Vai trò của nhà nước đối với công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Đài Loan trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thời kỳ 1961-2003 - Bài học kinh nghiệm và khả năng vận dụng vào Việt Nam - 14


theo cam kết gia nhập WTO. Đến tháng 07/2002, 9739 danh mục hàng hoá (91,69% tổng danh mục hàng hoá xuất khẩu) có thể xuất khẩu từ Đài Loan và 10564 danh mục (99,48% tổng danh mục hàng hoá nhập khẩu) được nhập khẩu vào Đài Loan. Đài Loan cũng tiến hành rà soát, điều chỉnh các chính sách và luật pháp cho phù hợp với nguyên tắc của WTO; lợi dụng các nguyên tắc của WTO để chống lại các biện pháp bảo hộ mậu dịch không công bằng và xử lý các vụ kiện tranh chấp thương mại v.v…

Thực tế cho thấy, chính sách tiếp tục đẩy mạnh tự do hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Đài Loan thâm nhập và mở rộng thị trường nước ngoài theo hướng đa dạng hoá, nhất là trong hoạt động xuất khẩu và đầu tư nước ngoài để khắc phục tình trạng phụ thuộc vào một số thị trường chủ yếu như Mỹ, Nhật Bản, ASEAN...

f. Chính sách phát triển và nâng cấp cơ sở hạ tầng

Để thúc đẩy quá trình hiện đại hoá nền kinh tế, chính phủ Đài Loan chú trọng nâng cấp, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, trong đó tập trung vào hệ thống giao thông vận tải, hạ tầng đô thị và hạ tầng viễn thông.

- Chính phủ đã tập trung thực hiện 14 dự án lớn hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng bao gồm: Cải tạo lại hệ thống giao thông vận tải; xây dựng cảng nhập khẩu dầu khí, khí đốt; xây dựng, tu sửa mạng lưới đường bộ, đường sắt cao tốc vòng quanh Đài Loan; xây dựng mạng lưới viễn thông quốc tế...

- Điều chỉnh nội dung chính sách phát triển khu công nghiệp: Từ sau năm 1990, do phát sinh những vấn đề về tình trạng ô nhiễm môi trường, khan hiếm tài nguyên và áp lực nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành công nghiệp nội địa, chính sách phát triển khu công nghiệp của Đài Loan đã chuyển từ đầu tư diện rộng sang mục tiêu nâng cao chất lượng, tập trung xây dựng các khu công nghệ cao, phát triển các loại hình khu công nghiệp đa ngành, chuyên ngành, khu công nghiệp dành cho các doanh nghiệp trẻ mới thành lập. Thực tế, Đài Loan đã


xây dựng nhiều khu công nghiệp mới khu công nghiệp ven biển Chương Hoá, Vân Lâm; khu công nghệ phần mềm Nam Cảng ở Đài Bắc; các khu công nghiệp công nghệ cao ở Đài Nam và Vân Lâm. Đặc biệt, từ khi Đài Loan gia nhập WTO, Bộ Kinh tế Đài Loan đã điều chỉnh chính sách phát triển khu công nghiệp với các nội dung: i) Chuyển đổi thu hút đầu tư vào khu công nghiệp từ dựa trên yếu tố chi phí thấp sang dựa vào yếu tố chất lượng dịch vụ với giá cho thuê đất hợp lý; ii) Phát triển mô hình công viên công nghiệp, trong đó chú trọng công tác bảo vệ môi trường sinh thái; iii) Phát triển “các công viên công nghiệp thông minh” được quy hoạch hạ tầng hoàn thiện, có hệ thông viễn thông hiện đại nhằm khuyến khích phát triển các ngành công nghệ thông tin và các hoạt động R&D.

- Phát triển đô thị cũng là một trong những mục tiêu được chính phủ coi trọng, đặc biệt là công tác quy hoạch đô thị. Chính quyền Đài Loan đã chính thức phân làm 18 khu sinh hoạt chính với 6 khu đô thị lớn là Đài Bắc, Cao Hùng, Đài Trung, Đài Nam, Đào Nguyên, Tân Trúc; 12 khu sinh hoạt phổ thông loại vừa gồm 8 thành phố (Chương Hoá, Nghi Lan…) là các trung tâm sinh hoạt đô thị và các trung tâm sinh hoạt đặc biệt ở đô thị là Cơ Long (cảng mậu dịch quốc tế), Nam Đầu (trung tâm hành chính, tham quan du lịch), Hoa Liên (cảng tham quan du lịch), Mã Công (trung tâm vận tải hàng hải, hàng không, cảng cá). Nội dung quy hoạch tập trung vào các lĩnh vực: môi trường công tác; hệ thống văn hoá, giáo dục; nhà ở; hệ thống mua bán hàng hoá; hệ thống nghỉ ngơi giải trí; mạng lưới y tế; mạng lưới giao thông vận tải.

- Trong kế hoạch 6 năm (2002 - 2008), với mục tiêu biến Đài Loan thành trung tâm hoạt động của các công ty đa quốc gia, một trung tâm hậu cần toàn cầu, nhà nước Đài Loan xác định trọng tâm là tập trung cải thiện và hiện đại hoá hạ tầng giao thông. Bộ giao thông vận tải Đài Loan đã đưa ra một loạt kế hoạch: Xây dựng tuyến đường sắt cao tốc dọc theo bờ biển phía Tây; Hoàn thiện mạng lưới giao thông công cộng ở Đài Bắc, Cao Hùng; Mở rộng xa lộ ven biển phía Tây và các tuyến xa lộ phía Đông; ...


2.2.2.4. Thành tựu của CNH, HĐH

Với sự điều chỉnh chiến lược công nghiệp hoá kịp thời cùng với những chính sách, giải pháp phù hợp của nhà nước, nền kinh tế Đài Loan đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Thực tế, Đài Loan đã hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hoá và gia nhập hàng ngũ NIEs châu Á. Điều đó tạo điều kiện cho Đài Loan hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và chuyển sang giai đoạn phát triển nền kinh tế tri thức. Một số thành tựu nổi bật:

- Về tăng trưởng kinh tế:


Hình 2 5 Tăng trưởng kinh tế của Đài Loan giai đoạn 1995 2006 Nguồn 1

Hình 2.5: Tăng trưởng kinh tế của Đài Loan giai đoạn (1995 - 2006) Nguồn: Directorate-General of Budget, Accounting and Statistics,

Executive Yuan, R.O.C., Statistical Abstract of National Income.

Giai đoạn 1986 - 1995, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Đài Loan vẫn duy trì ở mức 7,9%. Tuy nhiên, giai đoạn cuối những năm 1990, Đài Loan cũng chịu ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á. Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế có xu hướng giảm xuống. Năm 2001, nền kinh tế Đài Loan tăng trưởng -2,2%. Đó là hậu quả của sự sụt giảm mạnh đầu tư nội địa và làn sóng rộng đầu tư ra nước ngoài, nhất là sang thị trường Trung Quốc để đón đầu các cơ hội tìm kiếm lợi nhuận khi nước này chuẩn bị trở thành thành viên


chính thức của WTO. Từ năm 2002, sau khi Đài Loan được kết nạp vào WTO, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Đài Loan đã được khôi phục do tác động từ chính sách điều chỉnh cơ cấu của chính phủ.

Đáng chú ý là trong suốt thời gian dài, tốc độ tăng năng suất lao động là nhân tố đóng góp chủ yếu vào tăng trưởng kinh tế.

Bảng 2.3: Nguồn tăng trưởng của Đài Loan giai đoạn (1995 - 2003)



1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

Tốc độ tăng (%)

GDP

4.6

5.8

5.8

-2.2

4.7

3.5

6.2

4.1

4.7

Lao động

1.2

1.0

1.1

-1.1

0.8

1.3

2.2

1.6

1.7

NSLĐ

3.4

4.8

4.7

-1.1

3.9

2.2

4.0

2.5

3.0

Phần đóng góp (%)

GDP

100.0

100.0

100.0

100.0

100.0

100.0

100.0

100.0

100.0

Lao động

26.1

17.1

18.6

50.7

16.9

37.1

35.8

39.3

36.4

NSLĐ

73.9

82.9

81.4

49.3

83.1

62.9

64.2

60.7

63.6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 227 trang tài liệu này.

Nguồn: Council for Economic Planning and Development, R.O.C: Taiwan Statistical Data Book, 2007.

- Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Cơ cấu kinh tế của Đài Loan có sự chuyển dịch theo hướng ngày càng hiện đại. Tỷ trọng của nông nghiệp trong GDP giảm nhanh, từ 15,5% năm 1970 xuống còn 1,8% năm 2003 và 1,5% năm 2006. Tỷ trọng của công nghiệp có xu hướng tăng từ cuối những năm 1970 đạt mức cao nhất là 44,8% năm 1986, nhưng từ năm 1987, nó có xu hướng giảm dần và đến năm 2006, công nghiệp chỉ còn chiếm 26,8% GDP. Trong khi đó, tỷ trọng của dịch vụ trong GDP có xu hướng ngày càng gia tăng từ 43,2% năm

1970, lên 53,5% năm 1990, 67,79% năm 2003 [90, tr. 54] và đạt 71,7% năm 20063 - một tỷ lệ tương đương với nhiều nước tư bản phát triển.


3 http://www.cepd.gov.tw/encontent/


Hình 2 6 Cơ cấu ngành kinh tế của Đài Loan năm 2003 Nguồn Council for Economic 2


Hình 2.6: Cơ cấu ngành kinh tế của Đài Loan năm 2003

Nguồn: Council for Economic Planning and Development, R.O.C: Taiwan Statistical Data Book, 2004, p. 5.

- Về ngoại thương: Kim ngạch xuất khẩu của Đài Loan tăng nhanh. Năm 1998 đạt 112,595 tỷ USD và đến năm 2006 đạt 224,017 tỷ USD. Nhờ tăng nhanh xuất khẩu, Đài Loan đã dần chuyển sang xuất siêu. Giá trị xuất siêu năm 1998 là 7,366 tỷ USD, năm 2002 là 22,072 tỷ USD và năm 2006 đạt 21,319 tỷ USD.

Hình 2 7 Kim ngạch xuất khẩu của Đài Loan giai đoạn 1995 2003 Nguồn Ministry 3

Hình 2.7: Kim ngạch xuất khẩu của Đài Loan giai đoạn (1995 - 2003) Nguồn: Ministry of Finance, R.O.C., Monthly Statistics of Exports and

Imports, Taiwan Area, R.O.C., Mar. 2007.


Giá trị xuất khẩu trên đầu người của Đài Loan đã tăng nhanh, năm 1960 mới đạt 15 USD; năm 1980 là 1.123 USD; năm 1990 là 3.322 USD; năm 2000 là

6.704 USD [90, tr. 211] và năm 2006 đạt 9.851 USD bình quân đầu người4. Đây

là tỷ lệ cao so với nhiều nước trên thế giới. Ngoại thương đã thực sự trở thành động lực cho tăng trưởng kinh tế ở Đài Loan.

Trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Đài Loan, sản phẩm công nghiệp đã chiếm tỷ trọng gần như tuyệt đối trong tổng cơ cấu hàng xuất khẩu (năm 2003 là 98,5%). Nhiều sản phẩm xuất khẩu của Đài Loan đã vươn lên đứng hàng đầu thế giới về giá trị và thị phần như linh kiện máy vi tính, màn hình LCD, máy tính xách tay...



Hình 2.8: Cơ cấu hàng xuất khẩu của Đài Loan

Nguồn: Council for Economic Planning and Development, R.O.C: Taiwan Statistical Data Book, 2004.

Cùng với tăng trưởng kinh tế, Đài Loan còn giải quyết được các mục tiêu phát triển xã hội. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế thì trong số 34 nước,

4 http://www.cepd.gov.tw/encontent/


Đài Loan luôn xếp ở vị trí số 1 về các chỉ tiêu: phân phối thu nhập; tăng thu nhập và tăng trưởng [57, tr. 232].

Với những kết quả đạt được trong CNH, HĐH, nền kinh tế Đài Loan từ trạng thái kém phát triển đã vươn lên hàng ngũ NIEs thế giới và đang chuyển sang giai đoạn phát triển nền kinh tế tri thức.

2.2.3. Nhận xét, đánh giá về vai trò của nhà nước đối với CNH, HĐH trong hội nhập kinh tế quốc tế của Đài Loan

Sự thành công trong CNH, HĐH của Đài Loan có vai trò rất quan trọng của nhà nước. Điều đó thể hiện trước hết ở khả năng chớp thời cơ, kịp thời điều chỉnh nội dung chiến lược CNH, HĐH để có thể nắm bắt những cơ hội thuận lợi mang lại từ xu thế phát triển của nền kinh tế thế giới, tạo điều kiện khắc phục những mặt hạn chế của bản thân nền kinh tế.

Trong điều kiện quốc tế tương đối thuận lợi, chính phủ Đài Loan đã chuyển sang chiến lược CNH, HĐH với tư tưởng xuyên suốt là hướng về xuất khẩu và hội nhập kinh tế quốc tế dựa trên nguyên lý phát huy lợi thế so sánh. Tuy nhiên, với mỗi giai đoạn, khi xuất hiện những yêu cầu phát triển mới hay có sự thay đổi về môi trường quốc tế thì nội dung chiến lược lại được điều chỉnh linh hoạt và kịp thời. Nhìn chung, Đài Loan đã thực hiện CNH, HĐH theo phương thức tuần tự rút ngắn, không bỏ qua hay đi tắt đón đầu theo tư duy duy ý chí. Điều đó cho phép Đài Loan phát huy được các lợi thế sẵn có cũng như các lợi thế tiềm năng để thực hiện các mục tiêu đề ra.

Thực tế cho thấy, Đài Loan đã tiến hành nhiều bước chuyển, từ chiến lược công nghiệp hoá định hướng thay thế nhập khẩu chuyển sang chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu; từ công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu dựa vào các lợi thế so sánh cấp thấp vốn có, mang tính truyền thống (như tài nguyên, lao động giá rẻ) sang công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu dựa vào những lợi thế được nâng cấp, bổ sung những yếu tố về công nghệ mới, gắn với việc tăng


cường mở rộng hơn nữa thị trường nước ngoài và tiếp theo là CNH, HĐH dựa vào việc kết hợp khai thác các loại lợi thế, cả lợi thế truyền thống, lợi thế đã được nâng cấp và lợi thế cấp cao (nhất là nguồn nhân lực trình độ cao, năng lực R&D, công nghệ thông tin phát triển) đồng thời đẩy mạnh hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới. Thực chất, đó chính là quá trình liên tục đổi mới chiến lược CNH, HĐH theo hướng nâng cao chất lượng, từ nặng về tăng trưởng kinh tế thuần tuý sang phát triển kinh tế - xã hội, tiếp đến là phát triển bền vững kết hợp kinh tế - xã hội - môi trường và tiến tới phát triển kinh tế tri thức.

Vai trò quan trọng của nhà nước Đài Loan còn được thể hiện ở những chính sách, giải pháp điều hành và thực thi chiến lược. Khi chuyển hướng sang thực hiện chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu và đẩy nhanh tốc độ hội nhập kinh tế quốc tế, chính quyền Đài Loan đã thành lập một cơ quan chuyên trách với chức năng nghiên cứu, đề xuất các kế hoạch và chính sách phát triển kinh tế đệ trình chính phủ hoặc hỗ trợ các bộ, ngành trong việc ban hành các chính sách cụ thể nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra là Hội đồng phát triển và hợp tác kinh tế quốc tế (CIECD) từ năm 1963, sau đó chuyển thành Hội đồng phát triển kinh tế (EPC) từ năm 1973 và từ tháng 12 năm 1977 là Hội đồng phát triển và kế hoạch kinh tế (CEPD). CEPD có ban điều hành và thành viên là các Bộ trưởng và lãnh đạo của tất cả các cơ quan quan trọng của nhà nước. Trong thực tế, tất cả các kế hoạch phát triển kinh tế, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và các chương trình, dự án lớn, có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển kinh tế - xã hội đã được thực hiện đều do cơ quan này đề xuất và được chính phủ thông qua.

Nhà nước Đài Loan đã thực hiện tốt chức năng điều hành thực thi chiến lược CNH, HĐH bằng các kế hoạch (chủ yếu là kế hoạch 4 năm) trong đó có xác định những mục tiêu kinh tế cụ thể; bằng hàng loạt các chính sách nhằm tạo ra sự thay đổi thể chế kinh tế, từ mô hình thể chế nhà nước can thiệp sâu rộng, trực tiếp chuyển dần sang mô hình kết hợp cả hai yếu tố thị trường và nhà nước trong

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/11/2022