Đánh Giá Của Khách Du Lịch Về Dịch Vụ Lưu Trú

88


đời sự nghiệp vua Trần Thái Tông; Các công trình văn hóa tâm linh tôn giáo mà tiêu biểu là nhà thờ đá Phát Diệm và chùa Bái Đính…; Các lễ hội văn hóa tâm linh; Các làng Việt và làng nghề truyền thống tiêu biểu cho văn minh lúa nước vùng đồng bằng sông Hồng ở Gia Viễn, Kim Sơn, Hoa Lư

- Nhóm các sản phẩm du lịch sinh thái: Du lịch sinh thái ở khu du lịch sinh thái Tràng An; Du lịch sinh thái ở vườn quốc gia Cúc Phương; Du lịch sinh thái ở khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long

- Nhóm các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí và nghỉ cuối tuần ở các vùng cảnh quan, đó là: Du lịch nghỉ dưỡng vùng sinh thái Vân Long; Du lịch nghỉ dưỡng hồ (Cúc Phương, Đồng Chương, Yên Thắng, Yên Đồng); Du lịch nghỉ dưỡng Kênh Gà; Du lịch cuối tuần Thạch Bích-Thung Nắng (Ninh Hải, Hoa Lư), Vân Long; Du lịch cuối tuần, vui chơi giải trí sân golf 54 lỗ hồ Đồng Thái; Vui chơi giải trí hồ nước.

Tuy nhiên, cho đến nay ở Ninh Bình đã có những dấu hiệu cho thấy nhiều tài nguyên du lịch có giá trị đã bị khai thác quá mức, thiếu sự đầu tư bảo vệ, tôn tạo, nâng cấp và phát triển. Đây là một trong những lý do chính ảnh hưởng đến tính hấp dẫn của các sản phẩm du lịch Ninh Bình cùng với sự xuống cấp của một số khu, điểm du lịch.

Cùng với việc phát triển các sản phẩm du lịch mới, một số khu, điểm du lịch thường xuyên được đầu tư nâng cấp tạo thêm nhiều sản phẩm mới hấp dẫn, mang đậm nét văn hóa truyền thống và văn hóa dân tộc.

- Các điểm du lịch: Các điểm thuộc khu vực Hoa Lư; Các điểm du lịch thuộc khu vực Tam Cốc - Bích Động; Nhà thờ Phát Diệm; Vườn Quốc gia Cúc Phương.

- Các Cụm du lịch: Cụm Hoa Lư - Tam Cốc - Bích Động - thị xã Ninh Bình; Cúc Phương - Kỳ Phú; Cụm Phát Diệm - Cồn Thoi; Cụm Địch Lộng - Đầm Cút - Kênh Gà.

- Các tuyến du lịch: Tuyến TX Ninh Bình - Hoa Lư; Tuyến TX Ninh Bình - Tam Cốc - Bích Động; Tuyến TX Ninh Bình - Địch Lộng - Đầm Cút - Kênh Gà; Tuyến TX Ninh Bình-Cúc Phương-Kỳ Phú-Căn cứ Cách mạng Quỳnh Lưu-Tam Điệp; Tuyến TX Ninh Bình - Phát Diệm - Cồn Thoi - Hòn Nẹ; Các tuyến du lịch liên tỉnh gồm các tuyến theo trục QL1 và QL10.

Tất cả những điều đó góp phần tạo nên một Ninh Bình Du lịch sinh thái và văn hóa, và là một điểm dừng chân quan trọng trong hành trình du lịch Bắc Nam. Tiêu biểu là quần thể di tích, danh thắng Tràng An, khu BTTN Vân Long với sự tồn

89


tại của quần thể loài Voọc quần đùi trắng lớn nhất ở Việt Nam; một số điểm danh thắng, hồ nước có giá trị du lịch ở thị xã Tam Điệp, Yên Mô, Nho Quan, các làng nghề ở Kim Sơn...

Tại một số điểm tài nguyên có giá trị, mặc dù đã có được sự đầu tư khai thác, song thời gian qua những giá trị tài nguyên này chưa phát huy được để tạo thành sản phẩm du lịch hấp dẫn tương xứng. Tiêu biểu là nhà thờ đá Phát Diệm

Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại khu vực ven biển huyện Kim Sơn và cồn Nổi (cồn Thoi) dẫn tới các biến động về môi trường, cảnh quan và vì vậy ảnh hưởng đến việc khai thác những giá trị này để phát triển thành điểm tham quan du lịch theo quy hoạch 1995.

