Bài Học Thành Công Và Chưa Thành Công Rút Ra Cho Tỉnh Nghệ An


doanh trên địa bàn tỉnh nói chung. Cụ thể: Tỉnh chủ trương tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư, mở rộng quan hệ đối tác, tăng cường công tác thông tin quảng bá trong và ngoài nước nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đầu tư vào tỉnh, tạo thêm thị trường cho các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, chú trọng tháo gỡ khó khăn qua việc tạo điều kiện để DNN&V tiếp cận các nguồn vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay cho các DNN&V, tổ chức các khóa tập huấn nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng.

Mặc dù đã có những chính sách khuyến khích phát triển cũng như hỗ trợ cho các DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, nhưng việc phát triển của các DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng cả về quy mô và chất lượng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình còn khá nhiều hạn chế: Số lượng DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng còn khá nhỏ, việc duy trì hoạt động của các doanh nghiệp này khó khăn, hiệu quả sử dụng cũng như mục đích sử dụng vốn của các doanh nghiệp chưa tốt dẫn tới việc các doanh nghiệp này rất khó để tiếp cận các nguồn vốn vay của ngân hàng để phát triển doanh nghiệp cho những giai đoạn sau.

2.3.3. Bài học thành công và chưa thành công rút ra cho tỉnh Nghệ An

2.3.3.1. Những kinh nghiệm thành công và chưa thành công trong hoạt động cho vay

Hoạt động hỗ trợ lãi suất cũng như hỗ trợ tiếp cận các nguồn vốn vay từ các ngân hàng thương mại cổ phần đã được Thành Phố Hồ Chí Minh thực hiện khá thành công, kết quả cho thấy với quy mô số lượng DNN&V đang hoạt động trên địa bàn thành phố chiếm khoảng khoảng 97,5% tổng số doanh nghiệp, những đóng góp của các doanh nghiệp này cho sự phát triển kinh tế của địa phương đã có thống kê kết quả cụ thể với khoảng 40% GDP chung của cả Thành Phố (Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư TP Hồ Chí Minh).

Để đạt được những thành tựu như vậy, Thành Phố Hồ Chí Minh đã có những chính sách vô cùng phù hợp cho sự phát triển chung của các doanh nghiệp, như hỗ trợ về mặt lãi suất cho nguồn vốn vay của các doanh nghiệp từ các ngân hàng thương mại cổ phần. Nhờ đó, rất nhiều các doanh nghiệp đã có thể tiếp cận với nguồn vốn vay của các ngân hàng thương mại cổ phần

Bên cạnh đó, cơ chế thông thoáng trong thủ tục vay cũng như các điều kiện vay vốn linh hoạt đã góp phần giúp các DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng dễ dàng tiếp cận các khoản vốn vay của các ngân hàng.


Thành Phố Hồ Chí Minh đã xây dựng thành công mô hình hỗ trợ cho các doanh nghiệp, cũng như các quỹ bảo lãnh tín dụng đang hoạt động trên địa bàn Thành Phố, những mô hình này đi vào hoạt động đã góp phần trợ giúp doanh nghiệp, đặc biệt mô hình tư vấn tài chính kế toán đã giúp doanh nghiệp rất lớn trong quá trình lập dự án đầu tư, hoàn thiện các thủ tục theo yêu cầu trong hồ sơ tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần. Vì vậy, các DNN&V có thể tiếp cận tốt hơn với các nguồn vốn vay, từ đó góp phần không nhỏ cho sự phát triển của các doanh nghiệp này

Việc mở rộng quy mô vốn vay thông qua các biện pháp khác nhau cũng được áp dụng tại Đài Loan như giảm lãi suất chiết khấu giúp giảm chi phí vốn vay của doanh nghiệp, đồng thời ngân hàng TW đã giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, việc giảm dự trữ bắt buộc đã góp phần mở rộng quy mô vốn vay của các ngân hàng thương mại cho các doanh nghiệp. Chính vì vậy, các doanh nghiệp có cơ hội cũng như điều kiện tốt hơn để tiếp cận vốn vay, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Tại Hàn Quốc, chính phủ Hàn Quốc cũng đã xây dựng hệ thống bảo lãnh tín dụng cho các DNN&V nhằm thúc đẩy tín dụng cho việc thành lập, mở rộng và tăng trưởng của các doanh nghiệp này, các quỹ này cung cấp bảo lãnh đối với rủi ro của các khoản vay của DNN&V, từ đó hỗ trợ những doanh nghiệp không đáp ứng được các điều kiện vay như vốn tài sản đảm bảo có thể tiếp cận các khoản tín dụng của các ngân hàng

