũng đã chiếm đến từ 70-80% thương mại toàn cầu( không kể đến thương mại của những nước có nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung)

Một phần tư thập kỷ qua chứng kiến sự ra đời của một số lượng lớn các TNC. Trong năm 1970 chỉ có khoảng 7.000 TNCs; vào đầu thập niên 90 là

37.000 [6] thì đến 2004 con số này đã đạt đến 70.000 [26,tr13] công ty -phần lớn là các công ty của các nước phát triển.

Từ sau thập niên 80s, luồng đầu tư trực tiếp nước ngoài của TNCs bắt đầu tăng trưởng mạnh và bắt đầu tập trung vào các nước công nghiệp kém phát triển trên thế giới. Từ 1988 đến 1993, luồng FDI thế giới đã tăng từ 1,1 nghìn tỷ lên 2,1 nghìn tỷ. Trong năm 1992, FDI vào các nước kém phát triển đã vượt quá mức 50 tỷ USD và tăng dần lên 71 tỷ và 80 tỷ trong hai năm tiếp theo (1/3 đến 2/5 FDI toàn cầu) [23].

2.4. Xu hướng phát triển của TNCs hiện nay


Trong quá trình phát triển của TNCs hiện nay nổi lên ba xu hướng chính, đó là:

(1) Xu hướng “mở “ trong chiến lược quốc tế nhằm đạt mục đích thu lợi nhuận cao. Đối với TNCs, thị trường thế giới là một điều kiện hoạt động để phân công lao động trong và ngoài công ty một cách hợp lý. Các chiến lược phát triển của TNCs đều được thống nhất trên bình diện quốc tế, hoạt động của các công ty con-các chi nhánh ở nước ngoài tuy có khác nhau do đặc điểm của từng khu vực và chức năng của từng bộ phận song đều cùng hướng tới một mục tiêu chung là thực hiện chiến lược của TNC đó. Mặt khác, việc thành lập TNC là để các công ty con thâm nhập vào nhau về vốn, kỹ thuật, tư bản sản xuất, các kênh phân phối và tiêu thụ được mở rộng hơn nữa.


(2) Xu hướng sáp nhập(sát nhập) và mua lại ( Merger & Acquisitions - M&As) : Các công ty xuyên quốc gia có thể xâm nhập nền kinh tế các nước thông qua đầu tư mới hoặc sát nhập & mua lại và việc lựa chọn loại hình nào để xâm nhập thị trường thế giới còn tùy thuộc nhiều vào các lĩnh vực ngành nhất định. Hoạt động đầu tư mới được tiến hành khi công nghệ kỹ thuật và công nghệ sản xuất là yếu tố chủ chốt. Trong khi đó những khác biệt về văn hóa, đặc biệt là các yếu tố như thái độ với việc bị thâu tóm, các điều kiện trong thị trường vốn, các chính sách tự do hóa , rủi ro tiền tệ..thường khuyến khích các TNC lựa chọn giải pháp sát nhập hoặc mua lại.

Hiện nay các TNCs có xu hướng hợp nhất để mở rộng mạng lưới hoạt động của mình hơn là đầu tư mới. Trong đó mua lại là chủ yếu, sát nhập chỉ chiếm không đến 3% tổng số các M&As. Các hoạt động M&As xuyên quốc gia đã tăng mạnh trong giai đoạn gần đây là do tỷ lệ lãi suất thấp, lợi nhuận doanh nghiệp cao và giá bất động sản có xu hướng tăng kể từ năm 2003. Ngoài ra, mức tăng các vụ giao dịch M&As trong năm 2004 còn do những biến đổi trong nội bộ công ty ở các nước công nghiệp phát triển, đó là sự gia tăng giá trị của các công ty này lên thêm 29%. Tại những nước đang phát triển, mặc dù hoạt động M&As còn có những hạn chế song những giao dịch này cũng tăng lên thêm 36% về giá trị giao dịch, đạt mức 55 tỷ USD. Có thể thấy rằng trong những thập kỷ gần đây, sản xuất quốc tế được mở rộng chủ yếu qua hoạt động M&As. Tổng giá trị các giao dịch M&As trên thế giới vào cuối thập niên 90s luôn chiếm trên 70% tổng giá trị GDP toàn cầu. Năm 2000 đánh dấu sự phát triển vượt bậc của M&As toàn cầu: số vụ giao dịch M&As thế giới tăng đến mức kỷ lục 7.894 vụ với tổng giá trị 1.444 tỷ USD, trong đó số lượng các vụ giao dịch có giá trị trên 1 tỷ USD là 175 vụ, chiếm 2,2% tổng số các giao dịch và với giá trị 866.2 tỷ USD-75,7% tổng giá trị giao dịch M&As [26]. Tuy vậy, tình hình kinh tế và chính trị bất ổn trong những năm


gần đây là một trong những nguyên nhân chính khiến số giao dịch M&As giảm đáng kể cả về số lượng cũng như giá trị giao dịch. Trong năm 2004 các hoạt động M&As xuyên quốc gia của TNCs đã tăng thêm 28,2% (381 tỷ USD)[26] . Năm 2005 đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ hơn của các hoạt động M&As của các TNCs, với số lượng và giá trị của các giao dịch này lần lượt là

6.134 vụ, trị giá 716 tỷUSD [27, Table I.3. tr 14], rất gần mức M&As của năm 1999-năm đầu tiên của thời kỳ bùng nổ các hoạt động M&As của TNCs.

3) Xu hướng đa dạng hóa trong hoạt động kinh doanh hướng tới mục tiêu toàn cầu: Dưới tác động to lớn của phân công lao động quốc tế và cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trong những thập niên cuối của thế kỷ XX, các TNCs có xu hướng đa dạng hóa các sản phẩm và mở rộng các lĩnh vực kinh doanh của mình nhằm phân chia rủi ro, tận dụng những lợi thế về công nghệ đối với những sản phẩm mới. Nếu trong những năm 90s của thế kỷ XIX và vài thập kỷ đầu của thế kỷ XX, Trust, Cartel và Syndicat là hình thức tổ chức công ty độc quyền điển hình thì ngày nay hai loại hình tổ chức phổ biến là Concern và Conglomerate. Làn sóng hình thành các Conglomerate liên kết theo chiều dọc và Concern liên kết ngang vào thập niên 60s đã làm xế chiều nhanh chóng các hình thức cổ điển trên. Quá trình biến đổi trên là kết quả của quá trình liên kết công ty theo chiều dọc (hoặc chiều ngang), tức là công ty lớn thâm nhập vào công ty, xí nghiệp khác chủ yếu thông qua hoạt động trên thị trường chứng khóan. Điều này đã khiến cơ cấu kinh doanh trong tập đoàn TNCs hiện đại thay đổi một cách đa dạng.

II. VAI TRÒ CỦA CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA TRONG MARKETING QUỐC TẾ


Marketing quốc tế là việc thực hiện những hoạt động kinh doanh nhằm hướng các luồng hàng hóa và dịch vụ tới người tiêu dùng và người sử dụng ở nhiều hơn một quốc gia vì mục đích lợi nhuận[22,tr18].

Sự phát triển mạnh mẽ của sản xuất lớn tư bản chủ nghĩa đã dẫn đến sự ra đời của các công ty xuyên quốc gia. Hoạt động Marketing quốc tế đẫ có tác động to lớn tới nền kinh tế nói chung và các hoạt động đầu tư, chuyển giao công nghệ, cũng như các hoạt động thương mại toàn cầu. Marketing quốc tế ngày nay không chỉ được hiểu đơn thuần là những hoạt động nhằm tiêu thụ hàng hóa dịch vụ trên thị trường quốc tế mà đó còn được quan niệm một cách rộng rãi như những hoạt động kinh tế diễn ra trong nền kinh tế toàn cầu này. Chính vì vậy nói đến vai trò của TNCs trong Marketing quốc tế cũng chính là nói đến vai trò của TNCs trong thương mại quốc tế, trong đầu tư, trong chuyển giao công nghệ và trong quá trình mở rộng thị trường quốc tế.

1. TNCs thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế


Sự phát triển mạnh mẽ của TNCs đã thúc đẩy quá trình phân công lao động quốc tế và quá trình chuyên môn hóa quốc tế, điều này đồng nghĩa với việc TNCs thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu giữa các quốc gia và đẩy mạnh hoạt động gia công quốc tế. Với các kênh phân phối hàng hóa rộng khắp trên toàn thế giới và ba dòng lưu thông hàng hóa cơ bản: hàng hóa xuất nhập khẩu từ công ty mẹ; hàng hóa trao đổi nội bộ giữa các công ty trong nội bộ tập đoàn và hàng hóa bán ra từ các chi nhánh ở nước ngoài, TNCs đang chi phối phần lớn lượng chu chuyển hàng hóa giữa các quốc gia. Trong đó có thể thấy thương mại nội bộ giữa các chi nhánh trong TNCs đang ngày càng chiếm một tỷ trọng lớn và trở thành một bộ phận quan trọng trong thương mại quốc tế. Theo số lượng thống kê của UNCTAD, vào năm 1995 TNCs đã chi phối đến 2/3 tổng thương mại toàn cầu về hàng hóa và dịch vụ; trong đó một nửa là

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/09/2022