Nhà Nước Điều Chỉnh Nội Dung Chiến Lược Cnh, Hđh


nhập kinh tế quốc tế, các nền kinh tế trở nên phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn. Trong bối cảnh đó, mục tiêu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các công ty xuyên quốc gia hàng đầu thế giới nhằm tiếp thu công nghệ mới, gia nhập và nâng cấp vị trí trong chuỗi giá trị toàn cầu của Đài Loan sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ của một số nền kinh tế mới nổi trong khu vực như Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước ASEAN.

- Hơn nữa, trong những năm cuối thế kỷ XX, khuôn mẫu công nghệ - kỹ thuật dựa trên tri thức mới, bao gồm vi điện tử, công nghệ sinh học, vật liệu mới… đang hình thành với gia tốc ngày càng lớn. Điều đó đặt ra yêu cầu với Đài Loan phải nhận thức được tầm quan trọng của khuôn mẫu khoa học - kỹ thuật mới để định hướng phát triển.

Trước những khó khăn, thách thức mới, để tiếp tục đẩy mạnh CNH, HĐH nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, Đài Loan cần có những chính sách điều chỉnh nội dung chiến lược cho phù hợp.

2.2.2.2. Nhà nước điều chỉnh nội dung chiến lược CNH, HĐH

Năm 1983, nhà nước Đài Loan đề ra chính sách “Tam hoá” (tự do hoá, quốc tế hoá và chế độ hoá) và xác định đó là phương châm cơ bản để hiện đại hoá nền kinh tế. Tự do hoá là trọng tâm của “Tam hoá” với nội dung là khắc phục toàn diện những hạn chế hoặc quản chế không thích hợp, giảm bớt những biện pháp can thiệp sâu nhằm thúc đẩy việc hình thành môi trường cạnh tranh lành mạnh trong phát triển kinh tế. Quốc tế hoá chỉ sự gia tăng quan hệ kinh tế của Đài Loan với thế giới, giảm bớt những hạn chế trong quan hệ ngoại thương với các nước, mở rộng và tiến tới tạo ra sự thay đổi về chất các hoạt động ngoại thương, khoa học kỹ thuật. Chế độ hoá là việc định ra các quy tắc, điều lệ và các biện pháp thực hiện trong mở cửa và giao lưu quốc tế.

Thực chất, đây là giai đoạn chính quyền Đài Loan điều chỉnh nội dung chiến lược theo hướng nâng cao chất lượng tăng trưởng; chuyển dần từ nặng về


tăng trưởng kinh tế thuần tuý sang phát triển kinh tế - xã hội và phát triển bền vững với sự kết hợp kinh tế - kỹ thuật - xã hội - môi trường; phát triển nền kinh tế tri thức và hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Đó cũng là sự thay đổi về chất của nền kinh tế dựa vào khoa học - công nghệ - tri thức là chủ yếu, mà ở đó có vai trò đóng góp quan trọng của nguồn nhân lực chất lượng cao và công nghệ thông tin. Nội dung cụ thể là nâng cấp các ngành sản xuất, giảm các ngành sử dụng nhiều lao động, nâng giá trị gia tăng của sản phẩm, đa dạng hoá sản phẩm và thị trường xuất khẩu, không tập trung vào một thị trường chính là Mỹ như trước. Công nghiệp chế tạo chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng các ngành công nghiệp nhẹ, tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp nặng.

2.2.2.3. Các chính sách, giải pháp trong CNH, HĐH

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 227 trang tài liệu này.

Nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra, chính quyền Đài Loan đã đưa ra các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội với mục tiêu và những chính sách, giải pháp cụ thể cho từng giai đoạn, nổi bật nhất là hai kế hoạch: Kế hoạch 6 năm kiến thiết kinh tế (1991-1996) và Kế hoạch sáu năm (2002 - 2008) mang tên “Thách thức 2008” nhằm đưa nền kinh tế Đài Loan lên tầm cao hơn, chuyển sang giai đoạn phát triển kinh tế tri thức.

a. Chính sách điều chỉnh cơ cấu kinh tế

Vai trò của nhà nước đối với công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Đài Loan trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thời kỳ 1961-2003 - Bài học kinh nghiệm và khả năng vận dụng vào Việt Nam - 12

- Với ngành công nghiệp:

Từ đầu những năm 1980, nền công nghiệp Đài Loan gặp phải những khó khăn lớn do những lợi thế, nhất là lao động giá rẻ không còn như trước, thị trường các nước tư bản, nhất là Mỹ có xu hướng bị thu hẹp do nền kinh tế các nước này rơi vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng. Trước thực trạng đó, chính phủ Đài Loan đã đề ra những chính sách điều chỉnh cơ cấu công nghiệp với những tiêu chí: tìm thị trường thay thế, giá trị gia tăng của sản phẩm cao, mức độ ô nhiễm thấp, trình độ kỹ thuật - công nghệ cao... Cụ thể:


+ Từ đầu những năm 1980, chính phủ Đài Loan đề ra mục tiêu hiện đại hoá các ngành công nghiệp truyền thống và tập trung đầu tư cho những ngành công nghiệp có triển vọng gắn với thành tựu khoa học - công nghệ hiện đại.

+ Đầu những năm 1990, chính phủ Đài Loan định hướng tập trung phát triển 10 ngành công nghiệp mũi nhọn là: Công nghiệp thông tin; Công nghiệp viễn thông; Công nghiệp điện tử tiêu dùng; Công nghiệp chất bán dẫn; Công nghiệp sản xuất thiết bị tự động hóa và cơ khí chính xác; Công nghiệp hàng không và vũ trụ; Công nghiệp vật liệu cao cấp; Công nghiệp chế tạo hóa chất và hóa chất đặc dụng; Công nghiệp bảo vệ sức khỏe; Công nghiệp phòng trừ ô nhiễm [63, tr. 109]. Việc tập trung phát triển các ngành công nghiệp này nhằm mục tiêu điều chỉnh cơ cấu công nghiệp và cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại.

+ Bước sang thế kỷ XXI, bên cạnh việc tiếp tục phát triển các ngành công nghệ cao, chính phủ Đài Loan đề ra định hướng chiến lược đưa Đài Loan trở thành cường quốc thiết kế mẫu công nghiệp toàn cầu, dần chiếm lĩnh khâu tạo giá trị gia tăng lớn nhất trong toàn bộ hệ thống phân công lao động quốc tế được cấu trúc theo nguyên lý chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu.

- Với ngành dịch vụ: Từ giữa những năm 1980, khi nền kinh tế đang quá độ chuyển từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế dịch vụ, chính phủ Đài Loan chủ trương khuyến khích phát triển các ngành dịch vụ có tính chất sản xuất chuyên nghiệp và các ngành dịch vụ có tác dụng nâng cao chất lượng đời sống nhân dân. Theo nội dung kế hoạch điều chỉnh ngành dịch vụ, năm 1996 ngành bảo hiểm, tài chính - tiền tệ sẽ chiếm 30,6% (năm 1990 là 28,9%), ngành thương mại giảm xuống còn 26,4% (năm 1990 là 28,6%), ngành giao thông vận tải và thông tin là 11,7% và các ngành dịch vụ khác là 31,3% [63, tr. 145].

Những năm đầu thế kỷ XXI, trong kế hoạch 6 năm 2002 - 2008, Đài Loan đề ra mục tiêu tiếp tục phát triển các ngành dịch vụ công nghệ cao và chú trọng hai nhóm ngành: du lịch và các dịch vụ văn hoá, nghệ thuật. Với vị trí địa lý đặc


biệt, có tiềm năng lớn để phát triển, chính phủ Đài Loan có chủ trương biến vùng lãnh thổ này trở thành một “hòn đảo du lịch”. Đồng thời, các dịch vụ văn hoá, nghệ thuật như các ngành tạo hình, thiết kế trang phục, thiết kế mẫu, sản xuất chương trình truyền hình và thiết kế phần mềm trò chơi, các dịch vụ xuất bản, quảng cáo... cũng được khuyến khích phát triển. Việc phát triển các ngành này sẽ vừa góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, môi trường vừa tạo thêm việc làm, đóng góp vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

b. Chính sách khuyến khích đầu tư

- Để thích ứng với xu thế phát triển mới, nhà nước Đài Loan đã tiếp tục sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật nhằm tạo điều kiện khuyến khích đầu tư trong bối cảnh mới. Bao gồm các đạo luật như: Đạo luật đầu tư giành cho các công dân nước ngoài (SIFN); Đạo luật khuyến khích đầu tư (SEI), đạo luật này về sau được thay bằng đạo luật nâng cấp các ngành công nghiệp (SUI) có hiệu lực từ 1/1/1991; Đạo luật hợp tác về kỹ thuật (SFC) được ban hành nhằm khai thác sự hỗ trợ của các nhà đầu tư nước ngoài về công nghệ, bí quyết kỹ thuật cho các doanh nghiệp nội địa.

- Cải cách hệ thống tài chính - ngân hàng nhằm ổn định môi trường kinh tế vĩ mô và khuyến khích đầu tư. Thực tế, nền kinh tế Đài Loan cũng chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ xuất phát từ châu Á (1997) tuy không nghiêm trọng như một số nước Thái Lan, Hàn Quốc... Mặc dù vậy, hệ thống tài chính, tín dụng của Đài Loan vẫn đứng trước những thách thức lớn. Tính đến cuối năm 2001, có ít nhất 100 tổ chức ngân hàng, phần lớn các tổ chức tín dụng của hội nông dân và ngư dân có nguy cơ phá sản. Để khắc phục tình trạng này, chính phủ Đài Loan đã tiến hành cải cách hệ thống tài chính - ngân hàng với nguyên tắc tăng cường các quy chế an toàn, nguyên tắc thị trường và cơ sở hạ tầng tài chính. Nhà nước Đài Loan đã thông qua hàng loạt các đạo luật nhằm dỡ bỏ hàng rào giữa các dịch vụ tài chính và tăng tốc quá trình sáp nhập góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của giới kinh doanh trong nước. Ví dụ


như tháng 10 năm 2002, Bộ Tài chính Đài Loan đã đề xuất chính phủ tăng thêm nguồn tài chính trị giá 30 tỷ USD để cải tổ ngành tài chính. Có tới 50 ngân hàng nội địa nằm trong chương trình cơ cấu lại, trong đó 15 công ty cổ phần tài chính đã thực hiện kế hoạch sáp nhập. Nhìn chung, các giải pháp đề ra đều nhằm mục đích tạo một hệ thống tài chính ổn định, lành mạnh, đạt tiêu chuẩn thế giới góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, khuyến khích đầu tư phát triển.

- Để khắc phục những hạn chế của mô hình phát triển dựa chủ yếu vào các DNVVN, nhà nước Đài Loan có chính sách thúc đẩy phát triển các tập đoàn kinh tế lớn. Việc xây dựng và hình thành mô hình cơ cấu doanh nghiệp mới sẽ vừa góp phần khắc phục những hạn chế của mô hình phát triển dựa chủ yếu vào các DNVVN trước những thách thức về công nghệ, về năng lực cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế, đồng thời phát huy được những ưu điểm của loại hình DNVVN trong mối lên kết với các tập đoàn, các doanh nghiệp quy mô lớn. Nhà nước Đài Loan đã ban hành các chính sách ưu đãi về vốn, nhân lực, tạo điều kiện cho các tập đoàn lớn mở rộng quy mô, nâng cao trình độ kỹ thuật - công nghệ, năng lực cạnh tranh. Đồng thời, nhà nước tạo điều kiện và khuyến khích các doanh nghiệp lựa chọn chiến lược đa dạng hoá kinh doanh nhằm tăng doanh thu, lợi nhuận, đảm bảo an toàn trong sản xuất và tăng vị thế của các tập đoàn doanh nghiệp. Thực tế, sự chuyển hướng chiến lược này về cơ bản đã mang lại cho các tập đoàn quy mô hoạt động lớn hơn cùng những triển vọng mới trong kinh doanh. Ở Đài Loan, một số công ty như Taiwan Tobaco & Wine, President Enterprises, SanYang - Industry, Taiwan Power... hoạt động kinh doanh trong nhiều lĩnh vực và đã tạo ra rất nhiều sản phẩm nổi tiếng trên thế giới như màn hình, chíp vi xử lý, máy tính xách tay, máy quét, gậy golf, xe đạp...

- Chính sách khuyến khích và hỗ trợ DNVVN

DNVVN đã trở thành đặc trưng phát triển của kinh tế Đài Loan trong suốt mấy thập kỷ qua. Tuy nhiên, khi những yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của các DNVVN dần mất đi, sức cạnh tranh của nó trong hội nhập kinh tế quốc tế có


chiều hướng giảm sút thì chính phủ Đài Loan vẫn có chính sách nhằm trợ giúp cho sự tồn tại và phát triển của bộ phận này. Một số chính sách cụ thể:

i) Hoàn thiện khung pháp lý trợ giúp cho sự phát triển của các DNVVN: Đài Loan đã sửa đổi một số luật nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các DNVVN: Hiến pháp Đài Loan đã bổ sung một điều khoản về DNVVN vào năm 1997; sửa đổi luật Lao động vào năm 1998 nhằm mở rộng việc thuê mướn lao động nước ngoài; sửa đổi Quy chế phát triển DNVVN vào năm 1999; sửa đổi Luật Đất đai cho phép DNVVN tiếp cận dễ hơn đến đất đai; sửa đổi các văn bản pháp lý về bảo vệ môi trường v.v... Đặc biệt, chính phủ Đài Loan đã thành lập “Nhóm đặc trách thúc đẩy DNVVN” có chức năng soát xét, kiến nghị sửa đổi luật, được quyền tham gia góp ý trong quá trình soạn thảo các văn bản pháp luật và những quy định có liên quan để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các DNVVN. Việc thường xuyên xem xét, sửa đổi hệ thống luật pháp đã trợ giúp và tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNVVN.

ii) Chính sách trợ giúp tài chính: Ở Đài Loan, hệ thống trợ giúp tài chính cho các DNVVN bao gồm: Quỹ bảo lãnh tín dụng được thành lập từ năm 1974 với sự trợ giúp của chính phủ và các ngân hàng lớn. Đến giữa năm 1999,

107.049 DNVVN đã nhận được vốn bảo lãnh lên tới 60 tỷ USD từ quỹ này; Quỹ phát triển DNVVN được thành lập từ năm 1989 với nguồn vốn khoảng 400 triệu USD nhằm cung cấp tín dụng trực tiếp cho các DNVVN, đặc biệt cho các doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, khai thác thị trường mới hoặc chuyển đổi sang công nghệ sản xuất mới; Quỹ bảo lãnh tương hỗ được thành lập vào tháng 8/1998 với các nhóm trợ giúp tương hỗ để bảo lãnh cho các khoản vay của doanh nghiệp trong nhóm; Các DNVVN còn nhận được những khoản vay đặc biệt nhằm vào mục đích như giảm mức độ ô nhiễm, giảm chi phí hoạt động và trợ giúp để có được đất đai thông qua nhiều quỹ đặc biệt của chính phủ.

iii) Phát triển các hệ thống tư vấn cho các DNVVN: chính phủ Đài Loan hình thành 10 hệ thống hướng dẫn chính cho các DNVVN với vai trò điều phối


tổng thể của Cục quản lý DNVVN, bao gồm các lĩnh vực tài chính và tín dụng; quản lý; công nghệ; R&D; quản lý thông tin; an toàn công nghiệp; quản lý ô nhiễm; maketing; hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau; nâng cao chất lượng. Bên cạnh đó, chính phủ Đài Loan còn thành lập thêm các tổ chức tư vấn, hướng dẫn mới cho các DNVVN như các Trung tâm dịch vụ DNVVN ở các địa phương, Trung tâm giải pháp nhanh, Trung tâm đào tạo DNVVN v.v... Nói chung, các DNVVN ở Đài Loan có rất nhiều kênh hỗ trợ về thông tin, đào tạo, kỹ thuật - công nghệ.

iv) Xây dựng hệ thống doanh nghiệp trung tâm - vệ tinh: Hệ thống doanh nghiệp trung tâm - vệ tinh (CSPS) là một trong những chính sách trợ giúp DNVVN quan trọng của chính phủ Đài Loan. Chính sách này được khởi xướng từ năm 1984 với một cơ quan chuyên trách của chính phủ chịu trách nhiệm thực hiện. Năm 1987 đã có 40 CSPS (khoảng 800 doanh nghiệp); năm 1992, số CSPS là 123 (1920 doanh nghiệp). Tháng 6.1998 có trên 200 doanh nghiệp trung tâm và trên 3000 doanh nghiệp vệ tinh đăng ký vào hệ thống.

Với nhiều chính sách khuyến khích và hỗ trợ từ phía nhà nước, loại hình DNVVN của Đài Loan tiếp tục có sự phát triển mạnh. Theo số liệu thống kê của các cơ quan chức năng, năm 2001 có trên 98% trong số 1.098.185 doanh nghiệp đăng ký ở Đài Loan là các DNVVN, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thương mại (60,46%) và ngành chế tạo (12,76%), thu hút trên 7 triệu lao động, chiếm gần 80% tổng số lao động và giá trị xuất khẩu của khu vực này đạt gần 38,46 tỷ USD chiếm 20,65% tổng kim ngạch xuất khẩu.

- Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài

Chính sách thu hút FDI của chính phủ Đài Loan hướng vào những ngành công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn và hạn chế các dự án FDI đơn thuần nhằm mục đích lợi nhuận. Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng quyết liệt trong thu hút FDI, chính phủ Đài Loan tiếp tục có những chính sách và biện pháp hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài:


+ Đảm bảo môi trường kinh doanh tự do, công bằng, bình đẳng, cho phép tự do cạnh tranh, không phân biệt đối xử giữa những nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước.

+ Thực hiện chính sách tự do hoá tài chính: Cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tự do sử dụng nguồn tài chính, tự do chuyển lợi nhuận về nước; Nới rộng những hạn chế trên thị trường chuyển nhượng cổ phiếu; Cho phép công ty nước ngoài đầu tư vào thị trường chứng khoán, vào các ngân hàng và các trung gian tài chính khác; Cho phép thành lập các công ty uỷ thác đầu tư mà phần của người nước ngoài có thể lên tới 49% và các công ty này có thể trở thành ngân hàng thương mại.

+ Thực hiện có hiệu quả hệ thống các chính sách như thuế, tỷ giá hối đoái, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, thành lập các tổ chức hỗ trợ đầu tư nhằm tạo ra sự hấp dẫn hơn đối với các công ty nước ngoài. Đặc biệt, để thu hút các dự án FDI trong lĩnh vực công nghệ cao, nhà nước có chính sách đặc biệt ưu đãi các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư cho hoạt động R&D gắn với nâng cao chất lượng, kiểm soát chặt chẽ ô nhiễm môi trường như miễn hoàn toàn thuế công ty, cho phép khấu hao nhanh máy móc, thiết bị sử dụng cho hoạt động R&D.

- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Đài Loan đầu tư ra nước ngoài.

Thực tế từ đầu những năm 1970, khi tiết kiệm nội địa đạt mức kỷ lục và vượt xa nhu cầu đầu tư nội địa, Đài Loan đã trở thành nền kinh tế xuất khẩu vốn. Do vậy, khi các lợi thế về lao động giá rẻ mất dần và trước những đòi hỏi của các doanh nghiệp, nhà nước Đài Loan đã dỡ bỏ những hạn chế đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài, cho phép các doanh nghiệp Đài Loan mở rộng quy mô và phạm vi hoạt động để khai thác những nguồn lực bên ngoài có chi phí thấp, tránh được hàng rào thuế quan và các chính sách bảo hộ mậu dịch của các nước nhận đầu tư nhằm gia tăng lượng sản phẩm tiêu thụ tại chỗ, gia tăng lợi nhuận, tăng tích luỹ và cuối cùng là gia tăng thu nhập quốc dân.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/11/2022