Ban Hành Theo Thẩm Quyền Và Tổ Chức Thực Hiện Các Chính Sách Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Của Địa Phương


Để thực hiện các quy hoạch, Hòa Bình đã lập đề án phát triển du lịch các huyện, thành phố; quy hoạch những điểm du lịch của tỉnh phù hợp với định hướng PTDL chung của tỉnh. Tính tới nay, 100% lãnh thổ cấp huyện đã xây dựng xong các đề án này. Ngoài ra, Hoà Bình cũng đã có quy hoạch PTDL cho Điểm du lịch quốc gia Mai Châu, làm cơ sở cho PTDL, nhất là DLCĐ. Trên cơ sở đó, Hòa Bình đã lập Kế hoạch số 42/KH-UBND ngày 14/4/2017 triển khai Quy hoạch phát triển Điểm du lịch quốc gia Mai Châu. Đến nay, tỉnh Hòa Bình đã có 26 dự án đăng ký đầu tư PTDL với tổng số vốn đăng ký là 10.708 tỷ đồng, trong đó có nhiều dự án đã đi vào hoạt động.

Ở Sơn La, “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Sơn La giai đoạn 2007- 2015 và định hướng đến năm 2020” được xây dựng năm 2007. Sau đó, Quy hoạch này đã được điều chỉnh vào năm 2014. DLCĐ là một trong các hướng ưu tiên PTDL của tỉnh. Theo đó, DLCĐ được định hướng phát triển tại một số xã thuộc Vân Hồ, Mộc Châu, thành phố Sơn La, Mường La, Quỳnh Nhai, Phù Yên. Sơn La cũng đã lập kế hoạch triển khai quy hoạch nêu trên với một trong số các nội dung là xây dựng các quy hoạch một số khu vực trọng điểm PTDL, trong đó có DLCĐ của tỉnh như “Quy hoạch phát triển du lịch Vùng lòng hồ thủy điện Sơn La đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Ba bản DLCĐ trong khu vực hồ là bản Lướt (xã Ngọc Chiến), bản Quyền, và bản Bon (xã Mường Chiên, huyện Quỳnh Nhai) là các địa điểm được định hướng PTDLCĐ.

Năm 2008, Điện Biên đã xây dựng “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch tỉnh Điện Biên giai đoạn đến năm 2020”. Đến nay, sau hơn 10 năm, vẫn chưa có quy hoạch PTDL mới nào được xây dựng. Điều đáng tiếc trong bản Quy hoạch này là không đưa vào các nội dung cũng như những mục tiêu chi tiết về PTDLCĐ. Nội dung về SPDL, tổ chức không gian đều không chú ý đến DLCĐ. Tuy nhiên, để định hướng PTDL của tỉnh, năm 2016, Điện Biên đã ban hành Nghị quyết số 03/NQ-TU ngày 23/5/2016 của Ban Chấp hành Ðảng bộ tỉnh về phát triển du lịch đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và “Chương trình phát triển du lịch tỉnh Điện Biên đến đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” với việc ban hành một số cơ chế hỗ trợ về tín dụng, đất đai, đào tạo nguồn nhân lực, khuyến khích PTDLCĐ;


đầu tư vào xây dựng một số điểm DLCĐ để đón du khách lưu trú và tham quan. Tính từ giai đoạn 2015 đến nay, Điện Biên đã có 13 dự án với số vốn 71 tỷ đồng đầu tư cho DLCĐ, trong số đó khoảng 40 tỷ đồng là đầu tư cho hạ tầng.

Việc lập các quy hoạch và triển khai các kế hoạch PTDL ở từng địa phương cho thấy sự chủ động trong hoạt động QLNN của những chính quyền địa phương, tạo cơ sở để địa phương quản lý, đầu tư và kiểm soát những hoạt động PTDLCĐ. Tuy nhiên, phân tích nội dung các quy hoạch tổng thể PTDL ở các địa phương [41, 42, 46] cho thấy các quy hoạch này có các mục tiêu về PTDL nhưng thiếu các mục tiêu cụ thể về PTDLCĐ như số lượng khách và tổng thu từ khách đến các điểm DLCĐ, số lao động tham gia hoạt động DLCĐ, tác động của PTDLCĐ đến KTXH… Bên cạnh đó, dù đã rất nỗ lực triển khai các quy hoạch đã được phê duyệt, thể hiện qua đầu tư cải thiện hệ thống hạ tầng, phát triển các sản phẩm du lịch… [3], những nỗ lực này vẫn chưa đáp ứng mong đợi của khách du lịch, thể hiện qua đánh giá mức độ thực hiện của các yếu tố trên không cao, như đã phân tích ở phần trên (xem bảng 3.2).

Kết quả đánh giá của các chuyên gia về xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch liên quan đến phát triển du lịch cộng đồng ở một số tỉnh vùng Tây Bắc (xem bảng 3.3) cho thấy các nội dung được chấm điểm cao nhất là các nội dung có thứ tự 1, 2, 4 ở Hòa Bình cũng chưa đạt mức tốt (3,82; 3,84/5). Bên cạnh đó, toàn bộ 7 nội dung liên quan ở Hòa Bình đều được chấm điểm cao hơn 2 địa phương còn lại.

Bảng 3.3. Kết quả khảo sát về xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch liên quan đến phát triển du lịch cộng đồng

ở một số tỉnh vùng Tây Bắc



TT


Nội dung

Hòa Bình

Sơn La

Điện Biên

Trung bình

Độ lệch

chuẩn

Trung bình

Độ lệch

chuẩn

Trung bình

Độ lệch

chuẩn

1

Mức độ đầy đủ của các mục tiêu, định hướng phát triển DLCĐ trong các đề án, quy hoạch du lịch


3,84


0,625


3,41


0,671


3,19


0,651

2

Sự phù hợp của mục tiêu, định

hướng phát triển DLCĐ trong

3,82

0,523

3,41

0,571

3,38

0,651

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng ở một số tỉnh vùng Tây Bắc, Việt Nam - 14



các đề án, quy hoạch du lịch với thực tế địa phương







3

Sự phù hợp của mục tiêu, định hướng phát triển DLCĐ trong các đề án, quy hoạch ở địa phương với các quy hoạch cấp

vùng và quốc gia


3,66


0,511


3,41


0,544


3,27


0,576

4

Sự phù hợp của việc lựa chọn các địa điểm ưu tiên cho phát triển DLCĐ trong các đề án,

quy hoạch của địa phương


3,84


0,712


3,68


0,705


3,41


0,661

5

Sự phù hợp của các định hướng phát triển sản phẩm DLCĐ với nhu cầu của thị trường


3,58


0,613


3,57


0,622


3,24


0,521

6

Khả năng đo lường, giám sát việc hoàn thành các mục tiêu của phát triển DLCĐ được đề ra trong các đề án, quy hoạch ở địa phương


3,34


0,622


3,14


0,601


3,03


0,506

7

Mức độ điều chỉnh kịp thời mục tiêu, định hướng, giải pháp… phát triển DLCĐ phù

hợp với thực tiễn


3,32


0,571


3,16


0,554


3,11


0,483

Ghi chú: thang điểm 5 (trong đó: 1-Rất kém, 5- Rất tốt)

Nguồn: Điều tra xã hội học của nghiên cứu sinh


Kết quả trên bảng 3.3 cũng cho thấy những đánh giá của các chuyên gia là phù hợp với thực tế QLNN đối với PTDLCĐ ở vùng Tây Bắc. Theo đó, nội dung đánh giá thấp nhất ở tất cả các địa phương là “Mức độ điều chỉnh kịp thời mục tiêu, định hướng, giải pháp… phát triển DLCĐ phù hợp với thực tiễn”, thể hiện việc chậm điều chỉnh các quy hoạch PTDL (Sơn La điều chỉnh quy hoạch sau 7 năm và từ 2014 đến nay cả Sơn La và Hòa Bình đều chưa có điều chỉnh. Sau hơn 10 năm, Điện Biên vẫn chưa điều chỉnh quy hoạch với các mục tiêu về PTDLCD). Bên cạnh đó, phân tích các báo cáo hàng năm của các địa phương ở Tây Bắc [3] cho thấy thiếu các số liệu liên quan đến PTDL, PTDLCĐ như ngày lưu trú bình quân, chi tiêu của khách du lịch, số liệu về thị trường du lịch cũng như kế hoạch điều tra thị trường… Những số liệu này là cần thiết để có thể xác định nhu cầu thị trường; đánh giá chính xác kết quả và những đóng góp của DLCĐ. Theo đó, các yếu tố “Khả năng đo lường, giám sát việc hoàn thành các mục tiêu của phát


triển DLCĐ được đề ra trong các đề án, quy hoạch ở địa phương” và “Sự phù hợp của các định hướng phát triển sản phẩm DLCĐ với nhu cầu của thị trường” đều bị đánh giá thấp.

3.2.2. Ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các chính sách phát triển du lịch cộng đồng của địa phương

3.2.2.1. Các chính sách phát triển du lịch cộng đồng

Nhằm thúc đẩy DLCĐ phát triển, những địa phương vùng Tây Bắc đã chủ động ban hành định hướng chính sách, thể hiện ở các Nghị quyết của Tỉnh ủy, UBND, và HĐND tỉnh. Theo đó, ngoài các chính sách gián tiếp liên quan tới hỗ trợ PTDL nói chung (hạ tầng, XTQB…) trong đó có DLCĐ, các văn bản nêu trên đều nhấn mạnh nội dung thiết lập hành lang pháp lý để hỗ trợ DLCĐ phát triển, cải thiện đời sống cho đồng bào thiểu số trên địa bàn tỉnh [45, 61].

- Các chính sách hỗ trợ trực tiếp

Cụ thể hóa các Nghị quyết nêu trên, các nội dung hỗ trợ trực tiếp cho PTDLCĐ ở Sơn La được thực hiện theo Nghị quyết số 22/2016/NQ-HĐND ngày 14/12/2016 của HĐND, chủ yếu hỗ trợ cho các bản đã được đề xuất trong “Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” bằng nguồn vốn từ ngân sách tỉnh. Theo đó, mỗi bản được hỗ trợ một lần kinh phí xây dựng các biển báo (15 triệu đồng), xử lý rác thải (15 triệu đồng), xây dựng nhà vệ sinh (30 triệu đồng). Hỗ trợ hộ gia đình vay vốn với lãi suất thấp (cao nhất là 30 triệu đồng/hộ, không quá 3 năm), tổ chức các lớp tập huấn các kỹ năng nghề du lịch cho CĐDC ở bản với mức 35 triệu đồng/lớp.

Để thực hiện chính sách này, Sở VHTTDL đã xây dựng hướng dẫn triển khai số 547/HD-SVHTT&DL ngày 28/3/2017. Tính đến tháng 12/2019, Sơn La đã hỗ trợ cho 7 bản DLCĐ và 23 hộ gia đình tham gia kinh doanh DLCĐ. Đây là nỗ lực rất lớn của tỉnh để PTDLCĐ, tuy nhiên, sau 3 năm triển khai, chỉ có 600 triệu đồng (tương đương 10% tổng vốn dự kiến) được hỗ trợ. Số lượng bản và hộ gia đình được hỗ trợ còn ít, chỉ khoảng 25% so với tổng số bản, hộ gia đình được định hướng PTDLCĐ nêu trong Quy hoạch. Theo kết quả rà soát của Sở VHTTDL Sơn La [47], nguyên nhân chính là do mức hỗ trợ cho một bản (xây dựng biển báo, nhà vệ sinh…) và cho các hộ gia đình là quá thấp, không đủ để triển khai các hạng mục theo quy định, nên không thu hút được người dân tham gia. Thủ tục giải ngân


nhiều thang nấc, nhiều văn bản, tốn nhiều thời gian, gây cản trở cho các hộ gia đình tiếp cận nguồn vốn vay. Ngoài ra, bản thân những hộ gia đình - chủ thể thụ hưởng cũng chưa thực hiện đúng những cam kết khi tiếp nhận nguồn vốn hỗ trợ. Việc hỗ trợ vay vốn với lãi suất thấp cũng chưa thực hiện được. Mặt khác, những huyện, thành phố không được lấy ngân sách thường xuyên để hỗ trợ, vì thế việc triển khai gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, theo hướng dẫn triển khai Nghị quyết, Sơn La chỉ hỗ trợ cho 4 huyện, thành phố là: Vân Hồ, Mộc Châu, thành phố Sơn La và Mường La, trong khi nhiều địa phương khác có nhu cầu lớn nhưng không nằm trong danh sách được hỗ trợ (Bắc Yên, Phù Yên…). Những vấn đề trên cho thấy, một mặt, chính sách đã ban hành chưa thực sự đi vào cuộc sống, mặt khác, cơ quan QLNN chưa giám sát đầy đủ và kịp thời quá trình triển khai các nội dung hỗ trợ nêu trên.

Ngoài ra, Sơn La còn có các chính sách hỗ trợ cho PTDLCĐ liên quan đến hạ tầng và XTQB cho du lịch, thể hiện ở các nội dung về PTDL trong các chương trình phát triển KTXH 5 năm và hàng năm [3]. Tuy nhiên, do nhu cầu cho phát triển KTXH ở Sơn La rất lớn trong khi nguồn vốn có hạn nên các nội dung hỗ trợ cho PTDLCĐ trong các chương trình này còn rất hạn chế [3, 27].

Tại Điện Biên, các nội dung hỗ trợ PTDLCĐ được đưa ra trong Đề án “Xây dựng Bản văn hóa dân tộc để phát triển du lịch tỉnh Điện Biên đến năm 2015” đã được UBND phê duyệt (Quyết định số 1265/QĐ-UBND ngày 07/11/2011 của UBND tỉnh Điện Biên). Theo đó, Đề án hỗ trợ đầu tư mới 10 bản và nâng cấp 08 bản phục vụ đón du khách. Nội dung hỗ trợ bao gồm: xây mới hoặc cải tạo một vài hạng mục (nhà văn hóa cộng đồng, công trình vệ sinh, biển chỉ dẫn...), hỗ trợ những hoạt động liên quan để có thể đón du khách (tập huấn, đào tạo kỹ năng phục vụ du khách...). Tổng kinh phí đầu tư là 11 tỷ đồng, 415 triệu đồng trong số này được dành cho quảng bá, tuyên truyền về các bản du lịch đó. Sau 5 năm triển khai (2010-2015), các chính sách nêu trên nhìn chung đã có tác dụng thúc đẩy PTDLCĐ và đời sống CĐDC ở nhiều bản đã phần nào được cải thiện. “Đề án tiếp tục bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên gắn với phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025” được phê duyệt (Quyết định số 1430/QĐ-UBND ngày 11/11/2016 của UBND tỉnh Điện Biên) đã xác định “giai đoạn 2016 - 2020 hỗ trợ đầu tư bảo tồn từ 03 bản văn hóa truyền thống dân tộc


và 05 bản văn hóa - du lịch trở lên”. Tuy nhiên, do thiếu nguồn lực hỗ trợ, hiện nay nhiều bản đã không còn đón khách du lịch vì trang thiết bị, hạ tầng xuống cấp [23, 50].

Tỉnh Hòa Bình hiện chưa ban hành chính sách cụ thể nào hỗ trợ trực tiếp cho các hộ dân, các điểm DLCĐ để PTDLCĐ giống như ở Sơn La. Mặc dù vậy, Sở VHTTDL tỉnh Hòa Bình thường xuyên tổ chức hỗ trợ các trang thiết bị (cho đội văn nghệ và những hộ dân làm DLCĐ). Năm 2019, Sở đã hỗ trợ cho đội văn nghệ và 05 hộ làm DLCĐ ở xóm Tiện, xã Thung Nai, huyện Cao Phong các thiết bị âm thanh, trang phục dân tộc, đệm, màn, ga, gối và chăn. Việc hỗ trợ này đã giúp các hộ đăng ký làm DLCĐ có điều kiện hơn trong việc cung cấp các dịch vụ bổ sung cho khách du lịch [45].

- Các chính sách hỗ trợ gián tiếp

Những năm vừa qua, ở vùng Tây Bắc có nhiều chương trình hỗ trợ phát triển KTXH, giảm nghèo… được triển khai, trong đó, người dân được hỗ trợ tiếp cận vốn để thoát nghèo cũng như để tham gia DLCĐ. Tuy nhiên, dù có nhiều chương trình hỗ trợ nhưng những nội dung phần lớn liên quan đến việc nâng cao đời sống của CĐDC, chưa có nội dung hỗ trợ cụ thể cho người dân tham gia DLCĐ ở tất cả địa phương vùng Tây Bắc. Bên cạnh đó, theo đánh giá trong Đề án tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 [26], do mỗi chương trình, dự án có mục tiêu riêng, nên việc lồng ghép thực hiện các chương trình một cách đồng bộ để hỗ trợ đồng bào tham gia các hoạt động kinh tế khác còn hạn chế.

Kết quả khảo sát chuyên gia về những nội dung “Xây dựng, ban hành chính sách phát triển du lịch cộng đồng ở một số tỉnh vùng Tây Bắc” được thể hiện trên bảng 3.4 (xem bảng 3.4).

Bảng 3.4. Kết quả khảo sát về xây dựng và ban hành chính sách phát triển du lịch cộng đồng ở một số tỉnh vùng Tây Bắc


TT


Nội dung

Hòa Bình

Sơn La

Điện Biên

Trung bình

Độ lệch

chuẩn

Trung bình

Độ lệch

chuẩn

Trung bình

Độ lệch

chuẩn

1

Mức độ đầy đủ (đối tượng hưởng thụ, lĩnh vực cần hỗ trợ…) của các chính sách


3,53


0,642


3.3


0,691


3.14


0,673


2

Mức độ rõ ràng, cụ thể của các chính sách

3,34

0,579

3.15

0,573

3,08

0,682

3

Sự phù hợp của các chính sách với nhu cầu của các đối tượng hưởng thụ (hộ gia đình, doanh

nghiệp, bản làng…)


3,32


0,571


3.08


0,574


3,00


0,577

4

Khả năng, mức độ bố trí về nguồn lực cho thực thi chính

sách PTDLCĐ


3,16


0,784


2.95


0,74


2,76


0,683

5

Sự phù hợp của các chính sách phát triển DLCĐ ở địa phương

với các chính sách quốc gia về phát triển DLCĐ


3,5


0,683


3.31


0,647


3,24


0,548

6

Sự gắn kết hoặc được lồng ghép của các chính sách, quy định về phát triển DLCĐ với các chính

sách phát triển KTXH khác của địa phương


3,47


0,642


3.30


0,609


3,14


0,536

Ghi chú: thang điểm 5 (trong đó: 1-Rất kém, 5- Rất tốt)

Nguồn: Điều tra xã hội học của nghiên cứu sinh

Theo bảng 3.4, ở cả 6 nội dung, Hòa Bình vẫn là tỉnh được đánh giá tốt nhất và Điện Biên là địa phương được đánh giá thấp nhất. Nhìn chung, các nội dung xây dựng và ban hành chính sách PTDLCĐ không được đánh giá cao ở cả 3 địa phương. Đặc biệt, “Khả năng, mức độ bố trí về nguồn lực cho PTDLCĐ” và “Mức độ đầy đủ (đối tượng hưởng thụ, lĩnh vực cần hỗ trợ…) của các chính sách” ở tất cả các địa phương Tây Bắc được đánh giá thấp, nhất là ở Điện Biên (“Khả năng, mức độ bố trí về nguồn lực cho PTDLCĐ” chỉ được đánh giá ở mức 2,76/5). Bên cạnh đó, các điểm DLCĐ, các hộ dân cũng như các doanh nghiệp luôn cần các chính sách hỗ trợ của chính quyền để có thể tham gia phát triển các hoạt động du lịch [31, 96], việc các chính sách hỗ trợ chưa thực sự phù hợp với nhu cầu của các đối tượng hưởng thụ dẫn đến khó thu hút các thành phần kinh tế tham gia PTDLCĐ.

3.2.2.2. Các quy định về phát triển du lịch cộng đồng

Các quy định về PTDLCĐ ở các địa phương là các văn bản do chính quyền địa phương ban hành để cụ thể hoá các định hướng, giải pháp của chiến lược, quy


hoạch hoặc các chủ trương về PTDL, PTDLCĐ của địa phương như các quy định về cung cấp các thông tin thống kê, dự báo; các quy định bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo vệ môi trường văn hóa, bảo tồn và phát huy các di tích danh thắng phục vụ PTDLCĐ…

Đến nay, Sơn La và Điện Biên chỉ ban hành các quy định về PTDL trên cơ sở cụ thể hoá các quy định về PTDL, DLCĐ trong Luật Du lịch và các văn bản khác có liên quan; chưa ban hành các quy định riêng đối với PTDLCĐ.

Ngoài việc ban hành các quy định về PTDL, trên cơ sở cụ thể hoá các quy định về PTDL, DLCĐ trong Luật Du lịch và các văn bản khác có liên quan, năm 2016, tỉnh Hòa Bình có ban hành một số quy định liên quan đến DLCĐ, thể hiện trong “Quy chế về công tác quản lý đối với hoạt động tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Hòa Bình” được ban hành theo Quyết định số 34/2016/QĐ- UBND ngày 01/8/2016 của UBND tỉnh Hoà Bình. Theo đó, đối với các điểm DLCĐ, phải có nội quy, quy chế hoạt động (bằng nhiều ngôn ngữ), chú trọng BVMT và bảo vệ TNDL; CSVCKTDL phải được thiết kế phù hợp với văn hoá địa phương… Năm 2019, Hòa Bình đã điều chỉnh Quy chế nêu trên với việc cụ thể hóa hơn một số quy định. Tuy nhiên, ngay cả khi đã điều chỉnh, một số nội dung trong Quy chế vẫn khó thực hiện. Ví dụ, Quy chế quy định: “hoạt động trong những khu, điểm du lịch của tỉnh không được làm ảnh hưởng đến các giá trị văn hóa truyền thống, thuần phong mỹ tục của các dân tộc Hòa Bình”, nhưng như thế nào là ảnh hưởng thì chưa có quy định. Hoặc quy chế có quy định “khuyến khích các khu, điểm du lịch tham gia bảo tồn, duy trì kiến trúc nhà sàn các dân tộc Hòa Bình bằng chất liệu truyền thống”, nhưng không có quy định chất liệu truyền thống là gì, việc cải tạo mức độ nào là chấp nhận được… Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến Hòa Bình chưa quản lý tốt các tác động không mong muốn của du lịch đến văn hoá [50].

Ở vùng Tây Bắc, loại hình homestay rất phổ biến. Hiện nay chỉ có duy nhất tiêu chuẩn có thể áp dụng cho loại hình lưu trú này là TCVN 7800:2017 qui định về các yêu cầu cho nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê. Những quy định trong

Xem tất cả 169 trang.

Ngày đăng: 23/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí