Một Số Chỉ Tiêu Chủ Yếu Hoạt Động Tính Bình Quân Của Ngân Hàng Giai Đoạn 2012-2015


Qua bảng số liệu ta thấy số khách hàng vay vốn tại ngân hàng tăng đáng kể qua 4 năm, từ 2012 đến năm 2015, tăng 7102 khách hàng, trong đó khách hàng là các DNV&N trong ngành CN&XD cũng tăng qua các năm, cho thấy rằng nhu cầu về vốn để đầu tư và mở rộng sản xuất của các doanh nghiệp ngày càng tăng.

Trong tổng số khách hàng của các ngân hàng, ngoại trừ khách hàng cá nhân thường vay vốn với quy mô nhỏ nhưng lượng khách hàng này là tương đối lớn tại các ngân hàng, khách hàng là khách hàng doanh nghiệp chỉ có 0,36% là khách hàng doanh nghiệp lớn trong tổng số hơn 11%-12%% khách hàng doanh nghiệp của các ngân hàng. Cụ thể hơn, trong khoảng hơn 11%-12% khách hàng doanh nghiệp của các ngân hàng có đến từ 3,42% đến 4,84% là các khách hàng là các DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng. Điều đó cho thấy mối liên hệ tương đối khăng khít giữa các ngân hàng thương mại cổ phần với các DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng thông qua một kênh trung gian đó là hoạt động vay vốn .

Một số chỉ tiêu hoạt động chủ yếu của các ngân hàng thương mại cổ phần được tác giả tập hợp và tính toán từ kết quả điều tra trong giai đoạn 2012-2015 như sau:

Bảng 3.4: Một số chỉ tiêu chủ yếu hoạt động tính bình quân của Ngân hàng giai đoạn 2012-2015

Đơn vị tính: Triệu đồng



TT


Chỉ tiêu

Số dư 31/12/2012

Số dư 31/12/2013

Số dư 31/12/2014

Số dư 31/12/2015

1

Cho vay khách hàng BQNH

423.605

459.742

545.102

603.164

1.1

Dư nợ ngắn hạn BQNH

259.793

305.325

326.263

341.384

1.2

Dư nợ trung, dài hạn BQNH

163.812

154.417

218.839

261.780

2

Huy động vốn khách hàng BQNH

640.905

880.339

1.128.178

1.187.055

2.1

Huy động từ dân cư BQNH

540.944

706.394

914.620

997.958

2.2

Huy động từ TCKT BQNH

99.962

173.946

213.558

189.097

3

Vốn điều lệ BQNH

176

176

412

412

4

Lợi nhuận trước thuế BQNH

11.430

5.137

6.473

4.374

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

Vai trò hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại cổ phần đối với phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa - Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Nghệ An - 11

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

Các số liệu thu thập được tính theo kỳ kết chuyển của ngân hàng là ngày 31/12 hàng năm, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng: Lượng vốn của các ngân hàng cho khách hàng vay tăng dần qua các năm, năm 2012, lượng cho vay khách hàng bình quân cho


mỗi ngân hàng là 423.605 ( triệu đồng), thì đến năm 2015 con số đã tăng đến 603.164 (triệu đồng), điều này cũng cho thấy rằng, hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần có xu hướng phát triển trong giai đoạn nghiên cứu.

Lợi nhuận của các ngân hàng thương mại cổ phần có xu hướng biến động không đều, tuy nhiên, bình quân chung các ngân hàng đang hoạt động có hiệu quả với mức lợi nhuận trước thuế là dương.

Bảng 3.5: Tình hình dư nợ cho vay khách hàng bình quân ngân hàng giai đoạn 2012-2015

Đơn vị Triệu đồng



Tiêu chí

2012

2013

2014

2015

1

Dư nợ cho vay khách hàng BQNH

423.605

459.742

545.102

603.164


Trong đó dư nợ cho vay khách hàng là

DNN&V trong CN&XD BQNH

111.792

128.249

151.379

156.624

1.1

Dư nợ ngắn hạn BQNH

259.793

305.325

326.263

341.384


Trong đó dư nợ khách hàng là DNN&V

trong CN&XD BQNH

78.347

81.074

77.369

96.070

1.2

Dư nợ trung, dài hạn BQNH

163.812

154.417

218.839

261.780


Trong đó dư nợ khách hàng là DNN&V

trong CN&XD BQNH

95.611

45.465

65.603

70.557

1.3

Dư nợ cho vay ủy thác BQNH

72.066

21.619

22.900

38.036

1.3.1

Dư nợ quá hạn BQNH

294

425

906

2.141


Trong đó dư nợ quá hạn của DNN&V

trong CN&XD BQNH

-

131

318

1.180

1.3.2

Dư nợ xấu BQNH

71.772

21.194

21.994

35.895


Trong đó dư nợ quá hạn của DNN&V

trong CN&XD BQNH

-

-

159

216

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

Bảng 3.5 cho thấy rằng: Dư nợ cho vay của khách hàng tính bình quân cho mỗi ngân hàng có xu hướng tăng dần trong kỳ nghiên cứu, lượng dư nợ cho vay khách hàng năm 2012 là 423.605 triệu đồng con số này tăng mạnh đến 603.164 triệu đồng năm 2015, trong dư nợ cho vay khách hàng bình quân ngân hàng bao gồm dư nợ ngắn hạn, dư nợ trung hạn và dài hạn, dư nợ cho vay ủy thác. Trong lượng vốn dư nợ cho vay khách hàng bình quân ngân hàng thì lượng vốn dư nợ ngắn hạn bình quân ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất khoảng trên dưới 50% tổng dư nợ khách hàng của các ngân hàng


Dư nợ quá hạn của DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng là tương đối nhỏ, trong năm 2012 và 2013 không có DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng nào nằm trong nhóm khách hàng quá hạn của các ngân hàng thương mại cổ phần, điều này cũng cho thấy tín hiệu tốt trong hoạt động của các doanh nghiệp này.

3.1.3. Khái quát tình hình phát triển các DNN&V trong lĩnh vực CN&XD và vai trò hoạt động cho vay của NHTMCP qua điều tra khảo sát trên địa bàn tỉnh Nghệ An

3.1.3.1. Khái quát các DNN&V trong CN&XD được lựa chọn nghiên cứu

Trong nghiên cứu này, tác giả đã lựa chọn 100 DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng để phân tích cho nghiên cứu, đồng thời tác giả cũng xem xét tình hình phát triển cũng như hoạt động của các DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Thứ nhất, về cơ cấu DNN&V được lựa chọn nghiên cứu

Trong số 100 DNN&V được tác giả lựa chọn nhằm phục vụ cho nghiên cứu, trong đó có 11 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp và 89 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xây dựng. Số lượng doanh nghiệp nhỏ tác giả lựa chọn chiếm 57 % quy mô mẫu, và 43% số lượng doanh nghiệp vừa.

Bảng 3.6: Thống kê kết quả khảo sát DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng

ĐVT: Doanh nghiệp, %



Tổng số

Tỷ lệ

1. Tổng số doanh nghiệp

100

100

Trong đó: DN thuộc lĩnh vực công nghiêp

11

11

DN thuộc lĩnh vực xây dựng

89

89

2. Loại hình doanh nghiệp

100

100

Trong đó: DN nhỏ

57

57

DN vừa

43

43

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

Thứ hai, về sản phẩm của các doanh nghiệp được lựa chọn nghiên cứu

Các sản phẩm chính của các DNN&V thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng là tương đối đa dạng, trong đó việc xây dựng công trình dân dụng hiện đang thu hút được sự quan tâm cũng như đầu tư hoạt động


của khá nhiều doanh nghiệp với 57 ý kiến doanh nghiệp trả lời đang thực hiện hoạt động sản xuất về xây dựng công trình dân dụng:


Tổng số

Tỷ lệ %

Tổng số ý kiến về số sản phẩm

100

100,0

Trong đó:



Sản xuất về xây dựng công trình dân dụng

57

57

Sản xuất về xây dựng nhà ở các loại

13

13

Sản xuất về xây dựng công trình giao thông

12

12

Khác

18

18

Bảng 3.7: Về sản phẩm chính của DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng


Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả Thứ ba, về đất đai, vốn và tài sản của doanh nghiệp được lựa chọn nghiên cứu Từ kết quả phân tích dữ liệu điều tra của tác giả, diện tích đât sử dụng của các

doanh nghiệp là tương đối nhỏ, bình quân mỗi doanh nghiệp sử dụng khoảng 307m2, điều này cũng tương đối hợp lý với các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng vì đặc thù hoạt động của các doanh nghiệp này là ngoài công trường và tại các xưởng quy mô vừa phải. Diện tích đất sử dụng của các doanh nghiệp chủ yếu là dùng làm văn phòng đại diện hoặc xưởng sản xuất các sản phẩm của công ty

Bảng 3.8: Về tình hình đất đai, vốn và tài sản của doanh nghiệp N&V trên địa bàn tỉnh Nghệ An hiện nay


ĐV tính

Số DN có thông tin

Tổng số

Bình quân một DN

1. Diện tích đất sử dụng

1000 m2

100

30,7

0,307

2. Tổng số vốn của doanh nghiệp

Tỷ đồng

100

2182,6

21,83

2.1 Vốn chủ sở hữu

Tỷ đồng

100

810,6

8,11

2.2. Nợ phải trả

Tỷ đồng

96

1383,6

14,41

2.2.1. Trong đó nợ phải trả từ vay Ngân hàng

Tỷ đồng

68

423,1

6,22

3. Tài sản của doanh nghiệp

Tỷ đồng

100

2182,6

21,83

3.1. TSCĐ theo giá còn lại

Tỷ đồng

88

427,9

4,86

3.1.1. Giá trị thiết bị máy móc

Tỷ đồng

53

169,3

3,20

3.1.2. Giá trị phương tiện vận tải

Tỷ đồng

64

125,3

1,96

3.1.3. Giá trị nhà xưởng kho tang

Tỷ đồng

20

100,1

5,01

3.1.4. Giá trị TSCĐ khác

Tỷ đồng

25

33,1

1,33

3.2. Tài sản lưu động

Tỷ đồng

100

1754,6

17,55

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả


Vì là các doanh nghiệp tác giả đang lựa chọn cho nghiên cứu là các DNN&V nên số vốn của doanh nghiệp không lớn với vốn bình quân của các doanh nghiệp được nghiên cứu là khoảng 21,83 tỷ đồng, trong đó chiếm khoảng hơn 60% tổng số vốn của doanh nghiệp là vốn huy động từ các nguồn khác (nợ phải trả), khoảng gần 40% là vốn chủ sở hữu. Một phần tương đối lớn trong tổng số vốn của các doanh nghiệp hiện có chính là nguồn vốn vay từ các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn tỉnh.

Tài sản của các DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chủ yếu là các tài sản lưu động, tài sản cố định là tương đối thấp, nguyên nhân là do: Một phần giá trị những tài sản cố định với đặc thù của các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, lại là DNN&V được khấu hao hết trong kỳ khi mua tài sản, thêm vào đó, những sản phẩm đầu tư của doanh nghiệp là theo công trình, vì vậy việc tồn tại tài sản cố định với các doanh nghiệp này là tương đối nhỏ.

Thứ tư, về lao động của doanh nghiệp được lựa chọn nghiên cứu

Lao động đang sử dụng của các DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng phần lớn là lao động phổ thông, làm công việc chân tay như làm phụ hồ cho các công trình xây dựng, hay làm trong các xưởng sản xuất công nghiệp. Số lượng lao động đã được đào tạo kỹ thuật ở các doanh nghiệp nghiệp được khảo sát 4541 lao động, bình quân mỗi doanh nghiệp được phỏng vấn có khoảng 45 lao động đã được đào tạo cao hơn khoảng 5 người so với số lượng lao động bình quân của doanh nghiệp chưa qua đào tạo.

Bảng 3.9: Tình hình lao động của DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng năm 2015


Số DN có thông tin DN

Tổng số

Người

Bình quân 1 DN Người/DN

1. Tổng số lao động của doanh nghiệp

100

7234

72

Trong đó: Lao động quản lý

100

689

7

Lao động trực tiếp sản xuất

100

6545

65

2. Trình độ văn hóa của lao động




2.1. Từ đại học trở lên

99

839

8

2.2. Cao đẳng

86

550

6

2.3. Trung cấp

73

945

13

2.4. Tốt nghiệp Trung học phổ thông

76

4059

53

2.5. Dười trung học phổ thông

34

841

25

3. Trình độ đào tạo

100

7234

72

3.1. Lao động phổ thông chưa qua đào tạo

67

2693

40

3.2. Lao động đã được đào tạo kỹ thuật

100

4541

45

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả


Thứ năm, về trình độ công nghệ của các doanh nghiệp nghiên cứu

Trình độ máy móc thiết bị các doanh nghiệp sử dụng phần lớn đang ở mức trung bình với hơn 60% số máy móc thiết bị đang có của doanh nghiệp

Bảng 3.10: Trình độ máy móc thiết bị của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng


Tổng số

Trong đó

Hiện đại

Tương đối hiện đại

Trung bình

Lạc hậu

Tổng số DN

100

0

36

62

2

Theo ngành






Công nghiêp

11

0

4

7


Xây dựng

89

0

32

55

2

Theo quy mô






DN nhỏ

57

0

16

37

2

DN vừa

43

0

20

25


Tỷ lệ %

100,00

0

100,00

100,00

100,00

Theo ngành






Công nghiêp

100

0

36,4

63,6


Xây dựng

100

0

36,0

61,8

2,2

Theo quy mô






DN nhỏ

100

0

28,1

64,9

3,5

DN vừa

100

0

46,5

58,1

0,0

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

Theo bảng số liệu tổng hợp cho thấy, về trình độ máy móc thiết bị mà doanh nghiệp sử dụng, theo ngành và theo cả quy mô thì không có doanh nghiệp nào sử dụng máy móc thiết bị hiện đại trong sản xuất.

Theo ngành, các doanh nghiệp trong ngành Công nghiệp sử dụng máy móc thiết bị tương đối hiện đại chiếm 36,4%, số doanh nghiệp sở hữu máy móc thiết bị trung bình chiếm tới 63,6%. Ngành xây dựng sử dụng 36% máy móc thiết bị tương đối hiện đại, 61,8% máy móc thiết bị trung bình.

Theo quy mô doanh nghiệp, DN nhỏ sở hữu máy móc thiết bị tương đối hiện đại 28,1%, máy móc thiết bị trung bình 64,9%, máy móc thiết bị lạc hậu 3,5%, còn đối với DN vừa máy móc thiết bị lạc hậu không được sử dụng, tuy nhiên tỷ lệ sử máy móc thiết bị trung bình vẫn còn cao so với máy móc thiết bị tương đối hiện đại.


Kết quả nghiên cứu cho thấy, các DN nhỏ trên địa bàn tỉnh Nghệ An vẫn sử dụng công nghệ lạc hậu trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp mình, tuy chiếm 3.5% nhưng cũng có ảnh hưởng nhất định đến chất lượng sản phẩm cũng không tránh khỏi tác động xấu đến môi trường tự nhiên xung quanh, trong tương lai, các doanh nghiệp nên đầu tư mua sắm máy móc dây chuyền tiên tiến hơn để thay thế công nghệ hiện tại, sản phẩm sản xuất ra sẽ có sự cạnh tranh hơn và đảm bảo về vấn đề môi trường hơn.

3.1.3.2. Quy mô, chi phí, nghiệp vụ và các điều kiện cho vay của các NHTMCP đối với DNN&V trong lĩnh vực CN&XD trên địa bàn tỉnh Nghệ An qua điều tra khảo sát

Thứ nhất, về quy mô cho vay. Quy mô cho vay của các ngân hàng thương mại cổ phần với các DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng trên địa bàn tỉnh Nghệ An là tương đối lớn, số lượng khách hàng là DNN&V của các ngân hàng thương mại cổ phần chiếm khoảng từ 11 đến 12% tổng lượng khách hàng (lớn nhất là khách hàng cá nhân với khoảng 80% lượng khách hàng), trong đó số lượng DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng là khách hàng của các ngân hàng thương mại cổ phần chiếm khoảng từ 3 đến 4,5% tổng lượng khách hàng là các DNN&V. Xu hướng các ngân hàng thương mại cổ phần cho các DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng vay ngày càng tăng qua các năm trong kỳ nghiên cứu.

Thứ hai, về chi phí cho vay. Chi phí cho vay theo đánh giá của các doanh nghiệp vẫn còn tương đối cao, đặc biệt với các DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, những doanh nghiệp này với đặc thù quy mô vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn tương đối dài hơn so với các doanh nghiệp khác hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ,… Vì vậy, việc quay vòng vốn và thanh toán lãi vay, những chi phí phát sinh cho quá trình vay vốn từ các ngân hàng thương mại cổ phần của các doanh nghiệp này vẫn còn tương đối khó khăn.

Thứ ba, về nghiệp vụ cho vay. Việc thẩm định phương án sản xuất kinh doanh cũng như thực hiện các quy trình vay với khách hàng là các DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng còn có những trường hợp mang tính cảm tính cá nhân, nó còn ảnh hưởng đến hoạt động vay vốn của các doanh nghiệp.

Tuy nhiên, hiện nay quy trình và thủ tục vay vốn của các ngân hàng thương mại cổ phần cũng như nghiệp vụ của các chuyên viên ngân hàng đã có những thay đổi theo hướng tích cực, nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các khách hàng có khả năng tiếp cận nguồn vốn vay.


Thứ tư, về các điều kiện cho vay. Điều kiện cho vay được quy định cho mỗi ngân hàng, tuy nhiên theo quan điểm của một số doanh nghiệp được lựa chọn phỏng vấn cho thấy, các điều kiện về tài sản thế chấp cũng như quy định vay còn tương đối khó khăn với các doanh nghiệp. Trên quan điểm của các ngân hàng - là những đơn vị cũng thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh, mục tiêu của họ là tìm kiếm lợi nhuận và cũng đảm bảo nguồn vốn cho vay của các ngân hàng này, đứng trên quan điểm của ngân hàng, doanh nghiệp không vay được vốn của các ngân hàng là do năng lực tài chính của doanh nghiệp yếu kém, các phương án đầu tư của doanh nghiệp chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu…

3.2. Phân tích thực trạng vai trò hoạt động cho vay của các NHTMCP đối với DNN&V trong lĩnh vực CN&XD trên địa bàn tỉnh Nghệ An

3.2.1. Phân tích thực trạng vai trò hoạt động cho vay của NHTMCP đối với việc phát triển về quy mô, tốc độ phát triển của DNN&V trong lĩnh vực CN&XD trên địa bàn tỉnh Nghệ An

3.2.1.1. Thực trạng vai trò hoạt động cho vay của NHTMCP đối với việc thay đổi quy mô, tốc độ tăng trưởng của DNN&V trong lĩnh vực CN&XD trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Về việc thay đổi quy mô DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng: Quy mô vốn bình quân của các doanh nghiệp này có xu hướng tăng dần trong kỳ nghiên cứu (giai đoạn 2012-2015), khi năm 2012 số lượng vốn bình quân của các doanh nghiệp là 17,6 tỷ đồng đến năm 2015, số lượng vốn bình quân của DNN&V tăng lên tới 21,38 tỷ đồng (tăng khoảng 4,2 tỷ đồng bình quân cho mỗi doanh nghiệp).

Tương tự xu hướng đó, giá trị sản xuất bình quân của các DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng cũng có xu hướng tăng dần trong kỳ nghiên cứu, năm 2012 giá trị sản xuất bình quân mỗi doanh nghiệp trong lĩnh vực này là khoảng 19,82 tỷ đồng và sau đó đã tăng bình quân khoảng 6,85 tỷ đồng lên 26,67 tỷ đồng năm 2015, tốc độ tăng trưởng bình quân năm sau so với năm trước khoảng 9 đến 11 %/ năm, đây là tín hiệu đáng mừng với sự phát triển của các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh có sự tác động không nhỏ từ nguồn vốn vay của các DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng.

Quy mô và tốc độ tăng trưởng về lao động và đất đai cũng có tác động rõ rệt. Số lượng lao động và diện tích đất đai mà doanh nghiệp sử dụng bình quân cũng tăng lên qua các năm từ năm 2012 đến năm 2015

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/12/2022