Phát Triển Kinh Tế Thị Trường Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa Đã Được Thực Tiễn Trong Nước Khẳng Định Là Hướng Đi Đúng

112


lực,... Dưới sự điều tiết chung của các quy tắc toàn cầu. Nhân tố này, không chỉ làm cho việc sản xuất của cải vật chất mang tính quốc tế mà còn làm cho ngành dịch vụ trong đó có ngành du lịch mỗi nước trở thành một bộ phận của du lịch thế giới. Điều đó giải thích vì sao số lượng khách quốc tế và số ngoại tệ thu được từ du lịch quốc tế của các nước trên thế giới 50 năm qua kể từ năm 1950, nhất là từ năm 1970 trở lại đây ngà càng tăng lên nhanh chóng.

Toàn cầu hoá kinh tế sẽ tiếp tục phát triển mạnh hơn bằng sự gia tăng lượng hàng hoá và dịch vụ, vốn, công nghệ, lao động trên toàn thế giới. Nhân tố này làm nảy sinh xu hướng phát triển về số lượng và chất lượng các loại hình dịch vụ du lịch thích ứng mới với những nhu cầu của du khách, đòi hỏi ngành du lịch cần chủ động tính đến.

Trong bối cảnh đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch tăng mạnh, phát triển với tốc độ cao và nhanh chóng trở thành ngành kinh tế quan trọng mang tính chất khu vực và toàn cầu.

Ngoài ra, nhu cầu du lịch của con người tăng lên, cụ thể là do:

- Nhu cầu thông qua du lịch nhằm tăng cường khả năng giao lưu trực tiếp, tăng cường, củng cố mối quan hệ tình cảm và thư giãn.

- Con người ngày càng quan tâm nhiều đến môi trường thiên nhiên và phụ thuộc nhiều vào độ phong phú đa dạng của sản phẩm du lịch mà họ có nhu cầu thay vì phụ thuộc vào khả năng thanh toán.

- Nhu cầu du lịch của những người cao tuổi tìm về cội nguồn, tìm về thuở hàn vi sẽ tăng lên.

- Quỹ thời gian nhàn rỗi của người lao động tăng lên do số ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, nghỉ phép tăng lên, đồng thời cũng được chia thành nhiều kỳ khác nhau, đã hạn chế được tính thời vụ trong kinh doanh du lịch. Đòi hỏi các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch thiết kế hoạt động kinh doanh của mình sao cho phù hợp với thời gian nghỉ của khách.

- Ngoài các nhu cầu của du khách về chất lượng các dịch vụ du lịch như: thuận tiện, lịch sự, văn minh, hiện đại còn có xu hướng ngày càng coi trọng bản sắc văn hoá dân tộc, môi trường sinh thái, an toàn, thân thiện.

 Một số xu hướng phát triển của du lịch thế giới

Trong bối cảnh hiện nay, ngành du lịch trên thế giới phát triển theo nhiều xu hướng. Dưới đây là một số xu hướng chủ yếu:

Một là, du lịch trở thành một hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến do phương tiện vận chuyển khách hiện đại, nhanh chóng, chính trị ổn định, đời sống vật chất và

113


tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao.

Hai là, có sự thay đổi hướng của du lịch quốc tế. Nếu trước đây vài thập kỷ, khách du lịch chủ yếu đi nghỉ dưỡng ở các vùng biển nổi tiếng thế giới, thì ngày nay nguồn khách này đã toả đi các vùng ở những nước mới phát triển du lịch như châu Á- Thái Bình Dương, Caribe,... Theo dự báo của Tổ chức Du lịch thế giới, tốc độ tăng trưởng khách du lịch của khu vực này những năm tới tăng từ 22,1% - 27,3% giai đoạn 2010-2020.

Ba là, mức chi tiêu của một khách du lịch ngày càng tăng và cơ cấu chi tiêu có sự thay đổi. Theo tính toán thống kê, nếu như thu nhập của một gia đình ở mức

1.000 USD một năm thì 50% dùng để chi ăn uống, chi khoảng 20% cho giáo dục và giải trí. Khi thu nhập năm bình quân khoảng 5.000 USD thì phần chi cho ăn uống sẽ chiếm khoảng 30%, số tiền nhàn rỗi có đủ khả năng đáp ứng các hoạt động vui chơi giải trí và các chuyến du lịch ra nước ngoài cho hầu hết mọi thành viên gia đình. Khi mức thu nhập ở mức 10.000 USD thì chi cho ăn uống chỉ chiếm mức dưới 20%, việc đi lại cho tất cả mọi thành viên trong giai đình có thể thực hiện được ở mức sang trọng. Ngay trong thập niên 90 của thế kỷ 20 trên thế giới đã có 20 nước có GDP đầu người trên 20.000 USD năm. Điều này có nghĩa là trong thế kỷ tới, số gia đình có thu nhập trên 10.000 USD năm không phải là hạn hữu. Nói cách khác, khả năng thực hiện nhiều chuyến du lịch xa, dài ngày ra nước ngoài sẽ tạo ra một tập khách tiềm năng rất lớn.

Bốn là, tỷ lệ khách du lịch sử dụng các dịch vụ du lịch trọn gói có xu hướng giảm với sự phát triển của hệ thống đặt chỗ qua mạnh Internet và website. Tỷ lệ khách tự tổ chức và chỉ sử dụng một phần dịch vụ của các tổ chức kinh doanh du lịch có xu hướng ngày càng tăng.

Năm là, sự hợp tác song phương, đa phương về xúc tiến phát triển du lịch giữa các nước ngày càng mở rộng. Hiện nay, ngoài tổ chức Du lịch thế giới, còn có nhiều tổ chức du lịch khu vực, liên khu vực ra đời như: Hiệp hội Du lịch Thái Bình dương (PATA), Hiệp hội du lịch vùng Caribe (CTA), Hiệp hội du lịch Nhật Bản (JATA), Hiệp hội du lịch Châu Mỹ (APTA).

Sáu là, du lịch sinh thái đang là xu thế phát triển mạnh. Bước vào thế kỷ XXI, công nghiệp hoá của các nước trên thế giới đã làm cho môi trường sống bị ô nhiễm, đe doạ đến sức khoẻ, môi trường sống của con người. Vì vậy, được tiếp cận với thiên nhiên, được nghỉ ngơi ở những vùng có môi trường sinh thái tốt là nguyện vọng của mọi tầng lớp dân cư. Công nghệ và tự nhiên, hai thách thức đối với du lịch

114


trong những năm đầu của thế kỷ XXI.

Ngoài các xu hướng trên do cuộc cạnh tranh nguồn khách giữa các quốc gia diễn ra gay gắt nên nhiều nước đã giảm đến mức tối thiểu các thủ tục. Nhận biết xu hướng trên có ý nghĩa thiết thực để phát triển ngành du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Ninh Bình nói riêng.

4.1.2. Bối cảnh trong nước

Bối cảnh trong nước hiện nay có tác động lớn đến sự phát triển của du lịch cả nước nói chung cũng nhu du lịch Ninh Bình nói riêng.

4.1.2.1. Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã được thực tiễn trong nước khẳng định là hướng đi đúng

Những thành công trong hơn 20 năm thực hiện đường lối Đổi mới của Đảng và Nhà nước đã tạo ra tiền đề chính trị và xã hội, vật chất tinh thần, cũng như tích lũy thêm được kinh nghiệm quản lý điều hành vi mô và vĩ mô. Qua thời gian triển khai và từng bước hoàn thiện, đến nay đường lối đổi mới đã được xác lập phù hợp với quy mô khách quan và thực tế đời sống KT-XH của đất nước. Tiến hành đổi mới kinh tế đang đi dần vào quỹ đạo, nền kinh tế ổn định và phát triển. Tất cả những điều đó đang tạo thêm niềm tin để tiếp tục triển khai mạnh mẽ hơn nữa đường lối đổi mới kinh tế với mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh”. Kết quả của đường lối đổi mới là đời sống vật chất của đại bộ phận nhân dân được cải thiện, ổn định chính trị - xã hội, quan hệ đối ngoại được mở rộng. Đến nay thế và lực của đất nước ta có được sự biến đổi về chất, nước ta đã thoát ra cuộc khủng hoảng kinh tế và tạo được tiền đề cần thiết để chuyển sang thời kỳ phát triển mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Những yếu tố trên là cơ sở vững chắc để du lịch phát triển: một mặt làm cho nhu cầu du lịch trong nước tăng lên, mặt khác tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác các tiềm năng du lịch to lớn của đất nước, tăng cường khả năng liên kết về du lịch giữa các vùng và phát triển các tuyến, điểm tham quan du lịch trên cơ sở đó tạo ra sản phẩm du lịch mới hấp dẫn, thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.

