Chủ Trương Của Đảng Và Chính Sách Của Nhà Nước Về Phát Triển Du Lịch Và Triển Khai Truyền Thông Quảng Bá Du Lịch Tại Các Địa Phương


động một cách sâu sắc tới tính chất, màu sắc, sự tiến bộ hay tan rã của văn hóa. Khả năng định hướng dư luận của báo chí là không thể phủ nhận. Nhiều loại hình văn hóa được hình thành hoặc tàn lụi, thậm chí từng cá thể làm các loại hình văn hóa này có thể nổi lên hoặc mất đi là do báo chí. Trong định hướng dư luận, có vấn đề ủng hộ hoặc phản biện, phản đối. Tiếng nói ủng hộ hoặc phản đối của báo chí vô cùng quan trọng. Tiếng nói của báo chí dù ủng hộ hay không ủng hộ mà đúng, xã hội nói chung, văn hóa nói riêng có được những hiệu ứng tích cực… Nhưng nếu báo chí định hướng, ủng hộ sai, hậu quả sẽ khôn lường…” [36, tr.289].

Việc tuyên truyền du lịch vừa phải tăng cường sự hiểu biết vừa phải thu hút du khách, thúc đẩy tiêu thụ. Bởi vì hoạt động du lịch không phải là hoạt động kinh tế đơn thuần mà là một loại hoạt động kinh tế - xã hội mang tính tổng hợp phức tạp, nó phải đạt tới hiệu quả và lợi ích kinh tế, hiệu quả và lợi ích xã hội, hiệu quả và lợi ích môi trường. “Tuyên truyền du lịch bao gồm cả yếu tố phi kinh tế, mục đích của tuyên truyền du lịch là thu hút người tiêu thụ du lịch đến nơi cung ứng nhất định” [25, tr. 389].

Về tác động của báo chí đối với nhận thức, “Công chúng của báo chí là đông đảo người; tác động của báo chí có thể ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức, thái độ và hành vi của hàng chục triệu người. Do đó, hoạt động báo chí có thể liên kết, thu phục, tập hợp và điều chỉnh nhận thức (trước hết và quan trọng nhất là nhận thức chính trị), thái độ và hành vi của hàng triệu người; thậm chí có thể lũng đoạn nhận thức, thái độ và hành vi của hàng triệu người. Đó là công cụ và phương thức có khả năng đặc biệt trong việc liên kết, tập hợp và tổ chức đông đảo công chúng; có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc khơi nguồn, phản ánh, định hướng và điều hòa dư luận xã hội” [7, tr.8].


Theo Nghị quyết 08-NQ/TW, để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, giải pháp được đặt lên hàng đầu là “đổi mới nhận thức, tư duy về phát triển du lịch”. Nghị quyết có nêu: “Nhận thức rõ du lịch là ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng, xã hội hóa cao và nội dung văn hóa sâu sắc; có khả năng đóng góp lớn vào phát triển kinh tế, tạo nhiều việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tạo động lực cho các ngành, lĩnh vực khác phát triển, đem lại hiệu quả nhiều mặt về kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, đối ngoại và an ninh, quốc phòng. Đổi mới mạnh mẽ tư duy, phát triển du lịch theo quy luật kinh tế thị trường, bảo đảm nhất quán từ quan điểm, mục tiêu, chương trình hành động và có thể chế, chính sách đột phá, đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Nâng cao ý thức của người dân, doanh nghiệp và cộng đồng trong xây dựng, bảo vệ hình ảnh, môi trường, góp phần phát triển bền vững, không ngừng nâng cao uy tín, thương hiệu và sức thu hút của du lịch Việt Nam”.

Đây chính là nhiệm vụ mà báo chí nói riêng, truyền thông đại chúng nói chung cần thực hiện. Trong đó, báo chí giữ vai trò chủ chốt trong truyền thông đại chúng nhằm thay đổi nhận thức, tư duy về phát triển du lịch. Nhất là các cơ quan báo đảng tại địa phương càng cần thể hiện rõ vai trò này.

Bên cạnh đó, công tác xúc tiến quảng bá du lịch cũng cần đến báo chí để làm kênh thông tin hiệu quả, phổ biến nhất. Trong tăng cường xúc tiến quảng bá du lịch, Nghị quyết 08-NQ/TW có nêu: “Đổi mới cách thức, nội dung, tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại, bảo đảm thực hiện thống nhất, chuyên nghiệp và nâng cao hiệu quả xúc tiến quảng bá du lịch trong nước và nước ngoài”. Trong đó có nhấn mạnh: “ Phát huy vai trò của các cơ quan truyền thông, tạo đột phá trong hoạt động xúc tiến quảng bá thị trường trong nước, kết hợp với nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí ngành du lịch”.


Cụ thể hóa Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 6/10/2017 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/1/2017 của Bộ Chính trị, trong đó tập trung vào các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng lợi thế, kết nối và nâng cao giá trị dịch vụ du lịch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Một trong các giải pháp trọng tâm được Chính phủ tập trung chỉ đạo thực hiện là: “đổi mới, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, của toàn xã hội về du lịch”, “đổi mới tư duy phát triển du lịch một cách nhất quán từ quan điểm, mục tiêu, chương trình hành động của các cấp, các ngành, ý thức của người dân, doanh nghiệp và cộng đồng tham gia vào quá trình phát triển du lịch”.

Như vậy, báo chí là kênh thông tin uy tín về hoạt động du lịch tại địa phương, giới thiệu, quảng bá các sản phẩm du lịch, là một trong các kênh thông tin xúc tiến du lịch hiệu quả. Truyền thông quảng bá du lịch trên báo điện tử có thể nói là giải pháp chủ chốt quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, báo điện tử vừa là kênh thông tin hiệu quả, phù hợp để truyền thông quảng bá du lịch, phù hợp chủ trương, đường lối chung vừa phù hợp với xu thế phát triển hiện đại.

Truyền thông quảng bá du lịch địa phương trên báo điện tử khu vực đồng bằng sông Cửu Long - 4

1.3. Chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước về phát triển du lịch và triển khai truyền thông quảng bá du lịch tại các địa phương


Điều 3, Luật Du lịch 2017 khái niệm, “du lịch” là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi lưu trú thường xuyên trong thời gian không quá 1 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với các mục đích hợp pháp khác [21] .


Từ trước khi đất nước hoàn toàn giải phóng vào ngày 30/4/2019, Đảng và Nhà nước đã sớm xác định tầm quan trọng của du lịch trong kinh tế đất nước. Theo dòng lịch sử, từ đó đến nay, tùy theo tình hình, đặc điểm của thời đại, của đất nước, phát triển du lịch luôn được quan tâm nhất định. Chủ trương phát triển du lịch của nước ta được thể hiện qua hệ thống các văn bản như: Nghị định 26/CP ngày 9/7/1960 của Hội đồng Chính phủ, thành lập Công ty du lịch Việt Nam; Nghị định 32/CP ngày 23/11/1979, thành lập Tổng cục du lịch; Nghị định 119/HĐBT ngày 9/4/1990 thành lập Tổng cục Du lịch Việt Nam; Nghị định số 05/CP ngày 26/10/1992, thành lập Tổng cục Du lịch là một cơ quan độc lập ngang bộ, thuộc Chính phủ, quản lý nhà nước về du lịch [9, tr.14].

Đáng chú ý, Chỉ thị 46CT-TW ngày 14/10/1994 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về lãnh đạo đổi mới và phát triển du lịch trong tình hình mới đã xác định việc phát triển du lịch là một hướng chiến lược trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhằm góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, coi việc phát triển du lịch là nhiệm vụ và trách nhiệm của các ngành, các cấp, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội; phát triển du lịch quốc tế chú trọng với du lịch nội địa, khẳng định “du lịch không chỉ nên coi là một ngành”.

Ngày 16/01/2017, Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn được ban hành, trở thành chủ trương, định hướng mới của Đảng và toàn hệ thống chính trị về phát triển du lịch trong thời kỳ mới. Nghị quyết 08-NQ/TW xác định “phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn là định hướng chiến lược quan trọng để phát triển đất nước, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác”.


Cụ thể hóa Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị, các tỉnh, thành phố đã xây dựng các văn bản chỉ đạo, điều hành, kế hoạch, đề án phát triển du lịch của địa phương mình. Trong đó, chủ trương về truyền thông quảng bá du lịch cũng được thực hiện với các cách thức khác nhau.

Đối với phát triển du lịch, TP. Cần Thơ đã có Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 01/08/2016 của Thành ủy TP. Cần Thơ về đẩy mạnh phát triển du lịch, UBND TP. Cần Thơ có Kế hoạch số 111/KH-UBND thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 01/08/2016 của Thành ủy TP. Cần Thơ về đẩy mạnh phát triển du lịch.

Mục tiêu chính của Nghị quyết số 03-NQ/TU của Thành ủy TP. Cần Thơ là phấn đấu đến năm 2020, đưa du lịch TP. Cần Thơ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, khẳng định thương hiệu, phát triển bền vững, đóng góp quan trọng trong cơ cấu khu vực dịch vụ và tăng trưởng của thành phố; phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, xứng tầm đô thị trung tâm ĐBSCL. Tại Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 01/8/2016, đề ra 9 nhiệm vụ giải pháp chủ yếu. Nhiệm vụ thứ 4 được nhấn mạnh là: “Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá du lịch” với 7 nội dung cơ bản. Trong đó có ứng dụng mạnh mẽ và khai thác triệt để công nghệ thông tin để tuyên truyền, quảng bá du lịch; các cơ quan thông tin đại chúng của thành phố dành thời lượng tuyên truyền, quảng bá du lịch với nhiều hình thức phong phú, đa dạng nhằm giới thiệu hình ảnh du lịch TP. Cần Thơ đến với du khách trong và ngoài nước.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP. Cần Thơ đã cụ thể hóa nội dung kế hoạch của Ủy ban nhân dân TP. Cần Thơ thực hiện Nghị quyết số 03- NQ/TU của Thành ủy, về đẩy mạnh phát triển du lịch, sớm đưa Nghị quyết vào cuộc sống bằng Kế hoạch hành động số 4454/KH-SVHTTDL ngày 25/10/2016. Trong đó yêu cầu phải đổi mới công tác tuyên truyền, xúc tiến,


quảng bá du lịch, xây dựng thương hiệu, phương pháp quảng bá phù hợp nhu cầu và cách tiếp cận thông tin của khách du lịch. Một trong các giải pháp là tăng cường công tác phối hợp với báo, đài có chuyên mục định kỳ về du lịch, tăng cường bài viết tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch TP. Cần Thơ đối với một số tạp chí về du lịch của cả nước. Tuyên truyền, quảng bá du lịch Cần Thơ trên các báo, tạp chí, đài truyền hình chuyên đề về du lịch, như: Báo Cần Thơ, Báo Thanh Niên, Tạp chí Du lịch, Ấn phẩm Xuân của Hiệp hội Du lịch ĐBSCL, Đài Phát thanh và Truyền hình TP. Cần Thơ…

Đối với tỉnh Đồng Tháp, đây là một trong các tỉnh của ĐBSCL xây dựng chiến lược phát triển du lịch địa phương một cách bài bản. Đề án phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2015-2020 (thông qua năm 2014) nhận định lợi thế của tỉnh để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh là “có nhiều cảnh quan thiên nhiên đặc sắc, sông nước hữu tình, bốn mùa hoa thơm quả ngọt, cùng với tài nguyên thiên nhiên phong phú, kết hợp với con người thân thiện, tinh hoa văn hóa, lịch sử của cộng đồng và nhiều lễ hội dân gian truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc… Theo đề án, sản phẩm tiêu biểu nhất là du lịch sinh thái theo mùa, du lịch sông nước, du lịch trải nghiệm, làng nghề, ẩm thực… gắn liền với tham quan các địa danh đặc trưng trong vùng và nổi tiếng cả nước.

Đề án xác định mục tiêu phát triển du lịch, coi du lịch là 1 trong 3 nhiệm vụ trọng tâm chiến lược của tỉnh đến năm 2020. Đầu tư phát triển du lịch hướng đến đối tượng thụ hưởng cuối cùng là người dân địa phương và du khách. Cụ thể giai đoạn 2015-2020, tỉnh định hình cơ bản mô hình phát triển của du lịch tỉnh với các nét văn hóa truyền thống, lợi thế đặc trưng tại các tuyến điểm du lịch trong điểm với từng định vị rõ ràng, không trùng lặp với các địa phương khác. Đến năm 2020, du lịch Đồng Tháp vươn lên tốp đầu của


ĐBSCL, xây dựng tỉnh trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn nhất khu vực ĐBSCL.

Công tác truyền thông quảng bá du lịch được Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp quan tâm chỉ đạo ngày càng củng cố, tăng cường cả quy mô, phạm vi hoạt động, nâng cao chất lượng, tạo ấn tượng và đạt hiệu quả cao. Theo đó, tỉnh Đồng Tháp chỉ đạo xúc tiến, truyền thông quảng bá du lịch phải đi vào thực chất, có trọng tâm, trọng điểm, định hướng hình ảnh, thị trường mục tiêu rõ ràng. Thông qua các kênh truyền thông truyền thống và tác dụng tích cực của mạng xã hội, gắn tuyên truyền, quảng bá du lịch với tạo dựng hình ảnh về một tỉnh Đồng Tháp tươi đẹp, mến khách, chính quyền thân thiện, kiến tạo, khởi nghiệp, người dân năng động, sáng tạo, hiền hòa, mến khách… Bước đầu cải thiện hình ảnh du lịch Đồng Tháp, thu hút ngày càng nhiều khách du lịch và các nhà đầu tư.

Các phương thức truyền thông quảng bá du lịch Đồng Tháp được thực hiện như: quảng bá thông qua hội chợ, triển lãm, sự kiện du lịch của các địa phương; quảng bá thông qua sự kiện du lịch hàng năm của tỉnh Đồng Tháp; truyền thông quảng bá trực quan thông qua các pano, bảng chỉ dẫn du lịch, các brochure, tập gấp quảng bá du lịch các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh; truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội. Đồng Tháp đã đẩy mạnh truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội cụ thể như: chuyên mục trên Báo Đồng Tháp, xây dựng phóng sự quảng bá du lịch phát sóng trên các Đài phát thanh truyền hình Trung ương, TP. Hồ Chí Minh, phối hợp Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Tháp xây dựng Chuyên mục Tạp chí Du lịch Xanh được phát sóng định kỳ hàng tháng trên kênh Truyền hình Đồng Tháp, tham gia chuyên trang giới thiệu hình ảnh, sản phẩm, tài nguyên du lịch trên các báo du lịch, tạp chí du lịch, ấn


phẩm du lịch ĐBSCL… Cùng với đó, Đồng Tháp thường xuyên đăng tải những hình ảnh, tin bài quảng bá du lịch trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh, Trang thông tin điện tử của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, mạng xã hội Facebook thông qua các Fanpage, Cổng thông tin du lịch và Ứng dụng du lịch thông minh trên thiết bị di động tại địa chỉ: https://dulich.dongthap.gov.vn.

Tại tỉnh Bến Tre, thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, Tỉnh ủy Bến Tre đã xây dựng Chương trình hành động số 22-CTr/TU ngày 20/07/2017 về thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Trong đó xác định mục tiêu phát triển đa dạng các loại hình du lịch xứ Dừa dựa vào tiềm năng về tự nhiên, văn hóa và con người, phấn đấu đến năm 2020, tổng thu từ hoạt động du lịch tăng 22 – 25%/năm, tổng lượt khách du lịch tăng 12 – 15%/năm, đưa ngành du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Đến năm 2030, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, giá trị tăng thêm của ngành du lịch chiếm 8 - 10% GRDP của tỉnh Bến Tre.

Kế hoạch số 4573/KH-UBND ngày 09/10/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre cũng đã cụ thể hóa Chương trình hành động số 22-CTr/TU với các phần việc và nhiệm vụ cụ thể về phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao nhận thức về du lịch, xây dựng sản phẩm du lịch, tạo cơ chế, chính sách phát triển du lịch, xúc tiến, quảng bá du lịch.

Chủ trương của ngành du lịch tỉnh Bến Tre xem truyền thông quảng bá du lịch là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong phát triển du lịch. Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch Bến Tre thành lập năm 2010 để đồng hành cùng các doanh nghiệp du lịch trong các hoạt động liên quan đến phát triển ngành.

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 05/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí