Khái Niệm Truyền Thông Đại Chúng


kinh tế - xã hội của Việt Nam nói chung, của các địa phương, cộng đồng và gia đình nói riêng còn thấp, chưa đủ để thực hiện đầy đủ quyền trẻ em [77, tr.28]; do tình trạng thiếu kiến thức về tâm sinh lý trẻ em, về cách nuôi dưỡng, bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, nhận thức về quyền trẻ em còn nhiều hạn chế [12].

Nhiều nghiên cứu xã hội học đã khẳng định, TTĐC, đặc biệt là đài truyền thanh, sách báo, truyền hình là nguồn cung cấp kiến thức, kỹ năng bảo vệ trẻ em cho nhiều người nhất và cũng là nguồn cung cấp thông tin phổ biến nhất, hiệu quả nhất [100], [127], [183], [184]; là một trong những cách để trẻ em vượt qua cuộc chiến chống nghèo đói, HIV và AIDS, giảm chênh lệnh về kinh tế - xã hội và phân biệt về giới [210]. Vì vậy, các nhà nghiên cứu đề xuất nâng cao hiệu quả truyền thông trong thực hiện quyền trẻ em phải là một nội dung nghiên cứu quan trọng [77].

Việc đưa hình ảnh trẻ em lên phương tiện TTĐC tại Việt Nam được Trịnh Duy Luân và Mai Quỳnh Nam trình bày năm 1999 bằng bài viết “Media portrayal of children in Vietnam” trong “Children in the news”. Bài viết được trình bày dựa trên kết quả một cuộc khảo sát 10 tờ báo trong tháng 10/1999 và hai đài truyền hình, điều tra 200 khán giả ở Hà Nội. Kết quả khảo sát cho thấy, các phóng viên quan tâm đến các vấn đề của trẻ em và bảo đảm các lợi ích xã hội cơ bản của trẻ em được quy định trong CRC, các nội dung trong thách thức Oslo và Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam [87], [208]. Tuy nhiên, những văn kiện ấy không phải luôn luôn được tuân thủ nghiêm ngặt. Cách đưa tin giật gân cũng xuất hiện trong các vấn đề liên quan đến tình dục, tệ nạn xã hội và bạo hành. Có thể nhận thấy “ý đồ của người lớn” trong quá trình trẻ em tham gia vào hoạt động truyền thông. Dù đã cố gắng nhưng TTĐC chưa phát huy hết vai trò dẫn dắt, định hướng nhận thức của nhân dân và hành động trên tinh thần CRC, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Các văn bản này được truyền thông phổ biến một cách đơn điệu, rời rạc đến người dân ở vùng miền núi và dân tộc thiểu số [208].

Nghiên cứu của Mai Quỳnh Nam cho biết, báo chí thực sự quan tâm đến các vấn đề của trẻ em, thể hiện ở việc đưa tin về các vấn đề liên quan đến trẻ em. Đảng và Nhà nước coi trọng vai trò của báo chí trong việc chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em


và có sự đầu tư cho hoạt động truyền thông về các vấn đề liên quan đến trẻ em. Đời sống của trẻ em đã được TTĐC quan tâm với mục đích bảo đảm lợi ích xã hội của trẻ em theo tinh thần CRC, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam. Các quyền của trẻ em được TTĐC bàn đến ở các mức độ khác nhau. Các sản phẩm truyền thông quan tâm đến vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, nhà trường và gia đình trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; các điển hình tốt được nêu gương để làm theo. Các biểu hiện chưa tốt cũng được nêu lên để rút kinh nghiệm hoặc phê phán. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều trường hợp truyền thông đưa tin không hoàn toàn có lợi cho trẻ em [87]. Sự tham gia của trẻ em đang ở mức trẻ em đề xướng và thực hiện; trẻ em đề xướng và chia sẻ quyết định với người lớn [87].

Cùng với thiết chế gia đình, nhà trường, các phương tiện TTĐC, điển hình là báo Thiếu nhi dân tộc đã tham gia vào quá trình xã hội hóa, truyền đạt các giá trị, các chuẩn mực xã hội cho trẻ em. Ảnh hưởng của báo đến trẻ em như một cách thức để thỏa mãn quyền được phát triển, được thỏa mãn thông tin và một số quyền khác. Báo thiếu nhi dân tộc cũng ảnh hưởng đến giáo viên - những người hướng dẫn, tổ chức cho các em đọc báo, có những thay đổi về nhận thức, thái độ và hành vi thực hiện quyền trẻ em. Yếu tố tác động cụ thể đến vai trò xã hội của TTĐC trước hết là sự quan tâm của các thiết chế xã hội mà kênh truyền thông đó là công cụ [88].

Có thể nói, dưới góc độ xã hội học TTĐC, nghiên cứu thực nghiệm truyền thông về trẻ em đã được xem xét với thông điệp về trẻ em trên truyền hình, báo in; có đề cập đến đánh giá của công chúng trẻ em dân tộc thiểu số. Chưa có nghiên cứu xã hội học đánh giá một cách đầy đủ và toàn diện vai trò của TTĐC (nhiều loại hình) trong thực hiện quyền trẻ em nhìn từ phía nhà truyền thông và đánh giá của công chúng người lớn, trẻ em ở một địa phương cụ thể như tỉnh Bình Phước.

Một số nghiên cứu xã hội học thực nghiệm khác về TTĐC đã bàn đến vai trò của TTĐC, sự tác động của TTĐC đến xã hội, cũng là những thông tin quan trọng, tham khảo cho luận án.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

Một cá nhân cho dù có thời gian rỗi, nhưng họ sử dụng thời gian đó để giao

tiếp với các phương tiện TTĐC hay không phụ thuộc vào ba yếu tố chủ yếu là mức

Vai trò của truyền thông đại chúng trong thực hiện quyền trẻ em ở tỉnh Bình Phước hiện nay - 5


độ có sẵn của các phương tiện truyền thông; sự hứng thú, sở thích của cá nhân đối với các phương tiện TTĐC; dư luận xã hội ủng hộ người ta giao tiếp với các phương tiện đó [135]. Học vấn, nghề nghiệp và mức sống cũng có ảnh hưởng đáng kể đến mức độ tiếp nhận thông tin báo chí của người dân [26], [108], [161].

Những yếu tố về đời sống kinh tế - xã hội, bao gồm cả điều kiện sống, chính sách về dân số - gia đình và trẻ em, các chính sách liên quan, các quan hệ và những chuẩn mực giá trị xã hội, hoạt động của các chương trình dân số, gia đình và trẻ em, các thiết chế truyền thông đều ảnh hưởng đến việc tiếp nhận và xử lý thông tin và từ đó có tác động đến nhận thức, thái độ, hành vi của đối tượng truyền thông [163]. Nói về tác động của điều kiện kinh tế - xã hội địa phương, Nguyễn Thị Vân Anh chỉ ra rằng: chưa có điện lưới quốc gia làm người dân không có điều kiện để nghe đài, xem tivi. Trình độ dân trí, với những cản trở về ngôn ngữ giao tiếp, trình độ học vấn, các phong tục tập quán, thói quen giao tiếp và giao lưu xã hội ảnh hưởng đáng kể đến việc tiếp nhận thông tin của người dân [2].

Công chúng thường quan tâm và ưu tiên theo dõi những tờ báo hay đề tài mà họ cảm thấy gần gũi với mình, phản ánh những tin tức và những vấn đề thời sự sát với cuộc sống của họ và với địa phương mà họ đang sinh sống [106]. Sự phong phú của nhu cầu thông tin còn phụ thuộc vào năng lực hoạt động của chủ thể truyền tin, sự lựa chọn nội dung của ban biên tập [80]. Vai trò của chủ biên và các nhóm tác giả quyết định đến việc đưa ra nội dung thông điệp truyền thông [115], [116].

Hiệu quả của truyền thông phụ thuộc vào khả năng ảnh hưởng của nó đối với công chúng. Nó chịu sự chi phối mạnh mẽ của các yếu tố kỹ thuật từ kênh truyền thông cũng như các yếu tố văn hoá, vị thế kinh tế - xã hội của đối tượng hướng tới. Mặt khác, khó có thể đo lường chính xác ảnh hưởng của nội dung thông điệp đối với nhận thức và hành vi của người tiếp nhận thông tin [180]. Trương Xuân Trường đo hiệu quả TTĐC qua ý kiến của người dân về hoạt động truyền thông, nội dung thông điệp, nhận thức và thái độ về vấn đề phản ánh trên


TTĐC [161], [163]; hay bằng ý kiến của người dân về những lợi ích và tác động về mặt nhận thức, việc ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống [163]. Nguyễn Quý Thanh đánh giá hiệu quả TTĐC qua đo lường mối liên hệ giữa việc sử dụng internet và lối sống của sinh viên. Phạm Hương Trà (2011) đo bằng mức độ thỏa mãn nhu cầu thông tin, sự tác động của thông tin đến tình cảm, suy nghĩ của công chúng; lợi ích của thông tin cũng như sự tác động của thông tin đến hành vi của công chúng [157].

Một số nghiên cứu về sự lạm dụng hình ảnh phụ nữ; hình ảnh về vai trò xã hội của nam giới và phụ nữ trên TTĐC đã được phân tích nhìn từ thuyết kiến tạo xã hội. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, sự xuất hiện hình ảnh phụ nữ hay nam giới trên TTĐC còn mang nhiều định kiến giới, gắn với các quan niệm vai trò truyền thống, củng cố, khuyến khích các hành vi giới. Những bài viết, ngôn ngữ, hình ảnh minh họa trên TTĐC ít nhiều phản ánh và khắc sâu thêm khuôn mẫu về sự khác biệt giới, sự kỳ thị giới [27], [42], [54], [55], [59], khiến phụ nữ gặp không ít rào cản trong quá trình khẳng định vị trí, vai trò của mình và nam giới phải đối mặt với các sức ép và kỳ vọng xã hội về vai trò trong gia đình và xã hội [59, tr.257]. Theo đó, TTĐC có thể góp phần quan trọng phá vỡ hoặc củng cố thêm sự bất bình đẳng giới nếu người làm công tác truyền thông thiếu kiến thức về giới [158].

1.2.3. Các hướng nghiên cứu khác

TTĐC về trẻ em được bàn nhiều trong cuốn sách tham khảo “Quyền trẻ em và phương tiện thông tin đại chúng”, xuất bản năm 2000 của Tổ chức cứu trợ trẻ em của Thụy Điển tại Việt Nam. Tổ chức này khẳng định: “Việc thể hiện trẻ em trên các phương tiện thông tin đại chúng ảnh hưởng sâu sắc tới quan điểm của xã hội đối với trẻ em và cuộc sống của trẻ em, đồng thời cũng làm thay đổi cách cư xử của người lớn đối với trẻ em” [155, tr.5]. Tuy nhiên, phần lớn những gì xuất hiện trên TTĐC không thực sự phản ánh các nguyên tắc và các điều khoản trong CRC. Cuốn sách đề cập đến bức tranh của TTĐC về quyền trẻ em với nhiều tiêu cực, trẻ em không được tham gia vào hoạt động truyền thông; không cho các em nói lên tiếng nói của mình. Tổ chức này đề xuất đường lối chỉ


đạo về trẻ em và truyền thông với những nguyên tắc hướng dẫn phóng viên phản ánh về trẻ em, đưa trẻ em vào truyền thông.

Các tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam rất coi trọng công tác truyền thông về quyền trẻ em nhằm thúc đẩy tiến trình thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam. Họ đào tạo, bồi dưỡng các kỹ năng tham gia của trẻ em như hỗ trợ một số tỉnh thành lập câu lạc bộ phóng viên nhỏ, khuyến khích trẻ em viết báo, chụp ảnh, làm phim và sử dụng internet như: dự án “Những cuộc đời trẻ thơ” của Tổ chức cứu trợ trẻ em Anh tại Việt Nam; câu lạc bộ quyền trẻ em và câu lạc bộ phóng viên nhỏ của Tổ chức tầm nhìn thế giới; câu lạc bộ làm phim hoạt hình của Tổ chức cứu trợ trẻ em Thụy Điển và Ban Tuyên giáo Trung ương; chương trình truyền thông thử nghiệm Meena (Mai) của UNICEF và Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam; nâng cao năng lực tác nghiệp của phóng viên viết về đề tài trẻ em trong dự án hợp tác giữa Khoa Báo chí - Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Tổ chức cứu trợ trẻ em Thụy Điển, trong dự án hợp tác giữa Viện nghiên cứu Dư luận xã hội - Ban Tuyên giáo Trung ương, Học viện Báo chí - Tuyên truyền và Tổ chức Cứu trợ trẻ em tại Việt Nam…

Trên lĩnh vực TTĐC, các sách tham khảo, bài báo, kỷ yếu khoa học chủ yếu bàn và cung cấp cho các nhà báo kiến thức chung về vấn đề chăm sóc, bảo vệ trẻ em, tâm lý của công chúng trẻ em, các kỹ năng tác nghiệp và đạo đức nghề nghiệp của nhà báo và những vấn đề khác thuộc bếp núc của công tác truyền thông về đề tài trẻ em [30], [32], [34], [69], [101], [160]. Ngày 09-8-2013, Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí - Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Tạp chí Nghề báo - Hội Nhà báo Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo “Đưa tin về trẻ em và đạo đức nghề nghiệp của nhà báo” khi mà các sai phạm về kỹ năng của nhà báo ngày càng nhiều và câu hỏi được đặt ra là các nhà báo cần tuân thủ những nguyên tắc gì để bảo vệ trẻ em.

Trẻ em và TTĐC được các nhà nghiên cứu trên lĩnh vực báo chí, truyền thông, các tổ chức quốc tế quan tâm, nghiên cứu, đề xuất giải pháp và có những nỗ lực để bảo vệ, thúc đẩy tiến trình thực hiện quyền trẻ em.


Tiểu kết chương 1


Tổng quan tình hình nghiên cứu vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em được phân tích tập trung vào ba hướng nghiên cứu chính là: hướng nghiên cứu về mặt lý luận để xác định được các vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em; hướng nghiên cứu về mặt phương pháp, để xác định phương pháp phân tích nội dung thông điệp truyền thông; hướng nghiên cứu thực nghiệm, để xác định các nhân tố tác động đến thực trạng. Tất cả các nghiên cứu được điểm luận đều chưa đi sâu phân tích đầy đủ, toàn diện thực trạng vai trò của TTĐC đối với việc thực hiện quyền trẻ em nhìn từ phía nhà truyền thông và công chúng cũng như các nhân tố tác động đến thực trạng. Ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu về trẻ em trên TTĐC, chủ yếu nhận diện được hình ảnh trẻ em trên truyền thông hay đi vào những vấn đề thuộc bếp núc của công tác truyền thông.

Đề tài “Vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em ở tỉnh Bình Phước

hiện nay” sẽ tìm hiểu sâu những vấn đề chưa được nghiên cứu thấu đáo sau đây:

1- Từ các lý thuyết của xã hội học TTĐC, thuyết kiến tạo xã hội, lý thuyết về vai trò và tri thức về quyền trẻ em, đề tài nhận diện và đánh giá thực trạng vai trò của TTĐC ở Bình Phước trong thực hiện quyền trẻ em. Phân tích các nhân tố tác động đến thực trạng này.

2- Công chúng đã đón nhận những thông điệp truyền thông về trẻ em như thế nào; có tác động ra sao đến nhận thức, thái độ của công chúng; cách công chúng sử dụng các thông tin về quyền trẻ em vào cuộc sống.

3- Đề xuất các giải pháp tăng cường vai trò của TTĐC trong thực hiện

quyền trẻ em.


Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1.1. Các khái niệm cơ bản

2.1.1.1. Khái niệm truyền thông đại chúng

Truyền thông là sự trao đổi thông điệp giữa các thành viên hay các nhóm người trong xã hội nhằm đạt được sự hiểu biết lẫn nhau [131, tr.7-8]. Nói một cách ngắn gọn, truyền thông là một quá trình truyền đạt thông tin [110, tr.10].

Truyền thông đại chúng: Có nhiều định nghĩa khác nhau:

Tạ Ngọc Tấn định nghĩa, TTĐC là hoạt động giao tiếp xã hội rộng rãi, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng [131, tr.10].

Tony Bilton và cộng sự quan niệm, TTĐC là những thiết chế sử dụng những phát triển kỹ thuật ngày càng tinh vi của công nghiệp để phục vụ sự giao lưu tư tưởng, những mục đích thông tin, giải trí và thuyết phục tới đông đảo khán thính giả, cho dầu bằng phương tiện báo chí, truyền thanh truyền hình, sách, tạp chí, quảng cáo hay bất cứ gì đó [153, tr.381].

Theo Mai Quỳnh Nam, TTĐC là toàn bộ những phương tiện lan truyền thông tin như báo chí, truyền hình, phát thanh... tới những nhóm công chúng lớn. Đặc điểm của các phương tiện TTĐC là các tin tức từ hệ thống này được truyền đến công chúng một cách nhanh chóng, đều đặn và gián tiếp [83, tr.3].

Trần Hữu Quang quan niệm, TTĐC là một quá trình truyền đạt thông tin một cách rộng rãi đến mọi người trong xã hội thông qua các phương tiện TTĐC như báo chí, phát thanh, truyền hình. TTĐC là một quá trình xã hội, gồm ba thành tố: hoạt động truyền thông (như săn tin, chụp hình, biên tập, xuất bản, phát sóng...); các nhà truyền thông (bao gồm các tổ chức truyền thông và những người làm công tác truyền thông) và đại chúng (các tầng lớp công chúng rộng rãi) [110, tr.12-13].

Trong luận án này, truyền thông đại chúng (mass communication) được hiểu là một quá trình xã hội được thực hiện thông qua các phương tiện kỹ thuật TTĐC (mass media) nhằm quảng bá thông tin tới đông đảo công chúng trong xã hội.


Công chúng được hiểu là những cá nhân khuyết danh, thuộc mọi thành phần xã hội, có quan hệ lỏng lẻo, trực tiếp hay gián tiếp tiếp nhận thông tin hoặc chịu ảnh hưởng từ tác động của thông tin từ TTĐC. Theo đó, có công chúng đích, công chúng trực tiếp, công chúng gián tiếp và công chúng thực tế.

TTĐC với tư cách là một quá trình tương tác xã hội (mass communication)

khác với tư cách là phương tiện kỹ thuật (mass media).

TTĐC về quyền trẻ em được hiểu là một quá trình giao tiếp, tương tác xã hội thông qua các phương tiện kỹ thuật TTĐC, giữa một bên là các cơ quan truyền thông, cán bộ truyền thông với một bên là đông đảo công chúng trong xã hội nhằm thông tin, kiến tạo nên các mô hình nhận thức, thái độ và hành vi thực hiện quyền trẻ em trong thực tế theo CRC và pháp luật Việt Nam, góp phần thực hiện đầy đủ và toàn diện các quyền trẻ em.

TTĐC có các đặc điểm sau:

Thứ nhất, có tính chất công khai và rất phong phú về tin tức.

Thứ hai, rất nhanh chóng, kịp thời, có tính chất gián tiếp, định kỳ.

Thứ ba, dành cho số đông, quảng đại quần chúng.

Thứ tư, nội dung thông điệp có tính mục đích rõ rệt.

Thứ năm, là một thiết chế xã hội quan trọng trong xã hội hiện đại khi mà nhu cầu tiếp nhận thông tin của con người ngày càng tăng để thích ứng với những thay đổi nhanh chóng của xã hội.

Các loại hình TTĐC (các phương tiện TTĐC) bao gồm: sách, báo in (báo viết), truyền hình (báo hình), phát thanh (báo nói), báo mạng điện tử, điện ảnh, quảng cáo, internet, băng, đĩa hình và âm thanh, mạng xã hội... Trong đó, báo chí là bộ phận chiếm vị trí trung tâm, vai trò nền tảng và có khả năng quyết định tính chất, khuynh hướng, chi phối năng lực và hiệu quả tác động của TTĐC [37].

2.1.1.2. Khái niệm quyền trẻ em

Trẻ em: Theo Điều 1 CRC, “trẻ em được xác định là người dưới 18 tuổi” [173, tr.23]. Ở Việt Nam, theo Điều 1 - Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, “Trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi” [119, tr.4].

Trong luận án này, trẻ em được quan niệm là những công dân Việt Nam dưới 16 tuổi, là một nhóm xã hội đặc thù có các quyền được ghi trong luật pháp Việt Nam mà Nhà nước, gia đình, nhà trường và xã hội phải thực hiện và TTĐC đại

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/11/2022