Ý kiến chung của hai đối tượng | Ý kiến của Ngân hàng | Ý kiến của cán bộ quản lý | |||||||
Tổng số ý kiến trả lời | Số ý kiến trả lời có | Tỷ lệ % | Tổng số ý kiến trả lời | Số ý kiến trả lời có | Tỷ lệ % | Tổng số ý kiến trả lời | Số ý kiến trả lời có | Tỷ lệ % | |
8. DN không có tài sản thế chấp, hoặc có thì giá trị thấp không đủ đảm bảo cho khoản vay cho cả phương án kinh doanh | 197 | 150 | 76,14 | 17 | 14 | 82,35 | 180 | 136 | 75,56 |
9. Nhiều doanh nghiệp có lịch sử nợ quá hạn, nợ xấu trên CIC nên việc xét duyệt cho vay cho vay khó khăn. | 197 | 77 | 39,09 | 17 | 14 | 82,35 | 180 | 63 | 35,00 |
10. Hiện nay các NHTM cũng đang gặp phải khó khăn là thiếu nguồn vốn trung, dài hạn ổn định với lãi suất hợp lý để đáp ứng nhu cầu vay của DNN&V | 197 | 130 | 65,99 | 17 | 5 | 29,41 | 180 | 125 | 69,44 |
11. Việc tìm kiếm khách hàng thực sự tốt trong giai đoạn nền kinh tế suy thoái hiện nay là rất khó khăn cho các ngân hàng, các doanh nghiệp muốn vay mới thì phần lớn tài sản đảm bảo đã cạn kiệt, tổng tài sản sinh lời và doanh thu sụt giảm, quy mô thu hẹp | 197 | 136 | 69,04 | 17 | 17 | 100,00 | 180 | 119 | 66,11 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tình Hình Tăng Trưởng Dư Nợ Cho Vay Của Nhtmcp Và Chất Lượng Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Của Dnn&v Trong Lĩnh Vực Cn&xd
- Những Tác Động Đối Với Sự Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Của Tỉnh Nghệ An Khi Nhtmcp Cho Các Dnn&v Lĩnh Vực Cn&xd Vay Vốn
- Ý Kiến Đánh Giá Về Năng Lực Hoạt Động Cho Vay Của Nhtmcp Đối Với Dnn&v Trong Lĩnh Vực Cn&xd Trên Địa Bàn Tỉnh Nghệ An
- Quan Điểm Nâng Cao Vai Trò Hoạt Động Cho Vay Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đối Với Việc Phát Triển Dnn&v Trong Lĩnh Vực Công Nghiệp Và Xây Dựng
- Quan Điểm Nâng Cao Vai Trò Hoạt Động Cho Vay Của Nhtmcp Đối Với Việc Phát Triển Của Dnn&v Trong Lĩnh Vực Cn&xd
- Vai trò hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại cổ phần đối với phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa - Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Nghệ An - 19
Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.
Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả
3.3.2.3. Năng lực sử dụng vốn vay của DNN&V trong lĩnh vực CN&XD còn hạn chế.
Kết quả khảo sát của tác giả về tình hình vay vốn của các doanh nghiệp từ các ngân hàng như sau:
Bảng 3.25: Tình hình vay vốn của các DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng tại các ngân hàng thương mại cổ phần
ĐV tính | 2013 | 2014 | 2015 | |
1. Số đơn vị điều tra chung | DN | 100 | 100 | 100 |
2 Số đơn vị được vay vốn | DN | 53 | 63 | 60 |
3.Tổng số tiền vay | Tr. đồng | 282.204 | 336.581 | 254.789 |
4.Bình quân 1 DN | Tr. đồng | 5324,6 | 5342,6 | 4246,5 |
Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả
Từ bảng số liệu thấy rằng, có khoảng 53%-63% DNN&V trong lĩnh vực CN&XD vay vốn; bình quân mỗi doanh nghiệp năm 2013 vay 5324,6 triệu đồng, nhưng đến năm 2015 số tiền vay đã giảm 1078,1 triệu đồng.
Vậy những nguyên nhân dẫn đến tình trạng các DNNVV trong lĩnh vực CN&XD trên địa bàn tỉnh Nghệ An không tiếp cận được vốn vay của NHTMCP?
Thứ nhất nguyên nhân chủ yếu liên quan đến lãi suất, thủ tục vay và các điều kiện vay cần thiết các doanh nghiệp không đáp ứng được yêu cầu của ngân hàng.
Ngoài trừ một số doanh nghiệp được phỏng vấn không có nhu cầu vay vốn do đã đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Bảng 3.26: Nguyên nhân doanh nghiệp không vay được vốn của các ngân hàng thương mại cổ phần
Đơn vị tính | Từ năm 2013 -2015 | |
1. Tổng số doanh nghiệp không vay vốn | DN | 40 |
- DN có đủ vốn, không cần vốn vay | DN | 13 |
- Lãi suất cao | DN | 10 |
- Thủ tục vay khó khăn, phiền hà | DN | 9 |
- Lý do khác | DN | 8 |
Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả
Về việc không vay được vốn từ các Ngân hàng thì từ năm 2013 đến 2015 có 40 doanh nghiệp không vay vốn, trong đó có 13 DN không có nhu cầu, chiếm 32,5%; lý
do lãi suất là 10 doanh nghiệp, chiếm 25 % số doanh nghiệp được điều tra; do thủ tục vay khó khăn, phiền hà thì có 9 DN chiếm 22,5%; các lý do khác là 8 DN chiếm 20%. Điều đó cho thấy rằng lãi suất, thủ tục cho vay của các ngân hàng vẫn chưa tạo thuận lợi cho các DN tiếp cận với nguồn vốn.
Bảng sau cho thấy, khó khăn lớn nhất theo quan điểm đánh giá của doanh nghiệp trong việc vay vốn tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn tỉnh Nghệ An đó chính là vấn đề lãi suất. Lãi suất có giảm xuống nhưng vẫn cao hơn khả năng sinh lời của doanh nghiệp với 77% các doanh nghiệp đánh giá. Lãi suất cho các doanh nghiệp vay của Việt Nam so với các nước khác trong khu vực là rất cao, từ khoảng 1,4-2 lần, điều này làm hàng hóa của Việt Nam khó cạnh tranh với các nước khác. Tuy nhiên vấn đề trước mắt đó là với mức lãi suất cao thì các doanh nghiệp phải trả một khoản tiền lớn cho chi phí tiền vay, trong đó khả năng hoạt động sản xuất sinh lời của các doanh nghiệp không đủ để chi trả, do đó lãi suất vẫn là một trong những nguyên nhân quan trọng đối với việc tiếp cận vốn của hầu hết các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp mới thành lập. Trong khi đó, theo quan điểm của các nhà quản lý, vấn đề trở ngại lớn nhất với các doanh nghiệp khi tiếp cận nguồn vón vay ngân hàng đó là các doanh nghiệp chưa có năng lực tiếp cận nguồn vốn vay khó khăn.
Sau đó là những trở ngại liên quan đến khó khăn về phương án dự phòng tài chính, dẫn đến nợ quá hạn, nợ xấu nên việc tiếp cận nguồn vốn vay của ngân hàng càng khó khăn, trở ngại này được đánh giá khoảng 61,07% theo quan điểm chung của nhà quản lý và của doanh nghiệp, trong đó có 77,22% cán bộ quản lý được phỏng vấn trả lời có và 32% doanh nghiệp được hỏi có câu trả lời là có.
Bên cạnh mức lãi suất cao thì thủ tục cho vay vốn là trở ngại mà các doanh nghiệp vẫn thường gặp phải và các điều kiện vay vốn phức tạp gây ra tâm lý e ngại cho các DN khi đến các ngân hàng để vay vốn
Bảng 3.27: Những khó khăn của DN trong vay vốn tại NHTMCP trên địa bàn tỉnh Nghệ An hiện nay
Ý kiến chung của hai đối tượng | Ý kiến của doanh nghiệp | Ý kiến cán bộ quản lý | |||||||
Tổng số ý kiến trả lời | Số ý kiến trả lời có | Tỷ lệ % | Tổng số ý kiến trả lời | Số ý kiến trả lời có | Tỷ lệ % | Tổng số ý kiến trả lời | Số ý kiến trả lời có | Tỷ lệ % | |
1. Số tiền vay nhỏ, không đáp ứng nhu cầu về vốn của doanh nghiệp | 280 | 147 | 52,5 | 100 | 42 | 42 | 180 | 105 | 58,33 |
2. Chi phí tiền vay cao | 280 | 116 | 41,43 | 100 | 31 | 31 | 180 | 85 | 47,22 |
2.1. Lãi suất cao, | 280 | 133 | 47,5 | 100 | 36 | 36 | 180 | 97 | 53,89 |
2.2. Các khoản chi phí giao dịch vay vốn cao. | 280 | 92 | 32,86 | 100 | 25 | 25 | 180 | 67 | 37,22 |
3. Các điều kiện vay vốn phức tạp | 280 | 161 | 57,5 | 100 | 62 | 62 | 180 | 99 | 55,00 |
3.1. Quy trình xét duyệt cho vay, phát tiền vay phức tạp | 280 | 127 | 45,36 | 100 | 32 | 32 | 180 | 95 | 52,78 |
3.2. Quy định thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay thủ tục phức tạp | 280 | 139 | 49,64 | 100 | 46 | 46 | 180 | 93 | 51,67 |
3.3. Quy định về tài sản thế chấp (thuộc sở hữu hoặc của bên thứ ba đảm bảo cho khoản vay) được định giá thấp. | 280 | 162 | 57,86 | 100 | 55 | 55 | 180 | 107 | 59,44 |
4. Phương án kinh doanh chưa thực sự hiệu quả, chưa thuyết phục được ngân hàng cho vay. | 280 | 170 | 60,71 | 100 | 43 | 43 | 180 | 127 | 70,56 |
5. Lãi suất vay có giảm xuống nhưng vẫn cao hơn so với khả năng sinh lời của doanh nghiệp | 280 | 197 | 70,36 | 100 | 77 | 77 | 180 | 120 | 66,67 |
Ý kiến chung của hai đối tượng | Ý kiến của doanh nghiệp | Ý kiến cán bộ quản lý | |||||||
Tổng số ý kiến trả lời | Số ý kiến trả lời có | Tỷ lệ % | Tổng số ý kiến trả lời | Số ý kiến trả lời có | Tỷ lệ % | Tổng số ý kiến trả lời | Số ý kiến trả lời có | Tỷ lệ % | |
6. Gánh nặng khoản nợ cũ vay với lãi suất cao | 280 | 128 | 45,71 | 100 | 26 | 26 | 180 | 102 | 56,67 |
7. Hàng tồn kho lớn, các khoản phải thu khó đòi nhiều | 280 | 135 | 48,21 | 100 | 29 | 29 | 180 | 106 | 58,89 |
8. Nhiều doanh nghiệp mới thành lập, chưa có năng lực nhiều nên tiếp cận nguồn vốn vay khó khăn | 280 | 193 | 68,93 | 100 | 47 | 47 | 180 | 146 | 81,11 |
9. Các doanh nghiệp không có phương án dự phòng tài chính, dẫn đến nợ quá hạn, nợ xấu nên việc tiếp cận vốn vay càng khó khăn. | 280 | 171 | 61,07 | 100 | 32 | 32 | 180 | 139 | 77,22 |
11. Các NHTM quá thận trọng, sợ phát sinh nợ xấu. Chính sách tín dụng của hầu hết NHTM hiện nay quá bó hẹp với khách hàng với khách hàng “truyền thống” có lý lịch sạch (không có nợ quá hạn/nợ xấu) nên hạn chế cho vay với các doanh nghiệp mới khởi nghiệp, hoặc mới quan hệ tín dụng lần đầu. | 280 | 140 | 50 | 100 | 31 | 31 | 180 | 109 | 60,56 |
12. Các Ngân hàng thận trọng trong việc xét duyệt cho vay, chỉ cho vay doanh nghiệp với lãi suất cao và ngắn hạn để tránh rủi ro. | 280 | 131 | 46,79 | 100 | 36 | 36 | 180 | 95 | 52,78 |
Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả
Thứ hai, năng lực sử dụng vốn của các chủ doanh nghiệp còn hạn chế
Mục đích vay vốn của DNN&V phản ánh những dự định, kế hoạch và phương án sử dụng vốn vay của các doanh nghiệp với nguồn vốn vay từ ngân hàng. Mục đích vay của doanh nghiệp rõ ràng sẽ giúp ngân hàng dễ dàng hơn trong quá trình thẩm định để cấp vốn cho doanh nghiệp, bên cạnh đó, mục đích vay vốn rõ ràng là một trong những cơ sở tạo lòng tin cho ngân hàng khi cấp vốn.
Tuy nhiên, kết quả khảo sát từ các ngân hàng và các nhà quản lý nhà nước cho thấy rằng, đánh giá của họ về thực tế đạt được về những tiêu chí liên quan đến năng lực sử dụng vốn vay của các DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng là tương đối thấp: đạt mức trung bình khá so với tầm quan trọng mà các doanh nghiệp cần đáp ứng, Trong đó những vấn đề như sử dụng vốn vay đúng mục đích, khả năng quản lý nguồn vốn vay, năng lực quản lý rủi ro nguồn vốn vay, kế hoạch sử dụng vốn vay, cách thức, quy trình thực hiện dự án, năng lực sử dụng vốn có hiệu quả của doanh nghiệp cần được quan tâm cải thiện. Xem cụ thể ở bảng 3.28.
Bảng 3.28: Những khó khăn hạn chế về năng lực sử dụng vốn của các DNN&V trong lĩnh vực CN&XD
Điểm bình quân đánh giá về thực tế đạt được hiện nay | |||||
Tổng số ý kiến | Điểm bình quân chung | Trong đó | |||
M1 | M2 | M3 | |||
1.DN có mục đích vay vốn rõ ràng | 297 | 3,3 | 3,38 | 3,29 | 3,24 |
2. DN sử dụng vốn vay đúng mục đích | 297 | 3,24 | 3,44 | 3,06 | 3,23 |
3. Khả năng quản lý nguồn vốn vay của DN | 297 | 3,12 | 3,35 | 2,88 | 3,12 |
4. Năng lực quản lý rủi ro nguồn vốn vay của DN | 297 | 2,94 | 3,01 | 2,94 | 2,88 |
5. Quy trình thực hiện dự án, kế hoạch sử dụng vốn vay của DN | 297 | 3,0 | 3,14 | 2,82 | 3,04 |
6. Năng lực sử dụng vốn có hiệu quả của doanh nghiệp | 297 | 3,15 | 3,4 | 2,94 | 3,12 |
Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả
Thực tế cho thấy, có rất nhiều doanh nghiệp vay vốn sử dụng sai mục đích hoặc nguồn vốn vay sử dụng không hiệu quả, các khoản nợ xấu của ngân hàng có chiều hướng gia tăng khi các khoản vốn cho vay ngân hàng không thể thu hồi, theo đánh giá
của các nhà quản lý các cơ quan quản lý nhà nước, tầm quan trọng của sử dụng vốn vay đúng mục đích có điểm đánh giá trung bình rất cao 4,61/5 điểm, tuy nhiên thực tế đạt được hiện nay theo đánh giá của các nhà quản lý cơ quan quản lý nhà nước chỉ đạt mức trung bình khá: 3,23 điểm.
Thêm vào đó, một bộ phận cán bộ quản lý của doanh nghiệp xuất phát là những kỹ sư, thợ lành nghề tự mở ra các doanh nghiệp, khi đó, họ chưa có bất cứ kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Cộng thêm việc, quy mô vốn của các DNN&V là khá thấp, việc sử dụng vốn không đúng mục đích vay có khả năng xảy ra khi các doanh nghiệp cần phải quay vòng vốn. Điều đó, vô hình chung gây ra những khó khăn cho DNN&V sau đó vay vốn vì các ngân hàng sẽ thắt chặt hơn quy trình vay của mình, điểm đánh giá về tiêu chí này chỉ đạt 3,13/5 điểm dưới góc nhìn đánh giá của các cơ quan quản lý nhà nước. Về khả năng quản lý nguồn vốn vay của các DNN&V: Các chủ doanh nghiệp thường là những kỹ sư hoặc kỹ thuật viên tự đứng ra thành lập và vận hành doanh nghiệp, họ vừa là người quản lý doanh nghiệp, vừa tham gia trực tiếp vào sản xuất nên mức độ chuyên môn trong quản lý không cao. Đôi khi, việc tách bạch giữa các bộ phận không rõ ràng, những người quản lý các bộ phận cũng thường tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất. Phần lớn những người chủ doanh nghiệp đều không được đào tạo qua một khóa quản lý chính quy nào, thậm chí có người còn chưa qua một khóa đào tạo nào, mặc dù vậy, họ thường không quan tâm đến việc đào tạo để nâng cao năng lực quản lý . Theo đánh giá của các ngân hàng, chỉ tiêu này thực tế đạt được rất thâp với mức đánh giá thực tế là 2,88/5 điểm.
Về khả năng thực hiện dự án, hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNN&V: Do hạn chế về nguồn vốn chủ sở hữu của DNN&V đồng thời khả năng tiếp cận nguồn vốn vay kém nên DNN&V khó khăn trong việc ứng dụng máy móc, công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy năng lực sản xuất kinh doanh của DNN&V rất nhỏ bé, khó phát triển thành thương hiệu lớn để xâm nhập ra thị trường thế giới. Chỉ tiêu này được đánh giá thực tế đạt 3,15/5 điểm theo quan điểm đánh giá của các cơ quan quản lý nhà nước, mức đánh giá tương đối thấp so với tầm quan trọng thực tế.
Với đặc điểm của các DNN&V và tín dụng ngân hàng đối với các DNN&V, nên quan hệ tín dụng giữa DNN&V với các ngân hàng thương mại tiềm ẩn các rủi ro như:
Tình trạng thông tin bất cân xứng làm cho ngân hàng không nắm bắt được các dấu hiệu rủi ro của DNN&V một cách toàn diện và đầy đủ, do đó các ngân hàng dễ bị mất vốn khi quyết định cho vay.
Các DNN&V, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ thường kinh doanh dựa vào mối quan hệ quen biết và manh mún nên ngân hàng khó phát hiện được các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khi đã giải ngân.
Khả năng tài chính của các DNN&V bị hạn chế, cụ thể là vốn tự có thấp do đó khi gặp khó khăn thì dễ bị mất tính thanh khoản, dẫn đến việc thu hồi nợ vay của ngân hàng sẽ gặp khó khăn. Các DNN&V dễ gặp khó khăn trong việc trả nợ vay khi có sự biến động trên thị trường tài chính, tiền tệ như: lạm phát, khủng hoảng kinh tế, tài chính…
Việc sử dụng vốn sai mục đích của các DNN&V cũng làm nảy sinh các rủi ro mất vốn của ngân hàng, các DNN&V thường sử dụng vốn vay cho mục đích cá nhân và gia đình
Các DNN&V kinh doanh thường phụ thuộc vào một số khách hàng lớn, khi những khách hàng này gặp khó khăn thì DNN&V cũng sẽ khó khăn theo, từ đó gặp rủi ro cho ngân hàng.
Khả năng quản lý tài chính yếu kém của các DNN&V cũng làm nảy sinh các rủi ro cho ngân hàng trong việc thu nợ vay đúng hạn.
Khả năng tiếp cận thị trường kém, đặc biệt đối với thị trường nước ngoài. Nguyên nhân chủ yếu là do các DNN&V thường là những doanh nghiệp mới hình thành, khả năng tài chính cho các hoạt động marketing rất hạn chế và họ chưa có nhiều khách hàng truyền thống. Thêm vào đó, quy mô thị trường của các doanh nghiệp này thường bó hẹp trong phạm vi địa phương, việc mở rộng ra các thị trường mới là rất khó khăn.