Tuy nhiên, quy mô vốn vay dành cho các DNN&V vẫn còn khá nhỏ so với tổng dư nợ cho vay của ngân hàng thương mại. Một bộ phận các DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng vẫn không thể tiếp cận được nguồn vốn vay của các ngân hàng thương mại cổ phần do tài sản thế chấp, hay các phương án sản xuất kinh doanh chưa thực sự khả thi.

2.3.3.2. Những kinh nghiệm thành công và chưa thành công trong việc khai thác, phát huy các nhân tố ảnh hưởng đến vai trò hoạt động cho vay

Năng lực và mục đích sử dụng vốn vay đã và vẫn đang là vấn đề được sự quan tâm của không chỉ chủ thể cho vay là các ngân hàng thương mại cổ phần, mà còn nhận được sự quan tâm của bản thân các doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, tại Tỉnh Quảng Bình, trong báo cáo tổng kết hoạt động của các DNN&V trên địa bàn tỉnh, một trong những hạn chế đã được nhấn mạnh và nhắc rất nhiều đó là năng lực sử dụng vốn vay và mục đích sử dụng vốn vay của các DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng. Một bộ phận doanh nghiệp này vay vốn của các ngân hàng thương mại cổ phần, tuy nhiên sau khi có được nguồn vốn vay đó đã không sử dụng đúng mục đích ban đầu mà đã chuyển mục đích sử dụng vốn vay, chính vì vậy mà một phần đã phần xảy ra tình trạng nợ xấu ở một


số ngân hàng khi cho các doanh nghiệp này vay vốn. Vì vậy, sau đó các doanh nghiệp khá khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn tín dụng này của các ngân hàng thương mại cổ phần.

Năng lực sử dụng vốn vay của các doanh nghiệp còn khá nhiều hạn chế, khi các cán bộ quản lý của các doanh nghiệp phần lớn chưa được qua các lớp đào tạo chính quy. Một bộ phận tương đối lớn quản lý của các doanh nghiệp là các cán bộ kỹ thuật chuyển sang làm quản lý, hoặc tự thành lập các công ty riêng. Những cán bộ này có thể rất giỏi về mặt chuyên môn nghiệp vụ, tuy nhiên khi chưa qua các lớp đào tạo về quản lý cũng như quản lý tài chính, rất khó khăn cho việc quản lý chặt chẽ cũng như sử dụng nguồn vốn nói chung và vốn vay nói riêng hiệu quả. Đây cũng là một trong những hạn chế chung của đại bộ phận DNN&V.

Thêm vào đó, không phải hoàn toàn tất cả các ngân hàng thương mại cổ phần đều có thể huy động vốn tốt, một số ngân hàng thương mại cổ phần gặp khá nhiều khó khăn từ việc huy động vốn từ các nguồn khác nhau. Năng lực thẩm định của các cán bộ ngân hàng thương mại cổ phần còn hạn chế, điều đó dẫn đến một lượng tương đối lớn của ngân hàng rơi vào tình trạng nợ xấu, gây khó khăn cho các ngân hàng trong việc luân chuyển của dòng vốn. Vì vậy, khả năng cho vay của các ngân hàng với các DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng cũng có phần hạn chế.


TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Trong nội dung của chương 2, Nghiên cứu sinh đã thực hiện:

Tác giả đã hệ thống hóa được cơ sở lý thuyết và thực tiễn về vai trò của hoạt động cho vay với sự phát triển của các DNNVV trong lĩnh vực CN&XD, thông qua trình bày những vấn đề lý luận về NHTM và hoạt động cho vay của NHTM, về DNNVV nói chung và trong lĩnh vực CN&XD; đã phân tích vai trò cho vay của NHTM đối với sự phát triển quy mô, thay đổi cơ cấu và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của DNNVV trong lĩnh vực CN&XD; phân tích các nhân tố ảnh hưởng và các chỉ tiêu đánh giá vai trò hoạt động cho vay của NHTM đối với sự phát triển của DNNVV trong lĩnh vực CN&XD

Nội dung của chương 2 cũng đã được tác giả nghiên cứu kinh nghiệm của quốc gia và một số địa phương trong nước và rút ra bài học kinh nghiệm cho tỉnh Nghệ An về tăng cường vai trò hoạt động cho vay của NHTM đối với sự phát triển của các DNNVV trong lĩnh vực CN&XD


CHƯƠNG 3:

THỰC TRẠNG VAI TRÒ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP

VÀ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN


3.1. Khái quát về tình hình phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng và hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn tỉnh Nghệ An

3.1.1. Tình hình phát triển DNN&V trong lĩnh vực CN&XD trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Tỉnh Nghệ An nằm ở trung tâm khu vực Bắc Trung Bộ, đất rộng, người đông. Với diện tích 16.490,25 km2, lớn nhất cả nước; dân số hơn 3 triệu người, đứng thứ tư cả nước; là quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh; hội tụ đầy đủ các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển, đường thuỷ nội địa; điều kiện tự nhiên phong phú, đa dạng như một Việt Nam thu nhỏ... Nghệ An có nhiều tiềm năng và lợi thế để thu hút đầu tư và ngày càng có nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đến tìm hiểu cơ hội đầu tư, kinh doanh tại Nghệ An.

ĐVT: Tỷ đồng


Hình 3 1 Tổng sản phẩm GRDP tỉnh Nghệ An Nguồn Cục thống kê tỉnh Nghệ An 1

Hình 3.1: Tổng sản phẩm (GRDP) tỉnh Nghệ An

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Nghệ An


Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) năm 2016 theo giá so sánh 2010 ước đạt 58.606,9 tỷ đồng, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản ước đạt 15.096,8 tỷ đồng; khu vực công nghiệp - xây dựng 18.337 tỷ đồng và khu vực dịch vụ đạt khoảng 25.173,1 tỷ đồng.

Tính đến 6 tháng đầu năm 2017, tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) theo giá so sánh 2010 ước đạt 31.451,6 tỷ đồng, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản ước đạt 8184 tỷ đồng; khu vực công nghiệp - xây dựng 9.075,4 tỷ đồng và khu vực dịch vụ 14.494,2 tỷ đồng.

Sáu tháng đầu năm 2017 lĩnh vực đầu tư xây dựng phát triển khá, vốn đầu tư phát triển tháng 6/2017 thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý ước đạt 512,8 tỷ đồng, 6 tháng đầu năm ước đạt 2.910,1 tỷ đồng, tăng 13,67% so với cùng kỳ năm trước, trong đó vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh ước đạt 1.236,7 tỷ đồng, tăng 13,69%; vốn ngân sách nhà nước cấp huyện 1053,8 tỷ đồng, tăng 14,07% và cấp xã 619,6 tỷ đồng, tăng 12,97%.

Sản xuất công nghiệp tỉnh Nghệ An phát triển chưa ổn định và vẫn đang còn gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp sản xuất cầm chừng do thiếu nguyên liệu hoặc thị trường bị thu hẹp, sản phẩm mới (xi măng Đô Lương, tôn hoa sen Đông Hồi, may Vinatex Hoàng Mai) mới sản xuất nên tốc độ tăng trưởng chưa thể bứt phá. Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 6/2017 tăng 11,46% so với cùng kỳ năm trước. Bao gồm công nghiệp khai khoáng tăng 13,49%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,47%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 21,11%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 18,73%.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2017 chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 8,37% (giá trị sản xuất công nghiệp tăng 11,44%) so với cùng kỳ năm trước, bao gồm công nghiệp khai khoáng tăng 10,19%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 7,77%; công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 18,25%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 14,03%.

Tình hình hoạt động của doanh nghiệp: Trong 6 tháng đầu năm 2017 đã cấp đăng ký thành lập mới cho 800 doanh nghiệp, tăng 7% so với cùng kỳ, tổng số vốn các doanh nghiệp đăng ký 4.518 tỷ đồng, tăng 42,42% so với cùng kỳ, bình quân khoảng 5,65 tỷ đồng/doanh nghiệp. Theo kết quả rà soát doanh nghiệp tính đến 30/6/2017 trên địa bàn toàn tỉnh hiện có 9.494 doanh nghiệp, trong đó 8.465 doanh nghiệp đang hoạt động (59 doanh nghiệp đang đầu tư chưa đi vào sản xuất kinh doanh), 439 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, 418 doanh nghiệp ngừng hoạt động đang chờ giải thể, phá sản và 172 doanh nghiệp không tìm thấy.


Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn, 6 tháng đầu năm 2017 có 379 doanh nghiệp đóng mã số thuế, 320 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh; 37 doanh nghiệp giải thể; 37 chi nhánh, văn phòng đại diện ngừng hoạt động. (Nguồn: Cục thống kê tỉnh Nghệ An)

Để đạt được những kết quả đáng kể như vậy trong phát triển kinh tế chung của tỉnh Nghệ An nói chung và phát triển lĩnh vực công nghiệp và xây dựng nói riêng không thể không kể đến đóng góp tương đối lớn của các DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng trên địa bàn tỉnh.

Bảng 3.1: Tình hình doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng tỉnh Nghệ An

Đơn vị tính: Doanh nghiệp; %


Tiêu chí

2011

2012

2013

2014

2015

2016

1. Số lượng Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh

5911

6251

6890

7250

7695

8406

2. Số lượng DNN&V trên địa bàn tỉnh

5855

6198

6839

7199

7641

8345

3. Số lượng DNN&V trong CN&XD

2123

2253

2292

2611

2813

3195

3.1. Công nghiệp chế biến chế tạo

826

915

676

1013

1188

1325

3.2. Xây dựng

1297

1338

1616

1598

1625

1870

4. Tỷ trọng %







4.1. Tỷ trọng 2/1

99,05

99,15

99,26

99,3

99,30

99,27

4.2. Tỷ trọng 3/1

35,91

36,04

33,26

36,01

36,56

38,01

4.3. Tỷ trọng 3/2

36,25

36,35

33,51

36,27

36,81

38,29

4.4. Tỷ trọng 3.1/3

38,72

40,61

29,49

38,8

42,23

41,47

4.5. Tỷ trọng 3.2/3

61,28

59,39

70,51

61,2

57,77

58,53

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nghệ An

Bảng số liệu 3.1 cho thấy: Số lượng các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng trên địa bàn tỉnh Nghệ An có xu hướng tăng dần qua các năm trong giai đoạn nghiên cứu, việc tăng lên về cả số lượng cũng như chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp đã phản ánh chính xác thông qua những đóng góp của các doanh nghiệp này cho sự phát triển kinh tế chung của cả địa phương. Số lượng DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng trên địa bàn tỉnh Nghệ An tăng từ 36,25% đến 38,29% tổng số các DNN&V trên địa bàn tỉnh. Trong số các DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng thù DNN&V trong công nghiệp chế tạo chiếm khoảng 38,72% số doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng năm 2011 và số lượng doanh nghiệp này đã tăng lên và chiếm đến 41,47% vào năm 2016; với các doanh


nghiệp trong lĩnh vực xây dựng chiếm khoảng 61,28% số doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng năm 2011 và số lượng doanh nghiệp này có xu hướng giảm đi và chỉ chiếm khoảng 58,53% vào năm 2016

3.1.2. Tình hình hoạt động cho vay của NHTMCP trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Quy mô vốn vay của các ngân hàng thương mại cổ phần phụ thuộc lớn vào việc huy động vốn của các ngân hàng, về huy động vốn theo báo cáo của các ngân hàng thương mại cổ phần gửi ngân hàng nhà nước như sau:

Bảng 3.2: Thống kê số liệu huy động vốn của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn tỉnh Nghệ An

ĐVT: Tỷ đồng


Ngân hàng

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

NH TMCP Hàng Hải

401,71

441,37

416,47

342,69

375,78

NH TMCP Sài gon Thương tín

551,93

657,24

843,15

1065,11

1221,07

NHTMCP XNK VN CN Vinh

746,73

779,89

862,72

869,48

943,45

Ngân hàng TMCP Á Châu

348,15

636,85

1138,89

1092,28

1176,22

NH TMCP VN Thịnh vượng

1016,75

1223,0

1455,89

1804,19

1794,88

NHTMCP Kỹ thương

781,67

910,23

929,79

949,64

1094,31

NHTMCP Quân đội

528,8

587,17

745,78

767,76

862,05

NHTMCP Bắc á

1874,67

3980,63

4934,86

5023,49

6452,01

NHTMCP Quốc Tế

1235,4

1501,71

1433,43

1529,84

1639,57

NHTMCP Đông Nam Á

363,79

836,63

580,84

822,95

1087,10

NH TMCP Đại Dương

459,11

671,83

1007,65

511,07

617,13

NHTMCP Dầu Khí

470,7

553,1

590,06

487,59

357,69

NH TMCP Ph.Triển Tp. HCM

811,03

1093,25

1241,01

1141,06

1754,77

NHTMCP An Bình

-

-


-

67,30

NHTMCP Phương Đông

111,06

161,74

293,0

242,8

361,95

NHTMCP Sài Gòn

843,96

1972,85

2311,97

2752,27

3603,77

NHTMCP Sài Gòn Hà Nội

1210,58

1566,3

2096,11

2015,23

2243,85

NHTMCP VN Thương Tín

825,16

1179,74

1336,15

2145,24

1894,22

NHTMCP Liên Việt

299,92

351,59

1918,11

2397,79

3299,56

NHTMCP Tiên phong

-

-

-

217,93

344,24

NHTMCP Bảo Việt

243,81

356,51

490,6

600,95

756,28

NHTMCP Đại Chúng

-

-

271,0

465,76

1025,44

Nguồn: Ngân hàng nhà nước


Theo bảng 3.2 cho thấy, số vốn huy động của các ngân hàng thương mại cổ phần có xu hướng tăng trong kỳ nghiên cứu từ năm 2012 đến năm 2016, năm 2015 và năm 2016 số lượng huy động vốn có thêm ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong và ngân hàng thương mại cổ phần đại chúng, việc có thêm hai chi nhánh tại Nghệ An của hai ngân hàng này cũng tạo điều kiện mở rộng hơn khả năng tiếp cận nguồn vốn vay của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Trong số các ngân hàng thương mại cổ phần đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Nghệ An, ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á, ngân hàng Liên Việt, Ngân hàng Sài Gòn, ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh vượng là một số ngân hàng hiện nay có khả năng và lượng vốn huy động lớn nhất trong nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần.

Một trong những nguồn vốn quan trọng với các doanh nghiệp đặc biệt là các DNN&V là nguồn vốn vay từ các ngân hàng thương mại cổ phần, ngược lại, DNN&V cũng là những khách hàng mục tiêu của rất nhiều các ngân hàng thương mại cổ phần, kết quả khảo sát của tác giả cho thấy rõ ràng hơn về điều đó:

Bảng 3.3: Tình hình khách hàng vay vốn của Ngân hàng

ĐV tính: Khách hàng



2012

2013

2014

2015

Tổng số khách hàng vay vốn tại ngân hàng (1+2+3)

12.132

14.207

16.494

19.234

1. Khách hàng là cá nhân hộ gia đình

10.744

12.557

14.440

16.732

2. Khách hàng là doanh nghiệp lớn

44

43

57

67

3. Khách hàng là DNN&V

1.344

1.607

1.997

2.435

3.1. Trong đó khách hàng là DNN&V trong CN&XD

456

486

642

931

Tỷ lệ % trong tổng số khách hàng vay vốn





Tổng số khách hàng vay vốn tại ngân hàng

100,00

100,00

100,00

100,00

1. Khách hàng là cá nhân hộ gia đình

88,56

88,39

87,55

86,99

2. Khách hàng là doanh nghiệp lớn

0,36

0,30

0,35

0,35

3. Khách hàng là DNN&V

11,08

11,31

12,11

12,66

3.1. Trong đó khách hàng là DNN&V trong CN&XD

3,76

3,42

3,89

4,84

Nguồn: Kết quả tổng hợp của tác giả dựa trên báo cáo tổng kết năm của các ngân

hàng TMCP trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Xem tất cả 208 trang.

Ngày đăng: 06/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí