Kinh Nghiệm Về Thực Hiện Chính Sách Phát Triển Du Lịch Của Một Số Địa Phương Tại Việt Nam

ngành nghề chủ yếu của cư dân địa phương là làm du lịch, nông nghiệp trồng dứa, xoài, màu lương thực…

Tài nguyên thiên nhiên nổi bật là có 10ha rừng ngập mặn, vườn hoa đỗ quyên có hơn 5.000 cây và một số loài động vật quý hiếm được coi là tài sản quốc gia Nhật Bản là: Chim Gallorallus Okinawa thuộc họ Gà nước, Chim Sapheopipo Noguchii thuộc họ Gõ Kiến, Bọ cánh cứng Cheirotonus Jambar. Mỗi năm, Làng Higashi đón trung bình khoảng 300.000 khách du lịch.

Hoạt động du lịch của làng gồm:

- Du lịch tham quan ngắm cảnh trong làng;

- Du lịch xanh:Trải nghiệm làm nông nghiệp, nghỉ trọ nhà dân (homestay);

Nội dung chương trình du lịch:

Khách du lịch khi đến làng được đón tiếp tại trụ sở tổ chức Hiệp hội xúc tiến du lịch của làng để được giới thiệu và kết nối các hoạt động du lịch tại thôn. Khách du lịch được sẽ được tham gia Lễ nhập Làng do Hiệp hội tổ chức (lễ gặp mặt giới thiệu giữa người khách du lịch và người dân địa phương nơi khách du lịch đến ở). Sau lễ đón nhập làng, khách du lịch được các gia đình đón về lưu trú và tham gia các hoạt động du lịch trải nghiệm tại gia đình. Ngày thứ 2, khách du lịch được đi tham quan du lịch theo chương trình tour du lịch theo chương trình (thăm quan rừng ngập mặn, ngắm vườn hoa đỗ quyên, thăm các bãi biển, phong cảnh), các gia đình có trách nhiệm đưa, đón khách du lịch đi tham quan phong cảnh do Hiệp hội xúc tiến du lịch của Làng tổ chức chung cho toàn bộ khách du lịch, thăm quan nhà trưng bày của làng (giống như một viện bảo tàng nhỏ về lịch sử, phong tục tập quán, sinh hoạt của người dân địa phương và tài nguyên du lịch của làng). Những ngày tiếp theo, khách du lịch tham gia các hoạt động du lịch xanh, trải nghiệm làm nông nghiệp như làm đất, thu hoạch nông sản, cho gia súc ăn…Một điểm đáng chú ý, là khách du lịch khi đến ở trọ tại gia đình được sinh hoạt chung như thành viên trong gia đình, từ sinh hoạt đến làm việc.

Sau 2 đến 3 ngày hoặc có thể lâu hơn (theo chương trình tua) khách du lịch được gia đình người dân đưa trở lại trụ sở tổ chức Hiệp hội xúc tiến du lịch của Làng để trở về. Sau lễ chia tay và chụp ảnh lưu niệm, khách du lịch được các công ty Lữ hành đón trở về.

Kinh nghiệm thành công:

- Du lịch cộng đồng do người dân làm chủ;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

- Chia sẻ lợi ích hài hòa các công ty du lịch, tổ chức xúc tiến du lịch và người dân địa phương;

- Du lịch gắn với hoạt động giáo dục môi trường;

Chính sách phát triển du lịch tại tỉnh Bắc Ninh - 6

1.2.4.2. Kinh nghiệm về thực hiện chính sách phát triển du lịch của một số địa phương tại Việt Nam

a. Xây dựng chính sách phát triển du lịch bền vững theo hướng dựa vào cộng đồng ở Hội An, tỉnh Quảng Nam

Đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng bền vững và chất lượng dựa trên các giá trị văn hóa và sinh thái hiện có… là hướng phát triển ngành kinh tế du lịch ở Hội An trong những năm qua..

Theo hướng phát triển, chính quyền thành phố chủ trương đẩy mạnh du lịch cộng đồng, tạo điều kiện để người dân được hưởng lợi ngay trên chính di sản của mình. Những năm gần đây, thành phố đã cho phát triển nhiều loại hình dịch vụ lưu trú trong dân. Loại hình homestay hiện nay rất phát triển, kể cả các biệt thự du lịch ở các vùng ven. Sắp tới, thành phố sẽ mở rộng hơn nữa những quy định để tạo điều kiện tối đa cho các chủ hộ kinh doanh cũng như các doanh nghiệp có điều kiện đầu tư phát triển mạnh hơn nữa loại hình này nhằm đem lại lợi ích cho nhiều người dân”. Trong năm, đã có 217 cơ sở với gần 890 phòng lưu trú được đưa vào hoạt động, nâng tổng số cơ sở hiện có lên hơn 430 cơ sở với gần 7.600 phòng. Công tác quản lý trên lĩnh vực này luôn được chỉ đạo thường xuyên, kịp thời điều chỉnh hướng không gian phát triển phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương.

Năm 2017, Hội An tiếp tục mở rộng không gian du lịch cộng đồng tại các vùng quê, làng nghề các khu vực nông thôn, hải đảo cùng với sự đa dạng và làm phong phú thêm các sản phẩm du lịch văn hóa, sinh thái. Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng cao, du lịch Hội An sẽ gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng bền vững, chất lượng.

b. Kinh nghiệm của thành phố Hải Phòng

Hải Phòng là thành phố lớn trong tam giác kinh tế trọng điểm (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh) của miền Bắc. Với điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội thuận lợi nên từ lâu Hải Phòng trở thành thành phố du lịch với khu du lịch nổi tiếng Đồ Sơn, Cát Bà... Để phát huy được tiềm năng thế mạnh về tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn, trong chiến lược phát triển, Đảng bộ thành phố đã lãnh đạo, chỉ đạo, đưa du lịch Hải Phòng thành ngành kinh tế đặc biệt quan trọng. Và ngay từ khi đất nước mở cửa, hội nhập, kinh tế du lịch Hải Phòng đã nhanh chóng phát triển bắt nhịp theo hướng mở. Thị trường du lịch phát triển với nhiều chính sách, biện pháp, bước đi phù hợp để vừa phát triển tốt dịch vụ du lịch, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để thu hút khách nội địa và đặc biệt đối với khách quốc tế. Điều đáng chú ý ở Hải Phòng là ngoài phát triển để tăng cường đón khách nội địa thì hướng chính là thu hút khách từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông. Trong đó, khách Trung Quốc với số lượng lớn, gần về địa lý, giao thông thuận lợi, nhất là tuyến giao thông biển.

Từ việc xác định đúng hướng, luồng khách và có chính sách phù hợp số lượng khách đến du lịch Hải Phòng tăng liên tục qua các năm. Cùng với việc xác định chiến lược đón khách dài hạn, phù hợp, Hải Phòng chú trọng chiến lược đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật. Từ đó, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước xây dựng các khu du lịch, nghỉ dưỡng, tham quan, vui chơi giải trí, nhà hàng, khách sạn, phương tiện vận chuyển...

Vấn đề liên kết, phối hợp và hợp tác chặt chẽ với các địa phương trong hoạt động du lịch cũng được thành phố đặt ra và chỉ đạo tốt. Thế mạnh của Hải Phòng là liên kết đón khách từ Thủ đô Hà Nội theo tuor Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh hoặc ngược lại. Sự liên kết từ địa bàn đã tạo ra sự phát triển khá ổn định cho phát triển kinh tế du lịch trên nhiều phương diện. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng phải nhìn nhận từ góc độ xã hội. Hiện nay, Hải Phòng từ du lịch cũng đang kéo theo các tệ nạn xã hội theo gây dư luận xấu cần được xem xét và giải quyết kịp thời.

1.2.4.3. Những bài học rút ra cho tỉnh Bắc Ninh

Từ những mô hình phát triển du lịch bền vững ở một số quốc gia, đã rút ra một số bài học có thể vận dụng đối với Bắc Ninhnhư sau:

- Nâng cao nhận thức về phát triển du lịch bền vững cho các chủ thể liên quan. Du lịch - ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, việc phát triển du lịch góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế - xã hội, vì vậy, phát triển du lịch bền vững có nghĩa nó sẽ kéo theo sự phát triển chung về kinh tế, xã hội và môi trường.

- Phát triển du lịch bền vững theo hướng cộng đồng là cách đóng góp vào phát triển du lịch bền vững ở địa phương các hoạt động như: giao lưu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm. Đây là con đường ngắn nhất đưa lý luận vào thực tiễn. Việc tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch không chỉ giúp họ tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống mà sẽ làm tăng ý thức trách nhiệm của cộng đồng với sự phát triển của du lịch bởi lúc này quyền lợi của họ đã gắn liền với sự phát triển du lịch. Họ sẽ là người có trách nhiệm hơn với việc bảo vệ môi trường, tài nguyên du lịch, chăm lo đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm.

- Đa dạng hoá sản phẩm và các loại hình du lịch, nâng cao chất lượng để đạt tiêu chuẩn quốc tế; nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch bền vững. Hiện nay du lịch bền vững đang đứng trước một thử thách là cần phát triển các sản

phẩm du lịch có chất lượng, có khả năng thu hút cao song không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường thiên nhiên và văn hóa bản địa.

- Đào tạo các hướng dẫn viên và diễn giải viên du lịch bền vững là một trong những nguyên tắc có tính chất then chốt đối với sự phát triển bền vững của du lịch. Chú trọng đào tạo hướng dẫn viên, diễn giải viên là người bản địa, vì họ là những người có hiểu biết sâu sắc về lịch sử, phong tục tập quán, văn hóa bản địa và tài nguyên du lịch, có tâm huyết xây dựng quê hương. Họ sẽ là những người chuyển tải một cách rõ ràng nhất về giá trị của tài nguyên thiên nhiên, thông tin du lịch và văn hóa, tập quán bản địa đến với du khách trong quá trình thực hiện hướng dẫn du lịch. Diễn giải viên, hướng dẫn viên du lịch được xem là linh hồn của đoàn khách, sứ giả của doanh nghiệp, của địa phương và đất nước để đón tiếp và phục vụ khách du lịch, là người chịu trách nhiệm chủ yếu trong công việc giới thiệu cho khách du lịch các di sản văn hóa, các di tích lịch sử, các lễ hội truyền thống. Do đó, đòi hỏi người hướng dẫn chuyên môn cao, kiến thức rộng, có trình độ ngoại ngữ và tâm huyến với nghề, có ý thức cao trong hoạt động bảo vệ môi trường và tuyên truyền bảo vệ môi trường để phát triển bền vững.

Tiều kết chương 1


Trong Chương 1, tác giả tập trung làm rõ những vấn đề lý thuyết liên quan đến phát triển du lịch, chính sách phát triển du lịch và thực thi chính sách phát triển du lịch. Từ khái niệm phát triển du lịch, khái niệm chính sách công và khái niệm chính sách phát triển du lịch, theo tác giả, thực thi chính sách phát triển du lịch được hiểu là quá trình đưa chính sách phát triển du lịch vào thực tiễn nhằm thúc đẩy du lịch phát triển bền vững, vừa đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch vừa tạo ra khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai.

Trên cơ sở khách thể nghiên cứu, luận văn làm rõ những vấn đề lý luận chính của đề tài như: Vai trò của chính sách phát triển du lịch; Khái niệm thực thi chính sách phát triển du lịch; Quy trình triển khai thực thi chính sách phát triển du lịch.

Ngoài ra, tác giả cũng đã nghiên cứu kinh nghiệm chính sách phát triển du lịch bền vững tại một số địa phương nhằm tìm ra giá trị tham khảo để tỉnh Bắc Ninh có thể áp dụng trong thời gian tới.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC THI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI TỈNH BẮC NINH‌


2.1.Giới thiệu tiềm năng du lịch và kinh tế du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

2.1.1. Vị trí địa lý

Bắc Ninh là tỉnh có diện tích nhỏ nhất Việt Nam với diện tích là 822,7 km2. Là tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ nằm gọn trong vùng châu thổ sông Hồng, phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía Nam một phần giáp tỉnh Hưng Yên và một phần giáp Hà Nội, phía Đông giáp tỉnh Hải Dương và Tây giáp Hà Nội. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Do đó, Bắc Ninh có vị trí thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội nói chung và du lịch nói riêng.

Bắc Ninh có vị trí nằm gần với Thủ đô Hà Nội, đây là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa lớn bậc nhất của cả nước. Điều này đã tạo điều kiện cho Bắc Ninh cơ hội khai thác thị trường khách du lịch cả nội địa lẫn quốc tế đầy tiềm năng này. Trên địa bàn tỉnh có nhiều tuyến đường giao thông quan trọng kết nối với Hà Nội và các địa phương khác trong khu vực. Đây cũng là một điều kiện thuận lợi để thu hút du khách đến với Bắc Ninh.

2.1.2. Tiềm năng phát triển du lịch tại tỉnh Bắc Ninh

2.1.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên

- Địa hình: Bắc Ninh có địa hình đồng bằng tương đối bằng phẳng, do nằm ở vùng chuyển tiếp với vùng trung du nên trên địa bàn tỉnh vẫn có diện tích đồi núi chiếm tỉ lệ rất nhỏ. Địa hình đồng bằng đã hình thành nên những làng quê trù phú, thanh bình mang đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ với những nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Với địa hình này, Bắc Ninh đã tập trung với mật độ dày đặc các di tích lịch sử văn hóa, các làng nghề truyền

thống và các loại hình văn hóa dân gian đặc sắc có sức hấp dẫn lớn với du khách. Địa hình đồi núi cũng góp phần quan trọng cho tiềm năng du lịch của tỉnh. Tuy không tạo được những cảnh quan đặc sắc nhưng nó đã làm giảm đi sự đơn điệu của địa hình đồng bằng và nơi đây đã hình thành nên nhiều di tích văn hóa tâm linh quan trọng gắn liền với các khu vui chơi, giải trí sinh thái thu hút du khách.

- Khí hậu: Bắc Ninh thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh. Thời tiết được chia thành 4 mùa cơ bản hài hòa đã tạo nên cảnh sắc thiên nhiên thay đổi theo thời gian trong năm. Đây là yếu tố quan trọng để đảm bảo các hoạt động du lịch diễn ra được ổn định.

- Sông ngòi: Bắc Ninh có hệ thống sông ngòi khá dày đặc. Trên địa bàn tỉnh có 3 sông lớn là sông Thái Bình, sông Cầu và sông Đuống. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có một số con sông nhỏ chảy qua như sông Ngũ Huyện Khê, sông Dâu, sông Cẩm Giàng… và nhiều kênh, mương khác. Sông ngòi ở Bắc Ninh có vai trò quan trọng trong sản xuất và đời sống của người dân. Nơi các dòng sông chảy qua đã hình thành nên những làng mạc trù phú có lịch sử phát triển lâu đời, chính nơi đây cũng đã hình thành nên các di tích lịch sử văn hóa, các truyền thuyết dân gian, các làng nghề truyền thống… tất cả đã tạo nên một bức tranh sinh động về làng quê Việt dọc theo các dòng sông. Đó là nguồn tài nguyên quý giá có giá trị để khai thác, hình thành nên các sản phẩm du lịch đặc sắc. Có thể nói, hệ thống sông ngòi là tài nguyên du lịch tự nhiên có giá trị nhất trên địa bàn tỉnh không chỉ vì giá trị bản thân của hệ thống này với giao thông, với tiềm năng hình thành và khai thác các sản phẩm du lịch sông nước mà còn có khả năng kết nối các giá trị văn hóa để tạo ra các sản phẩm du lịch tổng hợp mang giá trị đặc trưng của du lịch Bắc Ninh.

-Thảm thực vật: Là địa phương có diện tích rừng rất nhỏ, chủ yếu là rừng phòng hộ được trồng trên các khu vực đồi núi nên có giá trị không lớn cho việc phát triển du lịch, ngoại trừ một số diện tích rừng thuộc khu vực đồi

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/09/2023