Các Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty Trong Giai Đoạn Quốc Tế Hóa Hoạt Động Kinh Doanh Của Tncs


1. Các cơ cấu tổ chức công ty trong giai đoạn quốc tế hóa hoạt động kinh doanh của TNCs

1.1. Cơ cấu tổ chức trong giai đoạn ban đầu của quá trình quốc tế hóa (Initial Division structure)

Hầu hết TNCs bắt đầu bước vào thị trường thế giới bằng cách xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ hay bằng cách thiết lập các chi nhánh vào một số thị trường nước ngoài. Một chi nhánh là một cơ cấu công ty thường nhằm giải quyết các hoạt động kinh doanh liên quan đến tài chính hoặc các hoạt động khác trong đó có yêu cầu sự hiện diện của nhân công. Trong vài năm gần đây, nhiều tổ chức cung cấp dịch vụ cũng đã bắt đầu xuất khẩu dịch vụ tư vấn như: dịch vụ pháp lý, quảng cáo, kế toán, và tư vấn quản lý. Các công ty chuyên nghiên cứu cũng đã bắt đầu xuất khẩu những hàng hóa đã được phát triển và bán chạy ở nội địa ra thị trường nước ngoài.

TỔNG GIÁM ĐỐC

Phó giám đốc phụ trách kinh doanh quốc tế

Pháp

Nhật

Anh

Châu úc

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

Mỹ


Vai trò và cơ cấu tổ chức của công ty xuyên quốc gia trong Marketing quốc tế - 7

Nguồn: Richard.M. Hodgetts& Fred Luthans( 2003), International Management, McGraw Hill Companies, tr 245


(1) Bản chất


Xuất khẩu hàng hóa ra thị trường nước ngoài thường là sự lựa chọn đầu tiên của TNCs đặc biệt là đối với các sản phẩm công nghệ cao. Bởi lẽ, khi đó có rất ít cạnh tranh và các công ty này có thể tăng giá bán và thu về doanh thu lớn thông qua một giám đốc về xuất khẩu. Nếu TNCs có tuyến sản phẩm hẹp thì giám đốc phụ trách xuất khẩu thường báo cáo trực tiếp cho giám đốc marketing và phòng kinh doanh đối ngoại thường được hợp tác hoạt động thông qua phòng này. Nếu công ty có tuyến sản phẩm rộng và dự kiến xuất khẩu nhiều mặt hàng khác nhau vào thị trường quốc tế thì giám đốc xuất khẩu sẽ phụ trách một phòng riêng biệt và thường báo cáo trực tiếp lên tổng giám đốc.

Trong mô hình này các phòng ban quan trọng của công ty nằm ở trụ sở, tại đó các quyết định quan trọng mang tính chiến lược được đề ra và thực hiện thông qua các phòng như; phòng sản xuất, phòng marketing, phòng tài chính và phòng nhân sự. Phòng kinh doanh quốc tế được thiết lập nhằm điều hành và kiểm soát hoạt động xuất khẩu và kinh doanh của TNCs tại các thị trường nước ngoài. Nếu doanh thu tại thị trường nước ngoài tiếp tục gia tăng thì thông thường chính quyền nước sở tại sẽ gia tăng những áp lực đối với những thị trường đang phát triển này để khiến TNCs phải thiết lập chi nhánh sản xuất tại đây. Hơn thế nữa, khi doanh thu và lợi nhuận tại thị trường đó tăng cũng đồng nghĩa với việc cạnh tranh cũng tăng theo và công ty cần phải thiết lập chi nhánh sản xuất nhằm tiết kiệm chi phí vận chuyển và tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm. Mỗi chi nhánh ở nước ngoài đều chịu trách nhiệm đối với hoạt động của chi nhánh tại khu vực đó và chịu sự quản lý trực tiếp của giám đốc kinh doanh quốc tế.

(2) Trường hợp áp dụng


Mô hình này đảm bảo hoạt động hiệu quả khi công ty kinh doanh trong một môi trường ít cạnh tranh và doanh thu từ kinh doanh quốc tế chỉ là nhằm hỗ trợ cho doanh thu nội địa.

(3) Ưu điểm


Ưu điểm của mô hình này theo M. Hodgetts& Fred Luthans đó là các hoạt động kinh doanh quốc tế bước đầu đã được tổ chức một cách chuyên nghiệp hơn. Trong đó, các hoạt động kinh doanh quốc tế của công được thâu tóm dưới sự quản lý của một phòng ban riêng biệt. Điều này tạo cơ sở cho hoạt động kinh doanh quốc tế có được sự quan tâm nhất định của ban lãnh đạo công ty.


(4) Nhược điểm


Theo Hodgetts& Luthans, mô hình này chỉ áp dụng cho công ty trong giai đoạn đầu vươn ra thị trường quốc tế, do đó các hoạt động của bộ phận kinh doanh quốc tế còn chưa được quan tâm đúng mức. Ngoài ra, do mô hình này được xây dựng trong giai đoạn công ty bắt đầu kinh doanh trên thị trường quốc tế, khi doanh thu quốc tế chỉ là một bộ phận nhỏ của tổng doanh thu nên khi công ty phát triển mạnh mẽ hơn các hoạt động của mình tại nước ngoài thì mô hình này sẽ trở nên không còn phù hợp và đòi hỏi phải có một mô hình khác thay thế.

1.2. Cơ cấu tổ chức công ty trong giai đoạn quốc tế hóa sâu rộng (International Division Structure)

(1) Bản chất


Khi hoạt động kinh doanh quốc tế tiếp tục có bước tăng trưởng mạnh mẽ, các chi nhánh thông thường được tập trung lại trong sự quản lý của một bộ phận kinh doanh quốc tế riêng biệt trong công ty. Mô hình tổ chức công ty này về cơ bản vẫn khá tương đồng với mô hình thứ nhất song ở đây các chi nhánh thông thường được gộp vào nằm dưới sự quản lý của một bộ phận quốc tế.

Dạng cơ cấu tổ chức này tỏ ra rất hữu dụng bởi nó giảm bớt gánh nặng quản lý hoạt động của các chi nhánh ở nước ngoài đối với tổng giám đốc. Người đứng đầu bộ phận quốc tế sẽ quản lý các hoạt động kinh doanh của chi nhánh ở nước ngoài và báo cáo trực tiếp công việc lên tổng giám đốc. Dù sao cơ cấu tổ chức trên đảm bảo các hoạt động kinh doanh quốc tế của công ty vẫn nhận được sự quan tâm đầy đủ của tổng giám đốc, bởi lẽ giám đốc phụ trách kinh doanh quốc tế sẽ báo cáo trực tiếp lên cấp cao nhất mà không phải qua một bộ phận trung gian nào.

Ngoài ra, khi các hoạt động kinh doanh quốc tế được đảm trách bởi một bộ phận riêng biệt, công ty sẽ thống nhất được hoạt động của mình tại nước ngoài, tránh tình trạng các phòng ban khác nhau đưa ra các chiến lược hoạt động đối lập nhau.

Hình 8: Mô hình tổ chức công ty giai đoạn phát triển mạnh trên thị trường quốc tế


Tổng giám đốc


Bộ phận nội địa: Nh.liệu

Phòng sản xuất

Phòng Marketing

Phòng tài chính

Phòng nhân sự

Bộ phận nội địa: Nhà máy

Bộ phận nội địa: Công cụ

Bộ phận nội địa: Ng. liệu

Bộ phận quốc tế

Châu Úc

Nhật Bản

Pháp

Phòng tài chính

Phòng Marketing

Phòng đối ngoại

Nguồn: Richard.M. Hodgetts& Fred Luthans ( 2003), International Management, McGraw Hill Companies, tr 246


(2) Trường hợp áp dụng


Các công ty đang trong giai đoạn phát triển của quá trình quốc tế hóa hoạt động kinh doanh hầu hết đều có xu hướng áp dụng mô hình này bởi nhiều lợi ích mà nó mang lại.

PepsiCola là một điển hình trong việc sử dụng mô hình cơ cấu tổ chức công ty kiểu này để quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh nước uống có ga của mình tại sáu khu vực địa lý ở 150 quốc gia. Mỗi chi nhánh kinh doanh trên khu vực địa lý đều tự hoạt động một cách hiệu quả và có quyền hạn nhất định trong hoạt động kinh doanh của mình tại các khu vực thị trường mà mình đảm nhiệm.

(3) Ưu điểm


Theo đánh giá của Hodgetts& Luthans cũng như Vern Terpstra trong cuốn “International Marketing” thì ưu điểm thứ nhất của mô hình này là việc tập trung quản lý các hoạt động kinh doanh quốc tế của các chi nhánh vào


một giám đốc cấp cao ở tại bộ phận quốc tế riêng biệt sẽ đảm bảo hoạt động kinh doanh này nhận được sự quan tâm đích đáng từ cấp quản lý cao nhất. Thứ hai, cơ cấu tổ chức này cho phép công ty có thể phát triển về mặt tổng thể cũng như từng bộ phận. Thứ ba, công ty có cơ hội xây dựng một đội ngũ cán bộ quản lý có kinh nghiệm trong kinh doanh quốc tế.

(4) Nhược điểm


Bên cạnh những ưu điểm ở trên, cơ cấu tổ chức này cũng đã bộc lộ một số hạn chế. Hạn chế thứ nhất là cơ cấu này phân tách hai bộ phận giám đốc phụ trách hoạt động kinh doanh nội địa và kinh doanh quốc tế, điều đó có thể dẫn đến hai thái cực khác nhau trong đường lối kinh doanh và hai mục tiêu đối lập nhau từ hai phía lãnh đạo này. Hai là, khi hoạt động kinh doanh quốc tế phát triển mạnh mẽ hơn thì các phòng ban nội địa có thể khó thay đổi kịp theo để phân bổ nguồn lực trên cơ sở kinh doanh quốc tế và vì vậy hoạt động kinh doanh quốc tế sẽ bị hạn chế. Kết quả là hầu hết các nỗ lực nghiên cứu và phát triển đều hướng về thị trường nội địa, do đó các ý tưởng về sản phẩm mới phục vụ thị trường quốc tế sẽ không được quan tâm đúng mức.

(5) Ví dụ minh họa


Reynolds Metals là một điển hình trong việc xây dựng cơ cấu tổ chức công ty theo hướng quốc tế hóa hoạt động kinh doanh. Sự hình thành thị trường chung Châu Âu đã khiến nhiều TNCs trong đó có Reynolds Metals phải thay đổi cơ cấu tổ chức của mình cho phù hợp với những yêu cầu mới trên thị trường này. Reynolds có 25 công ty chi nhánh hoạt động tại Châu Âu và các chi nhánh này báo cáo trực tiếp hoạt động của mình lên phòng kinh doanh quốc tế được đặt tại Richmond, Virginia. Như vậy các giám đốc của các công ty chi nhánh này hầu như không hợp tác với nhau trong hoạt động kinh doanh tại thị trường Châu Âu. Do đó, các chi nhánh này thậm chí còn cạnh tranh lẫn nhau để giành được những khách hàng trong cùng công ty.


Điều này làm tăng gấp đôi chi phí hoạt động và cạnh tranh không cần thiết trong nội bộ TNC. Nhờ những biến đổi căn bản trong cơ cấu tổ chức của mình, Reynolds đã có thể điều phối hoạt động kinh doanh của mình trên thị trường Châu Âu một cách hiệu quả hơn. Khi thiết lập một phòng kinh doanh quốc tế riêng biệt tại Laussane- Thụy Sĩ, Reynolds cũng đồng thời tạo ra được một kênh quản lý thống nhất các hoạt động của mình tại Châu Âu đồng thời điều phối hoạt động kinh doanh và hợp tác kinh doanh của các chi nhánh tại đây.

2. Các cơ cấu tổ chức TNCs trong quá trình toàn cầu hóa hoạt động kinh doanh

Các TNCs điển hình sắp xếp cơ cấu tổ chức theo quy mô toàn cầu khi chúng bắt đầu có nhu cầu phân bổ nguồn lực dựa vào các cơ hội và hiểm họa quốc tế. Viễn cảnh quốc tế cho thấy một sự thay đổi lớn trong chiến lược quản lý của công ty và được biểu hiện rõ nét trong việc thay đổi cơ cấu tổ chức của TNCs. Cơ cấu tổ chức theo quy mô toàn cầu được kết cấu theo ba hướng: sản phẩm, khu vực, và chức năng.

2.1. Cơ cấu tổ chức công ty theo chức năng toàn cầu (A Global Funtional Structure)

(1) Bản chất


Cơ cấu tổ chức theo chức năng trên phạm vi toàn cầu được thiết lập theo đó các phòng ban như: phòng marketing, phòng tài chính, phòng nhân sự, phòng sản xuất.. đều điều phối hoạt động của công ty trên phạm vi toàn cầu. Như vậy, hoạt động theo cơ cấu tổ chức này cơ bản dựa trên chức năng của các phòng ban trong công ty. Trong mô hình này, các giám đốc phụ trách các phòng ban đều có trách nhiệm báo cáo trực tiếp với tổng giám đốc và chịu sự quản lý, điều hành trực tiếp từ tổng giám đốc.


Phòng sản xuất

Bộ phận kinh doanh nội địa


Sản phẩm A Sản phẩm B Sản phẩm C Sản phẩm D

vv…

Bộ phận kinh doanh quốc tế


Sản phẩm A Sản phẩm B Sản phẩm C Sản phẩm D

vv…

Phòng Marketing

Bộ phận kinh doanh nội địa


Sản phẩm A Sản phẩm B Sản phẩm C Sản phẩm D

vv…

Bộ phận kinh doanh quốc tế


Sản phẩm A Sản phẩm B Sản phẩm C Sản phẩm D

vv…

Hình 9: Mô hình tổ chức công ty toàn cầu theo chức năng


Tổng giám đốc

Phòng tài chính


Nguồn: Richard.M. Hodgetts& Fred Luthans( 2003), International Management, Mc Graw Hill Companies, tr 247


(2) Trường hợp áp dụng


Cấu trúc này được áp dụng chủ yếu trong các công ty có tuyến sản phẩm hẹp, khi các sản phẩm của công ty có nhiều điểm tương đồng với nhau, cơ cấu ban quản lý ít phức tạp và quản lý công ty theo lối tập quyền như các công ty khai thác dầu khí và khai thác mỏ. Tuy vậy, trên thực tế, cũng có một số TNCs xây dựng cơ cấu tổ chức công ty theo chức năng và phát triển thành tập đoàn toàn cầu.

(3) Ưu điểm


Một số ưu điểm nổi bật của mô hình này trong cơ cấu công ty đó là: thứ nhất, nó phân định rõ các chức năng chuyên biệt của công ty; thứ hai, bộ phận quản lý tương đối tinh giản; thứ ba, các lãnh đạo cấp cao có thể giám sát được một cách sâu sát hoạt động của công ty; thứ tư, giảm thiểu các cấp quản lý trung gian; thứ năm, phân chia trách nhiệm rõ ràng giữa các phòng ban…

Ngày đăng: 20/09/2022