Việc tổ chức phát triển du lịch trên lãnh thổ 2 cụm du lịch Hoa Lư - Tam Cốc

- Bích Động – thành phố Ninh Bình và cụm Cúc Phương - Kỳ Phú được triển khai tương đối tốt với sự đầu tư của tỉnh và nhiều ngành, tuy nhiên hiệu quả kinh tế đối với địa phương còn chưa như mong đợi. Đối với cụm du lịch Hoa Lư, Tam Cốc - Bích Động và thành phố Ninh Bình thời gian gần đây có được sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ từ sau khi quần thể di tích và danh thắng Tràng An được phát hiện. Hiện tại khu vực này đã được sự hỗ trợ đầu tư của Chính phủ để phát triển hạ tầng du lịch nhằm khai thác các giá trị đặc biệt ở khu vực này. Đây là yếu tố thuận lợi để khẳng định tầm quan trọng của “cụm” du lịch này trong tổ chức không gian du lịch Ninh Bình.

Đối với cụm du lịch Phát Diệm - Cồn Thoi, việc triển khai phát triển du lịch theo quy hoạch còn chưa được triển khai mạnh và xuất hiện một số tình hình mới không thuận lợi cho phát triển du lịch vùng ven biển;

Tại cụm Địch Lộng - Đầm Cút - Kênh Gà một số nhà đầu tư đã có sự quan tâm phát triển sản phẩm du lịch, tuy nhiên đến nay mới chỉ có 1 dự án được triển khai trên cơ sở khai thác nguồn nước khoáng nóng. Mặc dù vậy việc triển khai dự án này hiện còn khó khăn do hạn chế về khả năng tài chính của chủ đầu tư. Đối với cụm du lịch này, việc phát hiện và đưa vào khai thác các giá trị sinh thái và cảnh quan của khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long phục vụ phát triển du lịch là một yếu tố rất quan trọng đối với tổ chức không gian du lịch Ninh Bình.

Các tuyến du lịch nội tỉnh được xác định trong quy hoạch 1995 cho đến nay vẫn chưa phát triển hoàn chỉnh, ngoài một số tuyến du lịch truyền thống từ thị xã Ninh Bình tới các khu vực Tam Cốc, Hoa Lư và Cúc Phương. Nguyên nhân chủ yếu là việc đầu tư phát triển các khu điểm và sản phẩm du lịch trên các tuyến này còn

90


hạn chế.

Tuyến du lịch dọc quốc lộ 1A vẫn là tuyến du lịch liên tỉnh quan trọng nhất của Ninh Bình, trong khi tuyến du lịch theo quốc lộ 10 chưa được hình thành một cách rõ nét, mặc dù hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã được xây dựng tương đối tốt.

Đối với việc triển khai đầu tư các dự án trọng điểm du lịch theo quy hoạch 1995, ngoài việc đầu tư (của nhiều ngành) vào các khu vực Hoa Lư, Tam Cốc, các dự án khác chưa được triển khai, hoặc triển khai ở quy mô hạn chế, chưa tạo được tác động lớn, dẫn tới đột phá trong phát triển du lịch Ninh Bình.

Việc điều chỉnh định hướng phát triển kinh tế - xã hội địa phương, trong đó ưu tiên phát triển công nghiệp, cụ thể là công nghiệp chế biến vật liệu xây dựng cũng tạo ra không ít khó khăn cho phát triển du lịch Ninh Bình nói chung, tổ chức không gian du lịch Ninh Bình nói riêng, đặc biệt đứng từ góc độ ảnh hưởng môi trường đến sự phát triển du lịch bền vững của địa phương.

Có thể nhận thấy, việc phát triển các loại hình du lịch là phù hợp với định hướng quy hoạch. Tuy nhiên, loại hình và sản phẩm du lịch thời gian qua vẫn chưa tương xứng so với tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh, chính vì vậy du lịch Ninh Bình chưa thật sự thu hút khách du lịch quốc tế cũng như khách trong nước và thời gian lưu lại của khách chưa đạt mức như một số trung tâm du lịch lớn của Việt Nam.

 Điều hành xúc tiến, mở rộng thị trường, liên kết phát triển du lịch

Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch của tỉnh Ninh Bình trong những năm gần đây đã được quan tâm. Năm 2001, Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch được thành lập, với vai trò là đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch của tỉnh. Nguồn ngân sách của tỉnh cấp cho Trung tâm để làm công tác xúc tiến quảng bá du lịch của tỉnh Ninh Bình hàng năm phân bổ không đồng đều và còn rất nhỏ bé so yêu cầu thực tế. Năm 2007 được cấp 602,5 triệu đồng, năm 2008 được cấp 919,2 triệu đồng, năm 2010 được cấp 705 triệu đồng, năm 2011 được cấp 874 triệu đồng, năm 2012 được cấp 3.393 triệu đồng, năm 2013 được cấp 1.713 triệu đồng.

Các ấn phẩm xúc tiến, quảng bá du lịch: Hệ thống ấn phẩm, tài liệu thông tin du lịch tỉnh Ninh Bình tương đối phong phú về thể loại từ sách hướng dẫn du lịch, bản đồ du lịch, tập gấp các loại, sách ảnh Non nước Ninh Bình, cẩm nang du lịch, đĩa CDrom, đĩa phim VCD, DVD đến các loại tranh ảnh, pano áp phích và bản đồ du lịch. Các ấn phẩm truyền thông này chủ yếu giới thiệu bằng các thứ tiếng Việt

91


Nam, Anh và Pháp.

Tuy nhiên do chưa có khảo sát, nghiên cứu riêng cho từng thị trường một cách bài bản, nên việc định hướng nội dung, hình ảnh tuyên truyền, quảng bá còn chung chung, mang nặng tính chủ quan, áp đặt. Do đó việc xác định, lựa chọn hình ảnh gì, thông điệp quảng cáo cho ai… chưa thật sự nhất quán và mang tính hướng đích một cách rõ ràng, chủ yếu vẫn là giới thiệu tiềm năng, thế mạnh, di tích danh thắng, dịch vụ du lịch, tức là những gì mình đang có, chứ không phải những gì khách cần.

Hoạt động quảng cáo du lịch: Ngành du lịch Ninh Bình đã chú trọng đến hoạt động quảng cáo trên mạng internet, trên báo, đài truyền hình địa phương và trung ương, biển quảng cáo tấm lớn, biển chỉ dẫn du lịch, pano áp phích, băng zôn khẩu hiệu, cờ phướn….

Hiện nay, Trang thông tin điện tử tổng hợp của Du lịch Ninh Bình đang hoạt động với ba tên miền “ninhbinhtourism.com.vn”,“dulichninhbinh.com.vn” và “ninhbinhcst.org.vn” để quảng cáo du lịch Ninh Bình. Hàng ngày có khoảng 5.000 đến 7.000 lượt truy cập, bình quân tháng có trên 100.000 lượt truy cập.

Ngành du lịch đã phối kết hợp chặt chẽ với các cơ quan báo chí địa phương và trung ương xây dựng và thực hiện các chuyên mục, phóng sự quảng bá giới thiệu tiềm năng du lịch, đồng thời tuyên truyền nâng cao nhận thức, kiến thức phát triển du lịch cho cộng đồng dân cư địa phương.

Nhìn chung hoạt động quảng cáo du lịch Ninh Bình trên báo chí phần lớn tập trung trên các báo, tạp chí trong nước, tuy nhiên, cũng chưa được thực hiện thường xuyên và liên tục, việc hợp đồng đặt viết bài quảng cáo phần lớn theo cảm tính, theo sự giới thiệu, chỉ đạo của cấp trên, chứ không theo một chương trình quảng bá giới thiệu du lịch có định hướng thị trường và công chúng mục tiêu một cách rõ ràng và khoa học.

Trong những năm qua, ngành du lịch cũng đã thường xuyên phối hợp cùng các đài truyền hình địa phương và trung ương thực hiện đều đặn các chuyên mục du lịch, du lịch qua màn ảnh nhỏ, phát sóng trên truyền hình Ninh Bình và các kênh truyền hình trung ương (VTV1, VTV2), truyền hình cáp (VCTV1), kỹ thuật số (VCTV), truyền hình thành phố Hồ Chí Minh (HTV). Các chương trình quảng cáo du lịch trên sóng truyền hình cũng đã tạo được ấn tượng và thu hút sự chú ý của đông đảo công chúng và du khách trong nước bởi các hình ảnh, chương trình du lịch độc đáo, mới lạ và hấp dẫn.

Ninh Bình đã thực hiện khá tốt công tác quảng cáo trực quan hay quảng cáo ngoài trời với hệ thống các biển quảng cáo du lịch tấm lớn tại các vị trí cửa ngõ của

92


tỉnh, biển chỉ dẫn du lịch, biển hộp, cờ phướn, băng zôn căng treo trên các trục

đường vào các khu, điểm du lịch.

Tuy nhiên, hình ảnh du lịch Ninh Bình còn chưa có trên các biển quảng cáo du lịch tấm lớn tại các trung tâm đô thị lớn, thị trường khách trọng điểm có vị trí thuận lợi như đường Thăng Long - Nội Bài, Quốc lộ 5 Hà Nội - Hải Phòng, Quốc lộ 6 Hà Nội - Quảng Ninh và Quốc lộ 10 Ninh Bình - Hải Phòng.

Hoạt động xúc tiến bán: Hoạt động xúc tiến bán của Du lịch Ninh Bình mới bắt đầu được quan tâm từ 10 năm trở lại đây. Các hình thức xúc tiến bán chủ yếu là tổ chức các cuộc thi viết về môi trường, tài nguyên du lịch Ninh Bình trên báo chí, tặng quà cho khách du lịch, miễn giảm giá vé danh lam cho khách đoàn…

- Các chương trình khuyến mại, giảm giá của du lịch Ninh Bình chưa được thực hiện theo chương trình thống nhất trên quy mô toàn tỉnh do ngành du lịch chủ trì, mà mới chỉ được thực hiện đơn lẻ tại một số khu, điểm du lịch hay một số cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch như khách sạn, nhà hàng. Quy mô và mức độ khuyến mại, giám giá cũng không đồng nhất, thiếu nhất quán, đôi khi còn dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh do giảm giá quá mức.

- Quà tặng du lịch Ninh Bình: Nhìn chung, quà tặng miễn phí của du lịch Ninh Bình chưa được thực hiện theo chiến dịch hay chương trình quảng bá với mục tiêu cụ thể, mà chủ yếu được sản xuất để biếu, tặng cho các quan khách, đại biểu đến dự các sự kiện đặc biệt của tỉnh, nên tính chuyên nghiệp và hiệu quả chưa cao.

Hoạt động xúc tiến bán của du lịch Ninh Bình còn rất đơn điệu, thiếu tính chuyên nghiệp, chưa được xây dựng và thực hiện thống nhất với các công cụ xúc tiến điểm đến du lịch khác, nên khả năng thúc đẩy, kích thích nhu cầu đối với điểm đến du lịch Ninh Bình còn hạn chế.

Hoạt động tổ chức và tham gia hội chợ, triển lãm du lịch:

a. Tổ chức hội chợ, triển lãm du lịch trong tỉnh:

Trong giai đoạn 2005-2013, Ninh Bình đã tổ chức 02 hội chợ, triển lãm du lịch với quy mô lớn với sự tham gia của nhiều đơn vị xúc tiến du lịch các tỉnh thành phố, công ty du lịch, lữ hành.

b. Tham gia hội chợ, triển lãm du lịch các tỉnh

Từ năm 2007 đến nay, việc tham gia hội chợ tại các tỉnh trong nước đã thường xuyên hơn. Công tác xúc tiến quảng bá đã vươn tới một số thị trường các tỉnh phía nam và một số thị trường khách quốc tế như Nhật Bản, Thái Lan. Nội dung tham gia đã được chuẩn bị khá công phu, chu đáo. Các gian hàng được thiết kế hoành

93


tráng, ấn tượng, nội dung thông tin, hình ảnh thiết kế có chủ điểm rõ ràng, tài liệu ấn phẩm quảng bá nhiều loại đẹp, phong phú bằng ba thứ tiếng Việt, Anh và Pháp, cán bộ tham gia hội chợ, triển lãm đã có nhiều kinh nghiệm thiết kế, trưng bày gian hàng, kiến thức về điểm đến, nên cũng đã tạo được ấn tượng tốt đẹp với quan khách đến thăm gian hàng.

Tuy nhiên việc tham gia hội chợ triển lãm của du lịch Ninh Bình phần lớn là theo sự chỉ đạo của cấp trên, theo lời mời của các địa phương hay điểm đến khác, chưa có nghiên cứu thị trường một cách khoa học. Mặt khác do điều kiện hạn hẹp về kinh phí, ngành du lịch Ninh Bình chưa tham gia nhiều hội chợ du lịch tại nước ngoài.

 Tổ chức quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

- Cơ sở lưu trú du lịch: Trong những năm gần đây, số lượng cơ sở lưu trú tại Ninh Bình tăng đáng kể. Sự tăng nhanh về số lượng cơ sở lưu trú và số lượng phòng là do du lịch Ninh Bình được đánh giá là ngành kinh tế có lợi nhuận cao. Các thành phần kinh tế, nhất là tư nhân tham gia vào hoạt động kinh doanh du lịch, dịch vụ kéo theo sự ra đời của hàng loạt các khách sạn có quy mô vừa và nhỏ. Cùng với sự gia tăng về số lượng, chất lượng phòng ngủ cũng được nâng lên theo từng thời kỳ. Tính 31/12/2013, toàn tỉnh có 276 cơ sở lưu trú du lịch với 91 khách sạn, 185 nhà nghỉ, nhà khách với tổng số 4.119 buồng ngủ. Trong đó có 01 khách sạn 4 sao với 107 phòng; 24 khách sạn 2 sao, với 898 phòng; 7 khách sạn 1 sao, với 197 phòng; 48 khách sạn đạt tiêu chuẩn với 581 phòng; 6 khách sạn đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật theo tiêu chuẩn 3-5 sao, các khách sạn này đã đi vào hoạt động và đang làm các thủ tục đề nghị Tổng cục Du lịch công nhận xếp hạng. Cơ sở vật chất, trang thiết bị các cơ sở lưu trú cơ bản đã được cải tiến, nâng cấp và bổ sung các dịch vụ phụ trợ như: massage, phòng tắm xông hơi, nhà hàng ăn uống, sân tennis, bể bơi, phòng hội nghị, hội thảo…

Bảng 3.4: Cơ sở lưu trú của tỉnh Ninh Bình


Năm

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

Tổng số CSLT

60

86

95

104

108

167

203

222

276

Tổng số buồng

821

1.157

1.348

1.589

1.690

2.546

2.708

2.968

4.119

Tổng số giường

1.350

1.933

2.213

2.639

2.854

3.830

4.260

4.800

5.820

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững tỉnh Ninh Bình - 13

Nguồn: CTKNB (2006-2013)

Hiện tại dịch vụ lưu trú của Ninh Bình có một thực trạng rất mâu thuẫn là vừa khủng hoảng thừa, vừa khủng hoảng thiếu về phòng khách sạn. Việc thừa các khách sạn, nhà nghỉ bình dân, dẫn đến tình trạng cạnh tranh gay gắt về giá và tranh giành khách, các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú chưa có sự liên kết với nhau. Sự thiếu

94


các khách sạn, nhà nghỉ cao cấp từ 3 đến 5 sao cùng với các khu vui chơi giải trí về đêm đáp ứng nhu cầu lưu trú, ăn nghỉ và giải trí cho thị trường khách có khả năng chi trả cao, dẫn đến tình trạng có nhiều công ty du lịch và lữ hành quốc tế thường phải cắt lưu trú trong chương trình du lịch tham quan Ninh Bình, đưa khách đến lưu trú tại các tỉnh lân cận.

Sự phân bố các cơ sở lưu trú tại các điểm du lịch cũng không đồng đều, có nơi tập trung nhiều như thành phố Ninh Bình, khu du lịch Tam Cốc – Bích Động, có nơi lại quá thưa thớt như khu du lịch Tràng An, cố đô Hoa Lư, Vân Long.

Nhìn chung, ngành du lịch Ninh Bình đã có định hướng để phân bổ khá đồng đều cho các khu du lịch theo quy hoạch phát triển của toàn tỉnh, đã đáp ứng được phần nào nhu cầu nghỉ lại của khách. Nhưng với chất lượng phòng, chất lượng dịch vụ còn thấp, thiếu ổn định nên chưa đáp ứng và thu hút được thị trường khách có khả năng chi trả cao lưu lại Ninh Bình. Điều này giải thích tại sao hiện có nhiều đoàn khách quốc tế cao cấp chỉ đi tour đến tham quan một vài điểm du lịch nổi tiếng ở Ninh Bình trong ngày rồi quay lại Hà Nội hoặc đi tiếp tới Hạ Long, Hải Phòng.

Bảng 3.5: Đánh giá của khách du lịch về dịch vụ lưu trú



Kết quả đánh giá

Nội dung đánh giá

Thái độ đón tiếp

Chất lượng dịch vụ

Số người

%

Số người

%

Hài lòng

69

57, 5

31

25,8

Không hài lòng

26

21,7

63

52,5

Không trả lời

25

20,8

26

21,7

Tổng

120

100

120

100

Nguồn: SVHTTDLNB (2006-2013)

- Hệ thống các cơ sở dịch vụ ăn uống phục vụ du lịch: Hệ thống nhà hàng tại Ninh Bình tương đối phong phú và đa dạng, đảm bảo đáp ứng cho việc phục vụ khách du lịch và khách địa phương. Theo thống kê hiện tại trên địa bàn toàn tỉnh có 4.715 đơn vị kinh doanh ăn uống. Các nhà hàng phân bố chủ yếu ở trung tâm thành phố Ninh Bình và khu vực Tam Cốc, Tràng An. Nhà hàng đặc sản ở Ninh Bình ngày càng nhiều và thu hút đông đảo du khách bởi những món ăn đặc sản địa phương như: thịt dê, cơm cháy... Tuy nhiên dịch vụ ăn uống cũng đa phần mới chỉ kinh doanh và phục vụ ở quy mô gia đình, chất lượng phục vụ còn thấp, cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn.

Mặc dù chính quyền địa phương cùng với ngành du lịch đã quan tâm đến công

95


tác quy hoạch du lịch nhưng tình hình hiện nay rất dễ xảy ra nguy cơ vừa thừa lại vừa thiếu nhà hàng. Trong quá trình kinh doanh, các nhà hàng vẫn ở tình trạng hoạt động riêng lẻ, độc lập, cạnh tranh không lành mạnh, chất lượng các món ăn không ổn định, giá cả thiếu nhất quán.

Theo kết quả điều tra 120 khách du lịch tại 3 khu, điểm du lịch của Ninh Bình là: Khu du lịch Tam Cốc- Bích Động, Khu tâm linh núi Chùa Bái Đính, Khu du lịch sinh thái Vân Long năm 2013 cho thấy: về chất lượng bữa ăn được nhiều du khách đánh giá tốt tuy nhiên vẫn chưa phải ở mức cao với 68 người đạt 56,7% số người được hỏi; về thái độ phục vụ có 56 người đánh giá là tốt, chỉ có 24 người (20%) đánh giá rất tốt, đặc biệt về khả năng cung ứng dịch vụ ăn uống rất nhiều du khách 92 người, chiếm 76,7% số người được hỏi, đánh giá là chưa tốt. Như thế, theo kết quả điều tra có thể thấy chất lượng dịch vụ ăn uống phục vụ khách du lịch tại một số điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách. Để nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống địa phương cần chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề cho đội ngũ cán bộ, nhân viên tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch; đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu của du khách.

Bảng 3.6: Đánh giá của du khách về chất lượng dịch vụ ăn uống



Kết quả đánh giá

Nội dung đánh giá

Chất lượng bữa ăn

Thái độ phục vụ

Khả năng cung ứng

Số người

%

Số người

%

Số người

%

Rất tốt

12

10

24

20

0

0

Tốt

68

56,7

56

46,7

28

23,3

Chưa tốt

24

20

28

23,3

92

76,7

Không trả lời

16

13,3

12

10

0

0

Tổng cộng

120

100

120

100

120

100

Nguồn: SVHTTDLNB (2006-2013)

- Dịch vụ vận chuyển du lịch: Trên địa bàn Ninh Bình có nhiều loại hình kinh doanh dịch vụ vận chuyển như ô tô, tầu hỏa, thuyền máy, đò, xe trâu, xe đạp. Hiện có 15 doanh nghiệp vận tải theo tuyến cố định; 8 công ty kinh doanh dịch vụ taxi với hơn 500 đầu xe và hàng trăm hộ gia đình có xe ô tô từ 4 đến 50 chỗ kinh doanh dịch vụ vận chuyển. Trên địa bàn tỉnh hiện có 3 tuyến xe buýt chạy tuyến cố định trong tỉnh. Ninh Bình với đặc thù du lịch khám phá hang động nước nên loại hình kinh doanh dịch vụ chở đò là một hình thức kinh doanh chủ yếu, nó vừa là một loại hình vận chuyển phục vụ tham quan vừa là một sản phẩm du lịch đặc thù và phổ biến ở các điểm du lịch chính của Ninh Bình như

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/03/2023