96
Tam Cốc, Tràng An, Vân Long, Kênh Gà. Loại hình dịch vụ vận chuyển chở đò ở Ninh Bình cơ bản đáp ứng nhu cầu về số lượng để phục vụ du khách.Toàn tỉnh hiện có hơn 3.600 đò chèo tay phục vụ khách, 11 thuyền máy sức chở 12- 20 khách Tuy nhiên về chất lượng là một vấn đề, cần phải nâng cấp cả về phương tiện và nhân lực tham gia vận chuyển. Về phương tiện thì còn rất thô sơ, có nhiều đò chưa đảm bảo về an toàn và vệ sinh cho du khách, các trang bị đảm bảo an toàn như phao bơi còn mang tính hình thức. Ý thức về an toàn và văn minh du lịch du lịch của người chở đò còn nhiều hạn chế.
Bảng 3.7: Đánh giá của khách du lịch về dịch vụ vận chuyển
Nội dung đánh giá | ||||
Thái độ đón tiếp | Chất lượng dịch vụ | |||
Số người | % | Số người | % | |
Rất tốt | 45 | 37,5 | 44 | 36,7 |
Tốt | 50 | 41,7 | 38 | 31,6 |
Chưa tốt | 10 | 8,3 | 29 | 24,2 |
Không trả lời | 15 | 12,5 | 9 | 7,5 |
Tổng | 120 | 100 | 120 | 100 |
Có thể bạn quan tâm!
- Chính Sách Quản Lý Tài Nguyên Du Lịch Tại Một Số Khu Du Lịch
- Vai Trò Của Chính Quyền Địa Phương Cấp Tỉnh Trong Xây Dựng Tổ Chức Bộ Máy Và Quản Lý Phát Triển Du Lịch Bền Vững Tỉnh Ninh Bình
- Đánh Giá Của Khách Du Lịch Về Dịch Vụ Lưu Trú
- Những Vấn Đề Đặt Ra Đối Với Vai Trò Của Chính Quyền Địa Phương Cấp Tỉnh Trong Phát Triển Du Lịch Bền Vững Của Tỉnh Ninh Bình
- Phát Triển Kinh Tế Thị Trường Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa Đã Được Thực Tiễn Trong Nước Khẳng Định Là Hướng Đi Đúng
- Giải Pháp Nâng Cao Vai Trò Của Chính Quyền Địa Phương Trong Phát Triển Du Lịch Bền Vững Ở Ninh Bình
Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.
Nguồn: SVHTTDLNB (2006-2013)
- Đơn vị kinh doanh lữ hành: Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Bình, năm 2013, tổng số các đơn vị kinh doanh lữ hành trên địa bàn tỉnh là 14 đơn vị kinh doanh lữ hành, nhưng không có đơn vị nào kinh doanh lữ hành quốc tế. Trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, các doanh nghiệp mới chỉ thực hiện chủ yếu các hoạt động lữ hành nội địa và thực hiện việc nối tour cho các công ty lữ hành quốc tế ngoài tỉnh. Nhìn chung, hoạt động lữ hành của các doanh nghiệp trong tỉnh còn rất yếu, các chương trình du lịch chủ yếu phục vụ khách lẻ và còn quá đơn giản, chưa tạo những ấn tượng đặc sắc cho du khách. Hiện tượng cạnh tranh mãnh liệt về giá và khách vẫn còn diễn ra khá phổ biến giữa các doanh nghiệp. Do thị trường nhỏ, các đơn vị này thường giảm giá, cắt giảm chương trình, đội ngũ hướng dẫn viên còn thiếu kiến thức, thiếu kinh nghiệm và thường thay đổi công việc dẫn đến chất lượng các chương trình du lịch còn kém.
- Dịch vụ mua sắm, hàng lưu niệm: Các cửa hàng lưu niệm tại Ninh Bình có xu hướng hình thành theo khu vực hoặc đặt ngay trong các khách sạn để tiện cho việc mời chào du khách cũng như đáp ứng thị hiếu của du khách. Tuy nhiên, quy mô các điểm bán hàng chưa lớn, mặt hàng còn nghèo nàn về mẫu mã, chưa tạo được những sản phẩm mang dấu ấn của từng khu, từng điểm du lịch, hình thức chào mời và quảng bá còn hạn chế. Ninh Bình chưa hình thành được các tụ điểm mua sắm để đưa vào các chương trình du lịch.
97
Nhìn trung hàng lưu niệm còn nghèo nàn, đơn điệu, bao gói thiếu tính hấp dẫn. Thiếu tính tổ chức cho khách tham quan, thiếu sự phối kết hợp với các hãng lữ hành làm cho mỗi làng nghề thực sự là một đối tượng tham quan hấp dẫn. Thậm chí hàng lưu niệm lại được sản xuất từ địa phương khác, quốc gia khác. Hàng hóa được giới thiệu, bày bán tại các điểm du lịch phần lớn là hàng hóa không phải sản xuất tại Ninh Bình mà là hàng hóa của Trung Quốc, Thái Lan…
- Dịch vụ vui chơi giải trí: Dịch vụ vui chơi giải trí ở Ninh Bình còn rất đơn điệu và nghèo nàn, khách đến tham quan và lưu trú tại Ninh Bình buổi tối chỉ được giới thiệu đi dạo phố, uống café hay đi hát karaoke là về khách sạn nghỉ. Ngay trong các điểm du lịch cũng chưa có các dịch vụ vui chơi bổ trợ, khách du lịch đến các điểm du lịch chỉ đơn thuần là tham quan và thưởng thức một vài món ăn. Đây chính là một trong những yếu điểm làm giảm khả năng thu hút và cạnh tranh của Ninh Bình với các địa phương khác. Do thiếu cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ các nhu cầu vui chơi giải trí của khách nên không kéo dài thêm thời gian lưu trú của khách cũng như tăng chi tiêu của khách tại Ninh Bình.
Điều hành hoạt động đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực du lịch có xu hướng tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đến năm 2013, số lao động làm du lịch của Ninh Bình đã đạt con số 12.000 người, trong đó lao động tại các đơn vị kinh doanh du lịch là 2.640 người, lao động tham gia các dịch vụ du lịch tại các khu, điểm du lịch là 9.360 người.
Trong những năm qua, ngành du lịch Ninh Bình đã phối hợp với các cơ sở đào tạo có uy tín về du lịch như Khoa du lịch học - Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội, Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội, Khoa Du lịch Trường đại học kinh tế quốc dân Hà Nội liên tục tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ hướng dẫn viên, thuyết minh viên, quản lý khách sạn nhà hàng, bồi dưỡng kiến thức du lịch cộng đồng... Do đó, đã góp phần đáng kể cải thiện được chất lượng đội ngũ nhân lực làm du lịch, từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ của du lịch Ninh Bình.
Mặc dù, ngành du lịch Ninh Bình đã có nhiều nỗ lực trong việc đào tạo, đào tạo lại lực lượng lao động trực tiếp trong ngành và bồi dưỡng kiến thức du lịch cho nhân dân địa phương tham gia làm du lịch nhưng chất lượng đội ngũ lao động du lịch còn rất yếu, cả về chuyên môn và trình độ ngoại ngữ, nên chưa đáp ứng được nhu cầu phục vụ du khách, đặc biệt là các thị trường khách du lịch quốc tế, khách có khả năng chi trả cao.
98
Bảng 3.8: Lao động ngành du lịch Ninh Bình
Đơn vị tính | Năm | ||||||||
2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | ||
Số lao động trực tiếp làm du lịch | người người người % % % % | 916 | 960 | 1.075 | 1.359 | 1.892 | 2.201 | 2.300 | 2.640 |
Số lao động gián tiếp làm du lịch | 4.984 | 5.190 | 5.725 | 6.141 | 6.658 | 7.899 | 8.700 | 9.360 | |
Tổng số lao động | 5.900 | 6.150 | 6.800 | 7.500 | 8.500 | 10.100 | 11.000 | 12.000 | |
Trình độ đào tạo: | |||||||||
- Đại học và trên đại học | 1,40 | 1,46 | 1,39 | 1,33 | 1,41 | 1,48 | 1,50 | 1,54 | |
- Cao đẳng và T.học | 6,64 | 7,90 | 7,50 | 7,46 | 8,47 | 8,91 | 9,52 | 9,96 | |
- Công nhân | 9,49 | 9,91 | 9,36 | 11,33 | 11,17 | 12,48 | 12,75 | 13,11 | |
- Loại khác | 82,47 | 80,73 | 81,75 | 79,88 | 78,95 | 77,13 | 76,23 | 75,39 |
Nguồn: SVHTTDLNB (2006-2013)
3.2.4. Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong thanh tra, kiểm tra phát triển du lịch bền vững tỉnh Ninh Bình
- Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động trong lĩnh vực du lịch, đây là nhiệm vụ thường xuyên mà các cơ quan QLNN phải thực hiện trong quá trình quản lý, điều hành của mình. Những vấn đề có tính chất nghiêm trọng và cần phải thanh tra toàn diện trong lĩnh vực hoạt động nào đó thì UBND tỉnh trực tiếp thành lập đoàn thanh tra; những vấn đề thuộc về chuyên ngành và mang tính cục bộ thì có văn bản chỉ đạo cho cơ quan chuyên môn lập đoàn thanh tra tổ chức thanh tra và báo cáo kết quả với UBND tỉnh. Các nội dung mà UBND tỉnh quan tâm tập trung thanh tra, kiểm tra, kiểm soát trong lĩnh vực hoạt động du lịch đó là: công tác cổ phần hóa DNNN về du lịch, thực hiện các chính sách về đất đai, quản lý các danh lam thắng cảnh, bảo vệ môi trường, đầu tư xây dựng hạ tầng, thực hiện các quy định về thuế, giá cả...
- Công tác phối hợp giữa các cơ quan hành chính nhà nước trong xây dựng và kiểm tra việc thực hiện chính sách, chiến lược quy hoạch, kế hoạch theo quy định tại Nghị định số 144/2005/NĐ-CP ngày 16/11/2005 của Chính phủ. Khi UBND tỉnh giao nhiệm vụ cho các ngành, địa phương, đơn vị đều giao cho một cơ quan chuyên ngành chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để thực hiện các nội dung nhiệm vụ được giao. Nhìn chung sự phối hợp của các cơ quan chuyên môn và UBND cấp huyện thuộc tỉnh trong thời gian qua đã có những chuyển biến.
99
Những hạn chế trong công tác chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, kiểm soát:
- Các ngành kinh tế tổng hợp khả năng tham mưu còn hạn chế; sự phối kết hợp giữa các ngành, địa phương, đơn vị chưa thực sự chặt chẽ. Hiện nay, khi giải quyết các công việc có tính liên ngành, thì cơ quan được giao chủ trì không chủ động liên hệ với các cơ quan liên quan; do vậy, hầu như toàn bộ các lĩnh vực công việc UBND tỉnh đều phải có văn bản giao nhiệm vụ cụ thể cho cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp. Mặt khác tính thống nhất trong quản lý thuộc lĩnh vực ngành giữa các cơ quan chuyên môn chưa cao; ví dụ cùng một nội dung nhưng mỗi cơ quan hướng dẫn một cách khác nhau, do đó các doanh nghiệp phải "chạy" nhiều cửa làm tốn kém thời gian, công sức và chi phí. Không có kế hoạch cụ thể về công tác kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp từ đầu năm, thiếu sự phối kết hợp; ví dụ ngành thuế thì thanh, kiểm tra về chấp hành quy định nộp thuế, ngành lao động thì kiểm tra về an toàn vệ sinh lao động và thực hiện các chính sách đối với người lao động... làm cho doanh nghiệp bị chi phối, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Các cấp chính quyền địa phương như cấp xã, huyện một số nơi cũng tiến hành kiểm tra doanh nghiệp sai quy định. Việc nhũng nhiễu, gây khó khăn phiền hà cho doanh nghiệp của các cơ quan QLNN cũng là vấn đề mà các nhà quản lý cần phải quan tâm có biện pháp chấn chỉnh.
- Công tác quản lý còn nảy sinh nhiều bất cập, nhiều nơi còn bị buông lỏng, thiếu sự quản lý thống nhất, đồng bộ và còn có sự chồng chéo giữa quản lý ngành và quản lý lãnh thổ giữa các ngành, các cấp. Nhiều vấn đề còn lẫn lộn, chưa phân định rõ giữa QLNN với quản lý kinh doanh. Việc cải tiến các thủ tục hành chính còn chậm, nhiều cửa, nhiều cấp, gây phiền hà cho doanh nghiệp, nhất là trong việc thành lập doanh nghiệp, cấp giấy phép kinh doanh khách sạn, nhà khách, nhà trọ và vận chuyển khách du lịch, các thủ tục xin xác lập quyền sử dụng nhà, đất, mặt nước và cảnh quan, các thủ tục xin giấy phép tham quan.
3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH THEO TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Chính quyền địa phương là chính quyền được tổ chức ra nhằm bảo đảm, bảo vệ và phục vụ quyền, lợi ích của nhân dân trong địa phương. Ở đây có địa giới hành chính, có các tài nguyên du lịch tự nhiên, có các đặc sản của địa phương. Tại đây có cộng đồng dân cư sinh sống bao đời nay đã tạo ra những tài nguyên du lịch nhân văn phong phú và đa dạng. Do đó, xem xét vai trò của chính quyền địa phương
100
trong phát triển du lịch bền vững cần được xem xét trên các mặt sau:
3.3.1. Những mặt tích cực
3.3.1.1. Đối với tiêu chí bền vững về kinh tế
Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ và Uỷ ban nhân dân Tỉnh, mà trực tiếp là sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, về cơ bản chiến lược phát triển du lịch trên địa bàn Tỉnh là phù hợp với tiêm năng du lịch, cùng với đó là sự sát sao của công tác tổ chức, quản lý, thanh tra và kiểm tra nên du lịch tỉnh Ninh Bình đã đạt được những kết quả tương đối khả quan xét theo các chỉ tiêu kinh tế. Cụ thể như sau:
- Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch: Trong những năm gần đây, lượng khách du lịch đến Ninh Bình ngày một tăng. Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Bình , trong giai đoạn 2005 - 2013, lượng khách đến với Ninh Bình có tốc độ tăng nhanh, tăng từ 1.011.371 lượt khách năm 2005 lên 4.398.767 lượt khách năm 2013. Tốc độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn này là 19,2%. Năm 2010, lượng khách đến Ninh Bình tăng đột biến tăng gần 40% so với năm 2009. Tính đến hết năm 2013, Ninh Bình đón được gần 4,4 triệu lượt khách du lịch. Trong đó có 521.548 lượt khách quốc tế.
Bảng 3.9: Số lượng khách du lịch đến Ninh Bình
Đơn vị tính: Lượt khách
Tổng số khách du lịch | Khách quốc tế | Khách nội | địa | |||
Số lượng | % tăng so với năm trước | Số lượng | % tăng so với năm trước | Số lượng | % tăng so với năm trước | |
2005 | 1.011.371 | 142,65 | 420.406 | 140,00 | 590.965 | 144,61 |
2006 | 1.263.356 | 124,92 | 485.600 | 115,51 | 777.756 | 131,61 |
2007 | 1.519.179 | 120,25 | 583.931 | 120,25 | 935.248 | 120,25 |
2008 | 1.898.800 | 124,99 | 566.998 | 97,10 | 1.331.802 | 142,40 |
2009 | 2.387.700 | 125,75 | 613.529 | 108,21 | 1.774.171 | 133,22 |
2010 | 3.316.000 | 138,88 | 699.000 | 113,93 | 2.617.000 | 147,51 |
2011 | 3.600.000 | 108,56 | 667.440 | 95,48 | 2.932.560 | 112,06 |
2012 | 3.711.994 | 103,11 | 675.570 | 101,22 | 3.036.424 | 103,54 |
2013 | 4.698.767 | 118,50 | 521.548 | 77,20 | 3.877.219 | 127,69 |
Tăng bq 2005 - 2013 | 19,17% | 1,73% | 27,69% |
Nguồn: CTKNB (2006-2013)
Doanh thu lĩnh vực du lịch trong thời gian qua có mức tăng trưởng nhanh, năm 2013 doanh thu đạt 897,446 tỷ đồng, tăng 15,54% so với năm 2012 tương ứng với mức tăng 120,685 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 38,6%.
Tốc độ tăng trưởng liên hoàn năm 2008 so với năm 2007 là 45,4%, năm 2009
101
so với 2008 là 54,85%, năm 2010 tăng đột biến lên 119,76%, nhưng đến năm 2013 doanh thu du lịch Ninh Bình tốc độ tăng đã có sự giảm xuống mạnh chỉ còn 15,54%. Nhưng chỉ số thu nhập cũng đã vượt bậc so với các năm. Đó là do đầu tư lớn mà tỉnh dành cho ngành du lịch trong thời gian qua, với sự kiện nổi bật năm 2010 là năm kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Hội. Đây cũng chính là một cơ hội lớn cho sự tăng trưởng về cơ cấu nguồn khách cho những năm tiếp theo.
Tuy nhiên nếu lấy tổng doanh thu thuần túy du lịch chia cho tổng lượng khách hàng năm giai đoạn 2005-2013, thì doanh thu bình quân trên một lượt khách (gồm cả khách quốc tế và nội địa) đến Ninh Bình còn rất khiêm tốn, năm 2007, doanh thu trên một lượt khách là 73 nghìn đồng, mặc dù đã tăng lên gấp 2,8 lần vào năm 2013, đạt 204 nghìn đồng/lượt khách nhưng nhìn chung vẫn thấp.
Bảng 3.10: Doanh thu từ hoạt động du lịch tại Ninh Bình
Năm | |||||||
2007 | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | |
Doanh thu du lịch (Tỷ đồng) | 111.443 | 162.043 | 250.925 | 551.427 | 654.148 | 776.761 | 897.446 |
Tốc độ tăng liên hoàn (%) | 26,7 | 45,4 | 54,85 | 119,76 | 18,63 | 18,74 | 15,54 |
Doanh thu du lịch/lượt khách (nghìn đồng) | 73 | 85 | 105 | 166 | 182 | 209 | 204 |
Nguồn: CTKNB (2006-2013)
- Loại hình và sản phẩm du lịch: Từng là kinh đô của nước Đại Cồ Việt, lại được thiên nhiên ưu ái cho hệ thống tài nguyên du lịch phong phú, độc đáo đây là những điều kiện tiên quyết để Ninh Bình hình thành và khai thác hiệu quả nhiều loại hình và sản phẩm du lịch như: du lịch văn hóa tâm linh, du lịch sinh thái, du lịch làng quê, làng nghề, du lịch nghỉ dưỡng… Cùng với đó, tỉnh đã có những nỗ lực trong việc xây dựng, hình thành nên các loại hình và các sản phẩm du lịch mới để thu hút và giữ chân du khách khi đến với Ninh Bình như du lịch giải trí, du lịch di sản, du lịch công vụ.
- Khách du lịch: Khách du lịch đến Ninh Bình đạt mức tăng trưởng khá. Đặc biệt, lượng khách nội địa có mức tăng trưởng bình quân cao 27,08%/năm. Với sự khởi sắc về số lượng khách khiến tổng doanh thu chuyên ngành du lịch năm 2010 của Ninh Bình đạt 551,427 tỷ đồng, đến năm 2013 đạt 897,446 tỷ đồng.
Nhìn chung, qua các cuộc khảo sát, du khách đến tham quan các điểm, khu du
102
lịch Ninh Bình tương đối hài lòng về các dịch vụ hiện nay ở đây. Việc tổ chức các dịch vụ như giới thiệu về khu du lịch, bán vé, vận chuyển khách, hướng dẫn du lịch được triển khai tương đối tốt và trên 80% khách du lịch hài lòng về các dịch vụ này. Qua các cuộc phỏng vấn du khách, qua điều tra của Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Bình, cũng như xem xét nguồn khách du lịch đến tham quan, có thể nhận thấy tỷ lệ phần trăm khách du lịch quay trở lại tham quan các điểm, khu du lịch Ninh Bình là không lớn, chỉ chiếm vào khoảng 15%. Nguyên nhân chủ yếu là sản phẩm du lịch ở đây còn quá đơn điệu và nhiều năm qua chưa có những sản phẩm du lịch mới. Vào những ngày cao điểm, khi số lượng du khách vượt quá sức chứa, chất lượng phục vụ du lịch ở đây không được đảm bảo, gây nhiều bức xúc cho khách tham quan.
Theo số liệu điều tra cũng như kết quả phỏng vấn khách du lịch của Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Bình trong những năm qua, hầu hết khách du lịch đến tham quan các điểm, khu du lịch Ninh Bình không ở lại lưu trú qua đêm mà chỉ đi về trong ngày. Tỷ lệ khách lưu trú qua đêm (chỉ một đêm) ở các điểm, khu du lịch Ninh Bình chưa đến 1% và do đó, số ngày lưu trú bình quân là 1 ngày/khách. Nguyên nhân chủ yếu như đã nêu trên là sản phẩm du lịch quá nghèo nàn; các dịch vụ khác như vui chơi giải trí, truy cập internet, siêu thị, trung tâm thương mại không có.
Trong thời gian vừa qua, việc đảm bảo an toàn, sức khoẻ cho du khách ở các điểm, khu du lịch Ninh Bình rất được chú trọng. Các biện pháp đảm bảo an toàn đường thuỷ, an toàn đi lại trong các động cho khách du lịch đã được triển khai có hiệu quả.
Tuy nhiên, hiện nay ở các điểm, khu du lịch Ninh Bình dịch vụ về y tế, chăm sóc sức khoẻ và cấp cứu phục vụ khách du lịch chưa được triển khai.
Cơ sở hạ tầng du lịch: Được quan tâm đầu tư lớn, đặc biệt là các khu du lịch trọng điểm như: Khu du lịch Tam Cốc – Bích Động, khu du lịch sinh thái Tràng An, khu cố đô Hoa Lư, khu núi chùa Bái Đính, khu du lịch sinh thái Vân Long. Công tác đầu tư và thu hút đầu tư phát triển du lịch đã có bước phát triển vượt bậc. Tính đến hết năm 2013 toàn tỉnh có 62 dự án đầu tư vào phát triển du lịch với 19.895,8 tỷ đồng. Trong đó chỉ tính riêng từ năm 2009 đến nay đã có 27 dự án đầu tư phát triển du lịch chiếm trên 43,5% tổng số dự án đầu tư với tổng số vốn là 6.694,23 tỷ đồng. Cùng với sự chú ý đầu tư cơ sở vật chất cho ngành du lịch, xây dựng một số khu, điểm du lịch, cơ sở lưu trú, việc đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhất là về cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thi, trong đó cơ sở hạ tầng, phục vụ dân sinh và du
103
lịch đã tạo điều kiện thúc đẩy ngành du lịch Ninh Bình không ngừng phát triển.
Các dịch vụ du lịch: Nhìn chung, ngành du lịch Ninh Bình đã có định hướng để phân bổ khá đồng đều các dịch vụ lưu trú và ăn uống cho các khu du lịch theo quy hoạch phát triển của toàn tỉnh, đã đáp ứng được phần nào nhu cầu nghỉ lại của khách. Số lượng các cơ sở lưu trú và dịch vụ ăn uống có sự tăng trưởng cả về số lượng và chất lượng. Nhiều nhà hàng, khách sạn được đầu tư nâng cấp và xây dựng mới đưa vào hoạt động đã đáp ứng được nhu cầu thưởng thức ẩm thực và lưu trú của đối tượng khách du lịch có khả năng thanh toán cao. Bên cạnh đó, hệ thống các nhà hàng, khách sạn bình dân có sự gia tăng đột biến về số lượng đã đáp ứng cơ bản theo sự gia tăng của lượng khách đến Ninh Bình.
Xúc tiến du lịch: Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch của Ninh Bình đã được quan tâm và đạt được những kết quả nhất định. Tỉnh đã tổ chức đón các đoàn khảo sát, xúc tiến du lịch; tham gia nhiều hội trợ triển lãm trong và ngoài nước; xuất bản đa dạng ấn phẩm du lịch; củng cố website; tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng.
3.3.1.2. Đối với tiêu chí bền vững về văn hóa – xã hội
Đánh giá tác động của việc phát triển du lịch đối với môi trường – xã hội, bao gồm các khía cạnh: tôn trọng tính trung thực về xã hội và văn hóa của các cộng đồng địa phương, bảo tồn di sản văn hóa và các giá trị truyền thống đã được xây dựng và đang sống động, và đóng góp vào sự hiểu biết và chia sẻ liên văn hóa.
Nhờ sự phối hợp tốt giữa Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch với các Sở Ngành có liên quan trên địa bàn tỉnh, nên các tiêu chí về Văn hoá – xã hội trong phát triển Du lịch được thể hiện ở các kết quả như sau:
- Tổng doanh thu thuần túy du lịch của tỉnh Ninh Bình trong những năm qua đã có sự tăng trưởng khá lớn. Ngành du lịch đã góp phần đáng kể trong việc tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
- Lực lượng lao động du lịch tăng đều qua các năm, đến năm 2013 toàn tỉnh đã thu hút được 12.000 lao động hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh du lịch. Với số lượng lao động này, bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu đặt ra cho phát triển du lịch của tỉnh.
- Du lịch phát triển kéo theo sự phát triển hàng loạt các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú và ăn uống với quy mô vừa và nhỏ, tạo thêm nguồn thu nhập cho các hộ gia đình và giải quyết nhiều việc làm cho lao động tại địa phương.
Chỉ số Doxey về bối rối trong du lịch: Doxey 1975, đã đề xuất chỉ số đo đạc