4.1.2.2. Hội nhập và hợp tác kinh tế quốc tế ngày càng được tăng cường

Nhà nước ta chủ trương xây dựng một nền kinh tế mở đa phương hóa và đa dạng hóa quan hệ kinh tế đối ngoại, hướng về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu những mặt hàng sản xuất trong nước có hiệu quả, tranh thủ vốn công nghệ và thị trường nước ngoài để tiến hành công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Thông qua hoạt động này, cùng với phát huy nội lực, du lịch Việt nam sẽ tận dụng tốt các cơ hội và

115


khai thác có hiệu quả các nguồn lực, tranh thủ được các nguồn vốn đầu tư trong nước và ngoài nước, nguồn khách, kinh nghiệm và công nghệ tiên tiến trong quản lý và phát triển du lịch, tăng cường xúc tiến quảng bá du lịch.

Trong khi nhận thức rõ những cơ hội có được do việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) mang lại, thì Du lịch Việt Nam cũng cần thấy rõ những thách thức phải đối mặt như:

- Doanh nghiệp du lịch Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt ngay trên “sân nhà”, với các đối thủ mạnh, có nghề, trên một sân chơi chung, sòng phẳng, không có bảo hộ. Trước đây chủ yếu ta cạnh tranh với nhau, hạ giá hoặc dùng chiêu “độc” để tranh giành khách. Nay phải cạnh tranh bằng chất lượng, bằng độ chuyên nghiệp, chắc chắn ưu, nhược điểm sẽ lộ rõ. “Có thể một nửa hãng lữ hành Việt Nam sẽ bị rơi rụng, nhưng sẽ có nhiều hãng liên kết, hợp tác lại với nhau hình thành những tập đoàn lớn”. Hàng trăm dự án du lịch nhỏ đã được cấp phép, nhưng vẫn còn nằm trên giấy (do chưa đủ năng lực tài chính hay chưa thực có thiện chí đầu tư) sẽ phải xem xét lại khả năng liên doanh liên kết. Tất nhiên, các nhà đầu tư nước ngoài cũng có bất lợi của họ khi thi đấu trên “sân khách”. Và các doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ tìm cách phát huy lợi thế “sân nhà”. Nhưng sự cạnh tranh học hỏi lẫn nhau, là yếu tố giúp du lịch Việt Nam nâng cao tính chuyên nghiệp.

- Nguồn nhân lực chưa đáp ứng được cho nhu cầu phát triển du lịch, đây là vấn đề không thể giải quyết trong một sớm một chiều, mà là cả một quá trình lâu dài đòi hỏi phải có kế hoạch dài hạn về chuẩn bị nguồn nhân lực.

- Hội nhập kinh tế quốc tế, nguy cơ cao về ô nhiễm môi trường, làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá và truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

4.1.2.3. Môi trường hoạt động du lịch ngày càng thuận lợi

- Nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú, đa dạng, hấp dẫn. Đó chính là điều kiện quan trọng để phát triển các loại hình, loại sản phẩm du lịch vừa phổ thông đại chúng, vừa độc đáo, thoả mãn nhu cầu đa dạng của khách.

- Vị trí và môi trường kinh doanh thuận lợi đối với các thị trường trọng điểm về du lịch và đầu tư.

- Chi phí du lịch và chi phí lao động tương đối thấp.

- Chế độ chính trị ổn định, an ninh được bảo đảm, là điểm du lịch còn mới trên bản đồ du lịch thế giới.

116


- Luật Du lịch đã được ban hành, tạo cơ sở pháp lý trực tiếp, toàn diện cho hoạt động Du lịch. Nhiều văn bản pháp luật liên quan đến du lịch được xây dựng mới hoặc sửa đổi bổ sung như: Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Pháp lệnh xuất nhập cảnh, cư trú, đi lại,.. tạo hành lang pháp lý cho du lịch phát triển.

- Ban chỉ đạo nhà nước về du lịch được thành lập, phối hợp các hoạt động du lịch giữa các cấp, các ngành giải quyết kịp thời các vướng mắc trong hoạt động liên kết ngành và các vấn đề liên quan đến phát triển du lịch.

- Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của đất nước được đầu tư xây dựng mới và nâng cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác các tiềm năng du lịch to lớn của đất nước, tăng khả năng giao lưu giữa các vùng và phát triển các tuyển điểm tham quan du lịch.

4.2. QUAN ĐIỂM NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỈNH NINH BÌNH

4.2.1. Định hướng và một số chỉ tiêu phát triển bền vững du lịch Ninh Bình

Phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình nằm trong định hướng phát triển KT-XH của tỉnh; do đó định hướng phát triển du lịch phải gắn liền với mục tiêu phát triển KT-XH, có như vậy thì phát triển du lịch mới đáp ứng được nhu cầu phát triển các ngành kinh tế khác của tỉnh. Việc đưa ra các chỉ tiêu dự báo phát triển du lịch đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 nhằm mục đích đạt được mục tiêu phát triển KT-XH và để ngành du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế động lực của tỉnh Ninh Bình.

4.2.1.1. Định hướng và các chỉ tiêu phát triển du lịch Ninh Bình đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Nghị quyết số 15/NQ-TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Bình về phát triển du lịch đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã xác định:

- Xác định du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp. Phát triển du lịch là trách nhiệm của các cấp, các ngành và của mỗi người dân.

- Phát triển du lịch bền vững, từng bước đưa du lịch sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy nhiều ngành, nhiều lĩnh vực cùng phát triển.

- Coi trọng tính hiệu quả, tập trung đầu tư vào các lĩnh vực lưu trú, vui chơi giải trí, làng nghề, mua sắm, ẩm thực…nhằm thu hút khách du lịch, kéo dài thời gian lưu trú và tăng chi tiêu của du khách để tăng thu nhập từ du lịch.

117


- Phát triển du lịch phải gắn với Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam, Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, gắn với an ninh, quốc phòng và giải quyết hài hòa mối quan hệ lợi ích giữa người dân địa phương với doanh nghiệp kinh doanh du lịch và Nhà nước.

- Đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động, nâng cao vai trò quản lý nhà nước về du lịch; gắn phát triển du lịch với giải quyết việc làm và xoá đói giảm nghèo.(ĐBNB, 2009)

Mục tiêu

- Huy động các nguồn lực, tập trung khai thác hợp lý tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn, xây dựng Ninh Bình trở thành một trong những trung tâm du lịch trọng điểm của cả nước.

- Phấn đấu đến năm 2015 đón 3.000.000 lượt khách du lịch trở lên, trong đó có 1.000.000 lượt khách quốc tế; thu hút 900.000-1.000.000 trở lên khách lưu trú tại Ninh Bình, trong đó có 350.000-400.000 khách quốc tế. Từ năm 2015 trở đi, tốc độ tăng trưởng khách du lịch bình quân 10%/năm.

- Xây dựng đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng cho du lịch, đặc biệt chú trọng đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở lưu trú từ 3 sao trở lên. Ưu tiên đầu tư xây dựng các khách sạn, khách sạn nghỉ dưỡng (Resort) từ 3-5 sao. Phấn đấu đến năm 2015, tổng số khách sạn, khách sạn nghỉ dưỡng từ 3-5 sao tăng thêm so với năm 2008 là 20 khách sạn với 2.500 phòng. Đồng thời quan tâm đúng mức việc phát triển các làng du lịch, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, bãi cắm trại du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê để phát triển loại hình du lịch ở nhà dân (Homestay).

- Hoàn chỉnh đầu tư xây dựng và phương thức quản lý các khu du lịch lớn. Từ nay đến năm 2015 tập trung hoàn chỉnh khu Tràng An, chùa Bái Đính, Cố đô Hoa Lư và sông Sào Khê, Kênh Gà-Vân Trình, khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, sân golf, khu du lịch hồ Đồng Thái, Tam Cốc-Bích Động, Thung Nắng, Hang Bụt…

- Đào tạo nghề và tạo việc làm cho người lao động: đến năm 2015, lao động trực tiếp trong ngành du lịch là 8.000-10.000 người, lao động gián tiếp là 20.000 người.

- Thu nhập từ du lịch đến năm 2015 đạt 1.500 tỷ đồng, các năm tiếp theo tăng trưởng bình quân 15%/năm. Thu nhập từ du lịch năm 2020 trở đi chiếm trên 10% GDP toàn tỉnh.

118


Bảng 4.1: Tổng hợp các chỉ tiêu phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình đến năm 2020


TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

2010

2015

2020

1

Khách du lịch

Nghìn người

3.007.412

3.000

5.000


- Khách Quốc tế

Nghìn người

621.051

1.000

1.800


- Khách nội địa

Nghìn người

2.386.361

2.000

4.000

2

Tổng doanh thu

Tỷ đồng (*)

492,2

700

1.000

3

Tổng giá trị GDP du lịch

Tỷ đồng (*)

38,381

56,34

85

4

Tốc độ tăng trưởng GDP du lịch

%

38,1

10%

10%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Nguồn: - (*) Số liệu hiện trạng của Sở VH-TT-TT Du lịch Ninh Bình.

- Các số liệu khác: Dự báo của Viện NCPT Du lịch .

4.2.2. Quan điểm nâng cao vai trò của chính quyền địa phương trong phát triển du lịch bền vững tỉnh Ninh Bình

Về mặt lý thuyết, việc phát triển du lịch bền vững trước hết phải xét đến sản phẩm du lịch được đặt trong chuỗi giá trị như các lĩnh vực kinh doanh khác. Việc bán một sản phẩm du lịch ở khâu cuối cùng có thể được dùng làm ví dụ cho sự gia tăng giá trị thông qua chuỗi.

Trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, việc tạo ra một chuỗi giá trị du lịch với sự tham gia của chính quyền, doanh nghiệp kinh doanh du lịch và cộng đồng địa phương vào tất cả các bước tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm cuối cùng là hết sức cần thiết. Tất cả các hoạt động kể trên đều nhằm mục tiêu cuối cùng là đưa đến cho khách du lịch những sản phẩm du lịch có giá trị gia tăng cao, mang lại sự thỏa mãn cho khách hàng và lợi nhuận cho chính quyền, doanh nghiệp và cộng đồng cư dân tại điểm đến.

Từ kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới và trong khu vực, kết hợp với khái niệm cơ bản về phát triển du lịch bền vững “là hoạt động khai thác có quản lý các giá trị tự nhiên và nhân văn nhằm thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của khách du lịch, có quan tâm đến các lợi ích kinh tế dài hạn trong khi vẫn đảm bảo sự đóng góp cho bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên, duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa để phát triển hoạt động du lịch trong tương lai, cho công tác bảo vệ môi trường và góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương”, mô hình phù hợp nhất để phát triển du lịch Ninh Bình một cách bền vững là sự phối kết chặt chẽ giữa chính quyền, doanh nghiệp kinh doanh du lịch và cộng đồng dân cư đặt dưới sự kiểm soát thông qua các thể chế “xanh và bền vững”.

119



Hình 4 1 Mô hình phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Ninh Bình Trong 1

Hình 4.1. Mô hình phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Trong mô hình này, khách du lịch đứng ở vị trí trung tâm, là đối tượng hướng tới của tất cả các tác nhân khác trong chuỗi giá trị du lịch. Việc làm đối tượng (khách du lịch) thỏa mãn tại điểm đến cũng như ý định quay trở lại là mục tiêu tối thượng của cả chính quyền, doanh nghiệp kinh doanh du lịch và cộng đồng. Những loại hình du lịch được chọn lựa trong mô hình dựa vào tính khả thi cũng như điều kiện đáp ứng của địa phương cộng với việc sử dụng tài nguyên du lịch một cách hợp lý của các loại hình này.

Với những lý do trên phương hướng nâng cao vai trò của chính quyền địa phương trong phát triển du lịch bền vững tỉnh Ninh Bình sẽ tập trung vào các vấn đề chính sau đây:

 Một là, hoàn thiện công tác quy hoạch

Ngày nay, quy hoạch được xem là một quá trình chứ không chỉ dừng lại ở giai đoạn lập đồ án quy hoạch. Quá trình đó còn bao gồm cả giai đoạn thực hiện quy hoạch, thu thập và lưu trữ dữ liệu, phân tích các thông tin phản hồi, điều chỉnh bổ sung quy hoạch và cuối cùng là đánh giá, tổng kết quy hoạch. Trong các dự án quy hoạch phát triển du lịch phải phù hợp với quy hoạch kinh tế xã hội, quy hoạch du lịch vùng và cả nước, dự báo xu thế phát triển du lịch trong nước và khu vực, tầm nhìn phải xa, rộng đặt trong mối quan hệ với các ngành kinh tế và môi trường tự nhiên, xã hội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/03/2023