Quan Điểm Của Chính Quyền Địa Phương Và Xu Hướng Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Đồng Sen


Lưới điện quốc gia chưa được dẫn đến Đồng Sen để phát triển du lịch và các hoạt động sản xuất. Đây là vấn đề vượt ngoài khỏi khả năng của các chủ hộ đang hoạt động du lịch tại Đồng Sen, và chính quyền xã Mỹ Hòa.

Không có hệ thống nước sạch sử dụng cho sinh hoạt và phục vụ du khách. Đây là những vấn đề trở ngại lớn nhất, vượt khỏi khả năng của các hộ nông dân địa phương và chính quyền cấp cơ sở.

Cơ sở lưu trú là những tum trên Đồng Sen, không thể đáp ứng nhu cầu của du khách do thiếu tiện nghi và an toàn cho du khách. Và cũng chưa có cơ sở lưu trú vệ tinh kết nối loại hình “homestay”.

Ẩm thực địa phương chưa phong phú và đa dạng, chưa thể hiện hết nét độc đáo riêng của ẩm thực Nam bộ.

Các sản phẩm được chế biến từ sen đều nghèo nàn, đơn điệu, bao bì, mẫu mã, chất liệu kém, chưa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Hầu hết được sản xuất theo phương pháp thủ công, gia truyền, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, khó bảo quản, hạn sử dụng ngắn. Nhìn chung chưa nâng cao được giá trị gia tăng cho sản phẩm.

Các chất thải đều xả trực tiếp ra môi trường, môi trường sinh thái đang bị đe dọa. Nguồn nước đang bị ô nhiễm bởi phân bón trồng sen.

Nhà vệ sinh phục vụ du khách chưa được chú trọng, rất bẩn, chưa đáp ứng được nhu cầu cho du khách.

Còn hạn chế về cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch như điện, nước sạch, phòng trưng bày bảo tàng giống sen, siêu thị, khu vui chơi giải trí, cơ sở lưu trú.

Hạt sen thương phẩm chủ yếu bán thô qua thương lái, chưa chế biến được các sản phẩm đặc trưng để nâng cao giá trị gia tăng và thu nhập cho cộng đồng địa phương.

Chưa có doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm sen đã chế biến và sản phẩm thương phẩm cho nông dân và các hộ Đồng Sen. Giá cả thị trường thương phẩm sen hoàn toàn phụ thuộc vào thương lái, giá cả luôn biến động, biên độ dao động rất lớn, lợi nhuận bấp bênh, nhiều rủi ro.


Hệ thống phân phối các sản phẩm chế biến từ sen chưa có tại các địa phương trong nước, và thị trường xuất khẩu.

Môi trường văn hóa địa phương đang bị xâm hại, do du khách đem đến như nói to, nhậu nói lớn tiếng, cỡi trần tại các điểm tham quan, các nhà tum ngắm cảnh.

Văn hóa ứng xử của dân cư địa phương với du khách còn hạn chế, do trình độ và tạp quán lối sống sinh hoạt tại địa phương.

Người tham gia hoạt động du lịch có trình độ học vấn hạn chế, thiếu tác phong công nghiệp du lịch, vẫn còn phong cách sinh hoạt nông dân vào công việc, chưa có kinh nghiệm và được đào tạo chuyên môn vể du lịch. Đáng lưu ý nhất, tất cả nhân lực đang phục vụ tại Đồng sen đều không giao tiếp được bằng tiếng Anh hay ngoại ngữ khác.

Chưa có trang website, các công cụ truyền thông quảng cáo để quảng bá du lịch sinh thái Đồng Sen.

Theo định hướng, du lịch sinh thái Đồng Sen hoạt động theo mô hình du lịch cộng đồng, nhưng thực tế các hộ tại Đồng Sen hoạt động riêng rẻ, theo mô hình kinh doanh hộ cá thể, các hộ chưa có liên kết hỗ trợ trong hoạt động du lịch. Chưa có một tổ chức, hiệp hội quản lý để thống nhất trong giá cả, dịch vụ, thiếu nhất quán trong định hướng để phát triển chung.

Chính quyền địa phương chưa lập phương án trong danh mục dự án kêu gọi đầu tư của tỉnh Đồng Tháp.

Chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý du lịch, hộ kinh doanh du lịch Đồng Sen chưa có thông tin và số liệu thống kê lượng du khách đến Đồng Sen, nên nhà đầu tư chưa quan tâm, tin tưởng đầu tư phát triển du lịch sinh thái Đồng Sen.

Trình độ các cơ quan chính quyền, cơ quan quản lý tại địa phương còn hạn chế, chưa có kinh nghiệm trong định hướng phát triển du lịch cộng động cho dân cư địa phương.

Công tác tuyên truyền, quảng bá Đồng Sen còn nhiều hạn chế, địa phương chỉ tập trung tuyên truyền, quảng bá ở các kênh báo chí, truyền thông tại Đồng Tháp, chưa phổ biến rộng rãi trong cả nước.


3.1.3. Cơ hội (Opportunities)

Việt Nam đã hội nhập vào các tổ chức thế giới, tăng trưởng du lịch ngày càng tăng theo sự phát triển kinh tế xã hội, du khách ngày càng quan tâm đến thiên nhiên, môi trường sinh thái. Nền chính trị xã hội Việt Nam ổn định, an toàn.

Việt Nam được xem như vùng đất “mới” trong bản đồ du lịch thế giới, điểm đến an toàn, du khách đang có xu hướng muốn đến khám phá và trải nghiệm. Số lượng du khách đến Việt Nam đều tăng hằng năm, trong đó có lượng du khách đến Đồng Tháp.

Du khách ngày càng quan tâm đến thiên nhiên, môi trường sinh thái, đang có trào lưu du lịch tìm hiểu về văn hóa bản địa, du lịch trải nghiệm làm dân bản xứ “homestay”, khu du lịch Đồng Sen có nhiều tiềm năng phát triển loại hình du lịch này phục vụ du khách.

Loại hình du lịch văn hóa tâm linh “Thiền học” đang được cộng đồng quan tâm, đây là hình thức thể dục trí tuệ mang lại sự tĩnh tâm, trí lực và sức khỏe cho người tập. Đồng Sen là nơi lý tưởng thu hút đối tượng khách này. Đồng Sen là nơi đầu tiên trong cả nước hoạt động du lịch sinh thái dựa vào cảnh quan sinh thái đồng sen, đã được định hình phát triển. Trong khi khu Bảo tồn đất ngập nước Láng Sen, cánh đồng sen Tân Thạnh (tỉnh Long An) có điều kiện tương đồng đang mò mẫm tìm lối đi, hầu hết các đồng sen trong nước chỉ trồng sen thuần túy thu hoạch thương phẩm.

Đồng bằng sông Cửu Long đang được Chính phủ đầu tư để phát triển các loại hình du lịch sinh thái sông nước, miệt vườn. Đồng Sen là nơi hội đủ điều kiện để phát triển loại hình du lịch này.

Chính quyền Đồng Tháp đã triển khai Đề án Phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2015 - 2020 và đã phê duyệt lập quy hoạch phân khu xây dựng khu du lịch Đồng Sen Tháp Mười.

Đồng bằng sông Cửu Long đang được Chính phủ đầu tư để phát triển các loại hình du lịch sinh thái sông nước, miệt vườn. Đồng Sen Tháp Mười là nơi hội đủ điều kiện để phát triển loại hình du lịch này.


3.1.4. Thách thức (Threats)

Du lịch chịu nhiều ảnh hưởng tác động của các yếu tố bên ngoài như kinh tế, chính trị, xã hội, khủng bố, thiên tai, dịch bệnh. Với một biến động nhỏ cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động du lịch. Do đó, vốn đầu tư phát triển Đồng Sen là một thách thức lớn và đầy rủi ro.

Du lịch sinh thái Đồng Sen chưa được mọi người biết đến rộng rãi trong cả nước và nước ngoài.

Đồng Sen chưa được xem như một điểm du lịch chính trong chương trình du lịch của các hãng lữ hành.

Phần lớn du khách đến Đồng Sen là du khách nội địa ghé dừng chân rồi tiếp tục hành trình, rất ít du khách nước ngoài. Nên việc giữ chân và kéo dài thời gian sử dụng các dịch vụ là rất khó.

Đồng Tháp có rất nhiều dự án thu hút vốn đầu tư. Việc thu hút vốn phát triển Đồng Sen còn gặp nhiều khó khăn.

Hoạt động du lịch sinh thái Đồng Sen rất dễ bắt chước, sao chép, cạnh tranh trực tiếp từ các điểm du lịch trong tỉnh và các tỉnh địa phương khác có cùng điều kiện tự nhiên và đồng sen tương đồng.

Đô thị hóa đang diễn ra nhanh, dễ làm phá vỡ môi trường sinh thái hoang sơ vùng Đồng Tháp Mười, ảnh hưởng đến sinh thái cảnh quan Đồng Sen.

Tình hình biền đổi khí hậu, hạn hán, thiếu nước đang diễn biến phức tạp, đe dọa đến thiếu nước khu vùng Đồng bằng sông Cửu Long, làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động du lịch Đồng Sen.

3.1.5. Bảng tổng hợp phân tích SWOT


Điểm mạnh (Strengths)

Điểm yếu (Weaknesses)

S1: Hoa sen là hình ảnh quen thuộc, là biểu tượng của tỉnh Đồng Tháp, du khách đến Đồng Tháp đều mong đợi đến Đồng Sen.

S2: Nằm vị trí trung tâm của vùng

W1: Đồng Sen là điểm tham quan du lịch mới tại Đồng Tháp. Du khách luôn nghĩ Đồng Sen là nơi xa xôi hẻo lánh, hoang vu.

W2: Quy mô diện tích nhỏ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 170 trang tài liệu này.

Du lịch sinh thái Đồng Sen tại xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp - 10



Đồng Tháp Mười, cửa ngõ của tỉnh Đồng Tháp, giao thông thuận lợi, dễ dàng kết liên kết với các điểm du lịch trong và ngoài tỉnh.

S3: Môi trường, cảnh quan còn hoang sơ, không khí trong lành giữ được nét mộc mạc, yên tĩnh, lãng mạn của vùng quê Đồng Tháp Mười. Còn giữ được bản sắc văn hóa địa phương, văn hóa ẩm thực, văn hóa tâm linh qua các lễ hội.

S4: Điều kiện tự nhiên, khí hậu nhiệt đới gió mùa, ít bão, có gần 6 tháng mùa nước nổi, thuận lợi cho cây sen phát triển và tổ chức hoạt động du lịch quanh năm.

S5: Dân cư địa phương thân thiện, hiền hòa, hiếu khách.

S6: Cộng đồng tích cực tham gia hoạt động du lịch.

S7: Có đặc sản rượu sen, các sản phẩm chế biến từ sen và ẩm thực sen đang được du khách tin dùng.

S8: Lực lượng lao động trẻ và dồi dào, nhiệt tình.

W3: Chưa có tiêu chí, tiêu chuẩn cho các hoạt động du lịch sinh thái Đồng Sen.

W4: Hạn chế về cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch như điện, nước sạch, phòng trưng bày bảo tàng giống sen, siêu thị, khu vui chơi giải trí, cơ sở lưu trú.

W5: Sản phẩm nghèo nàn, đơn điệu. Chưa có thị trường tiêu thụ ổn định.

W6: Chưa có liên kết giữa các bên tham gia hoạt động du lịch: cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp lữ hành, cộng đồng dân cư địa phương, các điểm du lịch trong và ngoài tỉnh lân cận.

W7: Công tác quảng bá, tiếp thị, liên kết thu hút du khách còn hạn chế, chưa có trang website và các loại hình quảng cáo Đồng Sen đến với du khách. Du khách chưa biết Đồng Sen rộng rãi.

W8: Du khách đến tham quan chỉ nữa ngày. Chưa có cơ sở lưu trú. Khách nội địa chiếm đa số.

W9: Nguồn lao động phục vụ du lịch còn hạn chế về trình độ và tính chuyên nghiệp. Chưa có thuyết minh viên tại điểm du lịch Đồng Sen. Hầu hết không giao tiếp được bằng ngoại ngữ.

W10: Chưa có hệ thống xử lý nước thải, xử lý chất thải.

W11: Chính quyền chưa lên phương án




danh mục kêu gọi được nhà đầu tư. Việc

triển khai dự án phát triển còn lâu.

Cơ hội (Opportunities)

Thách thức (Threats)

O1: Số lượng du khách đến Việt Nam, Đồng Tháp đều tăng trưởng hằng năm. O2: Du lịch sinh thái ngày càng được cộng đồng quan tâm, Đồng Sen là điểm du lịch mới, đã tạo được điểm nhấn trong du lịch Đồng Tháp.

O3: Số lượng du khách đến Đồng Sen không ngừng gia tăng.

O4: Được sự ủng hộ của các doanh nghiệp lữ hành.

O5: Các nhà đầu tư đang quan tâm đến các dự án phát triển du lịch tại tỉnh Đồng Tháp, trong đó có Đồng Sen.

O6: Môi trường đầu tư tốt, được chính quyền tạo điều kiện, khả năng thu hút nhiều nhà đầu tư phát triển du lịch Đồng Sen.

O7: Hợp tác mở rộng liên kết hoạt động du lịch trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang được mở rộng.

O8: Chính quyền đang triển khai đề án Phát triển du lịch tỉnh, giai đọan 2015 - 2016, đã phê duyệt kế hoạch Xây dựng mô hình du lịch cộng đồng, Quy hoạch phân khu xây dựng Khu du lịch sinh

thái Đồng Sen, thành điểm du lịch trọng

T1: Chịu nhiều ảnh hưởng tác động của các yếu tố bên ngoài như kinh tế, chính trị, xã hội, khủng bố, dịch bệnh.

T2: Du khách luôn đòi hỏi cao về chất lượng dịch vụ du lịch

T3: Cạnh tranh gay gắt ngay giữa các hộ trong Đồng Sen và các điểm du lịch trong tỉnh. Các điểm du lịch Gáo Giồng, Xẻo Quý, Tràm Chim, Trà Sư đều có trồng sen làm tiểu cảnh.

T4: Mô hình du lịch sinh thái Đồng Sen rất dễ bắt chước, sao chép từ các địa phương cùng điều kiện tương đồng.

T5: Vấn đề ô nhiễm môi trường sinh thái và môi trường nhân văn làm ảnh hưởng đến đời sồng dân cư địa phương là không tránh khỏi.

T6: Phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch Đồng Sen sẽ phá vỡ vẻ đẹp nguyên sơ của vùng Tháp Mười và làm thay đổi hệ sinh thái tự nhiên.

T7: Liên kết trong hoạt động du lịch giữa các hộ theo loại hình du lịch cộng đồng chưa rõ ràng.

T8: Vốn đầu tư lớn, khó huy động và

nhiều rủi ro.



điểm của tỉnh Đồng Tháp.

T9: Hạn hán, thiếu nước từ đầu nguồn

sông Mekong đang diễn biến phức tạp.


3.1.6. Bảng tổng hợp chiến lược SO, ST, WO, WT


Chiến lược SO

Chiến lược ST

1. Kết hợp S1, S2, S3, S4, S6, S8 + O1, O2, O3, O4, O5, O6, O9: Đẩy mạnh

phát triển du lịch sinh thái Đồng Sen.

2. Kết hợp S2, S4, S5, S8 + O1, O2, O3, O5, O6, O8: Lập dự án kếu gọi đầu tư vào phát triển du lịch sinh thái Đồng Sen.

3. Kết hợp S2, S5, S7, S8 + O4, O5, O6, O7: Đẩy mạnh liên kết các tuyến điểm du lịch, đa dạng các loại hình dịch vụ du lịch phục vụ nhu cầu của du

khách.

1. Kết hợp S3, S4 + T5, T9: xây dựng chương trình, phương án bảo vệ môi trường cho phát triển du lịch sinh thái Đồng Sen.

2. Kết hợp: S1, S2, S3, S4, S7 + T2, T3,

T4: Đẩy mạnh đầu tư phát triển sản phẩm mới, hoàn thiện các sản phẩm du lịch đang khai thác, đáp ứng nhu cầu của du khách.

3. Kết hợp S4, S5, S6, S8 + T5, T6: Nêu

cao nhận thức về phát triển du lịch phải đảm bảo bảo vệ môi trường sinh thái.

Chiến lược WO

Chiến lược WT

1. Kết hợp W3, W6 + O5, O6, O7, O8: Quy hoạch phát triển du lịch sinh thái Đồng Sen phù hợp với tiêu chí phát triển bền vững theo định hướng phát triển du lịch tổng thể của du lịch tỉnh Đồng Tháp.

2. Kết hợp W2, W4, W5, W8, W10 + O3, O4, O5, O6, O7: Thu hút vồn đầu tư từ nhiều thành phần kinh vào xây dựng cơ sở hạ tầng, hoàn thiện sản

phẩm dịch vụ du lịch và phát triển sản

1. Kết hợp W3, W5, W6 + T2, T3,T4: học tập trao đổi kinh nghiệm, lựa chọn chiến lược quản lý, nâng cao chất lượng quản lý hoạt động du lịch sinh thái Đồng Sen.

2. Kết hợp W3, W6, W7, W9 + T2, T3, T7: Xây dựng chương trình đào tạo cho nhà quản lý du lịch, người tham gia hoạt động du lịch, thuyết minh viên và dân cư địa phương.

3. Kết hợp W4, W5 + T2, T3, T3, T7:



phẩm du lịch mới.

3. Kết hợp W9 + O1, O2, O3, O4, O5, O7, O8: Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ hoạt động du lịch sinh thái Đồng Sen, đào tạo thuyết minh viên, đào tạo ngoại ngữ và nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động trực tiếp giao tiếp với du khách.

4. Kết hợp W5 + O3, O4, O6: Phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí, sản phẩm quà tặng để thu hút khách đến tham quan và mua sắm.

5. Kết hợp W10 + O3, O4, O5, O8: Xây dựng hệ thống thu gom rác, xử lý rác, chất thải và xử lý nước thải.

6. Kết hợp W6, W7 + O4, O7, O8: tăng cường xúc tiến, quảng cáo du lịch sinh thái Đồng sen qua các công cụ quảng cáo, thông tin đại chúng, truyền thông

điện tử.

Liên kết hoạt động du lịch sinh thái, hoàn thiện cơ sở hạ tầng du lịch du lịch, theo mô hình du lịch cộng đồng hướng đến phát triển bền vững.

4. Kết hợp W5, W7 + T2, T3: nâng cao quảng bá du lịch sinh thái Đồng Sen để thu hút du khách.

5. Kết hợp W3, W10 + T1, T2, T3, T5,

T6: Có kế hoạch xây dựng hệ thống xử lý chất thải, rác, nước.


3.2. Quan điểm của chính quyền địa phương và xu hướng phát triển du lịch sinh thái Đồng Sen

Trong bối cảnh đất nước mở cửa, ngành du lịch Việt Nam đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, từng bước khẳng định vị trí quan trọng trong nền kinh tế và hội nhập với thế giới.

Bộ Văn hòa Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 194/ QĐ- BVHTTDL, ngày 23 tháng 1 năm 2015, về việc phê duyệt Đề án Xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Xem tất cả 170 trang.

Ngày đăng: 24/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí