Vai trò của nhà nước đối với công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Đài Loan trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thời kỳ 1961-2003 - Bài học kinh nghiệm và khả năng vận dụng vào Việt Nam - 11


Loan còn cho xây dựng khu công nghiệp ở gần ITRI để tạo điều kiện cho các kết quả nghiên cứu được thử nghiệm, ứng dụng tại các cơ sở kinh doanh.

- Chính phủ cũng chú trọng phát triển thị trường công nghệ và có chính sách ưu đãi, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Các cơ quan nhà nước đã tổ chức các hội nghị, hội thảo, hội chợ và triển lãm công nghệ nhằm tạo điều kiện cho các nhà chế tạo công nghệ và các doanh nghiệp có thể tiếp cận, trao đổi công nghệ cần mua và quảng cáo công nghệ cần bán. Hoạt động giao dịch mua bán công nghệ có thể tiến hành nhanh chóng với sự giúp đỡ của các chuyên gia tư vấn về công nghệ, về tài chính và pháp luật. Nhờ đó, các doanh nghiệp Đài Loan có thể chủ động tiếp cận với thông tin công nghệ cập nhật, chính xác và góp phần làm giảm những thiệt hại trong tiếp nhận chuyển giao công nghệ.

e. Chính sách phát triển nguồn nhân lực

Thực tế, chính phủ Đài Loan có một tầm nhìn chiến lược toàn diện cho sự phát triển nguồn lực con người nhằm hướng đến mục tiêu đảm bảo nguồn nhân lực được đào tạo về văn hoá, kỹ năng nghề nghiệp cho CNH, HĐH. Chính sách giáo dục - đào tạo của Đài Loan tập trung vào mục tiêu mở rộng phát triển hệ thống các trường phổ thông, trường dạy nghề và đại học. Ngoài việc đảm bảo nguồn vốn đầu tư từ ngân sách, nhà nước Đài Loan đã có các chính sách thu hút nguồn lực đa dạng xã hội vào xây dựng mới, mở rộng hệ thống các trường học, cơ sở đào tạo. Thực tế, khi thực hiện chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu, Đài Loan đã hoàn thành phổ cập tiểu học trong toàn dân và bắt đầu mở rộng đào tạo bậc trung học nhằm chuẩn bị lực lượng lao động cần thiết cho sự phát triển các ngành công nghiệp trong giai đoạn sau. Từ cuối những năm 1950, Đài Loan tập trung phát triển hệ thống các trường dạy nghề đào tạo công nhân kỹ thuật. Từ những năm 1960, chính quyền Đài Loan mở rộng đào tạo lao động có trình độ đại học, dành ưu tiên cao độ cho các trường đại học đẳng cấp, nơi đào tạo ra những kỹ sư, nhà khoa học, nhà quản lý, và những quan chức chính phủ để đáp ứng yêu cầu thực tế. Chính phủ Đài Loan cũng rất chú trọng khuyến


khích sinh viên du học, nhất là ở các nước phát triển, đồng thời có những biện pháp khuyến khích thích đáng để thu hút sinh viên về nước. Chính phủ Đài Loan còn mời các chuyên gia nước ngoài làm việc với chế độ lương cao, trao quyền độc lập trong nghiên cứu và xây dựng các chương trình nghiên cứu riêng.

Nhìn chung, chính sách phát triển giáo dục - đào tạo đã giúp Đài Loan có mặt bằng dân trí cao. Hoạt động dạy nghề đã cung cấp cho dân di cư từ nông thôn ra thành thị những kỹ năng cần thiết, giúp họ có thể tìm được việc làm trong các nhà máy với mức thu nhập tốt hơn. Mức độ tiếp cận giáo dục đại học của Đài Loan được mở rộng nhanh chóng. Năm 1982, trong số 6.811.000 lao động có 1.465.000 người tốt nghiệp các trường trung cấp và đào tạo nghề (chiếm 21,51%), 758.000 người tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng và sau đại học (chiếm 11,12%) [90, tr. 35].

f. Chính sách khuyến khích xuất khẩu

- Nhằm khuyến khích xuất khẩu, chính phủ Đài Loan tiến hành cải cách chế độ tỷ giá hối đoái theo hướng thực hiện chế độ một tỷ giá hối đoái thống nhất và hạ giá đồng tiền mới Đài Loan 62% [41, tr. 124]. Đồng thời, chính phủ nới lỏng kiểm soát nhập khẩu và thực hiện chính sách tự do hoá đối với các đầu vào nhập khẩu cần thiết cho việc sản xuất hàng xuất khẩu. Từ cuối những năm 1960, chính phủ Đài Loan đã nới lỏng những quy định về quản lý xuất nhập khẩu. Từ năm 1964 đến 1969, Đài Loan đã thông qua danh mục 201 mặt hàng được tự do xuất nhập khẩu, năm 1970 có thêm 1056 mặt hàng và đến năm 1973 lại có thêm 824 mặt hàng. Chính sách cải cách tỷ giá và việc tự do hoá nhập khẩu đã tạo ra tỷ giá hối đoái được xác lập dựa trên quan hệ cung - cầu và trên cơ sở đó tạo điều kiện xác lập một cách đúng đắn giá cả các yếu tố sản xuất.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 227 trang tài liệu này.

- Để hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng xuất khẩu, chính quyền Đài Loan có chính sách bảo hộ và trợ cấp với nhiều hình thức, nhất là chế độ thuế ưu đãi với các loại hàng xuất khẩu và vật tư nhập khẩu


để sản xuất hàng xuất khẩu. Nhà nước quy định, những xí nghiệp có trên 50% sản phẩm xuất khẩu được miễn thuế 5 năm; những xí nghiệp tăng đầu tư được miễn thuế thêm 4 năm; những xí nghiệp nhập khẩu nguyên liệu để gia công xuất khẩu được áp dụng chế độ hoàn thuế; lãi suất tiền vay cho sản xuất xuất khẩu thấp hơn lãi suất các khoản vay thông thường [41, tr. 124]. Thủ tục hải quan cũng được đơn giản hoá, huỷ bỏ hoặc giảm bớt một số thủ tục không cần thiết.

Từ 1969, chính quyền Đài Loan còn thực hiện chính sách khen thưởng cho những cơ sở có doanh thu xuất khẩu cao như mức doanh thu xuất khẩu là 10 triệu USD, 5 triệu USD và 1 triệu USD sẽ được cấp bằng khen và tiền thưởng của “Viện hành chính”, “Bộ kinh tế”, “Cục mậu dịch quốc gia”. Chính phủ yêu cầu các cơ quan nhà nước ở nước ngoài phải có trách nhiệm giúp thu thập thông tin và thường xuyên cử các đoàn công tác ra nước ngoài để hỗ trợ các doanh nghiệp củng cố thị trường đã có và mở rộng thị trường mới.

- Việc thành lập các khu chế xuất là một trong những chính sách đặc biệt nhằm thúc đẩy xuất khẩu. Ngày 30/1/1965, Đài Loan công bố “Điều lệ quản lý thiết lập khu chế xuất” gồm 27 điều (sau bổ sung thành 31 điều) trong đó có quy định lĩnh vực ưu tiên đầu tư, phạm vi hoạt động với mục đích cơ bản là thúc đẩy đầu tư, tăng cường xuất khẩu và thu hút ngoại tệ.

Sự ra đời của ba khu chế xuất là Cao Hùng, Nam Tử, Đài Trung đã tạo sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Khu chế xuất Cao Hùng đã trở thành một trong những khu chế xuất lớn nhất châu Á. Theo số liệu thống kê năm 1979, tổng vốn đầu tư tại ba khu chế xuất này là 280 triệu USD, trong đó 80% là vốn của người nước ngoài. Giai đoạn từ 1966 đến 1978, tổng kim ngạch xuất khẩu của ba khu chế xuất là 7 tỷ USD, xuất siêu 1,68 tỷ USD [41, tr. 122].

Những chính sách hỗ trợ từ phía nhà nước trong giai đoạn đầu thực hiện chiến lược mới đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dần nâng cao năng lực cạnh tranh, từng bước thâm nhập, chiếm lĩnh thị trường và gia tăng xuất khẩu.


g. Chính sách xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng

Để tạo điều kiện cho sự phát triển công nghiệp hướng về xuất khẩu và tạo sự liên kết giữa các ngành kinh tế, Đài Loan đã chú trọng đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ với trọng tâm là hệ thống hạ tầng kỹ thuật như hệ thống giao thông vận tải, hạ tầng thông tin, viễn thông.

- Chính quyền Đài Loan đã đầu tư toàn bộ từ nguồn ngân sách nhà nước cho các công trình then chốt như đường sắt, đường bộ, sân bay, bến cảng, điện lực, hệ thống cung cấp nước, các công trình công cộng... Đầu tư cho giao thông vận tải chiếm khoảng 10% tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong giai đoạn 1953 - 1972. Từ 1974, nhà nước Đài Loan đã cho xây dựng một số hạng mục giao thông vận tải lớn như đường cao tốc Bắc Nam, cảng mậu dịch quốc tế Đài Trung, đường sắt Bắc Hồi, cảng Tô Áo, sân bay quốc tế Đài Nguyên...

- Xây dựng và phát triển khu công nghiệp được coi là một giải pháp rất quan trọng nhằm thúc đẩy tiến trình CNH, HĐH. Trong thập kỷ 1960, khi các ngành công nghiệp Đài Loan đã phát triển tương đối ổn định, chính quyền Đài Loan bắt đầu thực hiện quy hoạch đất cho phát triển công nghiệp. Khu công nghiệp Lục Đổ (1960) và khu chế xuất Cao Hùng (1965) là những khu công nghiệp, khu chế xuất đầu tiên được đầu tư xây dựng. Ngoài việc trực tiếp đầu tư, nhà nước Đài Loan còn cho phép tư nhân xây dựng các khu công nghiệp với yêu cầu phải đảm bảo theo đúng quy hoạch và các quy định về hạ tầng khu công nghiệp của nhà nước. Các khu công nghiệp được xây dựng với hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật - xã hội hoàn chỉnh, đồng bộ cùng các khu đô thị được xây dựng xung quanh vừa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giảm thiểu chi phí sản xuất, có thể sớm triển khai các dự án đầu tư, vừa có điều kiện để xử lý chất thải, bảo vệ môi trường, đồng thời còn đảm bảo cung cấp nguồn nhân lực và các dịch vụ tiện ích khác. Đáng chú ý là rất nhiều khu công nghiệp ở Đài Loan được xây dựng ở những vùng đất cằn cỗi hoặc đất lấn biển không những tiết kiệm được quỹ đất nông nghiệp vốn rất khan hiếm, mà còn giảm thiểu được các chi phí về


đền bù, giải phóng mặt bằng và có điều kiện để xây dựng ngay từ đầu một hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đại. Dựa trên các kế hoạch phát triển kinh tế và nhằm phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn như lọc hoá dầu, luyện kim và đóng tàu biển trong những năm 1970, chính quyền Đài Loan đã phát triển các khu công nghiệp chuyên ngành tại Lâm Viên, Đại Xã, một số khu công nghiệp nông thôn cũng được xây dựng ở Bắc Đẩu, Trúc Sơn và những vùng phụ cận khác. Nhìn chung, chính sách xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, đồng bộ đã tạo điều kiện khuyến khích đầu tư, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá.

2.2.1.4. Kết quả chủ yếu của CNH, HĐH

Việc chuyển sang chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu bằng các chính sách tích cực từ phía nhà nước đã góp phần tạo điều kiện cho Đài Loan phát huy các nguồn lực, khai thác những lợi thế so sánh trong phân công lao động quốc tế để đẩy nhanh phát triển kinh tế. GDP của Đài Loan đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm trong thập kỷ 1960 là 8,3%; thập kỷ 1970 là 10,2%.

Hình 2 1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế Đài Loan giai đoạn 1960 1982 Nguồn Council 1

Hình 2.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế Đài Loan giai đoạn 1960-1982 Nguồn: Council for Economic Planning and Development, R.O.C: Taiwan

Statistical Data Book, 2004, p. 5 [90].


Sự tăng trưởng nhanh của các ngành công nghiệp và dịch vụ trong gần bốn thập kỷ đã thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại. Tỷ trọng của nông nghiệp trong GDP giảm xuống nhanh chóng, từ 28,5% năm 1960 xuống còn chiếm 7,3% năm 1983. Trong khi đó tỷ trọng của công nghiệp tăng nhanh, tỷ trọng của dịch vụ cũng có xu hướng ngày càng gia tăng (Hình 2.2).

Trong ngành công nghiệp, các ngành chế tạo tăng trưởng nhanh, nhất là một số ngành công nghệ cao như điện cơ, chế tạo linh kiện điện tử... đã tạo ra sự biến đổi cơ cấu công nghiệp theo hướng gia tăng tỷ trọng của công nghiệp chế tạo trong tổng giá trị sản lượng công nghiệp, đồng thời giảm bớt tỷ trọng của các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động. Năm 1981, các ngành sử dụng nhiều lao động chỉ còn chiếm 50% trong công nghiệp chế tạo [63, tr. 103].

Hình 2 2 Cơ cấu ngành kinh tế của Đài Loan năm 1983 Nguồn Council for Economic 2

Hình 2.2: Cơ cấu ngành kinh tế của Đài Loan năm 1983

Nguồn: Council for Economic Planning and Development, R.O.C: Taiwan Statistical Data Book, 2004, p. 53 [90]

Kim ngạch xuất khẩu của Đài Loan tăng bình quân 28,5% giai đoạn 1970

- 1980. Mức xuất siêu của Đài Loan tăng mạnh, năm 1971 chỉ là 216 triệu USD thì năm 1981 đạt hơn 1,4 tỷ USD và đến năm 1983 đạt hơn 4,83 tỷ USD.


Hình 2 3 Kim ngạch xuất khẩu của Đài Loan giai đoạn 1960 1982 Nguồn Council for 3


Hình 2.3: Kim ngạch xuất khẩu của Đài Loan giai đoạn 1960 -1982 Nguồn: Council for Economic Planning and Development, R.O.C: Taiwan

Statistical Data Book, 2004, p. 214 [90].

Cơ cấu hàng xuất khẩu của Đài Loan đã có sự chuyển dịch theo hướng gia tăng nhanh chóng tỷ trọng hàng chế tạo. Trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Đài Loan, năm 1960, tỷ trọng hàng chế tạo xuất khẩu chỉ chiếm 10% thì năm 1970 đã chiếm 76% và năm 1980 chiếm 92%. Các sản phẩm điện, điện tử đã trở thành sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Đài Loan.

- Sự phát triển nhanh của các ngành công nghiệp và dịch vụ còn giải quyết việc làm, hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp. Đầu những năm 1990, tỷ lệ thất nghiệp ở Đài Loan chỉ dao động ở mức 1%.

Bên cạnh những thành tựu đạt được trong phát triển kinh tế nhưng nền kinh tế Đài Loan vẫn còn một số hạn chế và đang đứng trước những thách thức lớn. Đó là: Tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao; Trình độ khoa học - công nghệ cho sự phát triển của những ngành công nghệ cao ngang tầm các nước phát triển còn nhiều hạn chế; Đài Loan vẫn còn phụ thuộc nhiều vào công nghệ của nước ngoài; Tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng trong khi Đài


Loan chưa thực sự chú ý đến việc phát triển các công nghệ sạch v.v... Những hạn chế này có nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân từ phía nhà nước.

Điều đó cho thấy, để tiếp tục thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội đề ra và tiến lên hiện đại, Đài Loan cần phải có sự điều chỉnh nội dung chiến lược CNH, HĐH và định hướng chính sách phù hợp.

2.2.2. Giai đoạn 1983 - 2003

2.2.2.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội

Bước vào những năm 1980, Đài Loan đứng trước những khó khăn và thách thức mới:

- Đồng nội tệ lên giá, cán cân thương mại rơi vào tình trạng mất cân đối, đầu tư công cộng không đủ, nhu cầu tiêu dùng của người dân giảm; những ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động gặp nhiều khó khăn do sự gia tăng chi phí về tiền công, giá đất và chi phí xây dựng cơ bản khiến giá thành sản phẩm gia tăng và giảm sức cạnh tranh của sản phẩm... Điều đó đã ảnh hưởng mạnh đến nhịp độ tăng trưởng của các ngành kinh tế. Bên cạnh đó, những lợi thế xuất phát từ lợi thế địa - chính trị có xu hướng giảm đã đặt ra yêu cầu tự lực trong phát triển phải tăng lên. Ngoài ra, khi những lợi thế vốn có của Đài Loan dần suy yếu trong khi có nhiều cơ hội mở ra cho các công ty của Đài Loan tiến hành thâm nhập, bành trướng ra những thị trường mới có tiềm năng về lao động giá rẻ, thị trường tiêu thụ rộng lớn như Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á thì sự gia tăng hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các công ty Đài Loan có ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động sản xuất, thương mại quốc tế và cả nền kinh tế.

- Tình hình quốc tế lúc này đang có những điều chỉnh lớn ở phạm vi toàn thế giới. Chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch trên phạm vi toàn cầu có xu hướng tăng lên, những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Đài Loan gặp sự cạnh tranh quyết liệt của các quốc gia phát triển nên thị trường xuất khẩu bị co dần lại, việc mở rộng thị trường mới gặp rất nhiều khó khăn. Dưới tác động của toàn cầu hoá và hội

Xem tất cả 227 trang.

Ngày đăng: 08/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí